10 quốc gia sản xuất hàng may mặc hàng đầu 2022 năm 2022

Trong 8 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đạt 31,3 tỷ USD tăng 16,4% so với cùng kỳ, với kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc đạt 24,3 tỷ USD tăng 24,6% so với cùng kỳ và kim ngạch xuất khẩu sợi đạt 3,5 tỷ USD giảm 5% so với cùng kỳ.

Trong quý 3 năm 2022, một số công ty như TNG và TCM vẫn nhận được một số lượng lớn đơn đặt hàng để giao cho mùa lễ hội. Ngoài ra, trong quý 3/2022, lợi nhuận ròng của các công ty dệt may có trụ sở tại miền Nam vẫn được hưởng lợi từ mức nền so sánh thấp giai đoạn tháng 8 đến tháng 10 năm 2021.

Tuy nhiên, bức tranh trong quý 4 năm 2022 không mấy tươi sáng, theo đánh giá của SSI Research. 

Triển vọng đơn hàng cho quý 4 và 6 tháng đầu năm 2023 không mấy khả quan, do lo ngại lạm phát và lượng hàng tồn kho ở mức cao của khách hàng. Trong nửa đầu tháng 9 năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 1,2 tỷ USD, giảm 48% so với nửa đầu tháng 8 năm 2022, cho thấy sự chậm lại đáng kể trong đơn đặt hàng.

Cập nhật được gần đây từ các nhà sản xuất hàng may mặc trong nước, số lượng đơn đặt hàng trong quý 4/2022 thấp hơn 25-50% so với quý 2/2022 tương đương với mức giảm doanh thu 15-20% so với cùng kỳ theo ước tính, do lượng hàng tồn kho tại các thị trường nhập khẩu hiện ở mức cao.

Tác động sẽ nghiêm trọng hơn đối với những doanh nghiệp có khách hàng chủ yếu ở Hoa Kỳ và EU.

Xuất khẩu sang Nhật Bản và Hàn Quốc cũng có xu hướng giảm, nhưng ở mức độ thấp hơn nhiều. TCM có doanh thu xuất khẩu sang Nhật Bản và Hàn Quốc chiếm 40% tổng doanh thu, và TCM cùng các doanh nghiệp như TCM có thể ghi nhận mức giảm doanh thu thấp hơn những doanh nghiệp tập trung hơn vào thị trường Mỹ và EU như MSH và GIL.

GIL chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng trong doanh thu hàng tháng trong quý 3/2022 [doanh thu tháng 6/2022 giảm 60% so với cùng kỳ, và doanh thu tháng 7/2022 giảm 83% so với cùng kỳ], do công ty phụ thuộc nhiều vào một khách hàng lớn.

Nhiều công ty đã bắt đầu nhận đơn đặt hàng cho quý 1/2023, tuy nhiên lượng đơn hàng nhận được vẫn còn rất xa so với công suất hoạt động của những công ty này.

Về giá bán, hầu hết các khách hàng đang đàm phán để giảm đơn đặt hàng. Ngay cả những đơn hàng CMT, đơn hàng mà khách hàng chỉ phải trả chi phí nhân công, hiện cũng đang bị ép giá. Các nhà sản xuất sợi đã chứng kiến giá bán bình quân giảm 8% so với cùng kỳ trong tháng 8 [theo dữ liệu từ Tổng cục Hải quan – tham khảo biểu đồ bên dưới].

Trong khi đó, giá sợi bông và sợi polyester giảm gần đây đã tác động đến chi phí vải. Các công ty dự báo chi phí vải sẽ bắt đầu giảm trong quý 4/2022 khi nhu cầu vẫn chưa được phục hồi.

Đánh giá về tác động của việc giảm tỷ giá USD/VND, theo SSI Research, mặc dù hầu hết các công ty dệt may đều ghi nhận doanh thu bằng USD, nhưng nhiều chi phí của họ cũng được tính bằng USD chẳng hạn như chi phí nguyên vật liệu, chi phí logistics và chi phí lãi vay. Do đó, trong quý 2/2022, nhiều công ty đã ghi nhận khoản lỗ tỷ giá đã thực hiện và chưa thực hiện tăng đáng kể dẫn đến khoản lỗ hoạt động tài chính do tỷ giá USD/VND giảm 2,0% trong quý.

