Am trong ngân hàng là gì

RM là gì mà được xem là ngành hot nhất hiện nay đối với các bạn sinh viên khi chọn ngành tài chính – ngân hàng. Sự lựa chọn hàng đầu cũng như nơi dừng chân của nhiều nguồn lao động. Vậy cụ thể RM trong ngân hàng là gì? Công việc của một RM trong ngân hàng như thế nào? Hãy cùng Việc làm Hà Nội tìm hiểu qua bài viết này nhé!

RM là gì?

RM là từ viết tắt của Relationship Manager – chuyên viên Quản trị Quan hệ. RM thường làm việc trong các tập đoàn lớn. Họ đóng vai trò trong việc duy trì và mở rộng các mối quan hệ trực tiếp, kinh doanh với khách hàng. Relationship Manager giúp các doanh nghiệp đạt được sự phát triển và nâng cao hiệu quả với các chiến lược cải thiện các mối quan hệ của mình.

RM là thuật ngữ ngắn gọn dùng để chỉ nhân viên Quản trị Quan hệ trong ngân hàng. Viết tắt của cụm từ Relationship Manager. Khi nhắc đến RM chúng ta thường nghĩ đến ngay vị trí RM trong lĩnh vực ngân hàng. Ngoài ra, RM cũng có thể làm việc ở các công ty bảo hiểm, chứng khoán, các công ty cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp.

Mỗi ngân hàng đều có các dịch vụ khác nhau. Dựa trên nhận thức của từng loại mà khách hàng, các đối tác chiến lược sẽ lựa chọn dịch vụ của ngân hàng tương ứng. RM trong lĩnh vực ngân hàng là giúp khách hàng có thiện cảm, ấn tượng sâu sắc với dịch vụ của ngân hàng, từ đó tăng khả năng lựa chọn và sự gắn bó trong tương lai. Đồng thời góp phần nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp (ngân hàng) và hạn chế rủi ro trong hoạt động.

Trong ngân hàng công việc của RM là gì?

Mỗi Relationship Manager thường sẽ tuỳ thuộc vào khách hàng mà mình quản trị, sẽ có những công việc và nhiệm vụ khác nhau. Thông thường sẽ bao gồm: Khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp

Customer Relationship Manager (CRM) – Quản trị quan hệ khách hàng

  • Làm việc trực tiếp với các khách hàng như: các giám đốc điều hành, khách hàng cá nhân, quản lý bán hàng, các kỹ thuật,…
  • Tăng tỉ lệ khách hàng, đối tác quay lại
  • Đưa ra những chiến lược, phương thức giúp thúc đẩy mối quan hệ với khách hàng để gia tăng hách hàng mới, hợp đồng mới
  • Duy trì mối quan hệ với khách hàng để giúp tăng sự hài lòng, sự thoả mãn khi trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng bằng cách áp dụng những kiến thức chuyên môn và kỹ năng quản lý, quản trị.

Business Relationship Manager (BRM) – Quản trị quan hệ kinh doanh

  • Giám sát, theo dõi bộ phận kinh doanh
  • Liên lạc với các phòng ban khác trong khách hàng để đảm bảo được ngân sách, chi phí hoạt động của ngân hàng.
  • Quản lý mối quan hệ giữa các phòng ban, bộ phận trong ngân hàng
  • Theo dõi cách thực hiện, dữ liệu của các phòng ban mà tương tác với đối tác, khách hàng

Ngoài ra, còn một số công việc khác như

  • Tạo mối quan hệ lâu dài, bền chặt giữa khách hàng với ngân hàng
  • Hỗ trợ xây dựng mối quan hệ kinh doanh kiểu mới của ngân hàng
  • Xây dựng mối quan hệ đa lợi ích cần xác định định được yếu tố quan trọng của đối tác, khách hàng là gì
  • Cập nhật xu hướng để tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp
  • Giải quyết các khiếu nại từ khách hàng kịp thời
  • Thực hiện quá trình báo cáo với quản lý, cấp trên

