Bài giảng phương pháp cho trẻ làm quen với toán

Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.

Bài giảng phương pháp cho trẻ làm quen với toán

Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.

Bài giảng phương pháp cho trẻ làm quen với toán

Phương pháp cho trẻ làm quen với toán được áp dụng theo Chương trình giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Giáo án cho trẻ làm quen với toán là tư liệu dạy học không thể thiếu của giáo viên mầm non, trong đó quy định cụ thể về kiến thức, kỹ năng và thái độ mà trẻ cần đạt được sau mỗi tiết học.

Giáo án cho trẻ làm quen với toán được thiết kế dựa trên các nguyên tắc sau: (1) thực hiện nội dung kiến thức tiêu chuẩn trong Chương trình giáo dục mầm non; (2) vận dụng phương pháp cho trẻ làm quen với toán phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ em lứa tuổi mầm non (Giáo án được thiết kế riêng cho từng độ tuổi nhằm cung cấp kiến thức và kỹ năng phù hợp); (3) đáp ứng tiêu chuẩn giáo án mầm non về mặt cấu trúc, nội dung và cách đạt truyền kiến thức cho trẻ.

Có thể bạn cũng quan tâm :

Bài giảng phương pháp cho trẻ làm quen với toán
Phương pháp cho trẻ làm quen với toán giúp trẻ phát triển toàn diện

Phương pháp cho trẻ mầm non làm quen với toán cung cấp kiến thức, kỹ năng cần thiết cho trẻ ở từng giai đoạn, giúp trẻ độc lập – tự chủ giải quyết khó khăn trong cuộc sống, tạo ra nền tảng vững chắc để trẻ học tập tốt ở trường tiểu học. Áp dụng phương pháp cho trẻ làm quen với toán phù hợp, đúng đắn giúp trẻ có cơ hội phát triển toàn diện về tư duy, nhận thức và kỹ năng xã hội.

– Trẻ có khả năng nhận biết một số biểu tượng toán từ rất sớm song đó chỉ là kết quả của việc “tri giác trực tiếp” của trẻ thông qua các hoạt động hằng ngày, còn việc hiểu thấu đáo, vững chắc có hệ thống thì chưa có.

– Việc hình thành các biểu tượng toán giúp trẻ làm quen với thế giới xung quanh, giải quyết được một số khó khăn trong cuộc sống hằng ngày đồng thời giúp trẻ diễn đạt dễ dàng hơn.

Vì vậy, cần thiết phải hình thành các biểu tượng cho trẻ từ lứa tuổi mẫu giáo.

* Chuẩn bị cho trẻ một số biểu tượng toán học ban đầu về: số lượng, phép đếm, hình dạng, kích thước, định hướng trong không gian, xác định về thời gian.

* Chuẩn bị về tâm thế cho trẻ: giúp trẻ làm quen với:

– Hoạt động chủ đạo ở trường phổ thông.

– Phương pháp giảng dạy ở trường phổ thông.

– Quan hệ thầy trò trong trường phổ thông.

– Nội dung chương trình học ở trường phổ thông.

– Nhiệm vụ của trẻ ở trường phổ thông.

* Góp phần phát triển toàn diện cho trẻ

– Hình thành và phát triển hoạt động nhận thức: chuyển từ tư duy trực quan hành động sang trực quan hình tượng, sau đó sang tư duy logic.

– Hình thành khả năng nhận thức thế giới xung quanh.

– Hình thành và rèn luyện các thao tác tư duy: so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa,…

– Góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ: cung cấp vốn từ về các biểu tượng toán cho trẻ.

* Góp phần giáo dục đạo đức, thẩm mỹ, ý thức lao động…

– Hoạt động là cơ hội tạo hứng thú để trẻ tiếp thu kiến thức, là điều kiện để trẻ sử dụng các hiểu biết đã có giải quyết các tình huống trong thực tế: qua hoạt động giáo viên kiểm tra đánh giá kết quả học tập của trẻ.

– Hoạt động tự nhiên của trẻ chỉ là theo ý thích, không có mục đích, vì vậy hoạt động chỉ là phương tiện, không là mục đích trong giờ toán.

Kết luận: Việc hình thành các biểu tượng toán phải thông qua hoạt động dưới sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên.

Khả năng so sánh, phân tích, khái quát của trẻ còn kém nên khi nhận biết còn chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài: hình dạng, kích thước, chủng loại, sắp xếp trong không gian,…

Vì vậy khi dạy cần có các hoạt động và hướng dẫn trẻ để phá vỡ cảm giác: số lượng phụ thuộc kích thước, chủng loại, sự sắp xếp các đối tượng (số lượng của một nhóm phụ thuộc vào tên gọi của nhóm).

