1m trong hóa học là gì

Vậy nồng độ dung dịch là gì? công thức và cách tính nồng độ mol, nồng độ phần trăm của dung dịch như thế nào? làm sao để tìm nồng độ dung dịch sau phản ứng, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết này. Đồng thời, vận dụng giải các bài tập liên quan đến tính nồng độ mol, nồng độ phần trăm của dung dịch trước và sau phản ứng hóa học.

I. Nồng độ phần trăm của dung dịch

1. Ý nghĩa của nồng độ phần trăm

- Nồng độ phần trăm củadung dịchcho ta biết số gam chất tan có trong 100 gamdung dịch.

2. Công thức tính nồng độ phần trăm

+ Công thức: C% =

1m trong hóa học là gì

.100%

- Trong đó:

C% là nồng độ phần trăm của dung dịch

mctlà Khối lượng chất tan (gam)

mdd là Khối lượng dung dịch (gam); mdd = mdung môi+ mchất tan

+Các công thức suy ra từ công thức tính nồng độ phần trăm

- Công thức tính khối lượng chất tan:mct = (C%.mdd):100%

- Công thức tính khối lượng dung dịch: mdd = (mct.100%):C%

3. Một số ví dụ vận dụng công thức tính nồng độ phần trăm

- Ví dụ 1:Hoà tan 10 gam đường vào 40 gam nước. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được.

* Lời giải:Theo bài ra, ta có:mdd = mdm+ mct= 40+10=50 (gam).

- Áp dụng công thức tính nồng độ phần trăm, ta có:

C% =

1m trong hóa học là gì

.100% =(10.100) : 50= 20%

- Ví dụ 2: Tính khối lượng NaOH có trong 200 gam dd NaOH 15%

* Lời giải:Theo bài ra, ta có:

mNaOH= (C%.mdd):100= (15%.200):100%= 30 (gam).

- Ví dụ 3:Hoà tan 20 gam muối vào nước được dd có nồng độ 10%

a) Tính khối lượng dd nước muối thu được

b) Tính khối lượng nước cần dựng cho sự pha chế

* Lời giải:Theo bài ra, ta có:

a) mdd=(mmuối.100%):C%=(20.100%):10%= 200 (gam).

b) mnước=mdd-mmuối =200-20= 180 (gam).

II. Nồng độ Mol của dung dịch

1. Ý nghĩa của nồng độ mol dung dịch

- Nồng độ mol của dung dịch cho biết số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch

2. Công thức tính nồng nộ mol dung dịch

+ Công thức:

1m trong hóa học là gì

(mol/l).

- Trong đó:

CM: là nồng độ mol

n : là số mol chất tan

Vdd: là thể tíchdung dịch(lít)

+ Các công thức suy ra từ công thức tính nồng độ mol của dung dịch

- Công thức tính số mol chất tan: n = CM.Vdd (mol).

- Công thức tính thể tích dung dịch:

1m trong hóa học là gì

(lít).

3. Một số ví dụ vận dụng công thức tính nồng độ mol

- Ví dụ 1:Trong 200 ml dd có hoà tan 16 gam NaOH. Tính nồng độ mol của dd.

* Lời giải:

- Đổi: 200ml=0,2 lít; theo bài ra, ta có:

nNaOH=16/40=0,4 (mol).

- Áp dụng công thức tính nồng độ mol: CM=n/V=0,4/0,2 = 2 (M).

- Ví dụ 2:Tính khối lượng H2SO4có trong 50ml dd H2SO42M

* Lời giải:

- Tính số mol H2SO4có trong dd H2SO42M.

nH2SO4 = CM.V=2.0,05 =0,1 (mol).

mH2SO4 = n.M=0,1.98=9,8 (gam).

III. Bài tập tính nồng độ phần trăm và nồng độ mol dung dịch

Bài 1 trang 145 sgk hoá 8:Bằng cách nào có được 200g dung dịch BaCl25%.

A.Hòa tan 190g BaCl2trong 10g nước.

B.Hòa tan 10g BaCl2trong 190g nước.

C.Hoàn tan 100g BaCl2trong 100g nước.

D.Hòa tan 200g BaCl2trong 10g nước.

E.Hòa tan 10g BaCl2trong 200g nước.

* Lời giải bài 1 trang 145 sgk hoá 8:

- Đáp án đúng: B.Hòa tan 10g BaCl2trong 190g nước.

- Áp dụng công thức suy ra từ CT tính nồng độ phần trăm, ta có:

mct = (C%.mdd)/100% = (5%.200)/100% = 10 (g).

mà mdd= mct+ mnước mnước= mdd- mct= 200  10 = 190 (g).