Qua những thông tin trên mà chúng tôi cung cấp thì có thể thấy rằng RM là công việc thu hút nguồn nhân lực cao nhất, nhưng đồng thời công việc này cũng không dễ dàng bởi phải chịu đựng áp lực rất lớn. Bạn cần phải có kiến thức cũng như các kỹ năng trong việc kinh doanh. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ hiểu rõ hơn RM là gì trong ngân hàng và có những công việc như thế nào. Chúc bạn có sự lựa chọn đúng đắn và thực hiện con đường mơ ước mình chọn. Các bạn có thể xem thêm nhiều kiến thức nghề nghiệp hữu ích tại website http://hanoijob.vn/ nhé

Ngân hàng được xem là một trong những môi trường làm việc lý tưởng nhất cho các bạn học chuyên ngành tài chính, ngân hàng, kế toán hoặc kiểm toán. Tuy vậy, không phải ai cũng biết rõ về các vị trí trong ngân hàng và việc làm nào có lương cao nhất. Hãy cùng JobOKO tìm hiểu qua nội dung trong bài viết này nhé.

Nắm chắc thông tin về các vị trí trong ngân hàng cho phép bạn hiểu hơn về ngành nghề này, bao gồm cả những nhiệm vụ chính, yêu cầu về chuyên môn, kỹ năng, thậm chí là ngoại hình. Nhờ vào đó, bạn cũng có thể hình dung rõ hơn về con đường sự nghiệp của mình, đưa ra lựa chọn công việc phù hợp nhất.

MỤC LỤC:
I. Tổng quan về việc làm ngành ngân hàng
II. Các vị trí trong ngân hàng
III. Việc làm nào lương cao nhất trong ngành ngân hàng?

cac vi tri trong ngan hang

Ngành ngân hàng có những vị trí việc làm nào Hot?

I. Tổng quan về việc làm ngành ngân hàng

Việc làm ngành ngân hàng là các vị trí việc làm khác nhau tại các ngân hàng, bao gồm cả ở hội sở và các chi nhánh. Khi nói đến các vị trí trong ngân hàng, nhiều người có thể nghĩ ngay tới giao dịch viên hoặc nhân viên tín dụng, tuy nhiên thực tế là còn rất nhiều vai trò khác đóng góp vào việc duy trì hoạt động, hỗ trợ khách hàng và đảm bảo quy trình làm việc tại ngân hàng diễn ra suôn sẻ.

Nhân viên ngân hàng là những người làm việc tại ngân hàng, phụ trách các mảng nghiệp vụ khác nhau. Có nhân viên ngân hàng sẽ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, trong khi nhiều người khác làm các công việc như kiểm toán nội bộ thì chủ yếu xử lý các sổ sách, dữ liệu nội bộ của ngân hàng. Mức lương ngành ngân hàng có sự chênh lệch đáng kể giữa các vị trí, số năm kinh nghiệm và từng ngân hàng cụ thể.

Bên cạnh đó, hầu hết các vị trí trong ngân hàng đều yêu cầu trình độ từ cao đẳng trở lên. Ngoài kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ ngân hàng thì các chứng chỉ về tài chính, kế toán hay ngoại ngữ cũng có thể là điều kiện cần để bạn xin việc dễ dàng hơn. Những vai trò tiếp xúc với khách hàng thì nhà tuyển dụng có thể có yêu cầu về ngoại hình.

Để trở thành nhân viên ngân hàng, bạn thường phải trải qua nhiều vòng sàng lọc, bao gồm gửi CV xin việc (hồ sơ ứng tuyển), tham gia thi nghiệp vụ, phỏng vấn và chờ đợi kết quả. Quy trình cụ thể cho các vị trí trong ngân hàng ở những ngân hàng khác nhau sẽ không giống nhau.

Lương của nhân viên ngân hàng khá cạnh tranh nhưng có thể không quá cao khi chỉ xét lương chính hàng tháng (cho các vai trò cơ bản). Tuy nhiên, điều kiện phúc lợi, các khoản tiền thưởng từ ngân hàng thì cực khủng và đây cũng là một trong những lý do khiến nhiều bạn trẻ lựa chọn học, thi và gắn bó với các ngân hàng sau khi ra trường.

