Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung của hai câu thơ sau

Trốn khỏi tay Hoạn Thư, Kiều lại rơi vào tay Bạc Bà, Bạc Hạnh. Lần thứ hai Kiều bị đẩy vào chốn thanh lâu. Ít lâu sau Kiều may mắn gặp Từ Hải. “ Tấm lòng nhi nữ cũng xiêu anh hùng” Từ Hải chuộc Kiều ra khỏi lầu xanh, cưới nàng làm vợ.

Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung của hai câu thơ sau

Đoạn thơ dài 48 câu trích trong Truyện Kiều từ câu 2165 đến câu 2212. Ở đây đã cắt đi 12 câu [2183 - 2194] chỉ còn lại 36 câu.

Đoạn thơ ghi lại cuộc tri ngộ và tình duyên giữa Kiều với Từ Hải đầy màu sắc lãng mạn, ca ngợi Từ Hải, một anh hùng phi thường, một tài tử đa tình và hào hiệp.

Từ Hải, một anh hùng đích thực:

Một tung tích bí mật: “khách biên đình", nơi biên ải xa xôi..., đến găp Kiều giữa mùa trăng đẹp "gió mát trăng thanh”. “Bỗng đâu”  bất ngờ, ngạc nhiên, với Kiều, đây không phải là một khách làng chơi tầm thường.

Võ nghệ xuất chúng, có tài thao lược, Từ Hải là một anh hùng đích thực:

Đường đường một đấng anh hào,

Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài.

Câu 1 :

- Thể thơ : Lục bát.

Câu 2 :

- Những từ ngữ, hình ảnh miêu tả nhân vật em khi đi tỉnh về : Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng , áo cài khuy bấm , yếm lụa sồi , cái dây lưng đũi , cái áo tứ thân , cái khăn mỏ quạ , cái quần nải đen , chân quê , đi tỉnh về , hương đồng gió nội bay.

Câu 3 : 

- Biện pháp nghệ thuật : Câu hỏi tu từ 

- Tác dụng :

+ Làm cho câu văn trở nên sinh động , hấp dẫn , tăng sức thuyết phục.

+ Nhấn mạnh sự thay đổi ở cách ăn mặc của cô gái làm mất đi cái mộc mạc , giản dị của chốn quê .

+ Thái độ nuối tiếc , trách móc trước sự thay đổi của cô gái ấy.

Câu 4 :

- Tâm sự : Mỗi con người đều có nguồn cội , vùng quê . Mỗi nơi có những nét văn hóa , bản sắc dân tộc riêng , chúng ta phải biết trân trọng , tôn trọng và sống sao cho phù hợp với phong tục , vẻ đẹp mộc mạc , đằm thắm của quê hương mình.

1, Thể thơ lục bát

2, Trang phục của người phụ nữ quê ngày xưa bao gồm: yếm lụa, dây lưng đũi nhuộm, áo tứ thân, khăn mỏ quạ, quần nái đen

3.Hai câu thơ này có nghĩa là tôn vinh những giá trị gốc gác, quê hương, môi trường sống mà chính mình sinh ra và mong muốn mãi mãi giữ gìn được những nét đẹp truyền thống văn hóa trong lối sống

4, Mong muốn này có nghĩa là muốn người yêu của mình có thể mãi mãi giữ gìn được những nét đẹp truyền thống của quê hương trong ăn mặc, lời nói, lối sống.

Đề bài:

I. ĐỌC HIỂU [3,0 điểm]

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

CHÂN QUÊ

''Hôm qua em đi tỉnh về

 Đợi em ở mãi con đê đầu làng

 Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng

 Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!

 Nào đâu cái yếm lụa sồi?

 Cái dây lưng chũi nhuộm hồi sang xuân?

 Nào đâu cái áo tứ thân?

 Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?

 Nói ra sợ mất lòng em

 Van em em hãy giữ nguyên quê mùa

 Như hôm em đi lễ chùa

 Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh.

