Bài giảng tiền tệ và chính sách tiền tệ

KINH TẾ HỌC VĨ MÔMACROECONOMICSBiên soạn: Phan Thế CôngCHƯƠNG 4TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆNội dung của chương 4• Phân tích vai trò và chức năng của tiền tệ.• Cách xác định cung tiền, cầu tiền, và trạng thái cân bằng trên thị trường tiền tệ• Bản chất, nội dung, và cơ chế tác động của chính sách tiền tệ Mục tiêu của chương 4• Giúp sinh viên hiểu được bản chất của tiền tệ, các cách xác định cung tiền, cầu tiền.• Giúp sinh viên hiểu được bản chất của chính sách tiền tệ và vai trò của Ngân hàng trung ương trong việc thực thi chính sách tiền tệ.Chương 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ (6 tiết)• Tiền tệ và các chức năng của tiền tệ• Cung tiền và quá trình tạo ra tiền của ngân hàng thương mại• Cầu tiền tệ• Thị trường tiền tệ• Chính sách tiền tệ4.1. Tiền tệ và các chức năng của tiền tệ• 4.1.1. Khái niệm tiền tệ• 4.1.2. Các chức năng của tiền tệ• 4.1.3. Phân loại tiền4.1.1. Khái niệm tiền tệ• Tiền là bất kỳ một phương tiện nào được coi như là vật ngang giá chung, được sử dụng để trao đổi, mua bán hàng hóa và dịch vụ. • Tiền tệ có thể là tiền mặt, vàng, ngoại tệ và các phương tiện thanh toán như tiền chẳng hạn như check (tức là tài khoản ký quĩ không thời hạn ở ngân hàng) và có thể kể cả tiền để dành trong ngân hàng mà có thể rút ra bất cứ lúc nào.• Tiền tệ là phương tiện thanh toán pháp quy, luật pháp quy định bắt buộc phải chấp nhận nó khi được dùng để thanh toán.4.1.1. Khái niệm tiền tệ (tiếp)• Tính được chấp nhận rộng rãi• Tính dễ nhận biết• Tính có thể chia nhỏ được• Tính lâu bền• Tính dễ vận chuyển• Tính khan hiếm• Tính đồng nhấtCác tính chất cơ bản của tiền tệ4.1.2. Các chức năng của tiền tệ• Chức năng phương tiện thanh toán• Chức năng dự trữ giá trị• Chức năng hạch toán• Chức năng tiền tệ quốc tếNhững động cơ của việc giữ tiền• Động cơ giao dịch.• Động cơ dự phòng.• Động cơ về tài sản.4.1.3. Phân loại tiền• Tiền mặt lưu hành (M0): tuy không sinh lợi, nhưng có khả năng sẵn sàng thanh toán cao nhất • Tiền M1= M0+ tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn (D)• Tiền M2= M1+ tiền tiết kiệm có kỳ hạn. • Ngoài ra, tuỳ theo tính chất dễ chuyển đổi sang thanh toán mà được xếp vào các đại lượng cung tiền M3, M4,…4.2. Cung tiền và quá trình tạo tiền của ngân hàng thương mại• 4.2.1. Hệ thống ngân hàng thương mại• 4.2.2. Quá trình tạo tiền của hệ thống ngân hàng thương mại• 4.2.3. Cung tiền và các yếu tố tác động đến mức cung tiền4.2.1. Hệ thống ngân hàng thương mại• NHTM là tổ chức tín dụng thể hiện nhiệm vụ cơ bản nhất của ngân hàng đó là huy động vốn và cho vay vốn. • NHTM là cầu nối giữa các cá nhân và tổ chức, hút vốn từ nơi nhàn rỗi và bơm vào nơi khan thiếu. • Hoạt động của NHTM nhằm mục đích kinh doanh hàng hóa đặc biệt đó là "vốn- tiền", lãi suất huy động vốn thấp hơn lãi suất cho vay vốn, và phần chênh lệch lãi suất đó chính là lợi nhuận.4.2.2. Quá trình tạo tiền của hệ thống ngân hàng thương mại• Quá trình tạo ra tiền là sự mở rộng nhiều lần số tiền gửi và được thực hiện bởi hệ thống các NHTM.• Mỗi ngân hàng khi nhận được một khoản tiền gửi bắt buộc họ phải để lại dự trữ theo một tỷ lệ nhất định do NHTƯ quy định.Hình 4.1: Sơ đồ tạo tiền của ngân hàng thương mại4.2.2. Quá trình tạo tiền của hệ thống NHTM (tiếp)• Tỷ lệ dự trữ bắt buộc rblà tỷ lệ dự trữ tối thiểu hợp pháp do NHTƯ quy định đối với các NHTM. rb = Rb/Dtrong đó Rblà mức tiền dự trữ bắt buộc.• Tiền dự trữ bắt buộc trong NHTM để bảo đảm vai trò quản lý của NHTƯ đối với các NHTM và bảo đảm quá trình thanh toán được diễn ra một cách liên tục và thường xuyên.4.2.2. Quá trình tạo tiền của hệ thống NHTM (tiếp)• Ví dụ: Với một lượng tiền gửi ban đầu là 1000 USD, tỷ lệ dự trữ bắt buộc do NHTƯ quy định đối với NHTM là 10%. Vậy tổng số lượng tiền gia tăng thêm có khả năng thanh toán do NHTM tạo ra và tổng số lượng tiền có khả năng thanh toán trong hệ thống NHTM là bao nhiêu?Tài sản có Tài sản nợNgân hàng thứ nhấtDự trữ$100Cho vay$900Tiền gửi$1000Tổng tài sản$1000Tổng các khoản nợ$1000Tài sản có Tài sản nợNgân hàng thứ nhấtDự trữ$100Cho vay$900Tiền gửi$1000Tổng tài sản$1000Tổng các khoản nợ$1000Hình 4.2: Quá trình tạo ra tiền của các ngân hàng thương mại4.2.2. Quá trình tạo tiền của hệ thống NHTM (tiếp)• Ví dụ: Với một lượng tiền gửi ban đầu là 1000 USD, tỷ lệ dự trữ bắt buộc do NHTƯ quy định đối với NHTM là 10%. Vậy tổng số lượng tiền gia tăng thêm có khả năng thanh toán do NHTM tạo ra và tổng số lượng tiền có khả năng thanh toán trong hệ thống NHTM là bao nhiêu?Tài sản có Tài sản nợNgân hàng thế hệthứ nhấtDự trữ$100Cho vay$900Tiền gửi$1000Tổng tài sản$1000Tài khoản nợ$1000Tài sản có Tài sản nợNgân hàng thế hệthứ haiDự trữ$90Cho vay$810Tiền gửi$900Tổng tài sản$900Tổng các khoản nợ$900Tài sản có Tài sản nợNgân hàng thế hệthứ nhấtDự trữ$100Cho vay$900Tiền gửi$1000Tổng tài sản$1000Tài khoản nợ$1000Tài sản có Tài sản nợNgân hàng thế hệthứ haiDự trữ$90Cho vay$810Tiền gửi$900Tổng tài sản$900Tổng các khoản nợ$900Tài sản có Tài sản nợNgân hàng thế hệthứ haiDự trữ$90Cho vay$810Tiền gửi$900Tổng tài sản$900Tổng các khoản nợ$900Hình 4.3: Quá trình tạo ra tiền của các ngân hàng thương mại 4.2.2. Quá trình tạo tiền của hệ thống NHTM (tiếp)9000100010000Tổng số……….0,026550,00290,0295Thứ 100…… …….