Anh đi anh nhớ quê nhà gợi cho người đọc tình cảm gì

Những câu hỏi liên quan

. Đọc-hiểu[4,0điểm]: Đọc bài ca dao sau:

                           “ Anh đi anh nhớ quê nhà,

                         Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.

                             Nhớ ai dãi nắng dầm sương,

                         Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao”

                                                   [Trích“Ca dao Việt Nam”]

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1[0,5điểm]: Xác định thể thơ được sử dụng trong bài ca dao?

Câu 2[0,5điểm]: Bài ca dao đề cập đến nội dung gì?

Câu 3[0,5điểm]: Đại từ phiếm chỉ “Ai” là để chỉ ai?

Câu 4[0,75điểm]: Nhân vật trữ tình “Anh” đã gửi gắm tâm sự gì trong bài ca dao?

Câu 5[0,75điểm]: Những hình ảnh như “canh rau muống”, “cà dầm tương”, “dãi nắng”,“dầm sương”, “tát nước” gợi nhắc về một cuộc sống như thế nào của người dân xưa?

Câu 6[1,0điểm]: Bài học sâu sắc nhất mà anh/chị rút ra được từ bài ca dao trên? Vì sao? 

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

chỉ ra nội dung và nghệ thuật của bài ca dao:

anh đi anh nhớ quê nhà

nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương

nhớ ai dãi nắng dầm sương

nhớ ai tát nước bên đường hôm nao

Các câu hỏi tương tự

Bài làm

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, ca dao dân ca là một phần không thể thiếu của người dân lao động. Nó thể hiện những tình cảm thiêng liêng, tâm tư tình cảm của người dân lao động trong thời phong kiến.

Bài ca dao “Anh đi anh nhớ quê nhà” thể hiện tình cảm của người con trai khi đi xa nhưng trong lòng luôn nhớ về người thương về quê hương yêu dấu của mình bằng cả tấm lòng. Người con trai cảm thấy nhớ về người phụ nữ của mình bằng cả trái tim yêu thương, nhớ tới món ăn giản dị, mộc mạc với tấm lòng yêu thương tha thiết.

Nó thể hiện cho tình cảm yêu thương, tình nghĩa vợ chồng mặn nồng, giản dị nhưng ấm áp:

Anh đi anh nhớ quê nhà, Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương. Nhớ ai dãi nắng dầm sương,

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao

Bài ca dao có nhiều ý kiến khác nhau bởi có người cho rằng đây là một lời tỏ tình của một chàng trai đi xa quê hương và nó lên tình cảm của mình với người con gái mình đã thầm thương trộm nhớ. Nhưng cũng có nhiều ý kiến cho rằng đây là một bài thơ của người chồng khi đi xa nhớ về người vợ thân thương của mình.

Phân tích bài ca dao Anh đi anh nhớ quê nhà…

Trong hai câu đầu của bài ca dao thể hiện tình cảm của người đàn ông xa quê dành tình cảm thắm thiết, mặn nồng của mình dành cho quê hương. Một quê hương sinh ra và lớn lên của người con trai, nơi chôn rau cắt rốn, nơi gắn bó những kỷ niệm tuổi thơ, nơi có những điều vui buồn của người đàn ông.

Anh đi anh nhớ quê nhà,
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.

Người con trai đi xa trong tâm trạng nhớ quê hương của mình. Anh ta liền nhớ tới những món ăn vô cùng giản dị mộc mạc thể hiện bản sắc quê hương của mình. Những người dân ở vùng nông thôn miền Bắc ai cũng biết tới món rau muống, tương cà, đây là món ăn vô cùng quen thuộc thể hiện sự giản dị của những người lao động.

Một món ăn giản dị bình dân nhưng có sự chân thành, dù nghèo khó nhưng thể hiện tình cảm ấm áp còn ngon hơn cả cao lương mỹ vị, nó khiến cho người con trai khi đi xa không thể nào quên được sự giản dị thân thương đó.

