Bài học cho bé chuẩn bị vào lớp 1

22.02.2022

WElearn Wind

Là giáo viên với kinh nghiệm đầy mình về phương pháp dạy bé chuẩn bị vào lớp 1 nhưng Chị Trang vẫn suốt ngày gào thét: học chưa? làm bài chưa hả? sao lại học như thế này? Bài hôm qua học rồi sao quên nữa rồi? Muôn màu câu chuyện dành cho trẻ bước vào lớp 1 dở khóc dở cười. Vậy làm sao để giúp trẻ  học tốt? Khiến chúng đam mê việc học hành?

Thời gian đầu quý phụ huynh không cố ép bé học. Hãy động viên hỏi han tạo điều kiện để bé hòa nhập thoải mái với việc học. Nôm na là “dụ” cho bé thích học, sau đó từ từ nâng dần sức ép cho bé vô nề nếp học tập bằng những “đe dọa” kiểu như “hôm nay con không viết xong trang này là mẹ sẽ không cho con đi chơi nữa”.

>>>> Xem thêm: Gia sư Lớp 1 tại nhà

Mỗi ngày khi di chuyển bằng xe máy từ nhà đến trường mẫu giáo quý phụ huynh có thể hướng dẫn bé tự học sớm như:

⚡ Nhận biết số: ban đầu thì đếm ngược theo đèn đỏ, từ vài số rồi nâng dần lên.

⚡ Đọc số trên các biển số xe trước mặt. Ban đầu từng số đơn, sau đó đến số cặp đôi, rồi bộ 3 số, 4 số và 5 số.

⚡ Làm toán thực hành trên vở: nên cho bé làm quen toán cộng trừ, cộng 2 số với nhau, rồi 3 số, 4 số và 5 số. Sau đó nâng lên cộng 2 số có 2 chữ số với nhau.

Phương pháp dạy bé chuẩn bị vào lớp 1

giáo trình dạy bé chuẩn bị vào lớp 1

Đối với lớp 1, các em phải vừa làm quen mặt chữ vừa phải ghi nhớ cách phát âm quả là khó khăn. Có rất nhiều phương pháp dạy bé chuẩn bị vào lớp 1, nhưng việc dạy như thế nào là đúng mới quan trọng. Dưới đây là một số kinh nghiệm giúp trẻ học tiếng việt đơn giản nhưng hiệu quả.

>>>> Xem thêm: Kinh Nghiệm Dạy Con Học Toán Lớp 3

2.1. Cho trẻ làm quen với bảng chữ cái

Bằng các bộ thẻ chữ. Kết hợp cho trẻ tập viết và tập đọc để nhận dạng chữ tốt hơn, một ngày khoảng 3-4 chữ. Sau đó quý phụ huynh kiểm tra trẻ viết đúng chưa. Khi đi chơi công viên hay thú nhún quý phụ huynh có thể yêu cầu bé đánh vần chữ cái. Nếu đúng hãy cho bé chơi, nếu chưa đúng thì “hướng dẫn” lại cho trẻ. Đừng quá bó buộc trẻ ngồi một chỗ mà học vì trẻ sẽ không thoải mái, làm chúng khó nhớ bài hơn.

Bảng chữ cái tiếng Việt

Thanh quản trẻ ở độ tuổi này chưa thực sự phát triển đầy đủ. Vì vậy quý phụ huynh không nên ép trẻ đọc bằng được, trẻ thấy khó sẽ bỏ cuộc và đâm ra ghét việc học. Đa số trẻ đều bị “ngọng” một số chữ cái do vậy một số từ trẻ sẽ nói “đớt”. Điều này lớn lên sẽ không còn nữa. Thay vì gây áp lực khắc khe với chúng quý phụ huynh hãy chấp nhận điều này như một lẽ thường tình.

2.3. Thường xuyên cho trẻ “học nghe”

Khi dạy trẻ học nói người lớn hay nói trước rồi “dụ” trẻ nói theo. Khi học chữ cũng vậy, quý phụ huynh nên luyện nghe cho trẻ trước. Tranh thủ mỗi tối trước khi đi ngủ anh/chị hãy đọc cho trẻ nghe một câu chuyện nhỏ. Đồng thời duy trì thói quen này thường xuyên. Song song đó hãy hỏi trẻ về những tình tiếc trong câu chuyện để tăng khả năng tập trung của chúng. Sau một vài ngày  hãy kể lại câu chuyện đã kể rồi hỏi trẻ diễn biến tiếp theo của đoạn bạn vừa kể để kiểm tra khả năng ghi nhớ của chúng.