………… 656,172,9729Thứ 472981810Thứ 381090900Thứ 29001001000Thứ 1Cho vayDự trữSử dụng tiền gửi vàoTiền NH tăng thêmCác thế hệngân hàng9000100010000Tổng số……….0,026550,00290,0295Thứ 100…… …….………… 656,172,9729Thứ 472981810Thứ 381090900Thứ 29001001000Thứ 1Cho vayDự trữSử dụng tiền gửi vàoTiền NH tăng thêmCác thế hệngân hàng1 1.1000 .1000 100001 (1 )b bMr r    Bảng 4.1. Quá trình tạo tiền của các ngân hàng thương mại4.2.3. Cung tiền và các yếu tố tác động đến mức cung tiền• Cung tiền là toàn bộ khối lượng tiền được tạo ra trong nền kinh tế. Bao gồm: Tiền mặt ngoài ngân hàng và tiền ngân hàng (tiền sử dụng séc).• Cung tiền có thể được xác định bởi khối lượng tiền M1 hoặc M2 tùy thuộc vào chính sách tiền tệ của một quốc gia, thường bao gồm các loại tiền có khả năng thanh toán chuyển đổi cao nhất.• Cung tiền thực tế MS được xác định như sau: MS = U + D• Như vậy, mức cung tiền lớn hơn nhiều so với lượng tiền cơ sở bởi hoạt động “tạo ra tiền” của các NHTM.a) Khái niệm cung tiền4.2.3. Cung tiền và các yếu tố tác động đến mức cung tiền• Tiền cơ sở (cơ số tiền) H là tiền do NHTƯ phát hành biểu hiện dưới dạng tiền mặt lưu hành và tiền mặt dự trữ tại ngân hàng.• Khối lượng tiền cơ sở bằng khối lượng tiền mặt lưu hành và tiền dự trữ trong các ngân hàng: H = U + R = C + R• Sự quay vòng tiền tệ trong các NHTM đã làm tăng tổng mức cung tiền nên tiền cơ sở còn được gọi là tiền mạnh.b) Sơ đồ về cung tiềnHình 4.1: Sơ đồ tạo tiền của ngân hàng thương mại 4.2.3. Cung tiền và các yếu tố tác động đến mức cung tiền• Với giả dịnh mức cung tiền thực tế MS là do ngân hàng trung ương quyết định, không phụ thuộc vào lãi suất. • Mức cung tiền sẽ không đổi khi lãi suất thay đổi, khi đó, đồ thị đường cung tiền sẽ là đường thẳng đứng, song song với trục tung.c) Đồ thị đường cung tiềnHình 4.5: Đồ thị đường cung tiền MSiMM004.2.4. Số nhân tiền tệ và ý nghĩa của việc phân tích số nhân tiền• Số nhân tiền là một đại lượng được đo lường bằng tỷ số giữa mức cung tiền với lượng tiền cơ sở.• Công thức tính: mM = MS/H  MS = mM.H• H đưa vào quay vòng thì H sẽ tăng lên m lần, số nhân tiền sẽ là: 11MCMS C D cpDmC RH C R cp cbD D     4.2.4. Số nhân tiền tệ và ý nghĩa… (tiếp)• Thói quen thanh toán hay còn gọi là hành vi ưa tiền mặt của công chúng. Nếu người dân thường thanh toán qua hệ thống ngân hàng thì tỷ lệ cp sẽ nhỏ.• Khả năng sẵn sàng đáp ứng tiền mặt và khả năng thanh toán của các NHTM.• Tốc độ tăng tiêu dùng (dân giữ nhiều tiền mặt hơn để thanh toán) thì tỷ lệ cp sẽ tăng lên.Tỷ lệ tiền mặt trong lưu thông so với lượng tiền gửi s phụ thuộc:Tỷ lệ giữ tiền mặt so với tiền gửi (cp) càng nhỏ, số nhân tiền sẽ càng lớn.4.2.4. Số nhân tiền tệ và ý nghĩa… (tiếp)• Gọi cb = Ra/D là tỷ lệ dự trữ thực tế tại các NHTM;• Tỷ lệ dự trữ thực tế cb phụ thuộc vào các yếu tố sau: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc; Tính không ổn định của nguồn tiền mặt vào - ra của NHTM; Sự thiệt hại do trả lãi suất nếu phải vay tiền khi thiếu hụt dự trữ.• Tỷ lệ dự trữ thực tế ra càng nhỏ thì số nhân tiền sẽ càng lớn, cung tiền càng cao.Tỷ lệ dự trữ thức tế ra4.3. Cầu tiền tệ• 4.3.1. Phân biệt các loại tài sản tài chính• 4.3.2. Cầu tiền tệ và các yếu tố tác động đến cầu tiền tệ

Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệBÀI 4TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆHướng dẫn họcĐể học tốt bài này, học viên cần tham khảo các phương pháp học sau: Học đúng lịch trình của mơn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham giathảo luận trên diễn đàn. Đọc tài liệu:1. Giáo trình Kinh tế học_Tập II. NXB Kinh tế Quốc dân. 2012Chủ biên: PGS.TS Vũ Kim Dũng và PGS.TS Nguyễn Văn Công2. Bộ môn Kinh tế vĩ mô (Đại học Kinh tế Quốc dân), Giáo trình Ngun lý kinh tếhọc vĩ mơ, Nhà Xuất Bản Lao động, 2012.3. Bộ môn Kinh tế vĩ mô (Đại học Kinh tế Quốc dân), Bài tập Nguyên lý kinh tế vĩmô, Nhà Xuất Bản Lao động, 2012. Học viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email. Trang Web môn học.Nội dung Khái niệm và thước đo cung tiền. Cơ chế tạo tiền của hệ thống ngân hàng. Ba cơng cụ kiểm sốt cung tiền của Ngân hàng nhà nước. Các nhân tố quyết định tới cầu tiền. Tác động của sự thay đổi cung tiền tới nền kinh tế. Các kết hợp chính sách tiền tệ và tài khóa.Mục tiêu Trong chương này, trước tiên, bạn cần nắm rõ khái niệm tiền và cách thức đo lườngcung tiền trong nền kinh tế. Sau đó, bạn cần hiểu được cách thức hệ thống ngân hàng tạo ra tiền như thế nào. Tiếp đến, bạn cần hiểu ba công cụ của ngân hàng trung ương trong việc kiểm soátcung tiền. Trên cơ sở hiểu biết về cung và cầu tiền, bạn sẽ rút ra được cơ chế tác