Antibiotics là thuốc gì

Kháng kháng sinh là khả năng của các vi sinh vật như vi khuẩn, vi rút, nấm hoặc ký sinh trùng sinh trưởng với sự hiển diện của một loại thuốc mà thông thường có thể giết chết hoạc hạn chế sự phát triển của chúng. Kết quả là các liệu pháp điều trị thông thường trở nên không hiệu quả. Nhiễm trùng do đó trở nên nghiêm trọng hơn, dẫn đến thời gian bị bệnh lâu hơn, chi phí điều trị cao hơn và nguy cơ tử vong cao hơn.  Bởi vì kháng kháng sinh, nên ngày càng có nhiều các bệnh nhiễm trùng thông thường như viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh lao và các bênh do thực phẩm gây nên càng trở nên khó điều trị hơn và đôi khi không thể điều trị được.    

Kháng kháng sinh là mối đe dọa sức khỏe cộng động trên toàn thế giới, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuốc sống của người dân và sự phát triển tổng thể, bền vững của cả một quốc gia. Việt Nam là một trong những các quốc gia, trong những năm gần đây đã phải chứng kiến mối đe dọa ngày càng gia tăng của kháng kháng sinh , do việc sử dụng kháng sinh không hợp lý tại các cấp của hệ thống chăm sóc sức khỏe, trong nuôi trồng thủy sản, trong chăn nuôi và trong cộng đồng.

Muối Antibiotics được chỉ định cho việc điều trị Nhiễm khuẩn, Nhiễm virus, Nhiễm vi khuẩn, Nhiễm nấm, Ký sinh trùng và các bệnh chứng khác.

Thông tin chi tiết liên quan đến công dụng, tác dụng phụ, đánh gíá, câu hỏi, tương tác, và lưu ý của Antibiotics như sau:

Bên cạnh tác dụng chính, các loại thuốc kháng sinh cũng gây ra những tác dụng phụ, vì thế bạn nên chú ý hơn khi dùng.

Các tác dụng phụ phổ biến của kháng sinh như:

  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Phát ban
  • Đau bụng
  • Nhiễm nấm men ở miệng, đường tiêu hóa và âm đạo [đối với một số loại kháng sinh hoặc sử dụng kéo dài]

Các tác dụng phụ ít gặp nhưng nghiêm trọng hơn của thuốc kháng sinh bao gồm:

  • Hình thành sỏi thận, khi dùng sulphonamides
  • Đông máu bất thường, khi dùng một số cephalosporin
  • Nhạy cảm với ánh sáng mặt trời khi dùng tetracyclines
  • Rối loạn máu, khi dùng trimethoprim
  • Điếc, khi dùng erythromycin và các aminoglycoside

Một số người, đặc biệt là người lớn tuổi, có thể bị viêm ruột, dẫn đến tiêu chảy ra máu nghiêm trọng, thậm chí tử vong.

Trong những trường hợp ít phổ biến hơn, penicillin, cephalosporin và erythromycin cũng có thể gây viêm ruột.

Ngoài ra, một số trường hợp bị dị ứng thuốc kháng sinh nào đó, nhẹ là những biểu hiện như phát ban, khó thở, mề đay, ngứa; sưng môi, mặt hoặc lưỡi; ngất xỉu; nghiêm trọng hơn là sốc phản vệ.

Có thể nói tác dụng của thuốc kháng sinh là rất lớn, nhưng nó chỉ hiệu quả và an toàn nếu được sử dụng đúng vi khuẩn, đủ liệu trình. Do vậy, nếu nghi ngờ nhiễm trùng, bạn nên đi khám bác sĩ để được chỉ định thuốc phù hợp, tránh tình trạng tự sử dụng tại nhà sẽ gây kháng kháng sinh, nhiễm trùng dai dẳng lâu khỏi.

Nhiễm trùng ngoài da nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Thuốc mỡ kháng sinh thường được sử dụng trong điều trị trường hợp nhiễm khuẩn này. Những lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc ra sao? Hãy cùng YouMed tìm hiểu và phân tích thuốc qua bài viết dưới đây!

1. Thuốc mỡ kháng sinh là thuốc gì? [Antibiotic Ointment]

Thuốc mỡ kháng sinh

Thuốc mỡ kháng sinh [Antibiotic Ointment] là một sản phẩm giúp ngăn chặn tình trạng nhiễm khuẩn xảy ra khi da bạn có những tổn thương như cắt, xước hoặc vết bỏng nhẹ.Thuốc mỡ kháng sinh chỉ có tác dụng với các nhiễm khuẩn da gây ra bởi vi khuẩn và hoàn toàn không dùng điều trị những bệnh do siêu vi hoặc vi nấm gây ra.

Việc sử dụng thuốc này cần phải được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa. Nếu bạn tùy ý sử dụng thuốc, rất dễ dẫn đến tình trạng kháng thuốc. Điều này gây khó khăn trong quá trình điều trị bệnh.

