Xã hội hóa cấp nước sạch nông thôn là gì năm 2024

Nhớ lại thời kỳ hơn 10 năm trước, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Kinh doanh nước sạch Hải Dương Vũ Mạnh Dũng cho biết, thời gian đó, nước sạch còn quá xa vời đối với nhiều người dân khu vực nông thôn. Nước mưa, nước giếng không bảo đảm vệ sinh vẫn được sử dụng phổ biến trong sinh hoạt hằng ngày. Nhưng hiện nay, đã có gần 95% số hộ dân nông thôn được sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Như vậy, hầu hết các hộ dân nông thôn, nhất là các hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn đã được sử dụng nước sạch, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống.

Tỉnh Hải Dương đã xây dựng, ban hành hàng loạt chính sách về đất đai, vốn, kỹ thuật, nguồn nhân lực và cơ chế quản lý nhằm thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế trong đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sạch khu vực nông thôn, từng bước hình thành mạng lưới nước sạch nông thôn rộng khắp, bền vững. Các cơ quan quản lý của tỉnh cũng yêu cầu doanh nghiệp áp dụng công nghệ xử lý tiên tiến, phù hợp điều kiện kinh tế, nguồn nước, bảo đảm kiểm soát tốt chất lượng nước từ trạm sản xuất đến tận bể chứa của các hộ, tạo niềm tin trong nhân dân. Đến nay, toàn tỉnh xây dựng được 78 công trình cấp nước sạch tập trung, trong đó có 73 công trình đang hoạt động, công suất thiết kế 120 nghìn m3/ngày đêm với giá trị hàng trăm tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa và vốn ngân sách. Các công ty kinh doanh nước sạch đều phân vùng quy hoạch cung cấp, không chồng chéo với khu vực cấp nước của chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

Mặc dù vai trò chính của Công ty cổ phần Kinh doanh nước sạch Hải Dương là cấp nước cho TP Hải Dương nhưng hưởng ứng chủ trương của tỉnh, doanh nghiệp đã triển khai mở rộng mạng đường ống cấp nước từ các công trình hiện có tới nhiều xã khu vực nông thôn với cơ chế Nhà nước và doanh nghiệp cùng làm, người dân đóng góp một phần kinh phí. Hiện nay, công ty đã có 10 nhà máy, tám trạm bơm tăng áp cấp nước trực tiếp cho 115 xã, bán nước qua đồng hồ tổng cho 35 xã khác, đạt hơn 70% với 230 nghìn hộ dân được sử dụng nguồn nước sạch.

Để tạo thuận lợi cho khách hàng, công ty đang duy trì cấp nước trên địa bàn TP Hải Dương là 13 m cột nước, tương đương 13 m chiều cao, bảo đảm về áp lực có thể lên tới tầng 4 của nhà dân. Như vậy, các hộ dân ở thành phố sẽ không phải xây bể ngầm. Đối với khu vực nông thôn cũng duy trì cách cấp nước tương tự. Tuy nhiên, do đặc thù ở vùng nông thôn nhà cao tầng ít, công ty khống chế chỉ 10 m áp lực nước, cho nên người dân tiết kiệm được rất nhiều nhờ không phải bơm nước.

Giám đốc Công ty cổ phần Thương mại và Xây dựng Nam Sơn Đặng Văn Nam cho biết: “Tham gia sản xuất, kinh doanh nước sạch từ năm 2010, đến nay công ty đã cung cấp nước sạch cho chín xã trên địa bàn huyện Nam Sách với 16 nghìn hộ dân sử dụng. Hiện nay, công suất sản xuất của công ty đạt khoảng 10 nghìn m3/ngày đêm. Ngoài việc đầu tư công nghệ mới, công ty còn lấy nguồn nước mặt ở sông Kinh Thầy cho nên chất lượng nước luôn bảo đảm và đạt tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, công ty thực hiện kéo ống nước đến tận đồng hồ để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đấu nối sử dụng”.

Có thể thấy, việc xã hội hóa đã giúp người dân nhiều vùng nông thôn tại Hải Dương được tiếp cận nguồn nước sạch, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống. Anh Hoàng Văn Khỏe, xã Tiền Tiến, huyện Thanh Hà chia sẻ: “Hiện nay gia đình tôi có năm người, trước đây nguồn nước dùng trong sinh hoạt hằng ngày chủ yếu sử dụng nước mưa và giếng khoan. Nhưng từ năm 2015, gia đình tôi đã có nước sạch sử dụng, không còn phải dùng nguồn nước không bảo đảm vệ sinh như trước đây”.