động của sựthay đổi trong cung ứng tiền tệ tới các biến số kinh tế vĩ mô cơ bản như lãi suất, đầutư, tổng cầu và sản lượng của nền kinh tế. Cuối cùng, bạn phải hiểu được một số cách kết hợp chính sách tiền tệ và tài khóa đểđạt được các mục tiêu khác nhau trong nền kinh tế.NEU_ECO102_Bai4_v1.001310121645 Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệTình huống dẫn nhập Để làm tăng lượng phương tiện thanh toán, tức là cung tiền, trong nền kinh tế, Ngân hàngNhà nước cần làm gì? Khi cung tiền tăng, nền kinh tế sẽ có những thay đổi gì trong ngắn và dài hạn?Vai trò của tổng cầu trong việc quyết định mức sản lượng cân bằng của nềnkinh tế như thế nào?2. Chính sách tài khóa, và ảnh hưởng của chính sách tài khóa đến cán cânngân sách của chính phủ như thế nào?1.46NEU_ECO102_Bai4_v1.0013101216 Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ4.1.Khái niệm và đo lường cung tiềnTiền được định nghĩa là "bất cứ thứ gì được chấp nhận chung trong việc thanh tốn đểlấy hàng hóa hay dịch vụ hoặc trong việc hồn trả các món nợ".Để được chấp nhận chung trong việc thanh tốn, tiền phải có những chức năng đặcbiệt của nó. Nhìn chung, các lý thuyết tiền tệ hiện đại đều nhấn mạnh ba chức năngcăn bản của tiền: phương tiện trao đổi, cất trữ giá trị và đơn vị hạch toán.Phương tiện trao đổi là một thứ được mọi người chấpnhận rộng rãi để đổi lấy hàng hóa và dịch vụ.Dân chúng sẽ chỉ giữ tiền một khi họ tin rằng nó sẽ tiếptục có giá trị trong tương lai, do vậy tiền có thể thực hiệnđược chức năng phương tiện trao đổi chỉ khi nó cũngđóng vai trò là phương tiện bảo tồn và cất trữ giá trị.Tiền có chức năng là một đơn vị hạch tốn rất tiện lợivà hiệu quả vì nó được chấp nhận rộng rãi trong mọi giao dịch. Mọi người sử dụngmột đơn vị tiền tệ chung (như tiền đồng của Việt Nam hay đôla Mỹ) để niêm yết giávà ghi các khoản nợ. Khi đi mua hàng, bạn có thể nhìn thấy giá một chiếc sơ mi là150.000 đồng và bát phở giá 30.000 nghìn đồng.Hiện nay, trong các sách giáo khoa và trong thực tiễn, có 3 cách đo lường lượng tiềnchủ yếu là tiền mặt (M0), tiền giao dịch (M1), và tiền rộng (M2). Mặc dù vậy, cơ cấucác thành phần tạo nên M1 hay M2 cũng không đồng nhất giữa các quốc gia. Có sựkhác biệt này chủ yếu là do trình độ phát triển khác nhau của các hệ thống tài chính ởnhững nước này. Mặc dù có sự khác nhau như vậy, nhưng các thành phần cấu thànhM1 hay M2 phải đáp ứng được những chức năng của tiền như đã nêu.Trong phạm vi giáo trình này, chúng ta hiểu khái niệm tiền M0, M1, M2, như sau: a)M0 hay tiền mặt: Bao gồm tiền giấy và tiền xu đang lưu hành; b) M1: Bao gồm tiềnmặt, các tài khoản tiền gửi có thể rút theo nhu cầu (tài khoản tiền gửi không kỳ hạn).c) M2: Bao gồm M1 và các tài khoản tiền gửi có kỳ hạn.Người ta chia tiền thành M0, M1 và M2 dựa trên khả năng thanh khoản (liquidity) củacác thành phần tạo nên chúng, mà độ thanh khoản của các tài sản tài chính phụ thuộcvào đặc điểm và mức độ phát triển của hệ thống tài chính. Khả năng thanh khoản haytính hốn đổi của một tài sản đề cập đến mức độ dễ dàng để chuyển tài sản đó thànhphương tiện trao đổi của nền kinh tế.20062007200820092010M2922.71,348.21,622.12,092.42,789.2- M1297.3443.4443.0581.5641.0+ Tiền mặt ngồi ngân hàng158.8220.5236.8293.2338.0+ Tiền gửi có thể rút theo yêu cầu138.5222.9206.1288.3303.0- Tiền gửi có kỳ hạn nội tệ625.4904.81,179.11,510.92,148.2- Tiền gửi bằng ngoại tệ199.5258.6330.4427.1516.6Bảng 4.1: Số liệu tiền tệ của Việt NamNguồn: Ngân hàng nhà nướcNEU_ECO102_Bai4_v1.001310121647 Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ4.2.Hoạt động ngân hàng thương mại và quá trình tạo tiềnNgân hàng hoạt động theo nguyên tắc dự trữ 100%Để xem xét ảnh hưởng của các hoạt động ngân hàngthương mại đến cung tiền, đầu tiên chúng ta hãy tưởngtượng trên thế giới không tồn tại bất kỳ một ngân hàngnào. Nếu khơng có ngân hàng trong nền kinh tế, sẽkhơng có tiền gửi, và do đó cung tiền đơn giản chỉbằng lượng tiền mặt. Điều hoàn toàn tương tự xảy ranếu như có các ngân hàng và chúng hoạt động theonguyên tắc dự trữ 100%. Nói cách khác, các ngân hàng chỉ nhận tiền gửi và đơn giảngiữ chúng với tư cách là dự trữ mà không hề cho vay. Nếu cơng chúng mang tồn bộtiền mặt đến gửi tại hệ thống ngân hàng thì sẽ khơng có tiền mặt trong tay cơng chúng- tồn bộ tiền giấy và tiền xu sẽ được giữ dưới dạng dự trữ - nhưng trái lại lượng tiềngửi đúng bằng lượng tiền mặt. Trong điều kiện dự trữ 100%, các ngân hàng khơng cóvai trị gì trong việc thay đổi cung tiền.Ngân hàng hoạt động theo nguyên tắc dự trữ một phần và quá trình tạo tiềnTrong thực tế, các ngân hàng luôn cho vay. Bởi vì các ngân hàng dự tính rằng khơngphải tất cả những người gửi tiền sẽ rút toàn bộ tiền gửi ngay lập tức và cùng một lúc,họ không cần giữ dự trữ bằng số tiền gửi. Trái lại, họ chỉ giữ một phần số tiền huyđộng được và cho vay phần còn lại. Hệ thống ngân hàng như vậy được gọi là hệ thốngngân hàng dự trữ một phần. Để thấy được hệ thống ngân