Ai la nguoi tim ra tan the gioi

Đó là những nhận định được đưa ra nhân kỷ niệm 529 năm nhà thám hiểm người Ý Christopher Columbus tìm ra châu Mỹ diễn ra hôm 10.10 ở nhiều thành phố của xứ cờ hoa.

Năm 1492, Christopher Columbus đi tàu vượt qua Đại Tây Dương, nơi ông tình cờ gặp châu Mỹ và những người sống trên châu lục này, theo Thư viện Quốc hội Mỹ (LOC). Khám phá quan trọng của ông đã mở đường cho việc khai phá và thuộc địa hóa rộng rãi châu Mỹ, đưa Christopher Columbus trở thành một nhân vật được ca ngợi trong nền văn hóa Mỹ gốc Ý.

Kể từ đó, những người Mỹ gốc Ý trên khắp nước Mỹ đã tổ chức lễ kỷ niệm và diễu hành vào ngày 10.10 để tưởng nhớ chuyến đi của Christopher Columbus cùng những đóng góp của ông.

Ai la nguoi tim ra tan the gioi
Christopher Columbus

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, người dân bản địa và các nhà hoạt động khác lại cho rằng nhà thám hiểm nổi tiếng phải chịu trách nhiệm về thiệt hại nhân mạng, phá hủy đất đai và phá vỡ truyền thống từng được người Mỹ bản địa duy trì hàng chục nghìn năm trước khi ông đến.

Sự phản đối của họ khiến Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 8.10 đưa ra một tuyên bố công nhận Ngày của Người bản địa. Tuyên bố của ông Biden đóng vai trò như một sự thúc đẩy đáng kể nhằm tập trung lại ngày lễ liên bang hướng tới các dân tộc bản địa.

Hơn 100 thành phố ở Mỹ bao gồm Seattle, Los Angeles, Denver, Phoenix, San Francisco… đã thay thế Ngày Columbus bằng Ngày của Người bản địa, tin từ CNN. Và hơn một chục bang bao gồm Vermont, New Mexico, Maine, Hawaii… cũng làm như vậy, theo thông tin từ Bảo tàng Lịch sử tự nhiên quốc gia Smithsonian của người Mỹ da đỏ.

Ai la nguoi tim ra tan the gioi

Tranh vẽ Christopher Columbus đến châu Mỹ

Sự thay đổi đã dẫn đến căng thẳng cao độ giữa những người ủng hộ hai ngày lễ, quanh việc tranh cãi liệu khen ngợi Christopher Columbus vì hành động của ông có đúng hay không.

Những người ủng hộ Ngày Columbus nói rằng nên duy trì ngày lễ vì đó là biểu tượng của di sản người Mỹ gốc Ý và đại diện cho sự khởi đầu của nền văn minh phương Tây.

“Chúng tôi có một thị trưởng đang làm mọi cách để tấn công cộng đồng người Mỹ gốc Ý, bao gồm hủy bỏ cuộc diễu hành, dỡ bỏ các bức tượng, thay đổi Ngày Columbus thành Ngày của Người bản địa”, luật sư George Bochetto nói với tờ Time sau khi Thị trưởng Philadelphia Jim Kenney và chính quyền đặt một chiếc hộp trên bức tượng Christopher Columbus sau vụ giết hại người Mỹ da đen George Floyd vào năm 2020. Ít nhất 3 bức tượng của nhà thám hiểm Christopher Columbus đã bị phá hoại ở Mỹ vào năm 2020, dấu hiệu cho thấy các cuộc biểu tình phản đối bạo lực quá mức của cảnh sát đang biến thành phản đối bất bình đẳng chủng tộc ở Mỹ.

“Hôm nay, chúng tôi kỷ niệm ngày Christopher Columbus đặt chân đến châu Mỹ và buổi bình minh của văn minh phương Tây ở thế giới mới. #ColumbusDay”, thượng nghị sĩ Doug Mastriano của bang Pennsylvania viết trên Twitter.

Hạ nghị sĩ Nydia Velázquez của New York đứng về phía những người chống lại Ngày Columbus, nói rằng ngày lễ này nên bị xóa hoàn toàn khỏi lịch vì nhà thám hiểm người Ý là một “kẻ cuồng tín diệt chủng”. Bà viết trên Twitter : "Hôm nay đáng lẽ phải là #IndinativePeopleDay… Chúng ta cần dành thời gian này để suy ngẫm về lịch sử bạo lực tàn bạo đối với các dân tộc bản địa ở Mỹ và nhận ra rằng vẫn còn rất nhiều việc phải làm để sửa chữa tác hại sai lầm này”.

