5 ngân hàng hàng đầu ở Nigeria 2022 năm 2022

HÀ NỘI, ngày 25 tháng 3 năm 2022 — Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương Manuela V. Ferro đã kết thúc chuyến thăm 5 ngày tới Việt Nam, trong đó bà tái khẳng định cam kết của Nhóm Ngân hàng Thế giới hỗ trợ Việt Nam đạt được mục tiêu trở thành nền kinh tế có thu nhập cao vào năm 2045 và đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

“Chúng tôi rất vui được tiếp tục làm việc với Việt Nam trong một lộ trình mới hướng tới các mục tiêu phát triển đầy tham vọng,” Ferro cho biết. “Quan hệ đối tác của chúng tôi sẽ tập trung vào các lĩnh vực chiến lược thúc đẩy tăng trưởng dựa vào năng suất, thích ứng với khí hậu, tận dụng chuyên môn toàn cầu của Ngân hàng Thế giới được đưa vào trong các báo cáo phân tích cũng như các khoản hỗ trợ tài chính.”

Trong chuyến thăm chính thức đầu tiên đến Việt Nam, bà Ferro đã có cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các quan chức cấp cao khác. Trong các cuộc họp, hai bên đã thảo luận về những ưu tiên và thách thức phát triển của Việt Nam cũng như Việt Nam có thể tận dụng sự hỗ trợ gì của Ngân hàng Thế giới nhằm đạt được những kết quả mang tính chuyển đổi và hữu hình để cải thiện cuộc sống của người dân.

Điểm nổi bật của chuyến đi là thỏa thuận giữa Phó Chủ tịch Ferro và Thủ tướng Phạm Minh Chính về việc cùng thực hiện Báo cáo Việt Nam 2045. Báo cáo này sẽ vạch ra lộ trình và đề xuất giải pháp để Việt Nam hiện thực hóa khát vọng trở thành nền kinh tế thu nhập cao vào năm 2045. Báo cáo sẽ đánh giá tốc độ cải cách đã đặt ra theo lộ trình nêu trong Báo cáo Việt Nam 2035 được xây dựng từ năm 2016, phân tích tác động của đại dịch COVID-19 cũng như các xu hướng lớn khác trên toàn cầu đến quỹ đạo của nền kinh tế, và đưa ra khuyến nghị để hỗ trợ các cuộc thảo luận chính sách trước thềm Đại hội Đảng lần thứ XIV, dự kiến vào năm 2026.

Ferro cho biết: “Hành trình phát triển của Việt Nam đang tiến lên và quan hệ đối tác của chúng tôi cũng vậy. Ngân hàng Thế giới sẽ đề xuất các giải pháp mới sáng tạo để giải quyết các thách thức phát triển phù hợp với những đặc thù trong các cơ hội phát triển của Việt Nam.”

Bà Ferro cũng đã đến thăm Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) để mở rộng quan hệ đối tác giữa Ngân hàng Thế giới và trung tâm kinh tế lớn nhất của Việt Nam. Trong buổi làm việc với Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi, hai bên đã thảo luận về những thách thức chính mà thành phố đang đối mặt trong quá trình phục hồi từ cuộc suy thoái do đại dịch COVID gây ra và tìm hiểu giải pháp huy động tri ​​thức và nguồn lực tài chính từ Ngân hàng Thế giới để nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng chống chịu của TP. Một Nhóm công tác chung giữa Ngân hàng Thế giới và TP.HCM đã chính thức được thành lập để lập kế hoạch hợp tác trong những năm tới.

Danh mục đầu tư hiện nay của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam bao gồm 33 dự án với tổng giá trị lên đến 5,72 tỷ USD trong nhiều lĩnh vực, từ cải thiện đời sống và tăng tính thích ứng của cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế, giao thông, năng lượng, quản lý tài nguyên nước, cho đến tăng tính chống chịu của đô thị. Kể từ khi quay trở lại hỗ trợ Việt Nam vào năm 1994, Ngân hàng Thế giới đã cam kết hơn 25,3 tỷ USD tài trợ cho phát triển tại Việt Nam.

Hà Nội, ngày 08 tháng 08 năm 2022 — Quá trình phục hồi kinh tế của Việt Nam tăng tốc trong sáu tháng vừa qua, nhờ khu vực chế tạo chế biến đứng vững và các ngành dịch vụ phục hồi mạnh mẽ. Tăng trưởng GDP được dự báo tăng mạnh từ 2,6% trong năm 2021 lên 7,5% trong năm 2022, còn lạm phát được dự báo tăng trung bình 3,8% năm nay, theo báo cáo cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam của Ngân hàng Thế giới công bố ngày hôm nay.