Đọc thêm: Kinh nghiệm phỏng vấn ngân hàng

II. Các vị trí trong ngân hàng

1. Giao dịch viên ngân hàng (Teller)

Là vị trí phổ biến nhất mà với đa số những người ngoài ngành đều nghĩ tới đầu tiên khi nói về các vị trí trong ngân hàng. Teller là những người làm việc tại quầy, hỗ trợ giải đáp thắc mắc và xử lý các yêu cầu của khách hàng liên quan tới tiền mặt hoặc phi tiền mặt, mở thẻ, khóa thẻ, giải quyết vấn đề liên quan tới ATM, chuyển tiền hay nhận tiền,... Trong nhiều trường hợp, giao dịch viên ngân hàng có thể giới thiệu khách hàng cho bộ phận kinh doanh.

Thực tế, rất nhiều bạn sau khi tốt nghiệp đã ngay lập tức bắt đầu làm việc trong ngành ngân hàng trong vai trò giao dịch viên. Đây cũng là vị trí toàn "trai xinh gái đẹp", có yêu cầu khá cao đối với điều kiện ngoại hình. Ngoài nghiệp vụ và kỹ năng chuyên môn, giao dịch viên ngân hàng cần kỹ năng mềm xuất sắc trong giao tiếp, tư vấn, giải thích, hỗ trợ, đồng thời có sự kiên nhẫn, bình tĩnh và phản ứng nhanh nhẹn để hỗ trợ tốt nhất cho khách hàng.

Mức lương của giao dịch viên ngân hàng: Từ 6 - 8 triệu/ tháng (cho người có từ 0 - 2 năm kinh nghiệm).

cac vi tri trong ngan hang 2

Giao dịch viên ngân hàng thường đảm nhận những nhiệm vụ gì?

2. Nhân viên tín dụng ngân hàng (Credit Approval Officer)

Nhân viên tín dụng ngân hàng là vị trí cực kỳ quan trọng đối với các ngân hàng, dù là ngân hàng nhà nước hay ngân hàng thương mại. Ở vai trò này, bạn sẽ là người trực tiếp liên hệ, trao đổi và thuyết phục khách hàng tiềm năng - có thể là các nhân hoặc doanh nghiệp tham gia vay vốn tại ngân hàng. Không chỉ cần hiểu về các chương trình vay vốn ở ngân hàng, bạn cũng cần kỹ năng kinh doanh, tư vấn để giải thích chi tiết cho khách hàng, đánh giá khả năng vay và hoàn trả của họ, làm hồ sơ và thủ tục vay.

Nhân viên tín dụng khá cạnh tranh, áp lực, cần kiên nhẫn và cố gắng rất nhiều do có KPI rõ ràng, tuy nhiên, đây là một vị trí bạn có thể học hỏi được rất nhiều.

Mức lương của nhân viên tín dụng: Từ 6 - 8 triệu/ tháng là mức lương cơ bản của vị trí này và bạn sẽ được tính doanh số, tiền thưởng theo hoạt động kinh doanh nên tổng thu nhập sẽ cao hơn.

3. Chuyên viên thanh toán quốc tế

Chuyên viên thanh toán quốc tế giải quyết các giao dịch quốc tế, chuyển tiền, thanh toán, hướng dẫn khách hàng thực hiện các thủ tục, hồ sơ, hỗ trợ khách hàng giải quyết thắc mắc,... Chuyên viên thanh toán quốc tế thường am hiểu về tiền tệ, quy định về quản lý tài chính. Ngoài yêu cầu về nghiệp vụ ngân hàng và kỹ năng mềm thì vai trò này có yêu cầu nhất định với ngoại ngữ và sự nhạy bén với con số.

Mức lương của chuyên viên thanh toán quốc tế: Từ 7 - 9 triệu/ tháng.

