Ăn cây táo rào cây sung là gì năm 2024

Tôi có người em trai họ hàng xa bên vợ, làm nhân viên kế toán. Việc em làm rất nhàn và đơn giản [90% thời gian ở cơ quan là em làm việc riêng, tôi không tiện kể chi tiết].

Em hay đe nẹt nhân viên ngang cấp, đặc biệt là mượn bình phong người khác đe dọa mọi người. Lãnh đạo cơ quan cũng biết và đã lên kế hoạch loại bỏ em. Tôi muốn giúp em rất nhiều, nhưng dù nói kiểu gì em cũng không thay đổi, ngày càng phá đám và ương ngạnh hơn, kiểu ăn cây táo rào cây sung. Đồng nghiệp cơ quan ngày càng xa lánh và coi thường em hơn.

Tôi 40 tuổi, quê Hải Phòng, làm việc ở doanh nghiệp cổ phần tại TP HCM, tiền thân của doanh nghiệp hiện tại là công ty vốn nhà nước 51%. Trong mối quan hệ gia đình, tôi là anh họ; trong công việc, tôi là cấp trên của em; rất khó xử lý nên để lãnh đạo quyết định loại em hay vẫn giữ em lại. Giữ lại thì em luôn làm tôi thất vọng trong công việc, loại bỏ thì em thất nghiệp, nói dễ hiểu là việc em đang làm ở cơ quan có liên quan huyết mạch đến việc riêng của em 100%. Xin quý độc giả tư vấn giúp, nên xử lý tình huống này như thế nào cho phù hợp.

​Nam không ngờ, những phi vụ “đá ngoài” của mình đã lọt vào tầm ngắm của sếp từ lâu…

Nam vào công ty nội thất này đã được gần 6 tháng nhưng vẫn chưa hòa nhập nổi với môi trường công ty, vì theo anh thì “mọi người có vẻ khó gần” dù anh đã tích cực thân thiện giao lưu với đồng nghiệp nhưng mọi người lại không mặn mà khi "kết nối" với anh cho lắm!

Chuyện mỗi bữa trưa một mình Nam đi ăn đã không còn là chuyện lạ, chỉ lạ ở chỗ là trông Nam có vẻ rất lẻ loi, cô độc và bị “đẩy” ra khỏi cái tập thể gần 20 đồng nghiệp đang vui vẻ với nhau? Thực ra, chỉ mình Nam không hiểu bản thân mình sai ở đâu, còn mọi người trong văn phòng thì hiểu hết tại sao Nam lại được liệt kê vào típ "những cái mặt không chơi được" chốn công sở.

Ảnh minh họa

Ngày đầu Nam về làm trưởng nhóm thiết kế, chuyên ghế ngoại thất. Tốt nghiệp lớp thiết kế thuộc trường kiến trúc nên dường như mọi chuyện rất thuận lợi với Nam, chỉ là đồng nghiệp hay thắc mắc sao CV của Nam sáng thế, từng làm rất nhiều công ty lớn giờ lại chịu về đây để làm ở một công ty nội thất quy mô gia đình thế này? Đồng nghiệp cũng không phải chờ lâu, tuần trước đến làm, tuần sau Nam đã kéo mấy đồng nghiệp trông có vẻ “có thành tựu” đi ăn trưa để tâm sự về “lý do chuyển về đây” và dụ dỗ mọi người “đánh quả lẻ” bên ngoài.

Như lời Nam kể thì do Nam muốn làm một công việc nhàn hạ ở một công ty nhỏ, sau đó dư thời gian Nam sẽ làm việc ở bên ngoài kiếm thêm thu nhập. Chuyện dân công sở "chân trong chân ngoài" thì không ai còn lạ, nhưng để tuyên bố “thẳng tưng” như Nam ngay khi chân ướt chân ráo về làm thì cũng có chút gây sốc cho đồng nghiệp.

