450 triệu usd bằng bao nhiêu tiền việt nam

Số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 10 tháng năm 2022, tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài cấp mới và điều chỉnh đạt hơn 450 triệu USD, bằng gần 70% so với cùng kỳ năm 2021.

Việt Nam đầu tư ra nước ngoài hơn 450 triệu USD. Ảnh: VF

Theo đó, có 90 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới, với tổng vốn đăng ký đạt hơn 390,1 triệu USD, tăng gấp 1,8 lần so với cùng kỳ năm 2021. Số vốn đầu tư ra nước ngoài cấp mới tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước do có 5 dự án lớn được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là dự án của Công ty cổ phần Giải pháp năng lượng Vines sang Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Đức, Hà Lan, mỗi dự án có số vốn hơn 34,68 triệu USD.

Chỉ có 19 lượt dự án điều chỉnh vốn với tổng vốn đầu tư tăng thêm hơn 61,9 triệu USD, bằng 14,5% so với cùng kỳ năm 2021.

Các nhà đầu tư Việt Nam đã đầu tư ở 14 ngành, lĩnh vực. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với 13 dự án đầu tư mới và 3 lượt điều chỉnh vốn, với số vốn đầu tư trên 224 triệu USD, chiếm 49,6% tổng vốn đầu tư. Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với 1 dự án mới và 1 lượt điều chỉnh vốn, tổng vốn đầu tư 42,8 triệu USD, chiếm 9,5%; tiếp theo là các ngành khai khoáng; bán buôn, bán lẻ…

Có 25 quốc gia, vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam trong 10 tháng năm 2022. Dẫn đầu là Singapore với 18 dự án đầu tư mới và 2 dự án điều chỉnh vốn, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt gần 75,3 triệu USD, chiếm 16,7% tổng vốn đầu tư. Đứng thứ hai là Lào với tổng vốn đầu tư trên 70 triệu USD, chiếm gần 15,5% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo lần lượt là Hoa Kỳ, Đức, Hà Lan…

Lũy kế đến ngày 20.10, Việt Nam đã có 1.594 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư trên 21,68 tỉ USD. Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài tập trung nhiều nhất vào các ngành khai khoáng [32,1%]; nông, lâm nghiệp, thủy sản [15,9%]. Các địa bàn nhận đầu tư của Việt Nam nhiều nhất lần lượt là Lào, Campuchia, Venezuela…

Những thống kê cho thấy, tình hình hoạt động của doanh nghiệp đang từng bước được phục hồi hiệu quả. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho hay, hoạt động sản xuất, kinh doanh tiếp tục cải thiện khá tích cực; chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 10 tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước; tính chung 10 tháng ước tăng 9% so với cùng kỳ năm trước; thương mại, dịch vụ tiếp tục xu hướng phục hồi, nhất là sức cầu trong nước; tình hình doanh nghiệp tiếp tục khởi sắc… Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tháng 10 tăng 58,3% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng, số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường đạt gần 178.500 doanh nghiệp, tăng 38,3% so với cùng kỳ năm 2021, gấp 1,3 lần doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Trong khi đó, ở chiều ngược lại với vốn nước ngoài đổ vào Việt Nam, qua 10 tháng, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đã đạt hơn 22,46 tỉ USD. Đáng chú ý, tốc độ giảm vốn đăng ký mới đã được cải thiện đáng kể.

WB tại trợ tín dụng ưu đãi trị giá 450 triệu USD nhằm giúp Việt Nam cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Ảnh minh họa. [Nguồn: Nguyễn Trình/TTXVN]

Ngày 12/3, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Thế giới [WB] đã ký các thoả thuận cho vay và tín dụng ưu đãi với tổng trị giá 450 triệu USD nhằm giúp Việt Nam cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Số tiền này sẽ được dành cho Dự án vệ sinh môi trường Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2, nhằm giúp cải thiện môi trường và điều kiện sống thông qua các hoạt động như xử lý nước thải, tăng cường năng lực quản lý dịch vụ nước thải và vệ sinh môi trường, và nâng cao nhận thức về ích lợi vệ sinh môi trường.

Dự án bao gồm một nhà máy xử lý nước thải phục vụ khu vực Nhiêu Lộc-Thị Nghè và một phần Quận 2. Hiện nay lượng nước thải này xả thẳng ra sông Sài Gòn không qua xử lý. Hệ thống ống và cống nước thải sẽ được lắp đặt tại một số khu vực tại Quận 2. Ngoài ra, dự án cũng sẽ hỗ trợ kỹ thuật giúp tăng cường vệ sinh môi trường và xử lý nước thải tại thành phố.

Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nhấn mạnh: “Vệ sinh môi trường được cải thiện thông qua dự án này sẽ đem lại chất lượng cuộc sống cao hơn cho khoảng 1,3 triệu dân sống tại khu vực này.”

Lãnh đạo Ngân hàng Thế giới cũng cho biết, ngoài phát triển hạ tầng và tăng cường quản lý nước thải, dự án cũng sẽ lập một trung tâm học tập về môi trường nhằm nâng cao nhận thức về các vấn đề vệ sinh có lợi cho người dân thành phố.

Tổng giá trị dự án là 495 triệu USD, trong đó 250 triệu USD vay từ Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế [IBRD] và 200 triệu USD là khoản tín dụng từ Hiệp hội Phát triển Quốc tế [IDA]. Vốn đối ứng của Thành phố Hồ Chí Minh là 45 triệu USD./.

Chủ Đề