hàng tạo tiền như thế nào,đầu tiên giả định công chúng không giữ tiền mặt và như vậy lượng tiền mặt nằm ngoàihệ thống ngân hàng sẽ bằng 0. Tiếp theo, giả thiết khi các ngân hàng nhận được mộtkhoản tiền gửi, ngân hàng giữ lại 10% dự trữ và cho vay 90% còn lại. Trong trườnghợp này, tỷ lệ dự trữ của ngân hàng là 10%. Trong trường hợp tổng quát với tỷ lệ dựtrữ là rr thì lượng dự trữ (R) sẽ bằng rr nhân với lượng tiền gửi (D).Sau đây, chúng ta sử dụng tài khoản chữ T để xem xét sự thay đổi tài sản có và nợcủa một ngân hàng (Ngân hàng thứ nhất) sau khi nhận được một khoản tiền gửi mới là1.000 triệu đồng do ngân hàng trung ương mới phát hành. Trước khi ngân hàng thứnhất cho vay, cung tiền tăng 1.000 triệu đồng. Nhưng sau khi ngân hàng này cho vaythì tài khoản của ngân hàng này thay đổi như sau:Ngân hàng thứ nhấtTài sản có Dự trữ : 100Tài sản nợTiền gửi: 1.000 Cho vay: 900Như vậy cung tiền bây giờ tăng 1900 triệu đồng vì những người gửi tiền vào ngânhàng nắm giữ 1000 triệu tiền gửi không kỳ hạn và người đi vay tiền của ngân hàngnắm giữ 900 triệu đồng tiền mặt. Như vậy, khi ngân hàng chỉ nắm giữ một phần tiềngửi huy động được dưới dạng dự trữ, nó đã làm tăng tổng phương tiện thanh toán.48NEU_ECO102_Bai4_v1.0013101216 Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệSự tạo tiền không dừng lại ở Ngân hàng thứ nhất. Giả sử những người đi vay từ Ngânhàng thứ nhất sử dụng 900 triệu đồng để mua sắm một số vật dụng từ một vài ngườikhác, những người này sau khi nhận được tiền lại quyết định gửi toàn bộ số tiền mặtcủa mình vào Ngân hàng thứ hai. Ngân hàng này lại giữ 10% (90 triệu đồng) làm dựtrữ và cho vay 90% còn lại (810 triệu đồng), cung tiền lại tăng thêm 810 triệu đồng.Ngân hàng thứ haiTài sản cóTài sản nợ Dự trữ : 90Tiền gửi: 900 Cho vay: 810Quá trình tiếp tục diễn ra: mỗi lần sau khi tiền mặt được gửi vào ngân hàng, nó lạiđược ngân hàng cho vay một phần. Cứ như vậy lượng tiền trong nền kinh tế ngày càngtăng. Vậy thì cuối cùng có bao nhiêu tiền được tạo ra trong nền kinh tế? Bây giờchúng ta sẽ cộng các khoản tiền gửi nêu trên lại với nhau:Số tiền gửi ban đầu1.000=Số tiền cho vay ra của ngân hàng thứ 1=900 [= 0,9 x 1.000]Số tiền cho vay ra của ngân hàng thứ 2=810 [= 0,9 x 900]........Tổng lượng tiền tăng lên10.000=Như vậy, q trình tạo tiền này khơng thể tiếp diễn vô hạn: lượng tiền bổ sung ngàycàng giảm dần. Nếu chúng ta cộng tất cả các con số trong ví dụ trên, chúng ta sẽ thấyvới 1.000 triệu đồng mà ngân hàng trung ương mới bơm thêm vào lưu thông lượng tiềntrong nền kinh tế tăng 10.000 triệu đồng. Lượng tiền trong nền kinh tế tăng thêm dohoạt động của hệ thống ngân hàng tạo ra từ một đồng mà Ngân hàng trung ương bơmvào lưu thông được gọi là số nhân tiền. Như vậy trong trường hợp tỷ lệ dự trữ 10% vàkhông ai giữ tiền mặt, khi cơ sở tiền tăng thêm 1000 triệu đồng đã làm cung tiền tăng10.000 triệu đồng, và như vậy số nhân tiền là 10 (bằng 1 chia cho tỷ lệ dự trữ)Trong trường hợp tổng qt có tiền mặt rị rỉ ngồi hệ thống ngân hàng, cung tiền sẽđược xác định như sau. Chúng ta có các phương trình định nghĩa cung tiền và cơ sởtiền như sau:B = Cu + R.MS = Cu + D.Chúng ta chia phương trình thứ hai cho phương trình thứ nhất:MS Cu  DBCu  RBiến đổi tốn học, chúng ta cóMS Cu / D  D / DBCu / D  R / DNEU_ECO102_Bai4_v1.001310121649 Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệNếu ký hiệu cr là tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng so với tiền gửi hay viết gọn là tỷ lệtiền mặt so với tiền gửi (cr = Cu/D) và rr là tỷ lệ dự trữ thực tế của các ngân hàngthương mại (rr = R/D), thì ta có thể viết lại phương trình trên như sau:MS cr  1Bcr  rrBiểu thức trên chính là số nhân tiền mà chúng ta sẽ ký hiệu là mM bởi vì nó biểu thịlượng tiền cung ứng tăng thêm khi ngân hàng trung ương bơm thêm vào lưu hành 1đồng cơ sở tiền. Mỗi khi ngân hàng trung ương bổ sung thêm 1 đồng cơ sở tiền, thìcung tiền trong nền kinh tế sẽ tăng thêm mM đồng.mM MS = mM .BBiểu thức trên cho thấy số nhân tiền tệ phụ thuộc vào tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng sovới tiền gửi (cr) và tỷ lệ dự trữ thực tế của các ngân hàng thương mại (rr). Cả cr và rrđều có tác động ngược chiều đến số nhân tiền: số nhân tiền tăng khi cr và/hoặc rr giảm;ngược lại, số nhân tiền giảm khi cr và/hoặc rr tăng. Lưu ý rằng nếu cr = 0 tức là tỷ lệtiền mặt so với tiền gửi bằng 0, một tình huống được gọi là khơng có rị rỉ tiền mặt vàmọi giao dịch đều thực hiện thơng qua hình thức chuyển khoản qua hệ thống ngân hàng,thì số nhân tiền có giá trị là 1/rr, đúng như kết quả nhận được trong ví dụ ở trên.Từ phân tích ở trên chúng ta rút ra mơ hình về cung tiền như sau:MS = mM × BNhư vậy cung tiền phụ thuộc vào cơ sở tiền và số nhân tiền. Cung tiền sẽ tăng khi cơsở tiền và/hoặc số nhân tiền tăng. Ngược lại, cung tiền sẽ giảm khi cơ sở tiền và/hoặcsố nhân tiền giảm.Sau đây chúng ta sẽ xem xét chi tiết hơn về cơ sở tiền, tỷ lệ dự trữ và tỷ lệ tiền