Anh/chị cho rằng trong cuộc sống thất bại luôn là cái cớ để ta chần chừ không vì sao

Anh/ chị có cho rằng trong cuộc sống thất bại luôn “là cái cớ để ta chần chừ” không? Vì sao?


Đọc hiểu

1.

Phương pháp: căn cứ nội dung đoạn trích

Cách giải:

Thất bại như là một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân.

2.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:
    “Suy nghĩ tích cực về thất bại” có thể hiểu là khi thất bại không nản lòng, từ trong thất bại rút ra bài học, kinh nghiệm cho bản thân.

3.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

Tác dụng:

- Tăng sức thuyết phục đối với người đọc.

- Khẳng định không ai thành công phải không phải trải qua thất bại. Từ chính trong thất bại học đã vươn đến thành công.
4.

Phương pháp: phân tích,lí giải, tổng hợp

Cách giải: Anh/chị có thể lựa chọn trả lời đồng ý hoặc không và có lí giải phù hợp. Gợi ý:
- Đồng ý.

- Vì: Con người luôn mang trong mình tâm lí sợ hãi, bơi vậy khi gặp một lần thất bại sẽ không dám bước tiếp, lấy lí do để ngừng cuộc chơi. Chính điều đó sẽ khiến họ không bao giờ có thể vươn đến thành công.
 

                                                                                           Làm văn
*Phương pháp
: Sử dụng các thao tác lập luận để tạo lập một đoạn văn nghị luận (bàn luận, so sánh, tổng hợp,…)

*Cách giải:

a. Đảm bảo yêu cầu hình thức đoạn văn : Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo nhiều cách khác nhau.

b. Xác định vấn đề nghị luận

c. Triển khai vấn đề cần nghị luận: vận dụng kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, rút ra bài học nhận thức và hành động.
1. Giới thiệu vấn đề

2. Giải thích

- Thất bại: là hỏng việc, thua mất, là không đạt được kết quả, mục đích như dự định.

- Thành công: là đạt được kế hoạch mục tiêu mình đã đề ra ban đầu

=> Trong hành trình để đi đến thành công không tránh khỏi những vấp ngã, thất bại. Nhưng ta phải biết điều chỉnh từ chính những thất bại đó thì bản thân mới có thể thành công.

3. Bàn luận

- Thái độ trước thất bại:

+ Trước một sự việc không thành, con người cần có sự bình tĩnh để tìm hiểu nguyên nhân của sự thất bại.

+ Dám đối mặt để chấp nhận, không né tránh sự thật, cũngkhông  đổ lỗi hoàn toàn cho khách quan.
- Đứng lên từ thất bại

+ Biết đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã, không chán nản và lùi bước trước thất bại.

+ Biết rút ra bài học từ những thất bại đãqua  để tiếp tục thực hiện công việcvà  ước mơ của mình.

4. Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân.

- Phê phán những con người sống thụ động, tiêu cực, dễ đầu hàng số phận, khi thất bại thì luôn đổ thừa cho hoàn cảnh.
- Khó tránh thất bại trong  mỗi đời ngườivà  cũng nên hiểu rằng chính sự thất bại là một trong những điều kiện để đi đến thành công, “thất bại là mẹ thành công”.

- Phải biết cách chấp nhận sự thất bại để có thái độ sống tích cực. Không đắm chìm trong thất vọng nhưng cũng không được bất cần trước mọi sự việc, không để một sự thất bại nào đó lặp lại trong đời. Đó là bản lĩnh sống
*Phương pháp:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.
*Cách giải:

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận văn học : có đủ các phẩn, trong đó phẩn Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Trên cơ sở những hiểu biết về tác giả, tác phẩm cũng như cách hiểu về vẻ đẹp lãng mạn và tinh thần bi tráng, thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng phải bám sát vấn đề nghị luận và cần làm rõ một số ý cơ bản sau.
• Giới thiệu tác giả, tác phẩm, ý kiến

- Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca Cách mạng Việt Nam. Đường Cách mạng, đường thơ Tố Hữu gắn liền với các chặng đường của cách mạng Việt Nam.