Bài 2 trang 145 sgk hoá 8:Tính nồng độ mol của 850ml dung dịch có hòa tan 20g KNO3.Kết quả là:

a)0,233M. b)23,3M.

c)2,33M. d)233M.

* Lời giải bài 2 trang 145 sgk hoá 8:

- Đáp số đúng: a. 0,233M.

- Theo bài ra, ta có:nKNO3 = 20/101 = 0,198 (mol).

- 850 ml = 0,85 (lít) CM (KNO3) = n/V = 0,198/0,85 = 0,233 (M).

Bài 3 trang 146 sgk hoá 8:Hãy tính nồng độ mol của mỗi dung dịch sau:

a)1 mol KCl trong 750ml dung dịch.

b)0,5 mol MgCl2trong 1,5 lít dung dịch.

c)400g CuSO4trong 4 lít dung dịch.

d)0,06 mol Na2CO3trong 1500ml dung dịch.

*Lời giải bài 3 trang 146 sgk hoá 8:

- Áp dụng công thức tính nồng độ mol: CM = n/V.

- Lưu ý: các em nhớ đổi đơn vị thể tích từ ml sang lít.

a) 1 mol KCl nKCl = 1;750ml dung dịch = 0,75 lít dung dịch Vdd= 0,75 (l).

CM (KCl) = n/V = 1/0,75 = 1,33 (M).

b) CM (MgCl2) = n/V = 0,5/1,5 = 1,33 (M).

c) nCuSO4 = 400/160 = 2,5 (mol)

CM (CuSO4) = 2,5/4 = 0,625 (M).

d) CM (Na2CO3) = 0,06/1,5 = 0,04 (M).

Bài 4 trang 146 sgk hoá 8:Hãy tính số mol và số gam chất tan trong mỗi dung dịch sau:

a)1 lít dung dịch NaCl 0,5M.

b)500ml dung dịch KNO32M.

c)250ml dung dịch CaCl20,1M.

d)2 lít dung dịch Na2SO40,3M.

* Lời giải bài 4trang 146 sgk hoá 8:

- Áp dụng công thức suy ra từ công thức tính nồng độ mol:n = CM.V

- Và công thức tính khối lượng: m = n.M

a)1 lít dung dịch NaCl 0,5M Vdd = 1 lít; CM = 0,5M.

nNaCl=CM.V = 1.0,5 = 0,5 (mol) mNaCl=m = n.MNaCl = 0,5.(23 +35,5) = 29,25 (g).

b)nKNO3= 2.0,5 = 1 (mol) mKNO3= 1.101 = 101 (g).

c)nCaCl2= 0,1.0,25 = 0,025 (mol) mCaCl2= 0,025.(40 + 71) = 2,775 (g).

d)nNa2SO4= 0,3.2 = 0,6 (mol) mNa2SO4= 0,6.142 = 85,2 (g).

Bài 5 trang 146 sgk hoá 8:Hãy tính nồng độ phần trăm của những dung dịch sau:

a)20g KCl trong 600g dung dịch.

b)32g NaNO3trong 2kg dung dịch.

c)75g K2SO4trong 1500g dung dịch.

* Lời giải bài 5 trang 146 sgk hoá 8:

- Áp dụng công thức tính nồng độ phần trăm.

- Lưu ý: đổi đơn vị khối lượng từ kg sang gam.

a) C%(KCl) = (mct.100%)/mdd = (20.100%)/60 = 3,33%

b) 2kg = 2000 (g).

C%(NaNO3)= (32.100%)/2000 = 1,6%

c)C%(K2SO4) = (75.100%)/1500 = 5%.

Bài 6 trang 146 sgk hoá 8:Tính số gam chất tan cần dùng để pha chế mỗi dung dịch sau:

a)2,5 lít dung dịch NaCl 0,9M.

b)50g dung dịch MgCl24%.

c)250ml dung dịch MgSO40,1M.

* Lời giải bài 6trang 146 sgk hoá 8:

- Áp dụng công thức suy ra từ công thức tính nồng độ mol và nồng độ phần trăm.

mct = n.V; mct = (mdd.C%)/100%

- Số gam chất tan cần dùng để pha chế các dung dịch:

a)nNaCl= CM.V = 2,5.0,9 = 2,25 (mol).

mNaCl= 2,25.(23 + 35,5) = 131,625 (g).

b)mMgCl2= (50.4%)/100% = 2 (g).

c)nMgSO4= n.V = 0,1.0,25 = 0,025 (mol)

mMgSO4= n.M = 0,025.(24 + 64 + 32) = 3 (g).