4. Nhân viên telesales

Telesales trong lĩnh vực ngân hàng cũng không khác biệt nhiều so với các vị trí nhân viên telesales trong lĩnh vực khác. Bạn sẽ gọi điện để tiếp xúc khách hàng tiềm năng, giới thiệu và tư vấn về các dịch vụ vay tín chấp. Cũng như nhân viên tín dụng, telesales tại ngân hàng khá áp lực và đòi hỏi sự kiên nhẫn, khả năng giao tiếp qua điện thoại rõ ràng, thuyết phục.

Mức lương của nhân viên telesales: Từ 3 - 5 triệu/ tháng chưa tính hoa hồng theo doanh số thực tế.

cac vi tri trong ngan hang 3

Việc làm ngành ngân hàng lương cao hay thấp?

5. Nhân viên vận hành (Operations Officer)

Nhân viên vận hành trong ngân hàng phụ trách hỗ trợ kết nối và phối hợp giữa các phòng ban, khách hàng, đảm bảo quy trình tổng thể diễn ra trơn tru nhất. Nhân viên vận hành hoạt động giống như vai trò điều phối, cần khả năng quan sát chính xác để đề xuất những giải pháp giúp nâng cao hiệu suất công việc. Ngoài nghiệp vụ ngân hàng, khả năng đa nhiệm, quan sát, phân tích và kỹ năng quản trị, am hiểu về luật, quy định và chính sách nội bộ của ngân hàng là những yêu cầu bắt buộc với nhân viên vận hành.

Mức lương của nhân viên vận hành trong ngân hàng: Khoảng từ 8 - 10 triệu/ tháng trở lên tùy kinh nghiệm.

6. Nhân viên kinh doanh (Sales Executive)

Có thể bạn sẽ cảm thấy hơi bất ngờ vì tại sao ở ngân hàng cũng cần nhân viên kinh doanh, đặc biệt là nhiều bạn có thể lẫn lộn với vị trí nhân viên tín dụng nhưng công việc của nhân viên sales trong ngân hàng có phần khác biệt. Bạn sẽ tư vấn, giới thiệu và "chốt đơn" với tất cả các dịch vụ của ngân hàng. Chẳng hạn như khi ngân hàng phát hành loại thẻ mới với các ưu đãi thì nhân viên kinh doanh sẽ thuyết phục khách hàng mở thẻ đó.

Về cơ bản, nhân viên kinh doanh, telesales và nhân viên tín dụng ngân hàng có mục tiêu là tiếp xúc với nhiều khách hàng tiềm năng, giới thiệu dịch vụ của ngân hàng. Tuy nhiên, yêu cầu với trình độ, kinh nghiệm và hướng kinh doanh sẽ có những điểm khác nên mức lương không giống nhau.

Mức lương của nhân viên kinh doanh trong ngân hàng: Từ 5 - 7 triệu/ tháng chưa tính hoa hồng theo doanh số.

7. Nhân viên kiểm toán nội bộ (Internal Audit Officer)

Kiểm toán nội bộ là những người phụ trách hoạt động thanh tra, kiểm toán trong nội bộ các phòng ban của ngân hàng. Các công việc chính sẽ gồm có kiểm toán theo định kỳ hoặc bất ngờ tùy chính sách của từng ngân hàng, phát hiện các sai sót trong hoạt động quản lý cũng như hoạt động ở các phòng ban, chi nhánh khác nhau. Nhân viên kiểm toán nội bộ cần trình độ chuyên môn và bằng cấp cao, kinh nghiệm, am hiểu về luật, nghiệp vụ kế toán kiểm toán, hiểu về dòng tiền, các thị trường tài chính,...

Mức lương của nhân viên kiểm toán nội bộ: Từ 1.000 - 2.000 USD/ tháng (tương đương từ khoảng 20 - 45 triệu/ tháng).

cac vi tri trong ngan hang 4

Kiểm toán nội bộ có cơ hội nghề nghiệp cao

8. Nhân viên quản lý rủi ro (Risk Management Officer)

Quản lý rủi ro là một hoạt động quan trọng trong bất kỳ ngân hàng nào và nhân viên quản lý rủi ro là những người phụ trách các hoạt động đó. Bằng kiến thức, kinh nghiệm và khả năng phân tích của mình, nhân viên quản lý rủi ro sẽ nghiên cứu, phát hiện những rủi ro trong quản lý, chính sách nội bộ, các dịch vụ tài chính cho khách hàng. Trong vai trò này, bạn cũng sẽ phân tích các dịch vụ, gói vay vốn, vay tín dụng, phân tích hồ sơ khách hàng để phát hiện nguy cơ. Nhân viên quản lý rủi ro hạn chế thất thoát, nợ xấu cho các ngân hàng, đồng thời tư vấn chính sách, thiết lập quy trình hợp lý hơn.