mặt sovới tiền gửi, những yếu tố có tác động đến lượng cung tiền trong nền kinh tế.Cơ sở tiềnNhư chúng ta đã biết, cơ sở tiền hay tiền mạnh bao gồm tiền mặt ngoài hệ thống ngânhàng (Cu) và tiền dự trữ (R). Ngân hàng trung ương kiểm sốt cung tiền chủ yếu thơngqua việc kiểm sốt cơ sở tiền. Cung tiền tỷ lệ thuận với cơ sở tiền. Vì vậy, sự gia tăngcơ sở tiền làm tăng cung tiền theo cùng một tỷ lệ.Tỷ lệ dự trữDự trữ bao gồm tiền mặt nằm trong két của các ngân hàng thương mại và tiền gửi củacác ngân hàng thương mại ở ngân hàng trung ương. Các ngân hàng phải có dự trữ đểđáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng.Tỷ lệ dự trữ thực tế được qui định bởi 2 nhân tố. Nhântố thứ nhất là tỷ lệ dự trữ bắt buộc (rrr), tức là tỷ lệ dựtrữ tối thiểu mà các ngân hàng thương mại phải chấphành theo qui định của ngân hàng trung ương. Việc ápđặt dự trữ bắt buộc một mặt để đảm bảo cho các ngânhàng ln có tiền mặt khi khách hàng u cầu, mặt khácđây chính là một cơng cụ mà ngân hàng trung ương cóthể sử dụng để kiểm soát cung tiền. Nhân tố thứ hai là hành vi của các ngân hàng. Cácngân hàng có thể muốn dự trữ cao hơn mức dự trữ bắt buộc, thường được gọi là dự trữ50NEU_ECO102_Bai4_v1.0013101216 Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệdơi ra. Đối với một ngân hàng, việc quyết định nắm giữ bao nhiêu dự trữ dôi ra làmột vấn đề kinh tế giống như việc một cá nhân quyết định nắm giữ bao nhiêu tiền chođộng cơ dự phịng. Lợi ích của dự trữ thêm là ngân hàng ln có thể đáp ứng ngay lậptức nhu cầu rút tiền của khách hàng, làm giảm chi phí giao dịch đối với khách hàng vàcủng cố niềm tin của họ vào hoạt động ngân hàng. Mức dự trữ dôi ra thường cao khihoạt động gửi tiền và rút tiền diễn ra thất thường khơng thể dự tính được.Khi lãi suất thị trường tăng lên, các ngân hàng có xu hướng giữ ít dự trữ hơn và giảmlượng dự trữ dôi ra xuống mức thấp hơn. Điều này có nghĩa rằng cung tiền có thể làhàm của lãi suất. Tuy nhiên, để đơn giản cho việc mơ hình hố, chúng ta thường bỏqua ảnh hưởng này. Các nhân tố như tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tính bất định của các giaodịch ngân hàng tăng lên sẽ làm tăng tỷ lệ dự trữ.Khi tỷ lệ dự trữ càng thấp, ngân hàng càng cho vay nhiều và do đó tạo thêm càngnhiều tiền từ mỗi đơn vị tiền gửi. Do đó, sự cắt giảm tỷ lệ dự trữ thực tế của các ngânhàng thương mại sẽ làm tăng số nhân tiền và qua đó làm tăng cung tiền.Tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng so với tiền gửiKhi tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng so với tiền gửi càng thấp, công chúng càng giữ íttiền mặt và gửi nhiều tiền hơn vào các ngân hàng. Các ngân hàng sẽ cho vay đượcnhiều hơn và kết quả là cả số nhân tiền và cung tiền đều tăng.Thói quen thanh tốn của cơng chúng có ảnh hưởng quyết định tỷ lệ tiền mặt nắm giữso với tiền gửi. Chi phí và sự thuận tiện để nhận được tiền mặt có ảnh hưởng đến tỷ lệtiền mặt so với tiền gửi. Tỷ lệ tiền mặt so với tiền gửi cũng có tính thời vụ. Tỷ lệ nàyrất cao vào các dịp lễ, tết, hội hè.Nhờ mơ hình này, chúng ta có thể thảo luận cách thức mà ngân hàng trung ương tácđộng tới cung tiền trong nền kinh tế.4.3.Ngân hàng trung ương và các công cụ điều tiết cung tiềnNgân hàng trung ương ở các nền kinh tế thị trường cóhai nhiệm vụ chính. Nhiệm vụ thứ nhất là điều tiết cáchoạt động ngân hàng và đảm bảo sự lành mạnh của hệthống ngân hàng. Khi các ngân hàng gặp khó khăn vềmặt tài chính như thiếu hụt tiền mặt, thì ngân hàngtrung ương đóng vai trị là người cho vay cuối cùng đểduy trì sự ổn định trong toàn bộ hệ thống ngân hàng.Nhiệm vụ thứ 2 và quan trọng hơn của ngân hàng trung ương là kiểm soát lượng tiềncung ứng. Các quyết định được đưa ra bởi các nhà hoạch định chính sách có liên quanđến cung tiền được gọi là chính sách tiền tệ. Thông qua nghiệp vụ thị trường mở, cácqui định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu (lãi suất cho các ngân hàngthương mại vay), ngân hàng trung ương có khả năng kiểm sốt cung tiền và các điềukiện tín dụng của một quốc gia.Nghiệp vụ thị trường mởNghiệp vụ thị trường mở liên quan đến việc mua và bán chứng khoán của ngân hàngtrung ương. Giao dịch chứng khoán của ngân hàng trung ương làm thay đổi cơ sở tiền:Việc mua làm tăng cơ sở tiền, và việc bán làm giảm cơ sở tiền. Trái lại, giao dịch giữaNEU_ECO102_Bai4_v1.001310121651 Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệcác tổ chức tài chính, các hãng kinh doanh, hoặc cá nhân đơn thuần chỉ tái phân phốilượng cơ sở tiền sẵn có trong nền kinh tế mà khơng làm thay đổi tổng cơ sở tiền.Tỷ lệ dự trữ bắt buộc.Ngân hàng trung ương cũng có thể tác động tới cung ứng tiền tệ thông qua tỷ lệ dự trữbắt buộc. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là tỷ lệ dự trữ tối thiểu mà các ngân hàng thương mạiphải duy trì theo quy định của ngân hàng trung ương. