Attachment disorder là gì

Các dạng thức gắn bó [Attachment]

Như Trang
5 năm trước
X

Bảo mật & Cookie

This site uses cookies. By continuing, you agree to their use. Learn more, including how to control cookies.

Đã hiểu!
Quảng cáo

Tổng hợp và giới thiệu 07 học thuyết gắn bó đáng chú ý:

1. Học thuyết gắn bó của John Bowlby. John Bowlby and Attachment Theory

Gắn bó là gì? What is Attachment?

Gắn bó là một dạng quan hệ cảm xúc đặc biệt có liên quan đến sự trao đổi qua lại các cảm giác an ủi, chăm sóc và sự hài lòng. Nghiên cứu về sự gắn bó bắt rễ từ các học thuyết của Freud về tình yêu, nhưng Freud thường không được xem là cha đẻ của thuyết gắn bó mà là một người khác.

Attachment is a special emotional relationship that involves an exchange of comfort, care, and pleasure. The roots of research on attachment began with Freuds theories about love, but another researcher is usually credited as the father of attachment theory.

Nguồn: Essential Baby

John Bowlby đã tiến hành nghiên cứu trên phạm vi rộng về sự gắn bó, mô tả nó là một sự kết nối tâm lý mang tính kéo dài giữa người với người. Cũng theo góc nhìn của ông trong phân tâm học, các trải nghiệm đầu tiên từ thời thơ ấu là rất quan trọng, ảnh hưởng lên sự phát triển và quyết định các hành vi của con người sau này. Các kiểu gắn bó ban sơ thường được thiết lập trong thời thơ ấu qua mối quan hệ giữa các bé và người chăm dưỡng.

John Bowlby devoted extensive research to the concept of attachment, describing it as a lasting psychological connectedness between human beings. Bowlby shared the psychoanalytic view that early experiences in childhood are important with influencing development and behavior later in life. Our early attachment styles are established in childhood through the infant/caregiver relationship.

Thêm nữa, Bowlby cũng tin rằng sự gắn bó chịu tác động từ yếu tố tiến hóa; sự gắn bó giúp ta sinh tồn. Thiên hướng tạo dựng các mối gắn kết cảm xúc mạnh mẽ đối với một cá nhân cụ thể nào đó là một phần cơ bản trong bản năng con người.

In addition to this, Bowlby believed that attachment had an evolutionary component; it aids in survival. The propensity to make strong emotional bonds to particular individuals [is] a basic component of human nature.

Đặc tính của sự gắn bó. Characteristics of Attachment

Bowlby cho rằng sự gắn bó có 4 đặc tính: Bowlby believed that there are four distinguishing characteristics of attachment:

Duy trì tiếp xúc gần gũi Mong muốn được ở gần người ta gắn bó.

Proximity Maintenance The desire to be near the people we are attached to.

Trú ẩn an toàn Quay trở lại với người gắn bó để cảm thấy được an ủi và an toàn khi cảm thấy sợ hãi hoặc bị đe dọa.

Safe Haven Returning to the attachment figure for comfort and safety in the face of a fear or threat.

Căn cứ đảm bảo Người gắn bó đóng vai trò là một căn cứ an toàn mà từ đó trẻ có thể đi ra khám phá môi trường xung quanh.

Secure Base The attachment figure acts as a base of security from which the child can explore the surrounding environment.

Đau buồn khi bị chia tách Lo âu đau buồn xuất hiện khi vắng mặt người gắn bó.

Separation Distress Anxiety that occurs in the absence of the attachment figure.

Bowlby đưa ra 3 quan điểm mấu chốt về thuyết gắn bó. Một, ông cho rằng khi đứa trẻ lớn lên với sự tự tin rằng người chăm sóc thân cận nhất sẽ luôn có ở bên khi chúng cần, trẻ sẽ bớt trải qua các cảm giác sợ hãi hơn những trẻ lớn lên mà không có sự tin tưởng đó. Hai, ông cho rằng sự tự tin này được rèn luyện trong suốt một giai đoạn nào đó trong quá trình phát triển, có thể là những năm tháng sơ sinh, thời thơ bé, thời niên thiếu, và rằng các mong đợi được hình thành trong suốt quãng thời gian đó có xu hướng cố định, hầu như không đổi trong suốt quãng đời còn lại. Cuối cùng, ông cho rằng những mong đợi này được hình thành và trực tiếp gắn kết với các trải nghiệm sống. Nói cách khác, trẻ sẽ dần hình thành các mong đợi rằng người chăm sóc sẽ đáp ứng các nhu cầu của chúng bây giờ và trong tương lai vì họ đã từng làm vậy trong quá khứ.