Ai la nguoi tim ra tan the gioi

Bức tượng Christopher Columbus ở Minnesota bị giật sập

Hạ nghị sĩ New York Hakeem Jeffries ghi rõ trong một dòng Tweet: “Hàng triệu người bản địa đã mất mạng trong cuộc diệt chủng chống lại họ ở châu Mỹ. Hôm nay chúng tôi tạm dừng để long trọng ghi nhận thảm kịch của những người này”.

Trong khi đó, những người khác đã chọn cách đồng thời công nhận cả Ngày Columbus và Ngày của Người bản địa.

Thị trưởng Thành phố New York Bill de Blasio gần đây lên tiếng bảo vệ cả hai ngày này sau cuộc tranh cãi giữa Hội đồng Giáo dục thành phố và các nhà hoạt động người Mỹ gốc Ý, theo Time.

Vào tháng 5.2021, hội đồng quản trị đã xóa Ngày Columbus khỏi lịch học của thành phố New York và thay thế bằng Ngày của Người bản địa. Quyết định của họ đã không thành công do các nhà hoạt động người Mỹ gốc Ý phản đối. Các trường học sau đó buộc phải đổi tên ngày lễ thành Ngày Di sản Ý/Ngày của Người bản địa để thỏa hiệp với cả hai bên.

“Chúng ta phải tôn vinh Ngày Columbus như một ngày ghi nhận những đóng góp của tất cả những người Mỹ gốc Ý, vì vậy tất nhiên ngày đó không nên thay đổi một cách tùy tiện", de Blasio nói với Time.

Ron Onesti, Chủ tịch Ủy ban hành chính chung của những người Mỹ gốc Ý, đã lặp lại thông điệp của mình: “Kết quả mà tôi đang mong muốn là truyền thống của chúng ta được tôn trọng và các cuộc bàn luận tiếp tục diễn ra. Cần ghi nhận những đóng góp của cộng đồng người Ý”.

Christopher Columbus (1451-1506) là một nhà hàng hải, thám hiểm người Ý. Những chuyến vượt Đại Tây Dương của ông mở ra nhiều cuộc thám hiểm châu Mỹ cũng như quá trình thực dân hóa của lục địa già. Nhiều quan điểm xét lại thời hiện đại cho rằng Christopher Columbus đã ra lệnh tiến hành tội ác diệt chủng đối với người Mỹ bản địa, nhưng điều này vẫn chưa chính xác về mặt lịch sử. Các nhà sử học chưa tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào cho thấy Christopher Columbus từng ra lệnh diệt chủng, hoặc có bất kỳ hành động ác ý cụ thể nào đối với người Mỹ bản địa mà ông từng gặp.

Tin liên quan

Các học sinh được dạy rằng Christopher Columbus là người khám phá ra châu Mỹ, vượt qua Đại Tây Dương trên ba con thuyền Nina, Pinta và Santa Maria. Nhà thám hiểm người Italy thậm chí còn được tôn vinh vào mỗi tháng 10 trong Ngày Columbus, ngày lễ quốc gia mang tên ông.

Tuy nhiên, người đàn ông được ghi nhận đã phát hiện ra "Tân Thế giới" lâu nay lại là chủ đề gây tranh cãi trong lịch sử Mỹ do cách ông đối xử với cộng đồng người da đỏ bản địa, cũng như vai trò trong quá trình chiếm đóng thuộc địa. Hàng chục thành phố và nhiều bang Mỹ, như Minnesota, Alaska, Vermont và Oregon, đã thay thế Ngày Columbus bằng Ngày của Người dân Bản địa.

Ai la nguoi tim ra tan the gioi

Nhà thám hiểm người Italy Christopher Columbus. Ảnh: AP.

Giờ đây, trong bối cảnh các cuộc biểu tình sôi sục trên cả nước Mỹvấn đề bất bình đẳng chủng tộc, xuất phát từ vụ người đàn ông da màu George Floyd bị cảnh sát ghì chết, người dân Mỹ bắt đầu phá hủy những bức tượng Columbus, nhằm gợi nhắc về những tội ác mà ông gây ra cho người bản địa.