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc ảnh hưởngđến lượng tiền mà hệ thống ngân hàng có thể tạo ra từ mỗi đồng dự trữ. Sự gia tăng tỷlệ dự trữ bắt buộc hàm ý các ngân hàng phải dự trữ nhiều hơn, do đó cho vay ít hơn từmỗi đồng mà nó nhận được dưới dạng tiền gửi. Kết quả là, nó làm tăng tỷ lệ dự trữ,làm giảm số nhân tiền và làm giảm cung tiền. Ngược lại, biện pháp cắt giảm tỷ lệ dựtrữ bắt buộc làm tăng số nhân tiền và cung tiền.Nhìn chung, các ngân hàng trung ương rất ít khi thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc bởi vìsự thay đổi thường xun có thể làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của ngành ngânhàng. Ví dụ, khi ngân hàng trung ương tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, một số ngân hàngnhận thấy họ bị thiếu hụt dự trữ, mặc dù họ khơng thấy có sự biến động nào trong tiềngửi. Trong trường hợp như vậy, họ phải từ chối cho vay cho đến khi tạo ra được đủmức dự trữ theo qui định mới.Lãi suất chiết khấu.Công cụ thứ ba mà ngân hàng trung ương có thể sử dụng để kiểm sốt cung tiền là lãisuất chiết khấu, tức lãi suất mà ngân hàng trung ương áp dụng khi cho các ngân hàngthương mại vay tiền. Khi không đủ dự trữ bắt buộc, ngân hàng thương mại phải vaytiền của ngân hàng trung ương. Tình huống này có thể xảy ra bởi vì ngân hàng đã chovay q nhiều hoặc bởi vì có q nhiều các khoản tiền được rút ra. Khi ngân hàngtrung ương cho một ngân hàng vay tiền, hệ thống ngân hàng sẽ có nhiều dự trữ hơn vàhọ có thể tạo ra nhiều tiền hơn.Ngân hàng trung ương có thể thay đổi cung ứng tiền tệ bằng cách thay đổi lãi suấtchiết khấu. Lãi suất chiết khấu càng cao, các ngân hàng càng ít vay tiền của ngân hàngtrung ương để bù đắp dự trữ. Đồng thời, để có thể đáp ứng được nhu cầu rút tiền củakhách hàng trong khi ít vay tiền hơn từ ngân hàng trung ương, các ngân hàng thươngmại có xu hướng tăng tỷ lệ dự trữ và làm giảm số nhân tiền. Bởi vậy, biện pháp tănglãi suất chiết khấu có xu hướng làm giảm cơ sở tiền và số nhân tiền, dẫn đến cung ứngtiền tệ giảm. Ngược lại, biện pháp giảm lãi suất chiết khấu sẽ khuyến khích các ngânhàng vay tiền nhiều tiền hơn từ ngân hàng trung ương và dự trữ với tỷ lệ thấp hơn, dẫntới cơ sở tiền và số nhân tiền tăng và cung ứng tiền tệ tăng.4.4.Cầu tiềnTại sao người ta giữ tiền? Có ba động cơ cho việc giữ tiền: giao dịch, dự phòng vàđầu cơ.Tiền là một phương tiện trao đổi, và mọi người giữ tiền vì mục đích giao dịch. Tiềnđược giữ trong khoảng thời gian giữa khi nhận thu nhập và khi tiêu tiền. Lượng tiềnđược nắm giữ vì mục đích giao dịch sẽ đồng biến với khối lượng giao dịch mà người52NEU_ECO102_Bai4_v1.0013101216 Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệđó thực hiện. Thu nhập được xem là một thước đo tốt đểbiểu thị khối lượng giao dịch, và vì vậy cầu giao dịchđược giả định là phụ thuộc đồng biến với mức thu nhập.Ngồi lượng tiền được nắm giữ vì mục đích giao dịch,người ta cịn giữ thêm tiền để phịng những khoản chitiêu bất thường. Tiền được giữ để sử dụng cho nhữngtrường hợp khẩn cấp, để thanh toán một số chi phí bấtthường như khám bệnh, thuốc thang, hay là chi phí sửa chữa. Keynes gọi động cơ giữtiền như vậy là cầu tiền dự phòng.Người ta giữ tiền với tư cách là một bộ phận trong danh mục đầu tư tối ưu của họ bởivì ngồi các tài sản khác, tiền tạo ra một kết hợp khác giữa rủi ro và lợi tức. Cụ thể,tiền tạo ra lợi tức danh nghĩa an toàn, trong khi giá cổ phiếu có thể tăng hoặc giảm.Động cơ này bắt nguồn từ chức năng của tiền là phương tiện cất trữ giá trị.Nhân tố quyết định tới cầu tiềnMặc dù có nhiều yếu tố quyết định lượng cầu về tiền, nhưng nhân tố được quan tâmđặc biệt trong các lý thuyết về cầu tiền là lãi suất. Đó là lãi suất danh nghĩa chứ khôngphải là lãi suất thực tế. Lý do là vì lãi suất danh nghĩa là thước đo chi phí cơ hội củaviệc giữ tiền. Khi bạn nắm giữ của cải dưới dạng tiền trong ví hay trong các tài khoảntiền gửi ngân hàng có thể viết séc thì bạn sẽ bỏ qua khoản tiền lãi mà lẽ ra bạn có thểnhận được nếu như khoản tiền đó được sử dụng để gửi vào tài khoản ngân hàng cóthời hạn hay mua trái phiếu. Nếu tiền gửi ngân hàng có thể viết séc khơng trả lãi suất,cịn tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn và trái phiếu lại trả lãi suất 8 phần trăm một năm, thìchi phí cơ hội của việc giữ tiền (bao gồm cả tiền mặt và tiền gửi ngân hàng có thể viếtséc) là 8 phần trăm một năm.Lợi ích của việc giữ tiền liên quan đến việc sử dụng tiền với tư cách là phương tiệntrao đổi. Khi người ta giao dịch nhiều hơn, thì lượng tiền mà họ cần giữ càng lớn. Cầuvề tiền xuất hiện từ việc sử dụng nó trong việc tạo thuận lợi cho các giao dịch đượcgọi là cầu về tiền giao dịch. Cầu về tiền giao dịch tăng cùng với thu nhập danh nghĩa:thu nhập cao hơn có nghĩa giá trị hàng hoá được mua sẽ lớn hơn, điều này hàm ý giátrị giao dịch sẽ lớn hơn. Trên thực tế cầu về tiền tăng tỷ lệ thuận với giá trị danh nghĩacủa thu nhập. Thu nhập danh nghĩa được tính là tích của sản lượng và mức giá. Khimọi cái khác không đổi, nếu giá cả tăng gấp đôi, người ta cần số tiền