Thuốc mỡ kháng sinh thường được sử dụng để điều trị nhiễm khuẩn ngoài da phải kể đến là Bacitracin.

2. Công dụng của thuốc mỡ kháng sinh

Thuốc mỡ kháng sinh thường được sử dụng để ngăn chặn nhiễm trùng nông ngoài da có thể gây ra bởi các vết cắt nhỏ, vết xước, hoặc bỏng.

Thuốc mỡ Bacitracin thuộc kháng sinh nhóm polypeptid. Nó có thể diệt khuẩn hoặc kìm khuẩn, phụ thuộc vào nồng độ thuốc đạt được tại vị trí nhiễm khuẩn và vào sự nhạy cảm của vi khuẩn gây bệnh.

3. Giá của thuốc mỡ kháng sinh Bacitracin

Thuốc mỡ Bacitracin

Giá của thuốc mỡ Bacitracin trong khoảng từ 460.000 – 470.000 đồng/týp.

4. Cách sử dụng thuốc mỡ Bacitracin

Bạn có thể sử dụng Bacitracin týp theo cách Youmed gợi ý sau:

  • Rửa tay thật sạch trước khi sử dụng
  • Làm sạch và làm khô khu vực muốn bôi thuốc [xung quanh và ngay cả chỗ tổn thương]
  • Sau đó, nhẹ nhàng thoa một lượng nhỏ thuốc [không quá đầu ngón tay của bạn] thành lớp mỏng phủ lên nơi tổn thương và một ít xung quanh khu đó
  • Cường độ bôi thuốc thường từ 1 đến 3 lần mỗi ngày hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Bạn có thể che khu vực này bằng băng vô trùng.
  • Rửa sạch tay sau khi sử dụng thuốc.

5. Phản ứng phụ của thuốc mỡ Bacitracin

Những tác dụng không mong muốn bạn có thể gặp phải sau khi sử dụng thuốc như:

  • Các phản ứng quá mẫn chậm tại chỗ như đỏ, ngứa, rát bỏng, viêm tấy.
  • Bacitracin hấp thu qua vết thương hở, bàng quang, dịch ổ bụng, có thể gây ra tác dụng phụ mặc dù độc tính này thường do neomycin phối hợp.

Bạn nên thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

6. Lưu ý khi sử dụng Antibiotic Ointment

Những điều bạn cần chú ý khi sử dụng thuốc mỡ kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn ngoài da:

  • Thuốc có thể gây các phản ứng dị ứng chậm. Cũng có thể gây trạng thái giống sốc sau khi bôi ngoài da ở những người bệnh quá mẫn. Vì vậy, bạn cần thận trọng khi xoa trên vết thương hở.
  • Không sử dụng thuốc mỡ trên vùng da rộng và cho những tình trạng nhiễm trùng da nghiêm trọng.
  • Bạn cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc này trong điều trị những vết thương nghiêm trọng trên da [như vết thương sâu hoặc thủng, động vật cắn, bỏng nặng].
  • Tránh để thuốc này tiếp xúc vào mắt, mũi hoặc miệng của bạn. Nếu điều này xảy ra, hãy lau sạch thuốc và rửa kỹ bằng nước.
  • Không sử dụng thuốc quá 1 tuần điều trị.

7. Những đối tượng đặc biệt khi sử dụng thuốc

7.1. Phụ nữ có thai và đang cho con bú

Thuốc mỡ kháng sinh chưa có nghiên cứu độ an toàn khi sử dụng trên đối tượng phụ nữ mang thai và đang cho con bú. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng và không được phép dùng nếu chưa được cho phép trong giai đoạn nhạy cảm này.

7.2. Người lái tàu xe hay vận hành máy móc

Thuốc không ảnh hưởng đến khả năng lái tàu xe hay vận hành máy móc.

8. Xử lý khi dùng quá liều thuốc

Khi gặp phải các dấu hiệu nghi ngờ sử dụng quá liều thuốc mỡ, bạn nên ngừng dùng thuốc và lập tức đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.

9. Xử lý khi quên một liều thuốc

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần kề với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không nên dùng gấp đôi liều đã quy định do dễ dẫn đến quá liều thuốc.

10. Cách bảo quản thuốc mỡ kháng sinh

Bảo quản thuốc nơi khô ráo, thoáng mát.

Nhiệt độ bảo quản không quá 30oC, tránh ánh sáng trực tiếp.

Lưu ý: Để xa tầm tay trẻ em và phải đọc kỹ hưỡng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Qua bài viết này, YouMed đã giúp bạn trả lời cho câu hỏi thuốc mỡ kháng sinh thuốc gì, công dụng, cách dùng và lưu ý khi sử dụng. Việc sử dụng thuốc cần phải có chỉ định của bác sĩ điều trị. Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu có xảy ra bất cứ tác dụng không mong muốn nào hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn hướng giải quyết tốt nhất!

DS. Nguyễn Hoàng Bảo Duy

Video liên quan

Chủ Đề