– Hình thành biểu tượng phải dựa vào vốn kinh nghiệm và kiến thức mà trẻ đã có gần gũi với biểu tượng cần hình thành.

– Quan niệm “dễ hay khó” phụ thuộc vào vốn hiểu biết, đặc điểm nhận thức và môi trường sống của trẻ.

– Giáo viên cần nắm chắc nội dung chương trình, môi trường sống và khả năng trẻ của lớp mình phụ trách để lựa chọn các hoạt động và cách hướng dẫn cho phù hợp.

– Quá trình nhận biết của trẻ phụ thuộc vào di truyền, môi trường sống và giáo dục, trong đó giáo dục đóng vai trò quan trọng.

– Trẻ tiếp thu các tri thức thông qua hoạt động dưới sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên. Kết quả của nhận thức làm tăng thêm vốn hiểu biết của trẻ, ngược lại vốn hiểu biết giúp trẻ tiếp thu kiến thức mới dễ dàng hơn, vì vậy cần cung cấp cho trẻ vốn kiến thức phù hợp với khả năng và gần vùng phát triển của trẻ.

Bài giảng phương pháp cho trẻ làm quen với toán
Hình thành ở trẻ biểu tượng toán học sơ đẳng

Cho trẻ làm quen với toán nhằm thực hiện những nhiệm vụ giáo dục quan trọng sau đây:

– Tập hợp, số lượng – phép đếm trong phạm vi 10; Nhận biết 10 chữ số đầu; Thực hiện các phép biến đổi thêm, bớt, chia một nhóm thành hai hay nhiều phần; Sắp xếp các đối tượng theo quy luật.

– Nhận biết, gọi đúng tên, nắm được một số dấu hiệu đặc trưng của các hình hình học quen thuộc.

– Nắm được kỹ năng so sánh các đối tượng về chiều dài, bề rộng, chiều cao và độ lớn; Hiểu và diễn đạt được các mối quan hệ này; Biết đo độ dài các đối tượng bằng các thước đo quy ước; Biết đo dung tích.

– Biết định hướng trong không gian về các phía: trên – dưới, trước – sau, phải – trái.

– Biết xác định các buổi trong một ngày và khoảng thời gian trong mỗi buổi, các ngày trong 1 tuần, các mùa trong 1 năm.

– Hình thành và phát triển khả năng quan sát có mục đích, tập một số thao tác tư duy: phân loại, so sánh, tổng hợp,…

– Phát triển tính ham hiểu biết, tìm tòi, sáng tạo, độc lập,…

– Phát triển ngôn ngữ: giúp trẻ hiểu và sử dụng đúng các thuật ngữ toán học.

– Chưa dạy trẻ học toán.

– Cho trẻ làm quen với một số biểu tượng về hình dạng và kích thước qua các môn học khác: xếp hình, nhận biết tập nói, hoạt động với đồ vật,…

Cả 3 độ tuổi đều dạy trẻ 5 biểu tượng

– Tập hợp – số lượng và chữ số – phép đếm.

– Kích thước

– Hình dạng

– Định hướng trong không gian

– Xác định về thời gian

Song chỉ có 4 biểu tượng đầu được dạy trên tiết học còn biểu tượng về thời gian được dạy ở mọi lúc, mọi nơi và các môn học khác.

– Nội dung được xây dựng theo nguyên tắc đồng tâm.

– Con đường hình thành tri thức: Từ nhận biết gọi tên đến so sánh, phân biệt, khái quát hóa để hình thành biểu tượng sau đó vận dụng vào thực tiễn.

– Phương pháp hướng dẫn: Trẻ tiếp thu tri thức thông qua các hoạt động dưới sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên.

Bài giảng phương pháp cho trẻ làm quen với toán
Cho trẻ làm quen với toán cần tuân theo nguyên tắc giáo dục

Dưới đây là ví dụ giáo án cho trẻ làm quen với toán lứa tuổi 5-6 tuổi. Chủ đề: Phân biệt khối vuông và khối chủ nhật.

PHÂN BIỆT KHỐI VUÔNG VÀ KHỐI CHỮ NHẬT

Lứa tuổi: 5-6 tuổi

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

1. Mục đích: Dạy trẻ nhận biết, phân biệt khối vuông và khối chữ nhật theo đặc điểm mặt bao.

2. Yêu cầu:

a) Kiến thức:

– Trẻ nắm được đặc điểm mặt bao từng khối.

– Trẻ nhận biết được sự giống nhau và khác nhau của hai khối.

b) Kỹ năng:

– Trẻ nhận biết được các khối theo đặc điểm mặt bao từng khối.

– Trẻ tìm được các đồ vật trong thực tế có hình dạng giống các khối.

– Trẻ tạo ra được các khối bằng hoạt động dán khối.