 

 
 
 
 

Các bài tập liên quan đến số mol, nồng độ mol, nồng độ % dung dịch hay thể tích đều cần đến công thức tính nồng độ mol. Dưới đây là công thức tính nồng độ mol chuẩn và những bài tập ví dụ dễ hiểu dành cho bạn.

Công thức tính nồng độ mol

=> Cách tính nồng độ mol CM bằng số mol chất chia cho thể tích dung dịch, từ đó công thức như sau : CM = n/V

1m trong hóa học là gì

Công thức tính nồng độ mol

Xem ngay: công thức số phức để biết các cách tính nhanh

Trong đó :

  • CM là nồng độ mol dung dịch được tính bằng mol/lit
  • n là nồng độ mol dung dịch được tính bằng mol
  • V là thể tích dung dịch được tính bằng lít

Công thức 2 : Nồng độ mol CM bằng nồng độ phần trăm C% nhân với 10 lần khối lượng riêng của dung dịch ( 10.D ) chia cho khối Lượng mol ( M ) , công thức tính như sau : CM=C%. 10.D/M

Trong đó

  • CM Nồng độ mol/lit
  • C% Nồng độ phần trăm
  • D Khối lượng riêng của dung dịch
  • M Khối lượng mol

Bài tập ví dụ tính nồng độ mol

Ví dụ 1: Tính nồng độ mol của dung dịch khi 0,5 lit dung dịch CuSO4 chứa 100 gam CuSO4

Hướng dẫn giải:

=> Áp dụng công thức tính số mol n = m : M ( Nếu các bạn không biết có thể tham khảo các công thức tính số mol để biết thêm thông tin )

+ Số mol của CuSO4 = 100 : 160 = 0,625 mol

=> Ta áp dụng công thức tính nồng độ mol CM = n/V khi biết được số mol là 0,625 mol và thể tích là 0,5 lit

+ Nồng độ mol của dung dịch CuSO4 = 0,625 : 0,5 = 1,25M

Ví dụ 2: Trộn 200 ml dung dịch H2SO4 4M vào 4 lít dung dịch H2SO4 0,25M. Nồng độ mol của dung dịch mới là

Hướng dẫn giải:

Số mol H2SO4 2 lít dung dịch H2SO4 4M là

0,2 : 4 = 0,8 mol

Số mol H2SO4 4 lít dung dịch H2SO4 0,25M là

4 : 0,25 = 1 mol

Thể tích sau khi trộn dung dịch là: 4 + 0,2 = 4,2 lít

Nồng độ mol của dung dịch mới là: ( 0,8 + 1) : 4,2 = 0,43M

Công thức tính nồng độ phần trăm dung dịch

=> Cách tính nồng độ phần trăm dung dịch C% bằng khối lượng dung dịch mdd chia cho khối lượng chất tan mct  và nhân với 100% công thức tính như sau : C%=mct.100%/mdd

Trong đó

  • mdd Khối lượng dung dịch
  • mct Khối lượng chất tan
  • C% Nồng độ phần trăm

Click ngay: công thức định luật ôm để biết cách tính đúng

Công thứ 2 : Nồng độ phần trăm C% bằng nồng độ mol nhân với khối lượng mol chất trên 10 lần khối lượng riêng của dung dịch,

=> Công thức tính như sau : C%=CM.M/10D

Trong đó

  • C% Nồng độ phần trăm
  • CM Nồng độ mol/lit
  • M Khối lượng mol chất
  • D Khối lượng riêng của dung dịch

Bài tập ví dụ tính nồng độ phần trăm dung dịch

Ví dụ 3: Hòa tan 15 gam muối vào 50 gam nước. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được:

Hướng dẫn giải:

Ta có: mdd = mdm + mct = 50 + 15 = 65 gam

Áp dụng công thức:

1m trong hóa học là gì

Trên đây là Công thức tính nồng độ mol chuẩn và những bài tập ví dụ dễ hiểu. Hy vọng bài viết của chúng tôi đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin.

Công thức tính số mol. Công thức liên hệ giữa nồng độ mol và nồng độ phần trăm

 
POSTED ON 

Để giải những bài tập hóa học về khối lượng chất, khối lượng dung dịch, thể tích… bạn cần biết được số mol phản ứng của các chất có trong dung dịch Vậy làm thế nào để tính được số mol phản ứng trong bài tập, bởi vì không phải lúc nào đề bài cũng cho trước số mol phản ứng. Câu trả lời có trong nội dung dưới đây. Mời bạn theo dõi. 