 Hoa chanh nở giữa vườn chanh

 Thầy u mình với chúng mình chân quê

 Hôm qua em đi tỉnh về

 Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.''

[Dẫn theo Nguyễn Bính - Thơ và đời, NXB Văn học]

Câu 1 [0,5 điểm]. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích là gì?

Câu 2 [0,75 điểm]. Xác định và nêu hiệu quả biểu đạt của hai biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong các câu thơ sau:

''Nào đâu cái yếm lụa sồi?

 Cái dây lưng chũi nhuộm hồi sang xuân?

 Nào đâu cái áo tứ thân?

 Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?''

Câu 3 [0,75 điểm]. Anh/chị có đồng tình với quan điểm của nhân vật trữ tình trong những câu thơ sau không? Vì sao? [Trả lời trong khoảng 5-7 dòng]

''Nói ra sợ mất lòng em

 Van em em hãy giữ nguyên quê mùa

 Như hôm em đi lễ chùa

 Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh.''

Câu 4 [1,0 điểm]. Từ bài thơ, nêu suy nghĩ của anh/chị về việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.

II. LÀM VĂN [7,0 điểm]

Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Ngô Tử Văn trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên [Trích Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ].

Lời giải chi tiết:

I. ĐỌC HIỂU [3,0 điểm]

1. 

Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

2. 

Biện pháp nghệ thuật: câu hỏi tu từ, liệt kê, điệp ngữ "Nào đâu"

- Tác dụng: Góp phần thể hiện tâm trạng nhân vật trữ tình: bất ngờ, ngỡ ngàng, xót xa và tiếc nuối trước sự thay đổi cách ăn mặc của người con gái mình yêu.

3.

- Có thể đồng tình hoặc phản đối nhưng phải có lí giải hợp lí. 

- Nội dung câu trả lời phải thể hiện sự trân trọng với cách nói ý tứ, tế nhị và tình yêu tha thiết, chân thành, mộc mạc của chàng trai dành cho người mình yêu và sự trân trọng, giữ gìn truyền thống cha ông.

4. 

- Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hoá riêng. Đó là sự kết tinh những giá trị văn hoá cơ bản, cốt lõi của dân tộc đã được thử thách qua năm tháng.

- Tuy nhiên giữ gìn bản sắc văn hoá không đồng nghĩa với từ chối tiếp nhận văn hoá của dân tộc khác.

- Muốn giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, cần phải có bản lĩnh văn hoá, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nước ngoài và phát huy những giá trị văn hoá của dân tộc.

II. LÀM VĂN [ 7,0 điểm]

a. Giới thiệu chung:

- Tác giả Nguyễn Dữ là ‘cây đại thụ của văn học Việt Nam thế kỉ XVI

- Giới thiệu về Truyền kì mạn lục

+ Được xem là ‘áng thiên cổ kì bút’ trong nền văn học nước nhà, ghi chép những câu chuyện kì lạ trong dân gian.

- Giới thiệu về Chuyện chức phán sự đền Tản Viên và hình tượng nhân vật Ngô Tử Văn.

b. Hình tượng Ngô Tử Văn

- Trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên tính cách nhân vật Ngô Tử Văn được khắc họa thông qua lời giới thiệu của tác giả và việc kể lại các hành động của nhân vật. Người đọc nhận ra phẩm chất khảng khái, cứng cỏi, giàu tinh thần dân tộc ở chàng.

b1. Phẩm chất cương trực, khảng khái, giàu tinh thần dân tộc

- Nhân vật Ngô Tử Văn xuất hiện qua lời giới thiệu trực tiếp và ngắn gọn của người kể chuyện về tên tuổi, quê quán, tính tình và phẩm chất.

- Ngô Tử Văn được miêu tả là người ‘nóng nảy, khẳng khái, thấy sự gian tà thì không chịu được’ đến mức ‘cả vùng Bắc vẫn khen anh là người cương trực’.