Mức lương của nhân viên quản lý rủi ro: Dao động từ 10 - 20 triệu/ tháng.

9. Chuyên viên phân tích tài chính (Financial Analyst)

Am hiểu về thị trường tài chính, nhạy bén với các con số, xu hướng đầu tư tài chính và sử dụng thành thạo các công cụ phân tích là một trong số rất nhiều yêu cầu với chuyên viên phân tích tài chính trong ngân hàng. Thông qua các kết quả phân tích, chuyên viên sẽ báo cáo, tư vấn cho ban giám đốc về các kết quả hoạt động kinh doanh, đề xuất chiến lược,...

Mức lương của chuyên viên phân tích tài chính: Từ 13 - 20 triệu/ tháng, cao hơn khoảng 30 - 35 triệu/ tháng tùy kinh nghiệm. Có những bạn mới ra trường có thể deal được mức lương từ 1.000 USD/ tháng (hơn 23 triệu) cho vị trí này.

10. Chuyên viên tư vấn đầu tư (Wealth Specialist)

Chuyên viên tư vấn đầu tư có kỹ năng và nghiệp vụ để phân tích thị trường, tư vấn đầu tư cho ngân hàng hoặc cho các khách hàng của ngân hàng (cả khách hàng doanh nghiệp và tư nhân). Bạn sẽ phân tích, hỗ trợ cho khách hàng để họ ra quyết định đầu tư đúng đắn và sinh lời. Vai trò này cực kỳ phổ biến ở nước ngoài, không chỉ có ở ngân hàng mà còn ở các quỹ đầu tư, công ty quản lý tài chính. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì chuyên viên tư vấn đầu tư là vai trò còn khá mới khi tính đến các vị trí trong ngân hàng.

Mức lương của chuyên viên tư vấn đầu tư: Từ 8 - 15 triệu/ tháng chưa tính tới các khoản phụ cấp, thưởng, hoa hồng.

11. Trưởng phòng (Trưởng phòng Tín dụng, Trưởng phòng Pháp chế,...)

Đối với các vị trí trong ngân hàng kể trên, khi các ngân hàng tổ chức tuyển dụng, thi tuyển đều có thể chấp nhận ứng viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm. Tuy nhiên, với vai trò trưởng phỏng thì yêu cầu sẽ cao hơn rất nhiều. Số năm kinh nghiệm bạn được yêu cầu thường là từ 7 - 10 năm trở lên (có thể trẻ hơn với trường hợp có bằng cấp cao và thành tích công tác cực ấn tượng), chuyên môn về các lĩnh vực nghiệp vụ trong ngân hàng như tín dụng, pháp chế,...).

Ngoài nghiệp vụ, kinh nghiệm, các trưởng phòng trong ngân hàng cần có kỹ năng lãnh đạo, quản trị. Bạn cũng có thể được điều đến các chi nhánh ngân hàng trước khi quay về hội sở.

Mức lương của trưởng phòng trong các ngân hàng: từ 30 - 50 triệu/ tháng, cao nhất có thể lên tới 70 - 100 triệu/ tháng.

12. Giám đốc

Giám đốc ngân hàng, Giám đốc khu vực, giám đốc chi nhánh,... đều là các vị trí quản lý cấp cao trong ngân hàng. Công việc chủ yếu thiên về quản lý và giám sát tổng thể, báo cáo cho hội sở, thống đốc ngân hàng về hoạt động kinh doanh, tài chính. Các vai trò giám đốc thường yêu cầu kinh nghiệm trên 10 năm, thậm chí là từ 15 - 20 năm.