Bowlby made three key propositions about attachment theory. First, he suggested that when children are raised with confidence that their primary caregiver will be available to them, they are less likely to experience fear than those who are raised without such conviction. Secondly, he believed that this confidence is forged during a critical period of development, during the years of infancy, childhood, and adolescence, and that the expectations that are formed during that period tend to remain relatively unchanged for the rest of the persons life. Finally, he suggested that these expectations that are formed are directly tied to the experience. In other words, children develop expectations that their caregivers will be responsive to their needs because, in their experience, their caregivers have been responsive in the past.

2. Đánh giá Tình huống kỳ lạ của Ainsworth. Ainsworths Strange Situation

Trong suốt những năm 1970, nhà tâm lý học Mary Ainsworth đã mở rộng nghiên cứu lịch sử của Bowlby trong nghiên cứu của bà về Tình huống kỳ lạ được nhiều người biết đến ngày nay. Nghiên cứu tập trung quan sát trẻ trong độ tuổi từ 12 đến 18 tháng phản ứng lại tình huống khi chúng bị bỏ một mình trong thời gian ngắn và sau đó được gặp lại mẹ của mình.

During the 1970s, psychologist Mary Ainsworth further expanded upon Bowlbys groundbreaking work in her now-famous Strange Situation study. The study involved observing children between the ages of 12 to 18 months responding to a situation in which they were briefly left alone and then reunited with their mother.

Dựa trên những quan sát này, Ainsworth kết luận rằng có 3 dạng gắn bó lớn: Gắn bó an toàn, gắn bó bất an nước đôi và gắn bó bất an né tránh. Hai nhà nghiên cứu Solomon và Main đã thêm vào dạng thứ 4 có tên gọi Gắn bó bất an hỗn độn. Các nghiên cứu khác cũng ủng hộ các kết luận của Ainsworth và nhiều người cũng đồng ý rằng những dạng gắn bó sơ khai từ thời thơ ấu sẽ ảnh hưởng và giúp dự đoán các hành vi sau này khi trưởng thành.

Based on these observations, Ainsworth concluded that there were three major styles of attachment: secure attachment, ambivalent insecure attachment, and avoidant insecure attachment. Researchers Main and Solomon added a fourth attachment style known as disorganized-insecure attachment. Numerous studies have supported Ainsworths conclusions and additional research has revealed that these early attachment styles can help predict behaviors later in life.

3. Gắn kết suốt đời. Attachment Through Life.

Trước khi bạn bắt đầu đổ lỗi cho cha mẹ vì những vấn đề trong mối quan hệ giữa 2 bên thì bạn cần lưu ý rằng các kiểu gắn bó từ thời thơ ấu không hẳn sẽ giống với những kiểu gắn bó tình cảm lúc trưởng thành. Khoảng thời gian giũa thời bé và lúc trưởng thành là quá dài, nên các trải nghiệm mang tính can thiệp cũng đóng một vai trò lớn trong việc hình thành kiểu gắn kết ở tuổi trưởng thành. Những kiểu gắn bó được xem là lẫn lộn hay né tránh lúc nhỏ có thể trở thành kiểu gắn bó an toàn đối với người lớn, trong khi có người có dạng gắn bó an toàn thời nhỏ có thể cảm thấy kiều gắn bó này trở nên bất an khi trưởng thành. Tính khí cũng được xem là một yếu tố cần xem xét khi nghiên cứu về sự gắn bó.

Before you start blaming relationship problems on your parents, it is important to note that attachment styles formed in infancy are not necessarily identical to those demonstrated in adult romantic attachment. A great deal of time has elapsed between infancy and adulthood, so intervening experiences also play a large role in adult attachment styles. Those described as ambivalent or avoidant in infancy can become securely attached as adults, while those with a secure attachment in childhood can show insecure attachment styles in adulthood. Basic temperament is also thought to play a partial role in attachment.

Trong một nghiên cứu, Hazen và Shaver đã phát hiện ra rằng cha mẹ ly hôn dường như không có can hệ gì nhiều đến dạng thức gắn bó. Thay vào đó, nghiên cứu của họ chỉ ra rằng dự báo tốt nhất về dạng gắn bó ở người trưởng thành là những nhận thức người ta có được về chất lượng của những mối quan hệ của họ với cha mẹ cũng như giữa cha mẹ với nhau.

In one study, Hazen and Shaver found that parental divorce seemed unrelated to attachment style. Instead, their research indicated that the best predictor of adult attachment style was the perceptions that people have about the quality of their relationships with their parents as well as their parents relationship with each other.

Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng những dạng thức hình thành từ thời thơ ấu có một tác động quan trọng lên các mối quan hệ về sau. Hazen và Shaver cũng phát hiện ra nhiều niềm tin trong các mối quan hệ với người khác cũng thay đổi cùng với sự biến hóa của các dạng gắn bó. Những người trưởng thành nhóm gắn bó an toàn thường tin rằng tình yêu là thứ vững bền lâu dài. Những người trưởng thành trong nhóm gắn bó nước đôi sẽ có xu hướng phải lòng người khác thường xuyên hơn, và những người trong nhóm gắn bó tránh né lại cho rằng tình yêu là thứ hiếm hoi và chỉ mang tính nhất thời.

But research in this area does indicate that patterns established in childhood have an important impact on later relationships. Researchers Hazen and Shaver also found varied beliefs about relationships amongst adults with differing attachment styles. Securely attached adults tend to believe that romantic love is enduring. Ambivalently attached adults report falling in love often, while those with avoidant attachment styles describe love as rare and temporary.

Mặc dù vẫn chưa thể nói rằng các kiểu gắn bó ở trẻ nhỏ giống như các kiểu gắn bó ở người lớn, nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra ràng các dạng thức gắn bó thời thơ ấu có thể giúp dự đoán các kiểu hành vi của con người sau này.

While we cannot say that infant attachment styles are identical to adult romantic attachment styles, research has shown that early attachment styles can help predict patterns of behavior in adulthood.

4. Gắn bó an toàn. Secure Attachment

Đặc tính của Gắn bó an toàn. Characteristics of Secure Attachment

Những đứa trẻ thuộc nhóm gắn bó an toàn nhìn chung sẽ dễ dàng buồn bã ra mặt khi người chăm sóc rời đi, và vui vẻ trông thấy khi họ quay lại. Khi hoảng sợ, những đứa trẻ này sẽ tìm kiếm sự an ủi, che chở từ cha mẹ hoặc người chăm sóc mình. Tiếp xúc lần đầu với cha mẹ sẽ dần được đứa trẻ có gắn bó an toàn chấp nhận và chúng chào đón sự quay trở lại của cha mẹ với các hành vi tích cực. Mặc dù những đứa trẻ này có thể được an ủi từ những người khác ở một mức độ nào đó khi cha mẹ hay người chăm sóc vắng mặt nhưng chúng rõ ràng vẫn thích cha mẹ và người chăm sóc của chúng hơn.

Children who are securely attached generally become visibly upset when their caregivers leave, and are happy when their parents return. When frightened, these children will seek comfort from the parent or caregiver. Contact initiated by a parent is readily accepted by securely attached children and they greet the return of a parent with positive behavior. While these children can be comforted to some extent by other people in the absence of a parent or caregiver, they clearly prefer parents to strangers.

Cha mẹ của những trẻ gắn bó an toàn thường chơi với trẻ nhiều hơn. Thêm vào đó, những cha mẹ này đáp ứng các nhu cầu từ trẻ nhanh chóng và với tần xuất cao hơn cha mẹ của những trẻ có gắn bó bất an. Các nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ gắn bó an toàn thường có sự đồng cảm nhiều hơn trong những giai đoạn về sau của thời thơ ấu. Chúng cũng ít phá hoại, ít hung hăng và trưởng thành hơn so với những đứa trẻ có gắn bó nước đôi hay gắn bó tránh né.

Parents of securely attached children tend to play more with their children. Additionally, these parents react more quickly to their childrens needs and are generally more responsive to their children than the parents of insecurely attached children. Studies have shown that securely attached children are more empathetic during later stages of childhood. These children are also described as less disruptive, less aggressive, and more mature than children with ambivalent or avoidant attachment styles.

Mặc dù hình thành một gắn bó an toàn với người chăm sóc là chuyện bình thường và có thể dự đoán được, nhưng theo Hazen và Shaver, không phải lúc nào nó cũng xảy ra như ta nghĩ. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra khá nhiều yếu tố khác nhau góp phần vào sự phát triển [hoặc thiếu hụt] gắn bó an toàn, đặc biệt là sự đáp ứng của người mẹ với các nhu cầu của con trẻ trong suốt năm đầu đời. Những người mẹ không thường xuyên đáp ứng con trẻ hoặc những người hay làm gián đoạn hoạt động của con thường sẽ khiến đứa trẻ không dám khám phá thêm, khóc và lo lắng nhiều hơn. Những người mẹ thường xuyên bác bỏ hoặc ngó lơ nhu cầu của con thường bị trẻ xa lánh và tránh né tiếp xúc.