Bước vào lớp 1, không ít thì nhiều trẻ có phần lì hơn, lười biếng hơn vì phải “chịu đựng” sự quá tải của chương trình học như hiện nay. Hồi xưa Ad không cần học anh văn ở bậc tiểu học. Một ngày chỉ học một buổi và không học thêm giờ nào. Nhưng với thực trạng hiện nay, các bậc phụ huynh, các thế hệ đi trước đều phải thốt lên rằng “học gì mà lắm thế!”

Mỗi lớp đều hơn 20 em liệu chỉ có một giáo viên thì làm sao đủ thời gian kèm cập từng em một. Do vậy việc học không còn thể phó thác toàn bộ cho nhà trường. Nhưng với lịch học 2 buổi ở trường liệu có hiệu quả với các em?

Với các vấn đề bất cập của việc học tại trường là không thể thay đổi. Thế nên quý phụ huynh cần thiết kế lịch trình, phương pháp dạy bé chuẩn bị vào lớp 1 phù hợp với con em mình. Để trẻ học vừa sức mà không áp lực. Giúp trẻ có một tuổi thơ hồn nhiên vui tươi mà không bị việc học đè nặng.

Phương pháp và giáo trình dạy bé chuẩn bị vào lớp 1 dành cho phụ huynh 

Kết thúc năm học mẫu giáo, trẻ sẽ bước vào môi trường mới đó là tiểu học. Vào lớp 1, học sinh sẽ bắt đầu tiếp xúc với các con số và chữ viết. Thế nên, phụ huynh cần tìm hiểu phương pháp và giáo trình chuẩn dạy bé chuẩn bị vào lớp 1 từ sớm. 

1. Tại sao cần có sự chuẩn bị trước cho trẻ khi bé chuẩn bị vào lớp 1?

- Chuẩn bị hành trang cho trẻ chuẩn bị vào lớp 1 là việc hết sức quan trọng. Dưới đây là một số lí do mà phụ huynh cần biết đến:

  • Môi trường học tập mới: Tạm biệt những hoạt động ở mẫu giáo, trẻ phải bước chân đến ngôi trường khác. Tại đây, các em sẽ làm quen với nhiều thầy cô và nhiều bạn bè mới. Điều này khiến cho học sinh mang tâm lý bỡ ngỡ và lo lắng.
  • Chương trình lớp 1 khá nặng: Khi vào lớp 1, trẻ phải trau dồi kiến thức để nâng cao trình độ. Trong đó có các môn như Tiếng Việt, Toán,... giữ vai trò đóng góp chữ và số. Chưa kể đến môn Tiếng Anh cũng đã được đưa vào chương trình giảng dạy tiểu học từ sớm.
  • Giáo viên không có thời gian quán xuyến hết từng em: Sĩ số học sinh trong một lớp thường có hơn 20 thành viên. Bên cạnh đó, thời gian giảng dạy được quy định rõ ràng [ khoảng 35 - 40 phút / tiết]. Thế nên việc quan tâm chu đáo đến từng học sinh sẽ rất khó khăn với giáo viên.

- Với những lý do trên, phụ huynh nên có phương pháp cũng như giáo trình giảng dạy cho trẻ. Nếu gia đình cần sự hỗ trợ giảng dạy cho bé hiệu quả hãy thử tham khảo dịch vụ gia sư dạy kèm tại nhà.

2. Một số giáo trình quan trọng khi chuẩn bị cho bé vào lớp 1

Bất kỳ học sinh đang ở cấp độ nào đi nữa cũng đều phải học theo lộ trình cụ thể. Chúng tôi sẽ gợi ý một số giáo trình lớp 1 quan trọng và bổ ích dưới đây:

2.1. Giáo trình học vần - tập đọc cho trẻ chuẩn bị vào lớp 1

- Khi bắt đầu lớp 1, trẻ cần học cách đánh vần tiếng việt. Cha mẹ nên nắm rõ các bước cơ bản trong phần này để có thể truyền đạt kiến thức cho con. 