=> Lời giới thiệu ngắn gọn, có giọng điệu ngợi khen tạo cảm giác chân thực cho tác phẩm và có vai trò định hướng cho người đọc về tính cách nhân vật.

- Tính cách khảng khái, cương trực của Tử Văn được thể hiện rõ nét nhất qua hành động đốt đền tên Bách hộ họ Thôi [Lý do đốt đền; trước khi đốt đền Tử Văn ‘rất tức giận, một hôm tắm gội sạch sẽ, khấn trời rồi châm lửa đốt đền’; sau khi đốt đền Tử Văn, ‘vung tay không sợ gì cả’; ý nghĩa của hành động đốt đền…].

=> Hành động đốt đền của Tử Văn đã khẳng định tính cách khẳng khái, chính trực, căm ghét sự gian tà và thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ qua việc diệt trừ hồn ma tướng giặc, bảo vệ thổ thần nước Việt, người từng có công giúp Lý Nam Đế chống giặc ngoại xâm.

- Cuộc đấu tranh với hồn ma tên tướng giặc.

- Bản lĩnh của Tử Văn còn được thể hiện rõ nét qua cuộc trò chuyện với thổ công.

=> Tử Văn đã dám làm những việc mà đến cả thánh thần cũng không làm được, hành động vượt qua sự tưởng tượng của người thường, thể hiện tính cách cương trực, thẳng thắn, trọng nghĩa khí, bất bình và dám đấu tranh trước mọi phi lí ở đời.

b2. Sự dũng cảm, tinh thần đấu tranh không khoan nhượng với cái ác

- Một lần nữa, thủ pháp tương phản đối lập lại được nhà văn sử dụng để miêu tả cuộc đấu tranh của Tử Văn dưới âm ty với hồn ma tướng giặc, qua đó mài sắc thêm bản lĩnh cương trực, thẳng thắn của nhân vật.

=> Qua cuộc chiến chốn công đường, Tử Văn một lần nữa khẳng định tính cách bộc trực, khảng khái, quyết tâm đấu tranh đến cùng vì chính nghĩa, không nao núng trước khó khăn. Từng bước Ngô Tử Văn đánh lui tất cả sự phản công, kháng cự của kẻ thù, đánh gục hoàn toàn tên tướng giặc. Kết quả, Tử Văn giành chiến thắng, nhận chức phán sự đền Tản Viên. Chiến thắng của Tử Văn đã trừng trị thích đáng hồn ma tướng giặc, làm sáng tỏ nỗi oan khuất, bảo vệ thổ thần nước Việt, giải trừ tai họa cho nhân dân.

b3. Chi tiết kì ảo ở cuối tác phẩm: Tử Văn nhận chức phán sự đền Tản Viên

- Phần thưởng xứng đáng cho những đấu tranh không khoan nhượng của Tử Văn với cái ác.

- Tạo ra một kết thúc có hậu rất quen thuộc trong văn học dân gian. Đây là lời khẳng định niềm tin của Nguyễn Dữ về sự chiến thắng của chính nghĩa trước cái phi nghĩa. Tử Văn đại diện cho chính nghĩa, thể hiện quan niệm của dân gian cái thiện tất thắng cái ác, những con người dũng cảm luôn chiến thắng mọi gian tà trong xã hội.

- Bộc lộ niềm tin và ước mơ của nhân dân và tác giả về xã hội công bằng, về sự chiến thắng của chính nghĩa trong xã hội. Đó là giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.

c. Nhận xét đánh giá: Nghệ thuật miêu tả nhân vật :

+ Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố thực và ảo tạo nên câu chuyện đầy li kì với sự xuất hiện của hồn ma, thế giới âm cung, những sự việc khác thường [nhân vật chết đi sống lại]. Nguyễn Dữ đã lấy cái kì để nói cái thực, dùng chuyện xưa nói chuyện nay, tạo nên giá trị muôn đời cho tác phẩm.

