Bài 2 trang 19 ngữ văn lớp 7 năm 2024

Tìm hiểu thêm thông tin về truyện ngụ ngôn và tục ngữ đã học, thu thập các nguồn tư liệu như bài viết, hình ảnh, video,.. liên quan đến truyện ngụ ngôn và các câu tục ngữ ấy.

Trả lời:

Tục ngữ, như đã nói, hình thành trong thực tiễn lao động, sản xuất của nhân dân. Tục ngữ biểu đạt những kinh nghiệm của con người về công việc lao động và các hiện tượng tự nhiên mà họ tích lũy được trong quá trình lao động sản xuất. Ở một nước nông nghiệp mà khoa học kỹ thuật còn rất thô sơ, công việc phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên – thời tiết, khí hậu như nước ta, những kinh nghiệm được đúc kết và truyền lại cho đời sau trở thành một trong những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Nó giúp cho nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh sinh tồn với tự nhiên, trong lao động ở mọi lãnh vực ngành nghề phong phú khác nhau có thể tự tin hơn, đạt được hiệu quả thành công cao hơn, hạn chế những sai lầm không đáng có, là lời hướng dẫn đáng tin cậy mỗi khi người đời sau vấp phải khó khăn, trở ngại [thường thì sự thất bại bao giờ cũng để lại những bài học kinh nghiệm đáng quý].

Đó là những câu tục ngữ dự báo thời tiết [nắng, mưa, gió, bão…] như “Mau sao thì nắng vắng sao thì mưa / Tháng ba bà già chết cóng / Trăng quần thì hạn trăng tán thì mưa / Tháng bảy heo may chuồn chuồn bay thì bão…;”Những câu tục ngữ nói về những kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi như “Làm ruộng ba năm không bằng chăn tằm một lứa / Cày ruộng tháng năm xem trăng rằm tháng tám, cày ruộng tháng mười, xem trăng mồng tám tháng tư / Gió đông là chồng lúa chiêm gió may gió bấc là duyên lúa mùa / Khoai ruộng lạ mạ ruộng quen…”

Mặc dù phần lớn những câu tục ngữ dân gian chỉ mới dừng lại ở mức độ kinh nghiệm thực tiễn chứ chưa nâng lên thành những kiến thức khoa học hoàn chỉnh. nhưng trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể, những kinh nghiệm ấy, những tri thức ấy trở nên vô cùng quí báu.

Sở dĩ tục ngữ về thời tiết, về lao động sản xuất chiếm một vị trí đáng kể là vì nước ta là một nước nông nghiệp. Nền nông nghiệp ấy đã tồn tại trong một thời gian lạc hậu thủ công thô sơ kéo dài. Nền sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, vào thiên thời địa lợi là chính. Đó là mảnh đất màu mỡ cho tục ngữ mang nội dung này nảy sinh, tồn tại và phát triển. Ta có thể thấy mọi vấn đề liên quan đến lĩnh vực này trong tục ngữ. Nào là đặc tính các loại lúa [Lúa chiêm bóc vỏ, lúa mùa xỏ tay / Lúa chiêm đào sâu chôn chặt, lúa mùa vừa đặt vừa đi / Chiêm cập cời, mùa đợi nhau…]; nào là kinh nghiệm làm mạ [cơm quanh rá, mạ quanh bờ…]; nào là kinh nghiệm cày bừa [Nhai kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa / Nhất cày ải, nhì rải phân…]; rồi thì kinh nghiệm chăm bón [Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân / Một lượt tát, một bát cơm …]; rồi thì kinh nghiệm trồng các loại cây khác [ khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen]….

Ngoài ra là kinh nghiệm một số ngành nghề khác chẳng hạn như kinh nghiệm đi lưới: Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông; Kinh nghiệm nuôi tằm: Một nông tằm năm nong kén / Làm ruộng ăn cơm nằm , chăn tằm ăn cơm đứng ; Kinh nghiệm chọn giống gia súc: Lấy vợ xem bà vải, tậu trâu xem con nái đầu đàn / Gà đen chân trắng mẹ mắng cũng mua – Gà trắng chân chì mua chi giống ấy].vv …và vv… [Sưu tầm: Nguyễn Tùng Chinh, Giáo trình văn học dân gian Việt Nam]

Câu 2 [trang 19 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2]: Đọc và sưu tầm thêm một số truyện ngụ ngôn và tục ngữ theo các chủ đề đã học từ sách, báo, Internet,...

Trả lời:

Tục ngữ về các hiện tượng lịch sử, xã hội: Ngồi mát ăn bát vàng / Nhà giàu đứt tay bằng ăn mày đổ ruột / Con đóng khố, bố cởi truồng / Cá lớn nuốt cá bé / Con giun xéo lắm cũng quằn,..

Tục ngữ về đạo đức: Người ta là hoa của đất / Người sống đống vàng / Một mặt người hơn mười mặt của / Cứu một người hơn xây mười kiểng chùa,…

Một số truyện ngụ ngôn nói lên những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn cuộc sống: Đeo nhạc cho mèo, Mèo lại hoàn mèo, Chuyện bó đũa, Chị bán nồi đất.