II. CHUẨN BỊ

– Các khối vuông, khối chữ nhật, khối trụ

– Các đồ vật có dạng các khối: Hộp kem đánh răng, hộp trà

– Các khối vuông, khối chữ nhật dùng cho hoạt động dán mặt bao

– Giấy dán

– Hồ dán

III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG

1. Ổn định, gây hứng thú cho trẻ: (Giáo viên mầm non tự chọn hình thức gây hứng thú cho trẻ, dẫn dắt trẻ vào bài học chính)

2. Nội dung:

* Phần 1: Dạy nhận biết, gọi tên các khối.

– Cô giơ khối cho trẻ quan sát.

– Cô cho trẻ chọn khối theo mẫu của cô giơ lên.

Hoạt động của trẻ: Trẻ chọn mẫu theo khối giơ lên.

– Cô giới thiệu tên gọi của khối (nếu trẻ trong lớp khá giỏi thì cô có thể cho trẻ gọi tên khối bằng kinh nghiệm sau đó cô chính xác hóa kết quả).

– Cô cho trẻ giơ khối và đọc tên khối nhiều lần bằng các hình thức: Cả lớp đọc, từng tổ đọc, một số cá nhân đọc.

Hoạt động của trẻ: Trẻ giơ khối và đọc tên khối theo yêu cầu của cô).

– Sau khi cho trẻ nhận biết cả hai khối, cô yêu cầu trẻ:

+ Cô giơ khối nào, trẻ nói tên khối đó;

Hoạt động của trẻ: Trẻ làm theo yêu cầu của cô.

+ Cô nói tên khối nào, trẻ chọn khối đó giơ lên và đọc tên khối.

* Phần 2: Phân biệt các khối

Hoạt động 1: Sờ mặt bao các khối

– Lấy khối vuông, sờ mặt bao khối vuông.

Hoạt động của trẻ: Trẻ lấy và sờ từng mặt

– Mặt bao của khối vuông như thế nào?

Trẻ trả lời: Tất cả các mặt bao đều phẳng.

– Lấy khối chữ nhật, sờ mặt bao khối chữ nhật.

Hoạt động của trẻ: Trẻ lấy và sờ từng mặt.

– Mặt bao khối chữ nhật như thế nào?

Trẻ trả lời: Tất cả các mặt bao đều phẳng

– Mặt bao khối chữ nhật và khối vuông như thế nào?

Trẻ trả lời: Tất cả các mặt bao đều phẳng

Kết luận: Tất cả các mặt bao của khối vuông và khối chữ nhật đều phẳng.

Hoạt động 2: Đếm số mặt bao

– Lấy khối vuông, đếm số mặt bao của khối vuông. Đếm mặt xung quanh trước, trên trước sau và lưu ý không xoay khối khi đếm.

Hoạt động của trẻ: Trẻ đếm có 6 mặt

– Khối vuông có mấy mặt?

Trẻ trả lời: Khối vuông có 6 mặt

 – Lấy khối chữ nhật, đếm số mặt bao của khối chữ nhật. Đếm mặt bao xung quanh trước, trên, dưới, sau và giữ nguyên không xoay khối đếm.

– Khối chữ nhật có mất mặt?

Trẻ trả lời: Khối chữ nhật có 6 mặt

– Khối vuông và khối chữ nhật có điểm gì giống nhau?

Trẻ trả lời: Cả hai khối đều có 6 mặt

– Lấy khối chữ nhật màu xanh, xoay tất cả các mặt. Mặt bao gối chữ nhật là hình gì?

Trẻ trả lời: Hình chữ nhật

– Còn hình gì khác không?

Trẻ trả lời: Không

– Tất cả 6 mặt của khối chữ nhật xanh là hình gì?

Trẻ trả lời: Tất cả 6 mặt của khối chữ nhật xanh là hình chữ nhật.

– Lấy khối chữ nhật màu đỏ, xoay tất cả các mặt. Mặt bao của khối chữ nhật đỏ là hình gì?

– Có mấy mặt là hình vuông?

Trẻ trả lời: Có 2 mặt là hình vuông

– Có mấy mặt là hình chữ nhật?

Trẻ trả lời: Có 4 mặt là hình chữ nhật

– Mặt bao khối chữ nhật xanh là hình gì?

Trẻ trả lời: Mặt bao khối chữ nhật màu xanh là hình chữ nhật.

– Mặt bao khối chữ nhật đỏ là hình gì?

Trẻ trả lời: Mặt bao khối chữ nhật màu đỏ có 2 mặt là hình vuông, 2 mặt là hình chữ nhật.

– Kết luận: Khối chữ nhật là khối có mặt là hình chữ nhật

Hoạt động 3: So sánh 2 khối

– Khối vuông có đặc điểm gì?

Trẻ trả lời: Khối vuông có 6 mặt là hình vuông.

– Khối chữ nhật có đặc điểm gì?