Khi triển vọng bán hàng trở nên ảm đạm, trong khi tỷ giá USD/VND được dự báo sẽ tiếp tục giảm trong nửa cuối năm 2022, điều này sẽ tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệ là các doanh nghiệp có chi phí bằng USD cao như STK, TCM, TNG.

"Các đơn đặt hàng sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng bởi những lo ngại về lạm phát và suy thoái cho đến nửa đầu năm 2023. Kỳ vọng các đơn đặt hàng sẽ cải thiện vào cuối quý 2 hoặc quý 3 năm 2023 nếu lạm phát giảm bớt. Mặc dù giá nguyên liệu đầu vào tốt hơn sẽ tác động tích cực đến tỷ suất lợi nhuận gộp, nhưng giá bán bình quân đang chịu áp lực giảm giá từ các nhà bán lẻ.

Dự báo các doanh nghiệp sẽ ghi nhận doanh thu giảm và lỗ ròng trong 6 tháng đầu năm 2023. Chúng tôi khuyến nghị giảm tỷ trọng đối với ngành dệt may", SSI Research nhấn mạnh. 

Việt Nam được biết tới là một trong các nước nông nghiệp, chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng nông sản và tiểu thủ công nghiệp. Tuy nhiên, những năm gần đây Việt Nam đã rất tiến bộ, kim ngạch xuất khẩu có những cải thiện rõ rệt, các mặt hàng xuất khẩu tương đối nhiều và điều đặc biệt là nước ta đã xuất khẩu ra nước ngoài những mặt hàng công nghiệp. Vậy Top 10 mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam nhiều nhất? Cùng theo dõi bài viết dưới đây nha!

  • Bạn đang xem Mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam

Tóm tắt nội dung

  • 1 Điện thoại các loại và linh kiện
  • 2 Máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện
  • 3 Hàng dệt may
  • 4 Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác
  • 5 Giày dép các loại
  • 6 Gỗ và các sản phẩm gỗ
  • 7 Hàng thủy sản
  • 8 Xuất khẩu gạo
  • 9 Sắt thép các loại
  • 10 Xơ, sợi dệt các loại

Điện thoại các loại và linh kiện

Dẫn đầu về xuất khẩu của Việt Nam không phải là các mặt hàng truyền thống mà lại là hàng điện tử đó là mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện [Theo số liệu của tổng cục thống kê xuất nhập khẩu].

Trong tháng 5/2022, xuất khẩu nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện chứng kiến sự giảm tốc mạnh, đạt trị giá 4,12 tỷ USD, giảm gần 29% so với tháng trước đó.

Dù giảm sút so với tháng 4 nhưng tính chung trong 5 tháng 2022, xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện vẫn tăng 13,9% so với cùng kỳ, đạt 24,78 tỷ USD.

Máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện

Quý 1 năm 2022, trị giá xuất khẩu của nhóm máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện ước đạt 13,2 tỷ USD, chiếm 14,9% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2021. Các thị trường xuất khẩu lớn của nhóm này chủ yếu vẫn là EU, Hoa Kỳ và Trung Quốc. Trong đó xuất khẩu vi tính, điện tử và linh kiện sang Hoa Kỳ tăng mạnh tới 17,2% đạt gần 3 tỷ USD.

Hàng dệt may

Trong 5 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu của hàng dệt may Việt Nam đạt 18,7 tỷ USD, tăng 24% so với cùng kỳ.

Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc sang Mỹ tăng 27% so với cùng kỳ, đạt 7,6 tỷ USD, chiếm 54% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc. Hầu hết các công ty sản xuất hàng may mặc trong nước đều có đơn đặt hàng sản xuất đến tháng 11 năm 2022 do sự dịch chuyển đơn đặt hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác

Trong tháng 1/2022, kim ngạch xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác của Việt Nam đạt khoảng 3,5 tỷ USD, giảm 18,58% so với tháng 12/2021 nhưng tăng 7,51% so với tháng 1/2021, chiếm tỷ trọng 11,35% tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam [Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan].