- Tập thơ Việt Bắc là một trong những thành tựu xuất sắc của văn học những năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954). Tập thơ là tiếng ca hùng tráng, thiết tha về cuộc kháng chiến chống  Pháp xâm lược, phản  ánh những chặng đường  gian lao, anh dũng  và thắng lợi của dân tộc.

- Ý kiến “ “Việt Bắc” vừa là bản tình ca vừa là bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến”

• Phân tích hai đoạn trích

*Đoạn 1:

- Đoạn thơ là hình ảnh Việt Bắc thanh bình trong hồi tưởng của tác giả:

+ Hình ảnh so sánh “như nhớ người yêu” thể hiện sự gắn bó tha thiết trong tình cảm.

+ Những hình ảnh gợi cảm đầy thi vị: trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương, bản khói cùng sương, bếp lửa, rừng nứa, bờ tre... gợi nhớ những vẻ đe  p nên thơ rất riêng của miền rừng núi
*Đoạn 2:

- Đoạn thơ tái hiện khung cảnh Việt Bắc trong chiến đấu với không gian núi rừng rộng lớn; những hình ảnh hào hùng mạnh mẽ, sôi động, rung chuyển của núi rừng trước chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử - cả nước cùng ra trận chiến cuối cùng này.
- Tính chất của cuộc chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện hiện diện rất đậm nét:

+Những đoàn quân chủ lực hành quân nối tiếp vô tận ra mặt trận với khí thế khẩn trương, đông đảo trùng trùng điệp điệp với ý chí quyết tâm cao độ của những người lính. Lý tưởng sống cao đẹp như thăng hoa, bay bổng giữa không gian rừng đêm Ánh sao đầu mũ bạn cùng mũ nan. +Những đoàn dân công tiếp lương tải đạn suốt ngày đêm, nối tiếp bước chân của những đội quân chủ lực vào mặt trận với khí thế hừng hực, ý chí quyết tâm mạnh mẽ, không gì lay chuyển được Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.

• Nhận xét nội dung thơ trữ tình – chính trị của Tố Hữu

- Thơ trữ tình – chính trị của Tố Hữu thường đề cập đến những vấn đề lớn, có ý nghĩa đối với cộng đồng, dân tộc - Tình cảm được đề cập đến trong những vần thơ này là tình cảm lớn: tình yêu lí tưởng, tình yêu đất nước,…

- Giọng thơ mang tính tâm tình, tự nhiên, đằm thắm, chân thành

• Tổng kết

Giải chi tiết đề thi kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2019 - 2020 trường THPT Phan Đình Phùng với cách giải nhanh và chú ý quan trọng

Đề bài

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂK LĂK

TRƯỜNG THPT PHAN ĐÌNH PHÙNG

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2019 – 2020

MÔN: NGỮ VĂN 11

Thời gian làm bài: 90 phút

PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích dưới đây:

Bạn không nên để thất bại ngăn mình tiến về phía trước. Hãy suy nghĩ tích cực về thất bại và rút ra kinh nghiệm. Thực tế những người thành công luôn dùng thất bại như là một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân. Họ có thể nghi ngờ phương pháp làm việc đã dẫn họ đến thất bại nhưng không bao giờ nghi ngờ khả năng của chính mình.

Tôi xin chia sẻ với các bạn về câu chuyện về những người đã tìm cách rút kinh nghiệm từ thất bại của mình để đạt được những thành quả to lớn trong cuộc đời.

Thomas Edison đã thất bại gần 10.000 lần trước khi phát minh thành công bóng đèn điện, J.K.Rowling, tác giả của “Harry Poter”, đã bị hơn 10 nhà xuất bản từ chối bản thảo tập 1 của bộ sách. Giờ đây, bộ tiểu thuyết này của bà trở nên vô cùng nối tiếng và đã được chuyển thể thành loạt phim rất ăn khách. Ngôi sao điện ảnh Thành Long đã không thành công trong lần đóng phim đầu tiên ở Hollywood. Thực tế bộ phim Hollywood đầu tay của anh, thất vọng lắm chứ, nhưng điều đó cũng đâu ngăn được anh vùng lên với những phim cực kì ăn khách sau đó như “Giờ cao điểm” hay “Hiệp sĩ Thượng Hải”.