nhiều gấp đôi đểthực hiện các giao dịch như cũ.4.5.CÂN BẰNG THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆHình vẽ sau mơ tả quan điểm của Keynes về việc xác định lãi suất trong đó lãi suấtdanh nghĩa được biểu diễn trên trục tung và lượng tiền được biểu diễn trên trục hồnh.Cung tiền được kiểm sốt bởi ngân hàng trung ương. Lượng tiền mà ngân hàng trungương cung ứng được giả thiết là không phụ thuộc vào lãi suất. Nó được biểu diễn làđường thẳng đứng.Lãi suất sẽ điều chỉnh để cân bằng lượng cầu tiền và lượng tiền cung ứng. Có mộtmức lãi suất, được gọi là lãi suất cân bằng, tại đó lượng cầu tiền đúng bằng lượng tiềnNEU_ECO102_Bai4_v1.001310121653 Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệcung ứng. Nếu lãi suất ở mức khác, dân chúng sẽ điều chỉnh cơ cấu danh mục của cảivà kết quả là lãi suất sẽ trở về mức cân bằng.Ví dụ, với đường cung tiền là MS0 thì mức lãi suất cân bằng sẽ là i0. Giả sử lãi suất caohơn mức cân bằng, chẳng hạn bằng i1. Khi đó, lượng tiền mọi người muốn nắm giữ,M1, sẽ nhỏ hơn lượng tiền cung ứng. Nhiều người nhận thấy mình đang giữ quá nhiềutiền và sẽ cố gắng chuyển một phần số tiền đang giữ sang tài sản sinh lãi. Hành độngđó sẽ làm tăng cầu về trái phiếu, trong khi cung trái phiếu không thay đổi, kết quả làgiá trái phiếu sẽ tăng. Giá trái phiếu tăng làm cho lãi suất giảm. Khi lãi suất vẫn cịnlớn hơn i0 thì q trình này vẫn tiếp diễn và đưa lãi suất trở về i0. Ngược lại, khi lãisuất thấp hơn mức cân bằng, ví dụ ở mức i2 trong hình, thì lượng tiền mọi người muốngiữ là M2, lớn hơn lượng tiền cung ứng. Trong trường hợp này, để tăng lượng tiền nắmgiữ, người ta sẽ bán bớt lượng trái phiếu mà họ đang giữ làm cho giá trái phiếu giảmkéo theo lãi suất tăng. Q trình sẽ cịn tiếp diễn cho đến khi lãi suất tăng lên i0.Lãi suất, iCung tiền, MS0i1i0Cầu tiền, Mdi2M1M0M2 Lượng tiền, MKeynes đã sử dụng lý thuyết này để giải thích chính sách tiền tệ hoạt động như thếnào. Bây giờ chúng ta có thể xem xét tác động của chính sách tiền tệ một cách chi tiết.4.6.Tác động của sự thay đổi cung tiền đến nền kinh tếĐiểm căn bản trong học thuyết của Keynes về tiền tệ là quan điểm cho rằng tiền tệ ảnhhưởng đến thu nhập thơng qua lãi suất. Ví dụ, việc tăng cung tiền sẽ làm giảm lãi suấtvà điều này đến lượt nó làm tăng tổng cầu và thu nhập. Chúng ta cần xem xét hai mốiliên kết trong chuỗi những sự kiện liên kết những thay đổi của lượng tiền và thay đổicủa thu nhập. Thứ nhất là mối liên hệ giữa tiền và lãi suất. Thứ hai là ảnh hưởng củalãi suất đến tổng cầu.Bây giờ chúng ta xem xét tác động của việc tăng cung tiền từ MS0 tới MS1 như trongđồ thị trên. Tại mức lãi suất cân bằng ban đầu r0, sau khi cung tiền tăng thì thị trườngtiền tệ dư cung. Tại r0, người ta không muốn nắm giữ lượng tiền mới tăng thêm này.Họ sẽ cố gắng giảm lượng tiền nắm giữ đi bằng cách mua thêm trái phiếu. Cầu tráiphiếu tăng sẽ làm giảm lãi suất mà người bán trái phiếu (tức là người đi vay) đưa ra.Lãi suất giảm xuống sẽ làm cho lượng cầu tiền tăng lên, và điểm cân bằng mới đượcthiết lập với lãi suất r1.Khi lãi suất càng cao thì chi phí của hoạt động đầu tư đối với các doanh nghiệp cànglớn và lợi nhuận kỳ vọng càng thấp, do vậy đầu tư của các doanh nghiệp càng nhỏ.54NEU_ECO102_Bai4_v1.0013101216 Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệNgược lại, khi lãi suất càng thấp, chi phí của hoạt động đầu tư càng nhỏ, lợi nhuận kỳvọng và do vậy là đầu tư càng lớn.Như vậy, chính sách tiền tệ tác động tới tổng cầu thông qua sự thay đổi của lãi suất tớinhu cầu vay đầu tư. Chính sách tiền tệ muốn đạt hiệu quả cao thì nó sẽ cần phải làmđầu tư thay đổi nhiều nhất ứng với một mức thay đổi cung tiền cho trước. Do vậy, đầutư sẽ cần phải rất nhạy cảm với sự thay đổi cho trước của lãi suất hoặc lãi suất sẽ phảiNEU_ECO102_Bai4_v1.001310121655 Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệthay đổi nhiều nhất ứng với mức thay đổi cung tiền cho trước, tức là cầu tiền cần phảiít nhạy cảm với sự thay đổi của lãi suất.Kết hợp chính sách tiền tệ và tài khóaThơng thường, chính phủ muốn đạt được đa mục tiêu trong khi một chính sách lại chỉcó thể đạt được một hoặc một vài mục tiêu trong số đó. Chính vì vậy, trong thực tế,hai chính sách tiền tệ và tài khóa có thể được sử dụng kết hợp với nhau để đạt được đamục tiêu. Dưới đây, chúng ta sẽ xem xét các kết hợp chính sách tiền tệ và tài khóa cóthể cũng như các mục tiêu mà nó hướng tới.Chính sách tài khóa mở rộng và tiền tệ mở rộngTrong một số giai đoạn, chính phủ có thể buộc phải tăng chi tiêu cho một mục tiêu xãhội nào đó, hoặc phải cắt giảm thuế thu nhập cá nhân cho một nhóm nào đó, hoặcchính phủ cũng có thể sử dụng chính sách tài khóa mở rộng để kích thích tổng chi tiêuvà sản lượng của nền kinh tế nhằm ngăn chặn suy thoái. Tuy nhiên, hệ quả của chínhsách này sẽ là sự gia tăng của lãi suất, và do vậy sẽ ảnh hưởng xấu tới đầu tư khu vựctư nhân. Một số nhà kinh tế chỉ trích chính sách này bởi nó có thể cản trở tăng trưởngtrong dài hạn do đầu tư giảm sút.