Soạn bài Thực hành tiếng việt trang 19, 20 gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 tập 1 thuộc bộ sách Chân trời sáng tạo.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Câu 1 trang 19 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Tìm phó từ trong những trường hợp sau, cho biết các phó từ ấy bổ sung ý nghĩa cho danh từ, động từ, tính từ nào:

  1. Chưa gieo xuống đất Hạt nằm lặng thinh

[Trần Hữu Thung, Lời của cây]

  1. Mầm đã thì thầm Ghé tai nghe rõ

[Trần Hữu Thung, Lời của cây]

  1. Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi

[Hữu Thỉnh, Sang thu]

  1. Nó vẫn giúp người quả tượng phá rẫy, kéo gỗ, nhưng chỉ khuây khỏa những lúc làm việc rồi sau đó lại đứng buồn thiu

[Vũ Hùng, Ông Một]

  1. Khi biết mọi tiếng rống gọi đều vô ích, con voi lồng chạy vào nhà.

[Vũ Hùng, Ông Một]

Hướng dẫn trả lời:

- Xác định phó từ trong các trường hợp như sau:

  1. Chưa gieo xuống đất Hạt nằm lặng thinh

[Trần Hữu Thung, Lời của cây]

  1. Mầm đã thì thầm Ghé tai nghe rõ

[Trần Hữu Thung, Lời của cây]

  1. Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi

[Hữu Thỉnh, Sang thu]

  1. Nó vẫn giúp người quả tượng phá rẫy, kéo gỗ, nhưng chỉ khuây khỏa những lúc làm việc rồi sau đó lại đứng buồn thiu

[Vũ Hùng, Ông Một]

  1. Khi biết mọi tiếng rống gọi đều vô ích, con voi lồng chạy vào nhà.

[Vũ Hùng, Ông Một]

- Xác định các từ được phó từ bổ sung ý nghĩa như sau:

Phó từ Bổ sung ý nghĩa cho Danh từĐộng từTính từachưagieobđãthì thầmcvẫncònđãvơicũngbớtdvẫngiúpnhữnglúcchỉkhuây khỏalạiđứngemọitiếng rốngđềuvô ích

Câu 2 trang 19 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Trong những trường hợp sau, phó từ được in đậm bổ sung ý nghĩa cho động từ hoặc tính từ nào? Xác định ý nghĩa bổ sung trong từng trường hợp.

  1. Rằng các bạn ơi Cây chính là tôi Nay mai sẽ lớn Góp xanh đất trời

[Trần Hữu Thung, Lời của cây]

  1. Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về

[Hữu Thỉnh, Sang thu]

  1. Ngày nào ông cũng cho nó ăn thêm hai vác mía to, hai thùng cháo.

[Vũ Hùng, Ông Một]

  1. Ông quen nó quá, khó xa rời nó được.

[Vũ Hùng, Ông Một]

Hướng dẫn trả lời:

Phó từ Bổ sung ý nghĩa cho Ý nghĩa bổ sung Động từTính từsẽlớnBổ sung ý nghĩa về thời gian cho việc lớn lên: diễn ra ở tưởng laiđãvềBổ sung ý nghĩa về thời gian cho hành động về: đã xảy racũngchoBổ sung ý nghĩa về sự lặp lại của hành động choquáquenBổ sung ý nghĩa về mức độ rất cao của sự quen thuộc, hơn mức bình thườngđượcxa rờiBổ sung ý nghĩa về kết quả cho hành động xa rời đã xảy ra: thực hiện thành công

Câu 3 trang 20 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Cho 2 câu sau:

  1. Trời tối.
  2. Bọn trẻ đá bóng ngoài sân.

Dùng ít nhất 2 phó từ để mở rộng câu cho mỗi trường hợp nên trên. Nhận xét sự khác nhau về nghĩa của các câu mở rộng trong từng trường hợp.

Hướng dẫn trả lời:

  1. Trời tối.

- Trường hợp 1: Trời đã tối. [bổ sung phó từ đã] → Thời gian trời tối đã diễn ra và hoàn thành rồi.

- Trường hợp 2: Trời chưa tối. [bổ sung phó từ chưa] → Thời gian trời tối vẫn chưa diễn ra, đang ở thì tương lai.

- Trường hợp 3: Trời vẫn tối [bố sung phó từ vẫn ] → Thời gian trời tối đang diễn ra, còn kéo dài và chưa đến lúc kết thúc

  1. Bọn trẻ đá bóng ngoài sân.

- Trường hợp 1: Bọn trẻ sẽ đá bóng ngoài sân [bổ sung phó từ sẽ] → Hoạt động đá bóng vẫn chưa diễn ra, chỉ được dự đoán trước.

- Trường hợp 2: Bọn trẻ đang đá bóng ngoài sân [bổ sung phó từ đang] → Hoạt động đá bóng đang được diễn ra.