- Nội dung thường có trong giáo trình học vần - tập đọc, bao gồm:

  • Bảng chữ cái tiếng việt với 29 chữ cái thường và chữ in hoa. 
  • Học về các dấu cơ bản như sắc, huyền, ngã, hỏi, nặng.
  • Hiểu sơ lược về các nguyên âm, phụ âm và cách phát âm.
  • Quy trình dạy đánh vần và tập đọc Tiếng Việt cho học sinh lớp 1.

Cách Tải Bộ giáo trình cho bé chuẩn bị vào lớp 1: gia sư lớp 1 tại nhà

2.2. Giáo trình phần tập viết lớp 1

- Tập viết là kỹ năng cơ bản và cần thiết nên trẻ phải trau dồi thật kỹ. Phụ huynh hãy chỉ dạy con cách cầm bút, tập ghép và viết các từ đơn giản.

- Giáo trình tập viết thường bao quát những nội dung sau:

  • Tổng hợp các nét chữ tiếng việt cơ bản.
  • Tham khảo và thực hành viết theo các mẫu chữ nét đứt.
  • Tập viết chữ cái in hoa, rèn luyện chữ viết đẹp,...

2.3. Giáo trình dạy môn Toán lớp 1 cho trẻ

- Toán là một trong những môn khó ở cấp tiểu học nên học sinh tuyệt đối không thờ ơ. Phải thật sự tập trung và rèn luyện hằng ngày để nâng cao khả năng tính toán.

- Bố mẹ hãy dựa vào giáo trình môn Toán lớp 1 sau đây:

  • Nhận biết các số đếm đơn giản.
  • Tìm hiểu về các phép tính toán cơ bản.
  • Vận dụng kiến thức giải toán qua các bài học trong sách giáo khoa.

3. Một số phương pháp dạy trẻ sắp bước vào lớp 1

Ngoài việc tham khảo giáo trình, gia đình phải trang bị thêm các phương pháp dạy trẻ.

3.1. Cách dạy bé học môn Tiếng Việt hiệu quả

- Một số phương pháp đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả khi dạy tiếng việt lớp 1:

  • Cho bé học chữ cái theo chiều xuôi, sau đó đổi ngược lại. Điều này sẽ tránh tình trạng các em học thuộc lòng theo kiểu đối phó.
  • Chú ý đọc các nguyên âm trước rồi mới đến phụ âm.
  • Đánh vần và ghép từ với những hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống. Ví dụ như: Ông, bà, cha, mẹ, bạn bè, thầy cô,... Đồng thời kết hợp viết từ để tăng khả năng ghi nhớ.
  • Riêng với phần phát âm, phụ huynh cần dạy con nói chậm rãi, to và rõ ràng. Tuy nhiên cũng không nên yêu cầu việc phát âm quá chuẩn. Bởi nhiều bé ở độ tuổi này thường hay bị nói đớt một số từ. 
  • Cần cho trẻ luyện nghe và lặp lại câu từ mỗi ngày. Nó có thể giúp các em biết thêm điều mới và phản xạ tốt với ngôn ngữ.

- Thực chất Tiếng Việt được đánh giá là một môn học không dễ. Nhưng nếu phụ huynh áp dụng phương pháp truyền đạt phù hợp thì mọi việc sẽ trở nên đơn giản hơn.

3.2. Cách dạy Toán cho trẻ sắp vào lớp 1

- Phương pháp dạy toán cho con trước khi vào lớp 1:

  • Đếm số: Cha mẹ nên mua que tính hoặc các quả bóng nhỏ để trẻ tập đếm. Có thể chỉ vào những vật dụng trong nhà, sau đó yêu cầu con đếm số lượng.
  • Học phép tính: Học sinh lớp 1 sẽ được làm quen sơ lược về các phép tính. Đây là phần kiến thức căn bản cần nắm trong toán học. Phụ huynh hãy lấy thật nhiều ví dụ và hướng dẫn con vận dụng tính toán.

- Việc dạy môn này phải có kỹ năng nhất định. Để có thể yên tâm hơn, gia đình có thể tìm gia sư dạy kèm toán lớp 1 uy tín cho các em.