Thất bại không phải cái cớ để ta chần chừ. Ngược lại nó phải là động lực tiếp thêm sức mạnh để ta vươn tới thành công.

(Trích Tại sao lại chần chừ?, Tác giả Teo Aik Cher, Người dịch: Cao Xuân Việt Khương, An Bình)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

Câu 2: Theo tác giả, thất bại mang tác dụng gì?

Câu 3: Việc tác giả trích dẫn câu chuyện của Thomas Edison, J.K.Rowling, Ngôi sao điện ảnh Thành Long có tác dụng gì?

Câu 4: Anh/chị có cho rằng trong cuộc sống, thất bại luôn “là cái cớ để ta chần chừ” không? Vì sao?

PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

          Từ nội dung ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến: Cần chấp nhận sự thất bại để được thành công trong cuộc sống.

Câu 2 (5,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể hiện trong đoạn thơ sau:

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim

Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải với trăm nơi

Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.

( Trích Từ ấy, Tố Hữu, Ngữ văn 11, NXB Giáo dục, 2019)

Lời giải chi tiết

Phần I. Đọc hiểu

1.

* Phương pháp: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học: Miêu tả, biểu cảm, tự sự, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ.

* Cách giải:

- Phương thức biểu đạt: nghị luận

2.

* Phương pháp: phân tích, tổng hợp

* Cách giải

- Theo tác giả, chúng ta nên suy nghĩ tích cực về thất bại và rút ra kinh nghiệm. Thất bại như một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân.

3.

* Phương pháp: phân tích, tổng hợp

* Cách giải:

- Tăng sức thuyết phục đối với người đọc

- Khẳng định không ai thành công mà không phải trải qua thất bại. Từ chính trong thất bại họ đã vươn đến thành công.

4.

* Phương pháp: Phân tích, tổng hợp

* Cách giải:
- Anh/chị có thể lựa chọn trả lời đồng ý hoặc không và có lí giải phù hợp.

Gợi ý:

- Đồng ý.

- Vì: Con người luôn mang trong mình tâm lí sợ hãi, bơi vậy khi gặp một lần thất bại sẽ không dám bước tiếp, lấy lí do để ngừng cuộc chơi. Chính điều đó sẽ khiến họ không bao giờ có thể vươn đến thành công.

Phần II. Làm văn

Câu 1:

* Phương pháp: Phân tích, tổng hợp

* Gợi ý:

– Giải thích: Thất bại: là 1 thời điểm mà người ta chưa thể thực hiện được những mục tiêu mà mình đề ra, là những vấp ngã, khiến ta cảm thấy dễ dáng chán nản và mệt mỏi. Vấn đề nêu ra: cách ứng xử, thái độ của bản thân cần chấp nhận sự thất bại như thế nào để thành công trong cuộc sống.

– Bình luận: bản thân cần chấp nhận sự thất bại như thế nào để thành công trong cuộc sống.

+ Cần nhận thức rõ: Thất bại chỉ là khoảnh khắc, là câu chuyện của một thời điểm; Con đường đi đến thành cong là con đường đi xuyên qua sự thất bại.

+ Thừa nhận và đối diện với thất bại. Chính nhờ thất bại mà con người tích lũy được kinh nghiệm, mài sắc được ý chí và nghị lực.

+ Kiểm điểm và nhìn nhận, đánh giá lại bản thân mình: Đánh giá lại năng lực, những kinh nghiệm mình đã gặt hái được.

+ Tìm kiếm một hướng đi mới hoặc tiếp tục cuộc hành trình.

– Bài học, liên hệ:

+  Vấn đề nêu ra đã thể hiện lối sống lành mạnh tiến về phía trước. Thế hệ trẻ hiện nay rất ít chịu đựng được thất bại và vượt qua thất bại, hoặc bỏ cuộc, hoặc lảng tránh,..