Trẻ trả lời: Khối chữ nhật có 6 mặt trong đó có mặt là hình chữ nhật.

– Khối vuông và khối chữ nhật có điểm gì giống nhau?

Trẻ trả lời: Cả hai khối đều có 6 mặt.

– Khối vuông và khối chữ nhật có điểm gì khác nhau?

– Khối vuông có tất cả các mặt là hình vuông, khối chữ nhật có mặt là hình chữ nhật.

Kết luận: Khối vuông có 6 mặt, tất cả các mặt là hình vuông, khối chữ nhật có 6 mặt trong đó có mặt là hình chữ nhật. Khối vuông và khối chữ nhật giống nhau: đều có 6 mặt, khác nhau: Khối vuông có tất cả các mặt là hình vuông, còn khối chữ nhật có mặt là hình chữ nhật.

* Phần 3: Luyện tập

Hoạt động 1: Thi ai nói nhanh

– Lần 1: Cô nói tên khối – Trẻ chọn khối, nêu đặc điểm.

Hoạt động của trẻ: Trẻ chọn khối và nói theo yêu cầu của giáo viên.

– Lần 2: Cô nêu đặc điểm, trẻ chọn khối nói tên.

Ví dụ: Cô nói: Chọn khối có tất cả các mặt bao là hình vuông.

– Lần 3: Cho trẻ đổ ra phía sau, nghe giáo viên nói tên khối nào trẻ chọn khối đó giơ lên và giải thích kết quả.

Ví dụ: Cô nói: chọn khối vuông.

Hoạt động của trẻ: Trẻ chọn khối vuông giơ lên.

– Cô hỏi: Tại sao biết đó là khối vuông?

Trẻ trả lời: Vì cháu sờ thấy tất cả các mặt đều là hình vuông.

Hoạt động 2: Dán hình vào mặt bao từng khối

Cô cho trẻ chọn một khối và yêu cầu trẻ chọn hình phù hợp dán vào mặt bao của khối đó. Sau đó cô hỏi trẻ:

 – Dán được khối gì?

Trẻ trả lời: Dán được khối vuông

– Dán khối đó bằng những hình gì?

Trẻ trả lời: Hình vuông

– Sao lại chọn những hình đó để dán?

Trẻ trả lời: Vì tất cả mặt bao khối vuông đều là hình vuông

Hoạt động 3: Cho trẻ xếp đoàn tàu. Sau khi trẻ xếp xong hỏi trẻ

– Đã xếp được cái gì?

Trẻ trả lời: Xếp đoàn tàu

– Đoàn tàu được xếp bằng những khối gì?

Trẻ trả lời: Khối vuông, khối chữ nhật, khối trụ.

– Xếp bánh xe bằng khối gì?

Trẻ trả lời: Khối trụ

– Tại sao lại xếp bằng khối trụ?

Trẻ trả lời: Vì khối trụ lăn được

– Xếp bằng khối vuông được không? Vì sao?

Trẻ trả lời: Không. Vì khối vuông không lăn được.

Hoạt động 4: Thi xem ai nhanh hơn

Cho trẻ tìm các đồ vật có hình dạng giống khối chữ nhật và khối vuông. Sau đó hỏi trẻ:

– Tìm được cái gì?

– Cái đó giống khối gì?

– Tại sao biết nó giống khối đó?

Trẻ trả lời: Trẻ tìm và trả lời câu hỏi (3-4 trẻ).

  1. Kết thúc: Giáo viên cho trẻ chuyển hoạt động khác
Bài giảng phương pháp cho trẻ làm quen với toán
Giáo án cho trẻ làm quen với toán có vai trò quan trọng

Giáo án cho trẻ làm quen với toán được triển khai theo nhiều hình thức khác nhau, với chủ đề và nội dung đa dạng phù hợp với trẻ em lứa tuổi mầm non (24-36 tháng, 3-4 tuổi, 4-5 tuổi, 5-6 tuổi). Mặc dù được thực hiện theo hình thức này hoặc hình thức khác, nhưng phương pháp cho trẻ làm quen với toán phải đáp ứng tiêu chuẩn của Chương trình giáo án mầm non mới nhất, và nguyên tắc cho trẻ làm quen với biểu tượng toán học, tạo cơ hội cho trẻ tiếp nhận tri thức và kỹ năng xã hội cần thiết.

Phương pháp cho trẻ làm quen với toán theo chương trình giáo dục mầm non mới nhất, giáo án cho trẻ làm quen với toán được chia sẻ tại Blog Nuôi dạy trẻ. Giáo viên mầm non, các bậc phụ huynh có con nhỏ, sinh viên chuyên ngành Giáo dục mầm non có thể truy cập website: https://nuoidaytre.com.vn/ để tham khảo thông tin hữu ích.