Kinh tế Việt Nam tăng trưởng 5,2% trong quý 4/2021, 5,1% trong Q1/2022, và 7,7% trong Q2/2022, khi người tiêu dùng thỏa mãn những nhu cầu dồn nén trước đó và số lượt du khách quốc tế gia tăng, theo báo cáo "Điểm lại: Giáo dục để Tăng trưởng", cập nhật triển vọng kinh tế được công bố sáu tháng một lần của Ngân hàng Thế giới cho VIệt Nam.  

Tuy nhiên, triển vọng tích cực trên vẫn phụ thuộc vào những rủi ro đang gia tăng, đe dọa đến viễn cảnh phục hồi. Rủi ro bao gồm tăng trưởng chậm lại hoặc lạm phát đình đốn diễn ra ở những thị trường xuất khẩu chủ lực, cú sốc giá cả hàng hóa thế giới tiếp tục diễn ra, các chuỗi cung ứng toàn cầu tiếp tục bị gián đoạn, hoặc các biến chủng COVID-19 mới tiếp tục xuất hiện. Bên cạnh đó còn có những thách thức trong nước, bao gồm thiếu hụt lao động, rủi ro lạm phát gia tăng, và rủi ro cao hơn trong khu vực tài chính. 

Trong bối cảnh quá trình phục hồi trong nước mới chỉ bắt đầu, triển vọng về nhu cầu trên toàn cầu đang yếu đi, rủi ro lạm phát gia tăng, báo cáo khuyến nghị các cấp có thẩm quyền cần chủ động ứng phó. Trước mắt, liên quan đến chính sách tài khóa, trọng tâm nên nhằm vào tập trung triển khai gói chính sách hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế, đồng thời mở rộng mạng lưới an sinh xã hội có mục tiêu, nhằm giúp người nghèo và những người dễ tổn thương chống đỡ tác động của cú sốc giá nhiên liệu cũng như lạm phát gia tăng. Trong khu vực tài chính, khuyến nghị đề ra là theo dõi chặt chẽ và tăng cường công tác báo cáo và dự phòng nợ xấu, đồng thời ban hành cơ chế xử lý tình trạng mất khả năng trả nợ.

Nếu rủi ro lạm phát gia tăng trở thành hiện thực -- khi lạm phát cơ bản tăng tốc và chỉ số giá tiêu dùng vượt quá mục tiêu 4% do Chính phủ đặt ra -- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nên sẵn sàng chuyển sang thắt chặt tiền tệ nhằm kiềm chế áp lực lạm phát bằng cách tăng lãi suất và thắt chặt cung tiền. 

“Để duy trì tăng trưởng kinh tế với tốc độ mong muốn, Việt Nam cần tăng năng suất ở mức 2-3% mỗi năm." theo lời của Carolyn Turk, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam. “Kinh nghiệm quốc tế cho thấy tăng năng suất lao động chỉ có thể đạt được bằng cách đầu tư cho hệ thống giáo dục, là một phần quan trọng của gói các đầu tư và cải cách cần thiết. Lực lượng lao động có năng lực cạnh tranh sẽ đem lại hiệu suất là yếu tố Việt Nam rất cần trong dài hạn.”

Báo cáo cho rằng đổi mới hệ thống giáo dục đại học là chìa khóa để nâng cao năng suất của Việt Nam và giúp hoàn thành mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập trung bình cao vào năm 2035 và quốc gia thu nhập cao vào năm 2045. Để đạt tỷ lệ nhập học đại học bình quân tương đương ở các nền kinh tế thu nhập trung bình cao, Việt Nam cần tuyển sinh 3,8 triệu sinh viên vào các cơ sở giáo dục đại học, gần gấp đôi so với chỉ tiêu tuyển sinh năm 2019.

Đổi mới hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam có thể hỗ trợ thực hiện các mục tiêu phát triển, báo cáo cho biết. Chi phí tài chính cho việc học đại học ngày càng lớn và nhận định về lợi suất kinh tế giảm dần nếu theo học đại học là những lý do khiến cho nhu cầu trở nên yếu đi. Ngoài ra hệ thống còn có những bất cập khác như không cung cấp được những kỹ năng mà chủ sử dụng lao động cần có, đầu tư từ ngân sách còn thiếu, thể chế quản trị giáo dục đại học còn yếu và manh mún.

Báo cáo đưa ra những khuyến nghị chi tiết nhằm cải thiện khả năng tiếp cận giáo dục đại học, nâng cao chất lượng và sự phù hợp trong giảng dạy, nâng cao hiệu suất sử dụng nguồn lực, trong đó có khuyến nghị về mở rộng áp dụng công nghệ số, nâng cao vai trò của khu vực tư nhân, và hài hòa hệ thống văn bản pháp quy.