Chuyện Nam “ăn cây táo rào cây sung” cũng chẳng liên quan gì đến ai, mọi người chỉ thấy bực khi bữa trưa nào anh ta cũng lôi hết người này đến người kia đi ăn cùng và bàn kế hoạch làm ngoài cùng với anh ta. Sau khi dụ dỗ những “cây đa cây đề” không được, Nam tiếp tục dụ dỗ đàn em nhảy vào kế hoạch của mình. Những bản thiết kế ghế sắt mang đầy tính sáng tạo độc quyền và cần bảo mật không hiểu tại sao lại lọt ra ngoài và bị một công ty đối thủ nhanh chân ra mắt sản phẩm trước khiến team [đội] của Nam bị khiến trách nặng nề, không biết ai là thủ phạm nên Nam chia đều trách nhiệm cho tất cả các đồng sự chịu trách nhiệm… trừ lương như nhau.

Sau sự cố đó xảy ra, cả team có họp kín vắng mặt trưởng nhóm để truy tìm nguyên nhân xem ai là thủ phạm thì kẻ đáng ngờ nhất lại chính là trưởng nhóm! Mọi người xúm lại bàn với nhau cách phòng tránh sếp nhỏ để làm sao “dĩ hòa vi quý” mà thông tin lại không sợ lọt ra ngoài, cuối cùng cũng thống nhất phương án là báo sếp lớn để có phương pháp phòng bị kịp thời.

Từ ngày chuyện Nam “ăn cây táo rào cây sung” đến tai sếp lớn, mọi hành vi của anh ta đều lọt vào tầm ngắm của sếp, Nam lấy làm bực mình khi không được tự tung tự tác như ngày xưa, giờ giấc cũng bị quản chặt, giờ hành chính đi đâu cũng phải báo cáo, tệ nhất là sếp lớn bắt Nam phải làm báo cáo công việc cụ thể của từng người và gửi mail cho sếp theo tuần, căn cứ vào đó để quy trách nhiệm cho từng người.

Từ ngày bị quản chặt, Nam lấy làm bức xúc, cứ kêu than với đàn em là “lương lậu thế này thì sống làm sao?” trong khi trước đó thì thoắt cái chạy ra ngoài đến đầu giờ chiều mới về, chẳng bao giờ nhắc đến chuyện lương lậu.

Cứ hậm hực, ức chế đến một tháng như thế thì Nam vẫn không chịu bó tay, lôi ngay “tay trong” của sếp lớn ra tỉ tê chuyện “cá kiếm” bên ngoài, mang ý tưởng của công ty đem bán cho công ty đối thủ để kiếm lời cá nhân.

Câu chuyện đã đến tai sếp lớn. Sếp gọi Nam vào văn phòng trao đổi, lát sau thấy anh ta đi ra với vẻ mặt rất tức tối, không quên ném cho “tay trong” của sếp một cái nhìn tóe lửa vì tội “hớt lẻo” rồi thu xếp đồ đạc phừng phừng khí thế nghỉ việc.

Công ty ngay lập tức tuyển người thay vị trí của Nam, cũng là một người từng biết Nam trước đây và cũng có xích mích với Nam từ trước. Mọi người trong công ty có hỏi han về quá khứ của Nam thì trưởng nhóm mới không nói, chỉ cười cười và hỏi: “Thế cậu ta đã rủ mọi người đánh quả lẻ bên ngoài chưa? Cứ "ăn cây táo rào cây sung" thế thì ai mà dám nhận chứ!”.

Ăn cây nào rào cây ấy có nghĩa là gì?

Ăn cây nào rào cây ấy nghĩa là hưởng quyền lợi bổng lộc ở nơi nào thì cố trách nhiệm làm việc, vun đắp và bảo vệ ở nơi đó. Ví dụ: “Ăn cây nào rào cây ấy, chúng em bàn với nhau, hay là cứ đến gặp bác đội trưởng nói thật cả ra rồi để tùy bác cư xử... chúng em thật thà, chỉ biết bụng tin ở nơi rốn".

Chủ Đề