Thực tế cho thấy, nhờ vào sự quyết liệt trong chỉ đạo, linh hoạt trong điều hành, cùng với sự tham gia mạnh mẽ của các doanh nghiệp, gánh nặng ngân sách được giảm bớt, người dân có cơ hội tiếp cận nguồn nước sạch với chi phí thấp, góp phần hoàn thành mục tiêu nâng cao chất lượng nước, xóa bỏ các trạm sử dụng nước nguồn từ sông nội đồng theo chủ trương của UBND tỉnh. Từ đó, nước sạch trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã được phủ khắp, góp phần thay đổi diện mạo làng quê, nâng cao chất lượng sống của người dân khu vực nông thôn, tạo tiền đề quan trọng cho phát triển bền vững.

Nước sạch về làng là điều mong đợi nhiều năm nay của bà Nguyễn Thị Lan và các hộ dân ở xã Vũ Quý, huyện Kiến Xương. Tuy phải đóng góp chi phí tiền đồng hồ nước với giá 2,7 triệu đồng nhưng đây là trách nhiệm của gia đình đối với việc tham gia xã hội hóa nước sạch và cũng là cách để mỗi hộ gia đình tại đây có ý thức hơn trong việc bảo vệ đường ống nước.

Hơn 3 năm nay, bà Lan đã từ bỏ hẳn nguồn nước giếng khoan gây ô nhiễm để chuyển sang dùng nước sạch. "Có nước sạch, dân chúng tôi không phải lo về sức khỏe...", bà Lan nói.

Với công suất 18.000 m3/ngày đêm, nhà máy này cung cấp đủ nước sạch cho 6 xã và các cụm công nghiệp của huyện Kiến Xương. Bắt đầu xây dựng từ cách đây hơn 7 năm, 55 nhà máy nước sạch trên địa bàn tỉnh đã được hỗ trợ vốn vay ưu đãi và đặc biệt là chi phí vận hành

Cách đây khoảng 10 năm, Thái Bình đã quyết định không dùng vốn của chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn để kêu gọi sự vào cuộc của các doanh nghiệp trên địa bàn cũng như sự tham gia đóng góp của người dân. Bởi nguồn vốn đầu tư công không đủ để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của các hộ dân trên địa bàn tỉnh Thái Bình

Với chủ trương đúng, sự vào cuộc của doanh nghiệp và sự đồng hành của người dân đã góp phần cho phong trào xã hội hóa nước sạch ở Thái Bình phát triển rất nhanh và mang lại hiệu quả tích cực.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

Thế nào là nước sạch nông thôn?

Các nhà khoa học đã định nghĩa: “Nước sạch là nước hợp vệ sinh, đảm bảo an toàn cho sức khỏe, nước trong, không màu, không mùi, không vị, không chứa vi sinh vật gây bệnh và các chất độc hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng”.

Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn quốc gia của xã đạt chuẩn nông thôn mới chỉ tiêu chung là bao nhiêu?

Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025 quy định các xã đạt chuẩn nông thôn mới phải có tỷ lệ số hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn đạt từ 45% trở lên (trong đó từ 20% trở lên số hộ được sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung).

Nguồn nước sạch mà chúng ta đang sử dụng phổ biến trọng sinh hoạt hiện nay là gì?

Với tình hình thực tế hiện nay, nguồn nước mà người dân chúng ta đang xử dụng hàng ngày chủ yếu là nguồn nước giếng khoan từ nguồn nước ngầm trong lòng đất, trong khi đó không phải ở đâu nước lấy lên từ giếng khoan và giếng khơi cũng đạt tiêu chuẩn vệ sinh.

Xã hội hóa là gì cho ví dụ?

Xã hội hóa là một quá trình phức tạp và liên tục. Quá trình này giúp cá nhân học hỏi và phát triển để trở thành một thành viên có trách nhiệm của xã hội. Dưới đây là một số ví dụ về xã hội hóa: Một đứa trẻ học cách nói chuyện và đi bộ từ cha mẹ và người chăm sóc của mình.