1m trong hóa học là gì
Tìm hiểu công thức tính số mol của chất tham gia phản ứng

Số mol là gì? 

– Mol là đơn vị trong hóa học, được đo lường theo hệ SI. Một mol có chứa 6,022.1023 số hạt đơn vị phân tử hoặc nguyên tử. 

– Số 6,02214129(27)×1023 được gọi là hằng số Avogadro (ký hiệu là NA).

– Số mol là yếu tố quan trọng trong hóa học vì các công thức tính khối lượng, nồng độ, thể tích… đều phải cần có số mol.

Cách tính số mol

Công thức tính số mol nguyên tử

– Như bạn đã biết, một mol có chứa 6,022.1023 số hạt đơn vị nguyên tử và phân tử. Chúng ta có thể dựa vào con số này để tính số mol của chất khi biết được khối lượng nguyên tử hay phân tử của một chất hoặc hợp chất. 

– Công thức tính số mol theo hằng số số Avogadro = 6,022.1023 là:

1m trong hóa học là gì

Trong đó: 

  • n là số mol chất khí ở điều kiện thường, đơn vị tính là mol
  • A là số nguyên tử hoặc phân tử
  • N là số Avogadro = 6,022.1023

Công thức tính số mol qua khối lượng

– Khi bài toán cho chúng ta biết khối lượng của chất tham gia phản ứng thì chúng ta dễ dàng tìm được số mol phản ứng của chất hoặc hợp chất đó trong dung dịch. Công thức tính tính số mol theo khối lượng được tính bằng tỉ số giữa khối lượng chất tham gia phản ứng với khối lượng mol của chất đó.

– Công thức tính số mol theo khối lượng là:

1m trong hóa học là gì

 

Trong đó: 

  • n là số mol (mol)
  • m là khối lượng (gam)
  • M là khối lượng mol chất (g/mol)

Công thức số mol ở điều kiện tiêu chuẩn

– Với những chất ở dạng khí, họ thường cho thể tích tham gia phản ứng. Trong hóa học, công thức tính số mol dựa trên thể tích ở điều kiện tiêu chuẩn được xác định bằng công thức sau:

1m trong hóa học là gì

Trong đó: 

  • n là số mol chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn (mol)
  • V là thể tích khí (lit)

– Lưu ý khi gặp những bài toán cho thể tích thì bạn phải đổi thể tích về đơn vị lít trước khi áp dụng công thức để tính toán.

Công thức tính số mol ở điều kiện thường

– Ở điều kiện bình thường, số mol được tính bằng công thức sau:

1m trong hóa học là gì

Trong đó:

  • n là số mol chất khí ở điều kiện thường (mol)
  • P là áp suất (atm)
  • V là thể tích khí (lit)
  • R là hằng số = 0.082
  • T là nhiệt độ K, với T = 273 + t (K)

– Tuy nhiên, rất hiếm khi đề bài cho dạng tính số mol ở điều kiện bình thường. Nếu gặp dạng bài này thì bạn nên biết được các giá trị là P (áp suất), hằng số R (0.082) và đổi về nhiệt độ K.

Công thức số mol dư

– Không phải lúc nào các chất đều phản ứng hết với nhau. Khi trong dung dịch, số mol phản ứng được tính theo số mol thấp nhất, chất nào có số mol lớn hơn thì sẽ còn dư.Như vậy số mol dư được tính bằng tổng số mol của chất đó trừ đi số mol đã phản ứng.

– Công thức tính số mol dư là:

Số mol dư = Số mol trong dung dịch – Số mol đã phản ứng

– Ví dụ cụ thể như sau bạn sẽ thấy rõ được cách tính số mol dư như thế nào: 

Đốt cháy 6,2(g) P trong bình chứa 6,72(l) khí O2 ở đktc theo sơ đồ phản ứng sau 

P  +  O2 → P2O5

a) Sau phản ứng chất nào còn dư và nếu dư thì với khối lượng bao nhiêu?

b) Tính khối lượng sản phẩm thu được.

– Giải: 

Bước 1. Tính số mol của các chất tham gia phản ứng.

nP = 6,2 : 31 = 0,2 (mol)

nO2 = 6,72 : 22,4 = 0,3 (mol)

Bước 2. Cân bằng phương trình hóa học. 