While forming a secure attachment with caregivers is normal and expected, as Hazen and Shaver have noted, it doesnt always happen. Researchers have found a number of different factors that contribute to the development [or lack thereof] of secure attachment, particularly a mothers responsiveness to her infants needs during the first year of a childs life. Mothers who respond inconsistently or who interfere with childs activities tend to produce infants who explore less, cry more, and are more anxious. Mothers who consistently reject or ignore their infants needs tend to produce children who try to avoid contact.

Đối với người trưởng thành, nhóm gắn bó an toàn thường có các mối quan hệ tin cậy và dài lâu. Các đặc tính khác của người gắn bó an toàn bao gồm có lòng tự trọng cao, có được các mối quan hệ thân thiết, tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người khác và có khả năng chia sẻ cảm xúc của mình với người khác.

As adults, those who are securely attached tend to have trusting, long-term relationships. Other key characteristics of securely attached individuals include having high self-esteem, enjoying intimate relationships, seeking out social support, and an ability to share feelings with other people.

Trong một nghiên cứu khác, các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng phụ nữ thuộc kiểu gắn bó an toàn có nhiều cảm xúc tích cực về mối quan hệ yêu đương của mình hơn những người thuộc nhóm gắn bó bất an.

In one study, researchers found that women with a secure attachment style had more positive feelings about their adult romantic relationships than other women with insecure attachment styles.

Có bao nhiêu người tự xếp bản thân vào nhóm gắn bó an toàn? Trong một thí nghiệm cổ điển thực hiện bởi Hazen và Shaver, 56% tham dự viên cho rằng họ thuộc nhóm an toàn, 25% cho rằng họ thuộc nhóm trành né và 19% tự nhận mình thuộc nhóm nước đôi/lo âu.

How many people classify themselves as securely attached? In a classic study by Hazen and Shaver, 56 percent of respondent identified themselves as secure, while 25 percent identified as avoidant and 19 percent as ambivalent/anxious.

5. Gắn bó nước đôi. Ambivalent Attachment

Đặc tính của gắn bó nước đôi. Characteristics of Ambivalent Attachment

Trẻ có gắn bó nước đôi có xu hướng hay nghi ngờ người lạ. Những đứa trẻ này cho thấy sự lo âu đáng kể khi bị chia tách khỏi cha mẹ hay người nuôi dưỡng, nhưng rồi vẫn không cảm thấy được yên lòng khi họ quay lại. Trong một vài trường hợp, đứa trẻ có thể chối bỏ cha mẹ một cách thụ động bằng cách không chịu để cha mẹ an ủi hoặc có thể thể hiện sự hung hăng trực tiếp lên cha mẹ chúng.

Children who are ambivalently attached tend to be extremely suspicious of strangers. These children display considerable distress when separated from a parent or caregiver, but do not seem reassured or comforted by the return of the parent. In some cases, the child might passively reject the parent by refusing comfort, or may openly display direct aggression toward the parent.

Theo Cassidy và Berlin, gắn bó nước đôi thường không phổ biến lắm, chỉ khoảng 7 đến 15% trẻ nhỏ tại Mỹ có biểu hiện của dạng gắn bó này. Trong bải tổng quan lý thuyết về gắn bó nước đôi, Cassidy và Berlin cũng phát hiện ra rằng luôn có một mối liên hệ giữa gắn bó bất an nước đôi và sự thiếu vằng tình mẫu tử. Khi những đứa trẻ này lớn lên, giáo viên thường mô tả chúng là những đứa hay đeo bám và quá lệ thuộc người khác.

According to Cassidy and Berlin, ambivalent attachment is relatively uncommon, with only 7 to 15 percent of infants in the United States displaying this attachment style. In a review of ambivalent attachment literature, Cassidy and Berlin also found that observational research consistently links ambivalent insecure attachment to low maternal availability. As these children grow older, teachers often describe them as clingy and over-dependent.

Ở người trưởng thành, những người có gắn bó nước đôi thường cảm thấy do dự trong việc gần gũi người khác và lo lắng rằng người đó sẽ không đáp lại tình cảm của họ. Điều này dẫn đến việc chia tay thường xuyên, bởi chính những người trong cuộc luôn cảm thấy lạnh lùng và xa cách. Những người này cảm thấy đặc biệt mất kiểm soát sau khi mối quan hệ kết thúc. Cassidy và Berlin mô tả một dạng thức tâm lý khác xuất hiện khi những người gắn bó nước đôi này bám lấy trẻ nhỏ như một nguồn động viên an toàn.