+ Nhân vật có tính cách riêng và được khắc họa qua nhiều mối quan hệ tạo tính chân thật sâu sắc cho hình tượng nhân vật.

+ Cốt truyện được xây dựng đầy kịch tính: có thắt nút [Tử Văn đốt đền], có phát triển, có cao trào và giai đoạn cởi nút.

=> Sự hòa quyện của những đặc sắc nghệ thuật trên khiến cho ‘Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên’ trở thành tác phẩm tiêu biểu cho thể loại truyền kì trong văn học Việt Nam.

Bộ 4 đề thi HK1 môn Ngữ văn 11 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Bác Ái

[rule_3_plain]

Mời quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo tài liệu Bộ 4 đề thi HK1 môn Ngữ văn 11 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Bác Ái. Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 11 ôn tập hiệu quả và đạt điểm số cao trong kì thi sắp tới.

TRƯỜNG THPT BÁC ÁI

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN: NGỮ VĂN 11

NĂM HỌC: 2021-2022

[Thời gian làm bài: 90 phút]

ĐỀ SỐ 1

I. PHẦN ĐỌC HIỂU: [3,0 điểm]

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

Hôm qua em đi tỉnh về

Đợi em ở mãi con đê đầu làng

Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng

Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!

Nào đâu cái yếm lụa sồi?

Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?

Nào đâu cái áo tứ thân?

Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?

Nói ra sợ mất lòng em

Van em, em hãy giữ nguyên quê mùa

Như hôm em đi lễ chùa

Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh.

Hoa chanh nở giữa vườn chanh

Thầy u mình với chúng mình chân quê

Hôm qua em đi tỉnh về

Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.

[Chân quê – Nguyễn Bính]

Câu 1: Bài thơ viết theo thể thơ nào? Tác dụng của việc sử dụng thể thơ đó?  [1,0 điểm]

Câu 2: Phương thức biểu đạt của đoạn thơ ? [0,5 điểm]

Câu 3: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? [0,5 điểm]

Câu 4: Trong những câu thơ sau, nhà thơ sử dụng biện pháp tu từ gì? [1,0 điểm]

Nào đâu cái yếm lụa sồi? / Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân? / Nào đâu cái áo tứ thân? / Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?

II. PHẦN LÀM VĂN

Câu 1 [2 điểm] 

Từ bài thơ “Chân quê ” Nguyễn Bính, Anh/chị có suy nghĩ gì về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. [Viết khoảng 200 từ ]

Câu 2 [5,0 điểm]:

Phân tích vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.

—- HẾT —-

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. Phần đọc hiểu

1.

– Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát.

– Tác dụng:  Tạo được giọng điệu tâm tình, tha thiết, sâu lắng cho bài thơ và khắc họa thành công tâm trạng của nhân vật trữ tình: đợi chờ, xót xa, mong muốn người mình yêu hãy giữ vẻ đẹp chân quê, hồn quê đích thực.

2.

– Phương thức biểu đạt chính : biểu cảm [có thể thêm: tự sự, miêu tả].

3.

– Nhân vật trữ tình: nhân vật anh – chàng trai.

4.

– Biện pháp tu từ :

+ Liệt kê [ trang phục của cô gái ];

+ Câu hỏi tu từ [ 4 câu ] : “Nào đâu cái yếm…nái đen? ”;

+ Điệp ngữ : nào đâu.

II. Phần làm văn

1. Giới thiệu chung

– Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân, truyện ngắn “Chữ người tử tù” và nhân vật Huấn Cao.

2. Cảm nhận:

* Vẻ đẹp tài hoa:

– Nhân vật Huấn Cao được đánh giá là nhân vật đẹp nhất trong thế giới nhân vật của nguyễn Tuân và là nhân vật điển hình của văn học lãng mạn trước năm 1945

– Huấn Cao được giới thiệu gián tiếp qua cuộc đối thoại của quản ngục và thầy thơ lại, ông là một người nổi tiếng về nghệ thuật thư pháp: “Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm…”

– Chữ Huấn Cao đẹp bởi nó kết tụ tinh hoa, tâm huyết, hoài bão của người cầm bút nên quản ngục mới ước ao: “Có được chữ ông Huấn mà treo là có được vật báu trên đời” .