+ Thất bại và thành công không đối lập với nhau. Thất bại là thành công bị trì hoãn. Chấp nhận thất bại là một cách, thậm chí là cách duy nhất để kiến tạo thành công.

Câu 2:

* Phương pháp:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

* Cách giải:

Yêu cầu hình thức:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung:

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Tố Hữu:

- Giới thiệu chung về tác phẩm Từ ấy

2. Thân bài

a. Khổ 1: Niềm vui sướng, xúc động của nhà thơ khi giác ngộ lí tưởng cách mạng

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lát

Rất đậm hương và rộn tiếng chim

- Hai câu đầu được viết theo bút pháp tự sự, nhà thơ kể lại một kỉ niệm không quên của đời mình. Từ ấy là cái mốc thời gian có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời cách mạng và đời thơ của Tố Hữu, khi đó nhà thơ mới 18 tuổi, đang hoạt động tích cực trong phong trào thanh niên, được giác ngộ lí tưởng cộng sản, được kết nạp vào Đảng.

- Nghệ thuật ẩn dụ: “nắng hạ”, “mặt trời chân lí”, “chói qua tim”, Tố Hữu khẳng định lí tưởng cộng sản như một nguồn sáng mới làm bừng sáng tâm hồn nhà thơ. Nguồn sáng ấy không phải là ánh sáng nhẹ hay ánh xuân dịu dàng, mà là ánh sáng rực rỡ của một ngày nắng hạ.

- “Mặt trời chân lí”: lí tưởng cách mạng như nguồn sáng mới làm bừng sáng tâm hồn nhà thơ, xua tan đi không khí lạnh lẽo, u ám đang bao trùm lên tâm trạng của người dân mất nước. Ánh sáng ấy không phải thứ ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo, tinh khôi mà là ánh sáng rực rỡ của một ngày nắng hạ.

Hồn tôi là một vườn hoa lát

Rất đậm hương và rộn tiếng chim

- Nghệ thuật so sánh

=> Diễn tả niềm vui sướng tột cùng của người thanh niên yêu nước khi tìm thấy lẽ sống đúng đắn của cuộc đời mình. Tố Hữu sung sướng đón nhận lí tưởng như cỏ cây đón ánh sáng mặt trời, chính lí tưởng cộng sản đã làm cho tâm hồn con người tràn đầy sức sống và niềm yêu đời, làm cho cuộc sống con người có ý nghĩa hơn. Cách mạng cũng đã khơi dậy một sức sống mới, đem lại một cảm hứng sáng tạo mới cho hồn thơ.

b. Khổ 2: Những nhận thức mới về lẽ sống của nhà thơ

Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải với trăm nơi

Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời

- Khi được giác ngộ lí tưởng cách mạng, Tố Hữu đã khẳng định quan niệm mới về lẽ sống là sự gắn bó hài hòa giữa “cái tôi cá nhân” và “cái ta chung” của mọi người.

- “Buộc”, “trang trải”: thể hiện ý thức tự nguyện sâu sắc và quyết tâm cao độ của Tố Hữu muốn vượt qua giới hạn của “cái tôi” cá nhân để sống chan hòa với mọi người, đồng cảm sâu xa với hoàn cảnh của từng con người cụ thể.

- Hình ảnh ẩn dụ “khối đời”: Khi “cái tôi” chan hòa trong “cái ta”, khi cá nhân hòa mình vào tập thể cùng lí tưởng thì sức mạnh sẽ được nhân lên gấp bội. Tố Hữu đã đặt minh giữa dòng đời và trong môi trường rộng lớn của quần chúng lao khổ, ở đấy Tố Hữu đã tìm thấy niềm vui và sức mạnh mới không chỉ bằng nhận thức mà còn bằng tình cảm yêu mến, bằng sự giao cảm của những trái tim.

3. Kết luận

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Ngữ Văn 11 - Xem ngay