Chính món ăn mộc mạc chính là kỷ niệm ngọt ngào thân thương nhất nó đã trở thành hồi ức vô cùng ngọt ngào ăn sâu vào tiềm thức của người con trai. Dù ở đâu, đi đâu thì những món ăn giản dị của quê hương cũng không bao giờ phai mờ trong lòng người con trai

Người con trai chỉ nhớ những điều vô cùng giản dị, mộc mạc, gần gũi với tuổi thơ của người đàn ông, thể hiện một tâm hồn giản dị, mộc mạc của người đàn ông, không tham vinh hoa phú quý mà chỉ nhớ những kỷ niệm thể hiện sự gắn bó ấm áp giữa tình cảm gia đình mộc mạc.

Thể hiện tình cảm của người đàn ông thủy chung son sắc, không một dạ hai lòng không phải người tham phú phụ bần, mà luôn nhớ những gì giản dị, mộc mạc, thể hiện sự sâu sắc trong tình cảm của người con trai dành cho cô gái của mình.

Trong hai câu ca dao tiếp theo người con trai đã chuyển hướng nỗi nhớ nhung của mình từ việc nhớ quê hương sang nhớ người con gái của mình thương yêu. Hình ảnh cô con gái hiện ra vô cùng giản dị mộc mạc, vô cùng gợi cảm, thể hiện tình cảm sâu sắc của người đàn ông.

Nhớ ai dãi nắng dầm sương,
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.

Trong hai câu ca dao này điệp từ “Nhớ ai” được người xưa sử dụng nhằm nhấn mạnh nỗi nhớ trong lòng của người con trai xa xứ, luôn nhớ về quê hương và người con gái của mình.
Nó chính là tấm lòng, sự chân thành của người con trai dành cho người phụ nữ của đời mình, người mà anh đã trao trọn cái trái tim.

Hình ảnh người con gái nơi quê nhà sớm khuya tần tảo, mưa nắng, quanh năm lam lũ bán mặt cho trời bán lưng cho đất thể hiện tình cảm người con trai nhớ tới người con gái của mình không phải một tiểu thư lá ngọc cành vàng hay một cô gái có vẻ đẹp trong trắng tinh khiết như ngọc nữ, mà là một cô gái tần tảo mưa nắng.

Sự vất vả lam lũ của người con gái lại là điều khiến người con trai vô cùng day dứt, nhớ da diết không thể nào quên dù có ở nơi đâu đi chăng nữa thì hình ảnh cô gái vẫn chiếm trọn trái tim người con trai.

Điều này cho thấy người con trai là người vô cùng thủy chung trước sau như một, tình yêu người con trai dành cho người phụ nữ của mình là sự chân thành, mộc mạc không hề nhìn theo những điều hào nhoáng ngoại, mang vẻ bên ngoài.

Anh chỉ yêu tâm hồn của cô gái, nhớ những cảnh cô gái làm việc, lao động miệt mài hình ảnh làm cho chàng trai da diết nhớ, vô cùng xúc động không thể nào quên được dù có đi đâu ở đâu.

Bài ca dao thể hiện nỗi nhớ của người con trai khi phải rời xa quê hương của mình xa những người yêu thương nhất của cuộc đời mình, xa người con gái gắn bó thủy chung với anh.

Bài ca dao thể hiện một giọng thơ bồi hồi xao xuyến thể hiện nhớ nhung, của người con trai khi xa quê hương và ngồi nhớ lại quê hương, nhớ lại người con gái đang chờ đợi minh nơi quê nha bằng tình cảm thân thương, mộc mạc nhất. Bài ca dao khiến cho người đọc cảm thấy bồi hồi, bởi tình cảm chân thành của người đàn ông dành cho cô gái của mình.