"Chúng ta nên đặt câu hỏi tại sao những người Mỹ như chúng ta lại tiếp tục tôn vinh Columbus, mà không biết sự thật lịch sử về di sản của ông ấy, cũng như lý do ban đầu lập ra kỳ nghỉ đó", tiến sĩ Leo Killsback, trợ lý giáo sư tại Đại học Bang Arizona, cho biết.

Theo nhà sử học David Perry, rõ ràng những chuyến hải trình của Columbus "có tác động lịch sử không thể phủ nhận, mở ra kỷ nguyên vĩ đại của hoạt động khám phá Đại Tây Dương, thương mại, cuối cùng là chiếm đóng thuộc địa của người châu Âu".

Tuy nhiên, Columbus không phải người đầu tiên phát hiện ra "Tân Thế giới". Trước khi ông đặt chân đến châu Mỹ vào năm 1492, người da đỏ bản địa đã sống tại đây suốt nhiều thế kỷ. Người châu Âu đầu tiên tới lục địa Bắc Mỹ cũng được cho là không phải Columbus, mà là nhà thám hiểm người Na Uy Leif Eriksson, người đến trước Columbus 5 thế kỷ.

Trong hành trình qua các hòn đảo ở khu vực Caribe, cùng những bờ biển tại Trung và Nam Mỹ, Columbus gặp những người dân bản địa mà ông coi là "người Ấn Độ". Ông được cho là đã cùng đoàn tùy tùngbắt nhiều người bản địa làm nô lệ, đối xử vô cùng tàn bạo với họ, theo History, chuyên trang về lịch sử của Mỹ.

Trong suốt những năm có mặt tại châu Mỹ, Columbus đã buộc người bản địa lao động cật lực để kiếm lợi nhuận. Sau đó, ông bán hàng nghìn người Taino sang Tây Ban Nha và rất nhiều người đã chết trên đường. Những người bản địa không bị bắt làm nô lệ thì bị đưa đi đàovàng trong các mỏ và làm việc trong các đồn điền.

History cho biết trong thời gian giữ chức thống đốc tại khu vực giờ đây là Cộng hòa Dominica, Columbus đã giết nhiều người bản địa để đáp trả cuộc nổi dậy của họ. Nhằm đề phòng những cuộc nổi loạn trong tương lai, ông còn cho kéo lê thi thể nạn nhântrên đường phố để thị uy.

Ai la nguoi tim ra tan the gioi

Tượng Columbus tạithành phố Boston, bang Massachusetts, Mỹ, bị mất đầu hôm 10/6. Ảnh: Reuters.

Nhà sử học Perry cho biết các cộng đồng bản địa ở châu Mỹ còn "bị suy tàn do phơi nhiễm với những dịch bệnh của Cựu Thế giới,rồi sụp đổ trước sự càn quét của dịch bệnh".

Người Taino chưa từng tiếp xúc và không có khả năng miễn dịch với đậu mùa, sởi và cúm, những căn bệnh mà Columbus cùng đoàn người của ông đưa đến đảo Hispaniola. Theo Tổ chức Nghiên cứu Y học Oklahoma (OMRF), ước tính có 250.000 người bản địa sinh sống tại Hispaniola vào năm 1492. Tuy nhiên, tới năm 1517, con số này chỉ còn 14.000.

Một số nhà sử học tin rằng những căn bệnh mà người châu Âu và châu Phi mang tới "Tân Thế giới" có thể đã giết chết tới 90% dân số bản địa, tỷ lệchết chóc cao hơn cả"Cái chết Đen", tức bệnh dịch hạch, hoành hành ở châu Âu thời trung cổ, OMRF cho hay.

Hôm 10/6, cảnh sát thành phố Boston, bang Massachusetts, Mỹ, phải phong tỏa khu vực xung quanh bức tượng Columbustrên đại lộ Atlantic, khi phần đầu của nóbị tháo rời trong đêm và vứt trên mặt đất gần đó. Đây không phải lần đầu bức tượng bị phá hoại. Năm 2015, dòng chữ "Mạng sống người da màu quan trọng"phun bằng sơn đỏ cũng xuất hiện trên bức tượng.

    Đang tải...

  • {{title}}

Ánh Ngọc (Theo CNN)