As adults, those with an ambivalent attachment style often feel reluctant about becoming close to others and worry that their partner does not reciprocate their feelings. This leads to frequent breakups, often because the relationship feels cold and distant. These individuals feel especially distraught after the end of a relationship. Cassidy and Berlin described another pathological pattern where ambivalently attached adults cling to young children as a source of security.

6. Gắn bó tránh né. Avoidant Attachment

Đặc trưng của Gắn bó tránh né. Characteristics of Avoidant Attachment

Trẻ nhỏ thuộc nhóm gắn bó tránh né có xu hướng tránh né cha mẹ và người chăm sóc. Dạng tránh né này thường trở nên đặc biệt rõ ràng sau một khoảng thời gian vằng mặt người gắn bó. Những đứa trẻ này có thể không chối bỏ sự quan tâm chú ý từ cha mẹ nhưng cũng không tìm kiếm sự che chở an ủi hay tiếp xúc nào. Trẻ có gắn bó dạng tránh né không cho thấy chúng thích cha mẹ hơn một người xa lạ.

Children with avoidant attachment styles tend to avoid parents and caregivers. This avoidance often becomes especially pronounced after a period of absence. These children might not reject attention from a parent, but neither do they seek our comfort or contact. Children with an avoidant attachment show no preference between a parent and a complete stranger.

Ở người trưởng thành, những người có gắn bó tránh né thường gặp khó khăn trong các mối quan hệ tình cảm thân mật. Những người này không đầu tư nhiều cảm xúc vào các mối quan hệ và chỉ cảm thấy hơi không vui khi quan hệ chấm dứt. Họ thường tránh né sự tiếp xúc gần gũi hay thân thiết bằng cách kiếm cớ [như phải làm việc trong thời gian dài], hoặc có thể mơ màng về một người khác trong lúc quan hệ. Nghiên cứu cho thấy những người thuộc nhóm gắn bó tránh né thường tỏ ra chấp nhận và dễ có các cuộc tình một đêm. Đặc tính phổ biến khác là thất bại trong việc hỗ trợ đối phương trong những lúc gian nan và gặp khó khăn trong việc chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ và tình cảm với đối phương.

As adults, those with an avoidant attachment tend to have difficulty with intimacy and close relationships. These individuals do not invest much emotion in relationships and experience little distress when a relationship ends. They often avoid intimacy by using excuses [such as long work hours], or may fantasize about other people during sex. Research has also shown that adults with an avoidant attachment style are more accepting and likely to engage in casual sex. Other common characteristics include a failure to support partners during stressful times and an inability to share feelings, thoughts and emotions with partners.

7. Gắn bó hỗn độn. Disorganized Attachment

Đặc tính của nhóm gắn bó hỗn độn. Characteristics of Disorganized Attachment

Trẻ thuộc nhóm gắn bó hỗn độn thường thiếu các hành vi gắn bó rõ ràng. Hành động và phản ứng của chúng đối với người chăm sóc thường kết hợp nhiều hành vi, bao gồm cả tránh né và do dự. Những đứa trẻ này thường được mô tả là hay có biểu hiện ngạc nhiên, đôi lúc bị bối rối hoặc e sợ khi có mặt người chăm sóc.

Children with a disorganized-insecure attachment style show a lack of clear attachment behavior. Their actions and responses to caregivers are often a mix of behaviors, including avoidance or resistance. These children are described as displaying dazed behavior, sometimes seeming either confused or apprehensive in the presence of a caregiver.

Main và Solomon cho rằng hành vi không nhất quán ở một số cha mẹ có thể là yếu tố góp phần hình thành dạng gắn bó này. Trong các nghiên cứu sau này, Main và Hesse lại cho rằng cha mẹ những người lúc làm trẻ sợ, lúc lại an ủi trẻ cũng góp phần hình thành kiểu gắn bó này. Vì trẻ cảm thấy vừa an toàn vừa sợ hãi khi ở cạnh cha mẹ, kết quả là sự bối rối không biết phải đối mặt như thế nào.

Main and Solomon proposed that inconsistent behavior on the part of parents might be a contributing factor in this style of attachment. In later research, Main and Hesse argued that parents who act as figures of both fear and reassurance to a child contribute to a disorganized attachment style. Because the child feels both comforted and frightened by the parent, confusion results.

Nguồn: //www.verywell.com/attachment-styles-2795344

Như Trang.

Quảng cáo

Share this:

Danh mục: Social Psychology
Để lại nhận xét

Video liên quan

Chủ Đề