- Trường hợp 3: Bọn trẻ đã đá bóng ngoài sân [bổ sung phó từ đã] → Hoạt động đá bóng đã diễn ra xong và kết thúc trước thời điểm nói

Câu 4 trang 20 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ.

Khi hạt nảy mầm Nhú lên giọt sữa Mầm đã thì thầm Ghé tai nghe rõ

[Trần Hữu Thung, Lời của cây]

Hướng dẫn trả lời:

- Biện pháp tu từ được sử dụng: nhân hóa [mầm cây có hành động như con người "thì thầm"]

- Tác dụng của biện pháp tu từ đó: Giúp hình ảnh mầm cây trở nên sinh động, đáng yêu và gần gũi hơn, từ đó giúp cho câu thơ trở nên thú vị, tăng tính biểu cảm, gợi hình và thu hút người đọc hơn. Qua đó, gửi gắm đến người đọc tình yêu mầm cây, thiên nhiên và truyền thông điệp hãy yêu thương và bảo vệ cây cối như những đứa trẻ thơ.

Câu 5 trang 20 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Trong đoạn thơ sau, nếu thay từ “phả” bằng từ “tỏa” hay “quyện” thì nội dung câu thơ thay đổi như thế nào? Vì sao?

Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về

[Hữu Thỉnh, Sang thu]

Hướng dẫn trả lời:

- Nghĩa của các từ:

  • "phả": chỉ mùi hương được bốc lên mạnh mẽ, tỏa ra thành từng luồng
  • "tỏa": chỉ mùi hương được phát tán ra xung quanh, nhưng mức độ thấp hơn từ "phả"
  • "quyện": chỉ các mùi hương đan xen, bám vào nhau khó tách ra được

- Từ nghĩa các từ như trên, thì ta thấy việc thay từ "phả" bằng từ "tỏa" hay từ "quyện" sẽ khiến câu thơ bớt phần ấn tượng và không còn lột tả được sự tinh tế của nhà thơ khi miêu tả hương ổi lúc giao mùa.

- Bởi vì:

  • Từ "phả" với cường độ mùi hương được bốc lên mạnh mẽ hơn hẳn từ "tỏa" sẽ giúp người đọc nhận ra được sự bất ngờ nhưng cũng rất mạnh bạo của hương ổi chín trong các ngóc ngách khu vườn, đường ngõ. Phải là một từ mạnh như từ "phả" mới có thể khẳng định được sự hiện diện của mùi ổi chín [đặc trưng mùa thu làng quê Bắc Bộ] không thể bỏ qua được.
  • Từ "phả" sẽ giúp mùi hương ổi giữ nguyên được đặc trưng của mình, nó đồng hành với gió se nhưng vẫn vẹn nguyên mùi hương, để mọi người nhận ra ngay được. Còn từ "quyện" sẽ khiến mùi ổi chín bị lẫn đi, nhạt đi, hoàn vào mùi hương khác, khiến cho tín hiệu tiêu biểu của mùa thu bị tan đi, không còn ấn tượng mạnh mẽ nữa

→ Từ "phả" là từ đắt giá và phù hợp nhất để tả hương ổi trong khoảng giao mùa

Câu 6 trang 20 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Trong Từ điển tiếng Việt, từ dềnh dàng có 2 nghĩa sau:

[1] chậm chạp, không khẩn trương, để mất nhiều thì giờ vào những việc phụ hoặc không cần thiết;

[2] to lớn và gây cảm giác cồng kềnh.

Theo em, từ dềnh dàng trong đoạn thơ sau nên được hiểu theo nghĩa nào? Dựa vào đâu em có thể xác định được như vậy?

Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về

Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu

[Hữu Thỉnh, Sang thu]

Hướng dẫn trả lời:

- Từ dềnh dàng trong đoạn thơ được hiểu theo nghĩa thứ nhất [chit sự di chuyên chậm chạp, mất nhiều thời gian]

- Em xác định như vậy, bởi vì em đã được quan sát hình ảnh làn sương mờ, nó di chuyển một cách chậm rãi đến tưởng chừng như đang đứng yên trong không gian. Khi đọc đoạn thơ, em cũng cảm nhận được làn sương ấy được nhân hóa lên như một đại diện của mùa thu đang bước đầu đến chào ngõ. Nó ngại ngùng, ngượng ngập khi đi qua ngõ quen, muốn trò chuyện mà lại lo lắng người ta không nhận ra mình là mùa thu sắp về. Vì thế nó di chuyển chậm thật chậm, nửa muốn rời đi không nói gì, nửa muốn người ta nhận ra mình để gọi tên.

---------

\>> Tiếp theo: Soạn bài Con chim chiền chiện [Huy Cận]

Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm đề thi giữa kì 1 lớp 7, đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi giữa kì 2 lớp 7 và đề thi cuối kì 2 lớp 7 tất cả các môn. Chúc các bạn học tập tốt và đạt kết quả cao trong năm học này.

Chủ Đề