Thảo Nguyên

Văn mẫu lớp 7: Phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao: “Anh đi anh nhớ quê nhà… Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao” gồm nhiều bài văn mẫu, dàn bài hay giúp các em học sinh và phụ huynh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Nêu cảm nghĩ về bài ca dao: “Anh đi anh nhớ quê nhà… Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao”

  • Cảm nghĩ về bài ca dao: “Anh đi anh nhớ quê nhà… Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao” mẫu 1
  • Cảm nghĩ về bài ca dao: “Anh đi anh nhớ quê nhà… Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao” mẫu 2

Cảm nghĩ về bài ca dao: “Anh đi anh nhớ quê nhà… Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao” mẫu 1

Người Việt cổ không chỉ biết làm lụng quanh gốc khoai bờ lúa, nay cấy mai gặt mà còn biết làm thơ, thi hứng mỗi lúc mỗi nơi để làm nên những câu ca dao chan chứa tình người Việt. Có thể nói cho đến bây giờ những câu ca dao, bài ca dao của ông cha vẫn còn nguyên giá trị, hễ là người Việt Nam thì phải thuộc lòng vài ba bài ca dao. Trong kho tàng ca dao Việt Nam Nhớ quê nhà là một bài ca dao hay.

Nhân vật trữ tình ở đây xưng “anh” và hành động đi rồi nhớ quê nhà. Người con trai ở đây đi xa không ở nhà. Trước hoàn cảnh ấy, anh nhớ đến quê nhà của mình, anh nhớ những điệu mộc mạc giản dị mà quen thuộc và thân thương. Đó là canh rau muống thanh đạm buổi trưa hè và vài ba miếng cà dầm tương được làm bởi bàn tay khéo léo của người phụ nữ thôn quê. Đó là bàn tay một người vợ đảm đang:

Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương

Không chỉ nhớ bữa cơm giản dị đạm bạc nhưng thắm tình vợ chồng ấy người con trai còn nhớ đến hình dáng của người vợ đảm đang của mình. Người con gái ấy không chỉ đảm đang việc nhà mà lo việc đồng áng cũng vô cùng chăm chỉ và cần mẫn:

Nhớ ai dãi nắng dầm sương

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nào

Điệp từ “nhớ ai” thể hiện nỗi nhớ vợ của người con trai, trong nỗi nhớ ấy ta còn thấy được cả một sự thương yêu lớn. Dù đi xa nhưng người con trai như hình dung được biết bao nhiêu vất vả trút xuống người vợ của mình.

Nhà thơ Chế Lan Viên thật triết lí khi đúc kết ra một quy luật của đời sống tâm hồn con người: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn”. Ở đây cũng vậy, người con trai dù đi xa nhưng vẫn nhớ về mảnh đất quê hương với những điều bình dị đã nuôi lớn anh và sau đó là nỗi nhớ người thương của mình.

Cảm nghĩ về bài ca dao: “Anh đi anh nhớ quê nhà… Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao” mẫu 2

Ca dao tục ngữ là một kho tàng vô cùng phong phú thể hiện đời sống nội tâm của người dân lao động của nước ta từ thời xa xưa. Nó chính là nỗi niềm, là nơi gửi gắm tâm tư tình cảm của người dân ta thời xưa.

Bài ca dao “Anh đi anh nhớ quê nhà” thể hiện tình cảm của người con trai khi đi xa nhớ về người yêu ở quê hương, nhớ về người vợ hiền tần tảo, nhớ về những món ăn giản dị nhưng thấm đẫm tình nghĩa vợ chồng.

Anh đi anh nhớ quê nhà,

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.

Nhớ ai dãi nắng dầm sương,

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao

Bài ca dao này có nhiều ý kiến trái chiều, người thì cho rằng đây là lời tỏ tình của một chàng trai sắp đi xa quê hương của mình. Nên trước khi đi anh chàng mới đánh liều tỏ tình với cô gái mà mình thầm thương trộm nhớ đã lâu. Mỗi câu ca dao thể hiện cho tâm tư tình cảm của người con trai.

