Antithrombin là gì

Antithrombin III: ý nghĩa lâm sàng chỉ số xét nghiệm             5/23/2018 1:51:47 PM

Tình trạng cân bằng thích hợp giữa thrombin và antithrombin III cho phép cơ thể bảo đảm quá trình cầm máu bình thường

Chỉ định xét nghiệm Antithrombin III

Để phát hiện các khiếm khuyết bẩm sinh là nguyên nhân gây tình trạng huyết khối tĩnh mạch sâu hay nông và tình trạng tắc mạch phổi.

Cách lấy bệnh phẩm

Xét nghiệm được thực hiện trên huyết tương. Không nhất thiết yêu cầu bệnh nhân cần phải nhịn ăn trước khi lấy máu làm xét nghiệm.

Ống chứa chất chống đông citrat 3,8% (1 thể tích citrat cho 9 thể tích máu). Sau khi lấy máu, đặt bệnh phẩm vào đá lạnh và vận chuyển ngay tới phòng xét nghiệm. Khi xét nghiệm nhất thiết phải tuân thủ:

Lấy đủ thể tích máu vào ống nghiệm để đảm bảo tỉ lệ máu/ chất chống đông (lấy không đủ thể tích máu có thể gây thừa chất chống đông và làm sai lệch kết quả).

Lắc ống nghiệm nhiều lần một cách thận trọng để trộn citrat với máu (nếu không, sẽ tạo cục máu đông và không thể tiến hành xét nghiệm được).

Giá trị bình thường của Antithrombin III

Theo phân trăm cùa giá trị bình thường:

Trẻ đẻ non: 26-61%.

Trẻ đẻ đúng tháng: 44 - 76%.

Sau 6 tháng tuổi: 80-120%.

Theo mg/L: 220 - 390 mg/L

Tăng nồng độ Antithrombin III

Nguyên nhân chính thường gặp: thiếu hụt vitamin K.

Giảm nồng độ Antithrombin III

Các nguyên nhân chính thường gặp

Xơ gan.

Thiếu hụt antithrombin III bẩm sinh.

Huyết khối tĩnh mạch sâu.

Đông máu rải rác trong lòng mạch.

Tình trạng tăng đông.

Có thai những tháng cuối/giai đoạn ngay sau sinh.

Ghép gan.

Suy dinh dưỡng.

Hội chứng thận hư.

Giai đoạn sau mổ.

Tắc mạch phổi.

Nhiễm trùng huyết.

Nhận định chung và ý nghĩa lâm sàng chỉ số xét nghiệm Antithrombin III

Nhận định chung

Trong quá trình cầm máu, thrombin kích hoạt sự hình thành fibrin từ hbrinogen. Sau đó fibrin hình thành một cục đông ổn định ở vị trí tổn thương. Antithrombin III, protein C và protein S là 3 chất ức chế sinh lý đối với quá trình đông máu.

Antithrombin III là một globulin miễn dịch tự nhiên được tổng hợp tại gan. Protein này là một đồng yếu tố (cofactor) có trong huyết tương cần thiết cho tác động của heparin. Nó có vai trò làm bất hoạt thrombin và một số yếu tố đông máu khác, vì vậy, ức chế quá trình đông máu. Protein C làm bất hoạt yếu tố Va (proaccelerin) và yếu tố VlIIa (yếu tố chống bệnh ưa chảy máu A). Protein S làm tăng thêm hoạt tính của protein C, vì vậy nó có vai trò như một đồng yếu tố của protein C đã được hoạt hóa.

Tình trạng cân bằng thích hợp giữa thrombin và antithrombin III cho phép cơ thể bảo đảm quá trình cầm máu bình thường. Nếu cân bằng này bị rối loạn, nhiều vấn đề có thể nẩy sinh (Vd: khi có tình trạng thiếu hụt antithrombin III bẩm sinh, quá trình cầm máu sẽ không được ức chế thỏa đáng, gây ra tinh trạng tăng đông do đó có nguy cơ gây huyết khối mạch (thrombosis).

Máu bệnh phẩm bị vỡ hồng cầu và khi có tình trạng tăng lipid máu có thể làm thay đổi kết quả xét nghiệm.

Các thuốc có thể làm tăng nồng độ AT III: các steroid làm tăng chuyển hóa, androgen, thuốc ngừa thai uống có chứa progesteron, warfarin.

Các thuốc có thể làm giảm nồng độ AT-III là: thuốc ngừa thai có chứa estrogen, thuốc tiêu fibrin, heparin, L-asparaginase.

Ý nghĩa lâm sàng

Để phát hiện các khiếm khuyết bẩm sinh (hiếm gặp) là nguyên nhân gây ra các huyết khối tĩnh mạch sâu và tình trạng tắc mạch phổi: Bệnh nhân bị thiếu hụt bẩm sinh antithrombin III có hàm lượng protein này < 50% giá trị bình thường.

Để đánh giá mức độ năng của một bệnh lý gan: do được gan tổng hợp, nồng độ antithrombin III sẽ giảm xuống trong trường hợp suy gan mạn.

Để theo dõi bệnh nhân bị bệnh lơ xơ mi được điều trị bằng L-asparaginase.

Nồng độ antithrombin III cũng bị giảm (khoảng 10%) trong thời gian dùng hormon thay thế (estroprogestatỉve), bệnh nhân đang được điều trị bằng heparin và bệnh nhân có hội chứng thận hư.

Không khuyến cáo điều trị hormon thay thế cho các phụ nữ không có tiền sử bị huyết khối tắc mạch nguồn gốc tĩnh mạch (venous thromboembolism), song có tình trạng thiếu hụt antithrombin bẩm sình được phát hiện qua xét nghiệm sàng lọc.

Ở người lớn, nồng độ antithrombin III từ 50 - 70% cho thấy bệnh nhân bắt đầu có nguy cơ bị huyết khối ở mức độ vừa, nồng độ < 50% gợi ý có nguy cơ bị huyết khối rõ rệt.

Video liên quan