– Quản ngục phải tốn nhiều công sức để hi vọng xin được chữ Huấn Cao. Ông bất chấp luật lệ nhà tù biệt đãi Huấn Cao.

 – Nguyễn Tuân không chỉ ca ngợi gián tiếp mà còn ca ngợi trực tiếp vẻ đẹp tài hoa ấy của Huấn Cao trong cảnh cho chữ cuối cùng. Trước quản ngục và thầy thơ lại, Huấn Cao đúng là một nghệ sĩ thư pháp, ông dồn hết tâm huyết vào từng nét chữ: vuông vắn, tươi tắn, bay bổng, nói lên những hoài bão tung hoành của một đời người…

* Vẻ đẹp của khí phách hiên ngang, bất khuất :

 – Trước khi vào nhà lao, Huấn Cao là một trang anh hùng nghĩa hiệp, chọc trời khuấy nước.

– Khi vào nhà lao, Huấn cao vẫn hiên ngang, bất khuất, không run sợ trước cường quyền, bạo lực và cái chết [hành động lạnh lùng chúc mũi gông nặng trước mặt quân lính, thản nhiên nhận rượu thịt, thái độ khinh thường quản ngục…]

=> Hình tượng Huấn Cao tiêu biểu cho những anh hùng nghĩa liệt dựng cờ chống lại triều đình, tuy chí lớn không thành nhưng vẫn hiên ngang bất khuất, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng.

* Vẻ đẹp của thiên lương trong sáng:

 – Thiên lương là lòng tốt, tâm sáng. Nếu Huấn Cao chỉ có tài hoa, khí phách mà thiếu thiên lương thì Huấn cao chưa phải là nhân vật hoàn mĩ

– Thiên lương của Huấn Cao được thể hiện ở tính cách thẳng thắn, trọng nghĩa khinh tài. Ông viết chữ không vì vàng ngọc hay quyền thế mà vì sự gặp gỡ tâm hồn của những người yêu cái đẹp.

– Huấn Cao không chỉ cho chữ mà còn tặng Quản Ngục những lời khuyên quý giá nhằm cứu vớt con người lầm đường lạc lối.

—[Để xem tiếp đáp án phần Làm văn vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy]—

ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU [ 3.0 điểm]

 Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới.

QUÁN HÀNG PHÙ THỦY

Một phù thủy

Mở quán hàng nho nhỏ

“Mời vào đây

Ai muốn mua gì cũng có!”

Tôi là khách đầu tiên

Từ bên trong

Phù thủy ló ra nhìn:

“Anh muốn gì?”

“Tôi muốn mua tình yêu,

Mua hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn…”

“Hàng chúng tôi chỉ bán cây non

Còn quả chín, anh phải trồng. Không bán!”

 [Thái Bá Tân dịch]

Câu 1. Bài thơ trên có sự kết hợp những phương thức biểu đạt nào? [0,5 điểm]

Câu 2. Câu nói: “Mời vào đây – Ai muốn mua gì cũng có!” cho thấy điều gì ở phù thủy? [0,75 điểm]

Câu 3. Mong muốn của vị khách “Tôi muốn mua tình yêu, – Mua hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn…” cho thấy vị khách là người như thế nào? [0,75 điểm]

Câu 4. Em có đồng tình với quan điểm của phù thủy ở hai câu thơ cuối bài thơ không?  [1,0 điểm]

II. PHẦN LÀM VĂN [7,0 điểm]

Câu 1: [2,0 điểm]

Từ nội dung của bài thơ Quán hàng phù thủy ở phần Đọc hiểu, em hãy viết 1 đoạn văn [khoảng 200 chữ] trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề: Làm thế nào để có hạnh phúc?