Để loại bỏ tác động không mong muốn này, chính phủ cần phải sử dụng kết hợp đồngthời chính sách tiền tệ mở rộng nhằm hạ lãi suất về mức ban đầu. Trong trường hợpnày, tổng chi tiêu và sản lượng sẽ tăng lên.Chính sách tài khóa mở rộng và tiền tệ thắt chặtCũng tương tự như trên, đơi khi chính phủ đứng trước tình huống buộc phải tăng chitiêu hoặc cắt giảm thuế, và điều này sẽ làm tăng tổng chi tiêu. Hệ quả trong dài hạn sẽlà tình trạng lạm phát. Để ngăn chặn tình trạng lạm phát xảy ra, chính phủ sẽ sử dụngkết hợp chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm đẩy lãi suất lên cao và giảm bớt chi tiêu củakhu vực tư nhân, và cụ thể là đầu tư và tiêu dùng. Chính sách này có thể ngăn chặnlạm phát, tuy nhiên nó lại ảnh hưởng xấu tới đầu tư khu vực tư nhân cũng như gây ratình trạng thâm hụt ngân sách.Chính sách tài khóa thắt chặt và tiền tệ mở rộngTrong bối cảnh thâm hụt ngân sách nặng, chính phủ có thể buộc phải cắt giảm chi tiêuvà tăng thuế nhằm cân bằng lại ngân sách hoặc thậm chí là thặng dư ngân sách để cóthể trả lại các khoản nợ cơng của chính phủ. Tuy nhiên, hệ quả của chính sách này lànền kinh tế có thể rơi vào suy thối.Để ngăn chặn suy thối, chính phủ sẽ sử dụng kết hợp chính sách tiền tệ mở rộngnhằm đẩy lãi suất xuống thấp hơn nữa, qua đó kích thích chi tiêu dùng và đầu tư củakhu vực tư nhân và duy trì sản lượng, việc làm của nền kinh tế.Kết hợp chính sách này cũng có thể được dùng khi chính phủ muốn kích thích đầu tư khuvực tư nhân trong khi không muốn tăng tổng chi tiêu do sợ nguy cơ gây ra lạm phát cao.Chính sách tài khóa thắt chặt và tiền tệ thắt chặtĐây là kết hợp chính sách thường được sử dụng khi nền kinh tế đang tăng trưởng quánóng và áp lực lạm phát lớn. Chính sách tài khóa thắt chặt sẽ làm sản lượng giảm vàlãi suất giảm trong khi chính sách tiền tệ thắt chặt làm tăng lãi suất và giảm sản lượng.Kết hợp đồng thời cả hai chính sách sẽ làm giảm mạnh tổng chi tiêu, trong đó tậptrung vào việc giảm chi tiêu của khu vực cơng, cịn chi tiêu khu vực tư nhân vẫn sẽtương đối ổn định do lãi suất ít thay đổi.56NEU_ECO102_Bai4_v1.0013101216 Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệTóm lược cuối bài Tiền có ba chức năng: phương tiện trao đổi, phương tiện cất trữ giá trị và đơn vị hạch toán.Với tư cách phương tiện trao đổi, tiền được sử dụng trong các giao dịch. Với tư cách phươngtiện cất trữ giá trị, nó tạo ra một cách để chuyển sức mua từ hiện tại tới tương lai. Với tư cáchđơn vị hạch tốn, nó tạo ra một cách để ghi giá và các giá trị kinh tế khác. Tiền hàng hố, chẳng hạn vàng, là tiền có giá trị cố hữu. Nó có giá trị ngay cả khi khôngđược dùng làm tiền. Tiền pháp định, chẳng hạn tiền đồng hoặc đơla Mỹ, là tiền khơng có giátrị cố hữu: nó khơng có giá trị nếu khơng được dùng làm tiền. Trong nền kinh tế Việt Nam, tiền bao gồm tiền mặt và các loại tiền gửi khác nhau trong hệthống ngân hàng (tiền gửi không kỳ hạn, tài khoản séc, tiền gửi có kỳ hạn bao gồm cả đồngnội tệ và ngoại tệ). Ngân hàng thương mại hoạt động với tư cách là một trung gian tài chính. Ngồi ra, các ngânhàng thương mại cịn tạo ra một phương tiện trao đổi khi họ nhận tiền gửi bởi vì khách hàngcó thể viết séc trên tài khoản tiền gửi để thực hiện giao dịch. Khi các ngân hàng cho vay một phần tiền gửi huy động được, họ làm tăng lượng tiền trongnền kinh tế. Số nhân tiền cho biết mức thay đổi trong cung tiền khi cơ sở tiền thay đổi mộtđơn vị. Số nhân tiền phụ thuộc âm vào tỷ lệ dự trữ của các ngân hàng thương mại và tỷ lệ tiềnmặt ngoài ngân hàng so với tiền gửi. Ngân hàng trung ương có trách nhiệm quản lý hoạt động của hệ thống ngân hàng và điều tiết khốilượng tiền tệ trong nền kinh tế. Để kiểm soát cung tiền, ngân hàng trung ương thường sử dụng cáccông cụ như nghiệp vụ thị trường mở, qui định tỷ lệ dự trữ bắt buộc và lãi suất chiết khấu. Khi phát triển lý thuyết về những biến động kinh tế ngắn hạn, Keynes đã đưa ra lý thuyết ưathích thanh khoản để lý giải những yếu tố quyết định lãi suất. Theo lý thuyết này, lãi suấtđiều chỉnh để cân bằng cung tiền và cầu tiền.NEU_ECO102_Bai4_v1.001310121657 Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệCâu hỏi ôn tập1. Phân biệt các khái niệm: cơ sở tiền, cung tiền, dự trữ, dự trữ bắt buộc, và tiền mặt ngoài hệthống ngân hàng. Cho biết mối quan hệ giữa các chỉ tiêu đó2. Trình bày q trình 'tạo tiền' của hệ thống ngân hàng thương mại.3. Hãy trình bày các nhân tố quyết định cung tiền và các cơng cụ mà ngân hàng trung ương cóthể sử dụng để điều tiết cung tiền. Liệu chúng ta có thể cho rằng cung tiền chỉ phụ thuộc vàohành vi của ngân hàng trung ương?4. Giải thích các nhân tố tác động đến lượng cầu tiền. Tại sao lãi suất danh nghĩa chứ khôngphải lãi suất thực tế là thước đo chi phí cơ hội của việc giữ tiền5. Phân tích tác động của việc thay đổi cung tiền đến lãi suất, đầu tư, tổng cầu và sản lượng.58NEU_ECO102_Bai4_v1.0013101216