Nhưng cũng có nhiều ý kiến cho rằng, đây là lời tâm sự của một người chồng, một người yêu khi đã rời xa quê hương và nhớ về nơi mình sinh ra, lớn lên, nơi có người phụ nữ thân thương của cuộc đời mình.

Hai câu đầu của bài ca dao thể hiện tình cảm của người đàn ông với quê hương của mình. Một quê hương nơi chôn rau cắt rốn, nơi gắn bó biết bao kỷ niệm buồn vui của một thời tuổi trẻ.

Anh đi anh nhớ quê nhà,

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.

Người con trai đi xa nhớ về quê hương thân yêu của mình. Anh ta liền nhớ tới những món ăn giản dị, thể hiện bản sắc của quê hương anh. Ai đã từng ở nông thôn miền Bắc Việt Nam thì sẽ thấy món canh rau muống chua, ăn với cà pháo, chấm tương thì ngon như thế nào.

Một món ăn giản dị thể hiện sự mộc mạc chân thành, nghèo khó của vùng quê không có cao lương mỹ vị, không thịt cá hải sản, nhưng lại khiến cho người con trai không thể nào quên. Bởi món ăn đó chính là kỷ niệm ngọt ngào, về tuổi thơ lam lũ nghèo khổ.

Nó đã ăn sâu vào tiềm thức của người con trai. Dù người con trai này có đi đâu, ở đâu thì những món ăn quê hương dân tộc vẫn luôn là ngon nhất không sơn hào hải vị nào sánh bằng.

Người con trai chỉ nhớ những cái bình dị, gần gũi của tuổi thơ, thể hiện một tâm hồn mộc mạc, giản dị, chung thủy sắc son trước sau như một của người đàn ông khi đi xa quê hương xa người phụ nữ của mình.

Trong hai câu ca dao tiếp theo người con trai chuyển nỗi nhớ của mình sang người phụ nữ của cuộc đời mình. Hình ảnh người con gái đó hiện ra mộc mạc giản dị khiến người đọc vô cùng xúc động.

Nhớ ai dãi nắng dầm sương,

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.

Điệp từ “Nhớ ai” được người xưa sử dụng như nhấn mạnh nỗi nhớ trong lòng của người đàn ông khi xa xứ. Nó là tấm chân tình của người con trai dành cho người con gái mà mình đang yêu thương,

Hình ảnh người con gái tần tảo, sớm khuya mưa nắng, lam lũ vất vả lại khiến người con trai cảm thấy nhớ thương, đau lòng hơn là hình ảnh một cô gái xinh đẹp thanh khiết như băng thanh ngọc nữ. Người con trai không nhớ cô gái yêu kiều, thục nữ lá ngọc cành vàng không ai với tới được. Mà anh nhớ người con gái lam lũ tần tảo nắng mưa của mình.

Điều này cho người đọc cảm nhận anh là người vô cùng chung thủy trước sau như một chỉ yêu sự giản dị, mộc mạc mà không hề hướng tới sự hào nhoáng bên ngoài. Anh chỉ yêu tâm hồn thánh thiện bên trong người con gái mà thôi.

Hình ảnh cô gái tát nước, cảnh lao động miệt mài là hình ảnh người con trai vô cùng xúc động. Nó làm cho chàng trai say đắm không thể nào quên.

Bài ca dao thể hiện nỗi nhớ của người con trai khi xa quê hương, xa người thương của mình. Với một giọng thơ bồi hồi, xao xuyến, thể hiện sự bâng khuâng của người con trai khi nhung da diết. Bài ca dao mộc mạc giản dị khiến người đọc cảm thấy vô cùng xúc động.

Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài văn mẫu Phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao: “Anh đi anh nhớ quê nhà… Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao” cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 7 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 7 và biết cách soạn bài lớp 7 các bài trong sách Văn tập 1 và tập 2. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi học kì 2 lớp 7 mới nhất cũng sẽ được chúng tôi cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Video liên quan

Chủ Đề