Trong năm 2021, thị trường tiêu thụ lớn nhất của nhóm hàng này là Hoa Kỳ với kim ngạch đạt 17,82 tỷ USD, tăng 45,93% so với cùng kỳ năm trước, chiếm tỷ trọng tới 46,48% tổng kim ngạch xuất khẩu máy móc của cả nước.

Giày dép các loại

Trong 4 tháng 2022, kim ngạch xuất khẩu giày dép đạt trên 7,32 tỷ USD, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2022, toàn ngành giày da hướng tới mục tiêu xuất khẩu đạt 23-25 tỷ USD, tăng 10-15% so với năm 2021.

Trong các thị trường xuất khẩu giày dép, Mỹ đạt kim ngạch lớn nhất 3,16 tỷ USD, chiếm 43% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước, tăng 20,6% so với cùng kỳ năm 2021. Riêng tháng 4/2022 đạt 904,41 triệu USD, tăng 1,7% so với tháng 3/2022 và tăng 19,4% so với tháng 4/2021.

Gỗ và các sản phẩm gỗ

Trong 5 tháng đầu của năm 2022, kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ đạt 7,15 tỷ USD, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2021. Với kết quả đạt được trong 5 tháng đầu năm 2022, khả năng kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ tăng 8% trong nửa năm 2022 là hoàn toàn có khả thi.

Hàng thủy sản

5 tháng đầu 2022, xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt hơn 4,7 tỷ USD, tăng hơn 44% so với cùng kỳ năm 2021. Với tốc độ tăng trưởng và bối cảnh cung cầu như hiện nay, năm nay dự báo xuất khẩu thủy sản sẽ đạt mốc kỷ lục 10 tỷ USD.

Tính đến tháng 6/2022, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt 3,11 triệu tấn, trị giá 1,52 tỷ USD, tăng gần 12,3% về lượng và tăng nhẹ 0,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Về giá gạo xuất khẩu cũng có xu hướng tăng và hiện đang ở mức 420 USD/tấn đối với gạo 5% tấm, bởi vì nhu cầu lượng thực tăng và cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine khiến khách hàng chuyển sang mua gạo của các nước châu Á. Tuy vậy, mức giá gạo này vẫn thấp hơn so với cùng kỳ năm 2021 [470 USD/tấn].

  • Xem thêm Thị Trường Xuất Khẩu Gạo Việt Nam: Cơ Hội Và Thách Thức

Sắt thép các loại

4 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu thép đạt gần 2,5 triệu tấn, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Đối với mặt hàng thép xây dựng, sản lượng xuất khẩu trong tháng 4 đạt 175 nghìn tấn, giảm 44% so với tháng 3 nhưng tăng 5% so với cùng kỳ năm 2021.

Trước đó, xuất khẩu thép xây dựng trong tháng 3 đã có sự bứt phá mạnh mẽ khi đạt 313 nghìn tấn, tăng 76% so với cùng kỳ năm 2021.

Xơ, sợi dệt các loại

Tháng đầu năm 2022, lượng xơ, sợi dệt các loại của Việt Nam xuất khẩu đạt 144,2 nghìn tấn, trị giá 473,7 triệu USD, tương đương giảm 12,3% về lượng nhưng tăng 20,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Tổng kết lại, tính chung nửa đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 185,94 tỷ USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm 2021. Đặc biệt là khu vực kinh tế trong nước đã có sự phục hồi mạnh mẽ sau một thời gian dài chịu tác động của đại dịch Covid 19.

Pallet nhựa xuất khẩu là một trong những vật dụng quan trọng và phổ biến ở trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa. Pallet nhựa giúp cho việc vận chuyển, bốc xếp hàng hóa tại các kho bãi trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn. Nếu khách hàng có nhu cầu mua pallet nhựa giá rẻ, liên hệ với Nhựa Sài Gòn 0971.245.088 để được tư vấn và báo giá.

Đăng nhập

Chủ Đề