Mức lương của giám đốc ngân hàng: Có sự chênh lệch đáng kể giữa lương của giám đốc ngân hàng trong nước với ngân hàng nước ngoài và khối doanh nghiệp với khối bán lẻ. Theo ghi nhận, mức lương cao nhất của một giám đốc ngân hàng có thể lên tới 350 - 500 triệu/ tháng, thông thường thì giao động từ 150 - 300 triệu/ tháng.

Thực tế, các vị trí trong ngân hàng còn khá đa dạng, chẳng hạn như lễ tân, kế toán, trợ lý, các chuyên viên khách hàng cấp cao hoặc chia nhỏ hơn thành nhân viên tín dụng cá nhân, nhân viên tín dụng khối doanh nghiệp,... Hơn nữa, ở các ngân hàng khác nhau từ quy mô, kiểu ngân hàng nhà nước hay ngân hàng thương mại,... thì còn có một số vai trò đặc thù, khác biệt. Dù vậy thì danh sách trên đây vẫn là các vị trí trong ngân hàng phổ biến nhất.

Đọc thêm: Top việc làm ngành Ngân hàng

cac vi tri trong ngan hang 5

Với mức thu nhập "khủng", giám đốc ngân hàng là vị trí nhiều người mơ ước

III. Việc làm nào lương cao nhất trong ngành ngân hàng?

Có thể dễ dàng thấy được nếu so sánh thì chắc chắn mức lương cao nhất sẽ thuộc về các vị trí lãnh đạo như giám đốc, CEO ngân hàng và cấp cao hơn. Tuy nhiên, nếu xét ở các vai trò nhân viên, chuyên viên thông thường thì có thể thấy được rằng:

  • So sánh dựa trên lương chính: Chuyên viên phân tích tài chính, Nhân viên kiểm toán nội bộ và nhân viên vận hành là những vị trí có mức lương cao nhất.
  • So sánh dựa trên thu nhập tiềm năng: Nhân viên tín dụng, nhân viên sales và telesales có lương cơ bản thấp nhưng khả năng nâng cao thu nhập khi tính hoa hồng dựa trên KPI. Nói cách khác, các vị trí này có áp lực nhưng nếu làm tốt thì thu nhập sẽ rất cao.

Bên cạnh đó, đặc điểm của lĩnh vực ngân hàng là những khoản thưởng đều rất cao, đặc biệt là dịp cuối năm, nhân viên mỗi bộ phận có thể nhận được từ 3 - 6 tháng lương tiền thưởng nên tổng thu nhập khá cạnh tranh so với nhiều nghề nghiệp khác.

JobOKO vừa chia sẻ đến bạn các vị trí trong ngân hàng và các đặc điểm từng vị trí, mức lương. Hy vọng rằng các thông tin sẽ hữu ích khi giúp bạn định hướng sự nghiệp.

Tuyến am là gì?

AM trong kinh doanh viết tắt của Account Manager, nghĩa người quản lý tài khoản. AM có vai trò rất quan trọng trong công ty, khi người quản lý bộ phận kinh doanh - Nơi có nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng, chủ động tư vấn và chốt đơn hàng để mang lại doanh thu cho công ty.

Âm là công việc gì?

Account Manager (Giám đốc bộ phận Account) người chịu trách nhiệm quản lí toàn bộ các công việc account bao gồm: đàm phán và thực hiện hợp đồng; duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng; và đầu mối liên lạc trong mọi vấn đề liên quan đến chăm sóc khách hàng.

SM là gì trọng cty?

SM là viết tắt của nhãn hiệu dịch vụ.

Âm trọng nhân sự là gì?

AM là vị trí quản lý bộ phận Account trong công ty Agency (công ty cung cấp các ý tưởng sáng tạo, giải pháp cho các nhãn hàng..…). Bộ phận Account có nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng, tư vấn, chốt đơn hàng mang doanh thu về cho công ty. người phải giữ được các mối quan hệ với khách hàng để tìm kiếm hợp đồng cho công ty.