Câu 2: [5.0 điểm] Phân tích một vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.

—- HẾT —-

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU

1.

– Biểu cảm và tự sự.

2.

– Phù thủy là người có quyền năng vô hạn, có thể đáp ứng tất cả các nhu cầu, mong muốn của “khách hàng”.

3.

– Vị khách là người đang khao khát có được những điều tốt đẹp nhất trên đời này như tình yêu, hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn… Song, cũng có thể hiểu vị khách – trong tình huống này – là một người khá khôn ngoan và hóm hỉnh, đang muốn “thử” xem phù thủy có khả năng đáp ứng tất cả các nhu cầu, mong muốn của “khách hàng” hay không.

4.

– Tình yêu, hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn… như những thứ “quả chín” mà quán hàng phù thủy lại chỉ bán “cây non”. Muốn có được những thứ “quả chín” ấy thì “khách hàng” phải có thời gian, công sức để “trồng” những cái “cây non” tình yêu, hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn, ngay cả phù thủy – người có quyền năng vô hạn cũng không thể tạo ra những giá trị ấy.

– HS có thể bày tỏ sự đồng tình hoặc phản đối với quan điểm đó của phù thủy. Câu trả lời cần hợp lí, có sức thuyết phục.

II. LÀM VĂN

1. Viết đoạn văn [khoảng 200 chữ] trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề: Làm thế nào để có hạnh phúc?

a. Đảm bảo cấu trúc một đoạn văn: Có đủ các phần mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, thân đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề

b. Xác định vấn đề nghị luận: Làm thế nào để có hạnh phúc?

c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể viết đoạn văn theo định hướng sau:

– Vậy hạnh phúc là gì? Hạnh phúc là biểu thị thái độ sung sướng về một điều gì đó trong cuộc sống làm ta thấy thỏa mãn.

– Quan niệm về hạnh phúc: Hạnh phúc đôi khi không phải tìm kiếm đâu xa xôi, nó vẫn ở ngay trước mắt chúng ta đấy thôi.

– Hạnh phúc mang đến cuộc sống của ta những gái trị: Sống có mục đích, lạc quan hơn và niềm vui sẽ đi cùng bạn để hình thành đạo quân bất khả chiến bại chống lại nghịch cảnh.

– Chúng ta phải làm gì để có hạnh phúc: Hãy chia sẻ niềm vui của mình cho người khác. Bởi thế hãy tập trân trọng những gì ta đang có – hạnh phúc giản dị nhưng nếu mất đi sẽ mãi chẳng thể lấy lại được.

c. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu

—[Nội dung đầy đủ của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy]—

ĐỀ SỐ 3

Phần I: Đọc – hiểu [3,0 điểm]

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

Ai về thăm mẹ quê ta

Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm …

Bầm ơi có rét không bầm !

Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn

Bầm ra ruộng cấy bầm run

Chân lội dưới bùn tay cấy mạ non

Mạ non bầm cấy mấy đon

Ruột gan bầm lại thương con mấy lần

Mưa phùn ướt áo tứ than

Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu !

Bầm ơi sớm sớm chiều chiều

Thương con bầm chớ lo nhiều bầm nghe !

Con đi trăm núi ngàn khe

Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

Con đi đánh giặc mười năm

Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.

Con ra tiền tuyến xa xôi

Yêu bầm yêu nước cả đôi mẹ hiền.

Con đi, con lớn lên rồi

Chỉ thương bầm ở nhà ngồi nhớ con !

Nhớ con, bầm nhé đừng buồn

Giặc tan, con lại sớm hôm cùng bầm.