4. Những điều cần lưu ý khi dạy trẻ chuẩn bị vào lớp 1

Phụ huynh nên lưu ý một số điều dưới đây khi chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1:

4.1. Cân bằng việc học của con bằng cách lên thời gian biểu cụ thể

Trẻ chỉ mới 6 tuổi nên việc ăn, ngủ và vui chơi phải được quan tâm nhiều hơn. Tuy nhiên, vấn đề học tập lại vô cùng quan trọng nên không thể nào lơ là. Vậy làm sao để cân bằng tất cả những điều trên?

- Lời khuyên chân thành dành cho các bậc phụ huynh đó là lên thời gian biểu cụ thể cho các bé. Nên phân chia rõ ràng giờ giấc học tập nhằm hạn chế ảnh hưởng đến chế độ sinh hoạt của trẻ nhỏ.

4.2. Tránh quát tháo, dọa nạt khi bé không tiếp thu được kiến thức

- Kiến thức có trong chương trình giảng dạy lớp 1 rất đơn giản đối với người lớn. Bởi chúng ta đã được học và biết hết tất cả những nội dung đó. Tuy nhiên đây chính là thử thách lớn đối với học sinh sắp vào lớp 1.

- Trẻ có thể gặp phải vấn đề trong học tập như: không thể tập trung, khó tiếp thu bài học, ghi nhớ kém,... Lúc này, phụ huynh cần thật sự bình tĩnh, tránh quát tháo và dọa nạt khiến con sợ hãi. Tốt nhất hãy đưa ra lời khuyên giá trị để giúp các bé có tâm lý thoải mái hơn.

4.3. Tìm môi trường học tập yên tĩnh cho con

- Tính tập trung ở trẻ nhỏ trong giai đoạn này rất kém nên cần có một không gian học tập yên tĩnh. Bố mẹ hãy tắt hết tất cả thiết bị có thể làm xao nhãng việc học như: tivi, điện thoại, máy tính bảng,...

- Ngoài ra, bàn học cũng nên được sắp xếp gọn gàng và ngăn nắp. Hãy trang trí thêm những hình dán mà các bé yêu thích để tăng thêm tinh thần học tập.

4.4. Kết hợp phương pháp vừa học vừa chơi trong quá trình dạy

- Khi đang ở độ tuổi ham chơi, trẻ thường cảm thấy nhàm chán với khi học. Đây là tình trạng chung của hầu hết học sinh lớp 1. Không chỉ giáo viên và ngay cả bố mẹ cũng cảm thấy đau đầu. 

- Một số phương pháp kết hợp giữa học và chơi dưới đây sẽ gỡ gối cho các bậc phụ huynh:

  • Đọc truyện và giải câu đố để luyện vốn từ cho trẻ.
  • Chơi trò bán hàng để có thể nhạy bén hơn với con số, phép tính.

Bài viết trên vừa gợi ý những phương pháp và giáo trình dạy bé chuẩn bị vào lớp 1. Hy vọng quý phụ huynh sẽ có thêm kinh nghiệm hỗ trợ các em trên con đường học tập sắp tới.

Mọi chi tiết  xin vui lòng liên hệ về chúng tôi để được tư vấn

TRUNG TÂM GIA SƯ TUỔI TRẺ

ĐT : 0981734759-0383716432

Chúng tôi luôn đồng hành và hỗ trợ trong suốt quá trình học tập

Liên hệ công ty tư vấn giáo dục-gia sư Tuổi Trẻ:  

website: //giasutuoitre.com/

   Địa chỉ TpHCM Trụ sở chính :143 đường số 5, phường Bình Trị Đông B, Bình Tân , TPHCM - 0981734759

   VP 1 : 143 âu cơ, Quận 10,  TPHCM - 0981734759

   VP 2 176 khu phố 6, phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, TPHCM - 0981734759           

   Địa chỉ Đà Nẵng: 185 Lê Lợi, Phường Hải Châu 1, Q.Hải Châu, Đà Nẵng - 0981734759

   Địa chỉ Cần Thơ: 89 Đường 3/2, P.Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, Cần Thơ  - 0383716432 

   Địa chỉ Bình Dương: 90A Phạm Ngũ Lão, P.Hiệp Thành, TDM, Bình Dương  - 0383716432

====================================

Cùng góp ý vào bài viết nhé

Thu Dung: 

Video liên quan

Chủ Đề