 4P  +  5O2   →  2P2O5

 4      5                  2

Bước 3.  Dựa vào phương trình phản ứng và tỉ lệ, tìm tỉ lệ số mol và hệ số phản ứng của 2 chất tham gia theo phương trình phản ứng.

nP : 4  = 0,2 : 4 = 0.05

nO2 : 5  = 0,3 : 5 = 0.06

Ta có tỉ lệ phản ứng: nP : 4 < nO2 : 5 

=> P phản ứng hết, O2 còn dư. 

=> Phương trình tính theo số mol P. 

=> nO2 phản ứng = (0.2 x 5) : 4 = 0,25 (mol)

=> Số mol O2 dư = 0,3 – 0,25 = 0,05 (mol)

Cách tính nồng độ mol

1m trong hóa học là gì
Công thức tính nồng độ mol(CM)

Nồng độ mol là gì?

– Nồng độ mol chính là số mol chất tan trong 1 lít dung dịch. Vậy nên khi căn cứ vào nồng độ mol sẽ xác định được mức độ đậm đặc của một dung dịch sau khi xảy ra phản ứng. Và để tính nồng độ mol các bạn cần xác định được số mol chất tan và thể tích của dung dịch.

– Nồng độ mol được kí hiệu là CM, đơn vị là mol/lit.

Nồng độ dung dịch là gì?

– Nồng độ phần trăm dung dịch là lượng chất tan trong 100g dung môi. 

– Ví dụ nồng độ dung dịch là 30% thì ta hiểu rằng có 30g chất tan trong 100g dung môi.

Công thức tính nồng độ mol

– Công thức tính nồng độ mol được tính bằng tỉ số giữa số mol và thể tích dung dịch phản ứng. 

– Công thức tính độ mol:  CM = n/Vdd 

Trong đó:

  • CM là nồng độ mol
  • n là số mol tham gia phản ứng
  • Vdd là thể tích dung dịch tham giam phản ứng. 

– Từ công thức trên chúng ta suy ra 

=> Công thức tính số mol chất tan: n = CM x Vdd

=> Công thức tính thể tích dung dịch: Vdd = n/CM

– Ngoài ra còn có cách tính nồng độ Mol dựa trên mối liên hệ giữa nồng độ mol và nồng độ phần trăm. Để tìm hiểu công thức này, bạn hãy theo dõi hết bài viết nhé.

Cách tính nồng độ phần trăm của dung dịch

Nếu đề bài yêu cầu tính nồng độ phần trăm (C%) các chất có trong dung dịch sau phản ứng thì chúng ta cần phải thực hiện các bước sau:

Bước 1. Xác định số chất có trong dung dịch, khối lượng các chất tham gia phản ứng trong dung dịch. 

Bước 2. Xác định khối lượng dung dịch sau khi tham gia phản ứng theo công thức:

mdd = khối lượng các chất tan cho vào dung dịch + khối lượng dung môi – khối lượng chất kết tủa – khối lượng chất khí

Bước 3. Tìm khối lượng chất tan cần xác định. 

Bước 4. Tính nồng độ phần trăm C% theo công thức tính nồng độ phần trăm ở dưới đây. 

Công thức tính nồng độ phần trăm (C%) theo khối lượng

– Nồng độ phần trăm của dung dịch cho ta biết số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch là bao nhiêu.  

– Nồng độ phần trăm được kí hiệu là C%.

– Công thức tính nồng độ phần trăm như sau: 

1m trong hóa học là gì

Trong đó:

  • C% là Nồng độ phần trăm
  • mct là khối lượng chất tan
  • mdd là khối lượng chất tan

– Ta có thêm công thức mdd = mct + mdm (mdm là khối lượng của dung môi)

Công thức tính nồng độ phần trăm (C%) theo thể tích

– Khi biết đề không cho khối lượng m mà cho thể tích V và khối lượng riêng D thì ta tính nồng độ phần trăm bằng cách rút ra từ công thức này: 

1m trong hóa học là gì

Trong đó

  • n là số mol (mol) 
  • C là nồng độ % của dung dịch (%)
  • V là thể tích của dung dịch (ml)
  • D là khối lượng riêng (g/ml)
  • M là khối lượng mol (g/mol)

Công thức liên hệ giữa nồng độ mol và nồng độ phần trăm

– Công thức liên hệ giữa nồng độ mol và nồng độ phần trăm: 

1m trong hóa học là gì

Trong đó: 

  • C% là Nồng độ phần trăm (%) 
  • CM là Nồng độ mol/lit (Mol/lit)
  • M Khối lượng mol chất (gam)
  • D Khối lượng riêng của dung dịch (gam/ml)

Xem thêm: Bài giảng công thức tính số Mol cho học sinh mất gốc https://www.youtube.com/watch?v=A67bUEd2ieA

Video liên quan