Mẹ già tóc bạc hoa râm

Chiều nay chắc cũng nghe thầm tiếng con …

 [Trích “Bầm ơi, Tố Hữu]

Câu 1: Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào ? [0,5 điểm]

Câu 2: Nêu tác dụng của thể thơ đối với việc bộc lộ tâm trạng  của nhân vật trữ tình ? [0,5điểm]:

Câu 3: Chỉ ra thành phần gọi – đáp trong đoạn thơ trên ? [0,5 điểm]

Câu 4: Nêu nội dung chính của đoạn thơ ? [0,5 điểm]:

Câu 5: Từ cảm nhận về đoạn thơ, anh chị hãy nêu suy nghĩ của mình về tình mẫu tử [trình bày trong khoảng 5-7 dòng] [1,0 điểm]:

Phần II: Làm văn [7,0 điểm]

Anh/ chị hãy phân tích cảnh Huấn Cao cho chữ viên quan coi ngục trong tác phẩm “Chữ người tử tù” [Nguyễn Tuân]

—- HẾT —-

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Phần I. Đọc hiểu

Câu 1

– Đoạn thơ được viết theo thể lục bát [6/8]

Câu 2

– Tác dụng: Thể lục bát mang âm hưởng nhẹ nhàng, thiết tha, đằm thắm góp phân thể hiện tâm trạng yêu thương, nhớ mong của người chiến sĩ ngoài mặt trận dành cho người mẹ già ở quê hương.

Câu 3

– Thành phần gọi – đáp: “Bầm ơi”

Câu 4

– Nội dung chính: Đoạn trích thể hiện tình cảm yêu thương tha thiết của người chiến sĩ dành cho người mẹ vất vả, lam lũ nơi quê nhà. Trong đoạn thơ, hình ảnh người mẹ trung du hiện lên thật bình dị với yêu thương sâu nặng dành cho những đứa con đang ngày đêm cầm súng canh giữ sự bình yên của Tổ quốc.

Câu 5

Học sinh có nhiều cách trình bày, tuy nhiên có thể theo định hướng sau: Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng cao quý mà mỗi người chúng ta đều phải trân trọng. Đó là tình cảm tốt đẹp nhất mà ta được hưởng trên cõi đời này, tình cảm đó sẽ bồi đắp tâm hồn ta, nâng niu tâm hồn ta, trở thành điểm tựa cho ta trên mỗi bước đường đời …

Phần II: Làm văn

1. Mở bài:

Nguyễn Tuân được đánh giá là một trong những cây bút tài hoa nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại. Trong các sáng tac của Nguyễn Tuân, các nhân vật thường được miêu tả, nhìn nhận như một nghệ sĩ . Và tác phẩm “Chữ người tử tù” cũng được xây dựng bằng cách nhìn nhận như vậy. Bên cạnh đó, nhà văn đã khéo léo sáng tạo lên một tình huống truyện vô cùng độc đáo. Đó là cảnh cho chữ trong nhà giam- là phần đặc sắc nhất của thiên truyện này “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”.

—[Đáp án chi tiết phần Làm văn vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy]—

ĐỀ SỐ 4

Đọc đoạn trích sau và thực hiện cac yêu cầu từ cấu đến câu 4:

Trung thực thường là một trong những tiêu chí hàng đầu để các nhà tuyển dụng đánh giá, lựa chọn ứng viên. Có một định nghĩa rất thú vị  về trung thực do Tổ chức Giáo dục giá trị sống toàn cầu giới thiệu “Trung thực là sự thống nhất trong suy nghĩ, lời nói và hạnh động”

Trong giao tiếp, suy nghĩ bên trong của chúng ta không chỉ thể hiện qua lời nói mà còn “ xuất hiện ” qua cử chỉ, nét mặt, âm giọng, tư thế ngồi,… Thông thường ngôn ngữ cơ thể không biết nói dối ! Vì thế, nhà tuyển dụng không chỉ lắng nghe những điều bạn nói mà còn qua sát để “đọc” tính trung thực của lời nói qua thứ “ngôn ngữ không lời ” mà bạn thể hiện.

[Trích Nói thật bằng lời và không lời, Theo Tuoitreonline, Bài tập Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, tr. 122]

Câu 1. Đoạn trích thuộc phong cách ngôn ngữ nào? [0,5 điểm]

Câu 2: Hãy chỉ ra những biểu hiện của “ ngôn ngữ không lời ” trong đoạn trích này. [0,5 điểm]

Câu 3: Tại sao tác giả cho rằng : Nhà tuyển dụng không chỉ lắng nghe những điều bạn nói mà còn quan sát để “đọc” tình trung thực của lời noi qua thứ “ngôn ngữ không lời” mà bạn thể hiện? [1,0 điểm]

Câu 4: Hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến: “Trung thực là sự thống nhất trong suy nghĩ, lời nói và hành động” [ 2,0 điểm ]

II. Phần làm văn [6, 0 điểm ]

Cảnh thu – tình thu trong Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến

CÂU CÁ MÙA THU

Áo thu lạnh lẽo nước trong veo,

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo,

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo,

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.

Tựa gối buông cần lâu chẳng được,

Cá đâu đớp động dưới chân bèo

[Ngữ văn 11, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, tr.22 ]

—- HẾT —-

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

Phần I. ĐỌC HIỂU

Câu 1: Đoạn trích thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí 0,5 điểm

Câu 2: Những biểu hiện của “ ngôn ngữ không lời ” trong đoạn trích này là cử chỉ, nét mặt, âm giọng, tư thế ngồi,.. 0,5 điểm

Câu 3: Nhà tuyển dụng không chỉ lắng nghe những điều bạn nói mà còn qua sát để “đọc” tính trung thực của lời nói qua thứ  ngôn ngữ không lời” mà bạn thể hiện vì:

– Suy nghĩ bên trong của chúng ta không cỉ thể hiện qua lời nói mà còn qua cử chỉ, nét mặt, âm giọng, tư thế ngồi…

– Thông thường, ngô ngữ cơ thể không biết nói dối

Câu 4:

– Ở câu này, giám khảo chấm điểm linh hoạt. Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

– Học sinh trình bày suy nghĩ của mình với thái độ chân thành, nghiêm túc, hợp lí, thuyết phuc. Có thể theo định hướng sau:

+ Hiểu và chỉ ra được biểu hiện của sự thống nhất trong suy nghĩ, lời nói và hành động của con người.

+ Khẳng định sự thống nhất trong suy ngĩ, lời nói và hành động là trung thực với chính mình và mọi người. Đó là đức tính cần thiết và quý báu giúp ta nâng cao phẩm giá, được mọi người tin yêu, kính trọng; làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội.

+ Rút ra bài học nhận thức và hành động phù hợp với bản thân

II. LÀM VĂN

Trên cơ sở những hiểu biết về tác giả Nguyễn Khuyến và bài thơ  Câu cá mùa thu, học sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo những yêu cầu về kiến thức . Sau đây la một số gợi ý:

– Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm

– Cảnh thu: được gợi lên từ những hình ảnh quen thuộc của làng quê đồng bằng Bắc Bộ [ chiếc ao, chiếc thuyền, lá vàng, mây, ngõ trúc…] với những đuờng nét thanh sơ của cảnh vật, màu sắc trang nhã : mước trong veo, sóng biếc, trời xanh ngất; những chuyến động nhẹ nhàng : sóng hơi gợn tí, lá vàng khẽ đưa vèo, tầng mây lơ lửng,…

-> Cảnh mùa thu mang nét thanh sơ, tĩnh lặng. Đó là bức tranh mùa thu đẹp, thơ mộng nhưng đượm một nỗi buồn.

– Tình thu: Qua dáng vẻ và cảm nhạn thiên nhiên của nhân vật trữ tình, có thể thấy đằng sau cảnh chính là một tâm hồn nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên và một nỗi niềm tâm sự trĩu nặng [sự ưu tư về bản thân, tấm lòng vì nước vì dân…]

—[Nội dung đầy đủ của Đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy]—

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 4 đề thi HK1 môn Ngữ văn 11 năm 2021-2022 Trường THPT Bác Ái. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Chủ Đề