Bài học có ý nghĩa nhất anh chỉ rút ra qua nhân vật Nhị Khanh là gì vì sao

Hình tượng người phụ nữ trong "Truyền kì mạn lục" của Nguyễn Dữ

Phần mở đầu


Nếu “Chinh phụ ngâm khúc” là kiệt tác trong nền văn học cổ điển của nước nhà. Bản dịch “Chinh phụ ngâm khúc” của Đoàn Thị Điểm (1705-1748) là tác phẩm dịch đặc sắc vừa truyền đạt tư tưởng sâu sắc của tác giả vừa phô diễn vẻ mỹ lệ của Tiếng Việt, thì “Truyền kỳ mạn lục” của Nguyễn Dữ được đánh giá là một “Thiên cổ tuỳ bút”. Ngay từ khi tác phẩm mới hoàn thành đã được đón nhận. Về sau nhiều học giả tên tuổi như Lê Quý Đôn, Bùi Huy Bích, Phan Huy Chú…đều có ghi chép về Nguyễn Dữ và đánh giá tác phẩm này. “Truyền kỳ mạn lục”, (sao chép tản mạn những chuyện lạ) là sáng tác duy nhất của danh sỹ Nguyễn Dữ. Khi nhắc đến “thiên cổ tuỳ bút” này chúng ta không thể không nhắc đến những số phận người phụ nữ_họ là những người dân lương thiện phải chịu nhiều đau khổ. Nguyễn Dữ dành nhiều ưu ái cho những nhân vật này. Dưới ngòi bút của ông họ đều là những thiếu nữ xinh đẹp, chuyên chính, tảo tần, giàu lòng vị tha nhưng luôn luôn phải chịu số phận bi thảm. Đến cả loại nhân vật phản diện như nàng Nhị Thanh, các hồn hoa (Tây viên kỳ ngộ ký) và yêu quái ở Xương Giang, cũng đều vì số phận đưa đẩy, đều vì nghiệp oan mà trở thành ma quỷ. Họ đáng bị trách phạt nhưng cũng đáng thương. Qua đó Nguyễn Dữ đã lên án xã hội mục nát, giành nét bút của mình cho những số phận đau thương. Đây cũng chính là tư tưởng chủ đạo của tác phẩm.

1 Các kiểu nhân vật nữ trong Truyền kỳ mạn lục.
1.1. Kiểu người phụ nữ hạnh phúc. Đó là những người có cuộc đời may mắn, mọi mong muốn đều được toại nguyện, mọi mong muốn đều được đáp ứng, dù rằng trong cuộc đời cũng có lúc gặp rủi ro. Người phụ nữ Phương Đông cũng như người phụ nữ Việt Nam đều có một mong muốn hết sức giản dị đó là có một mái ấm gia đình thật sự hạnh phúc.

Lớn lên ca xướng học theo bạn bầy.

Ở đây nàng đã gặp Dư Nhuận Chi, Dư Sinh may mắn được Trung Ngan tặng nàng cho. Hai con người tài sắc gặp nhau trong cuộc sống của họ không còn gì hạnh phúc bằng. Nhưng lần đó Tuý Tiêu đi dâng lễ phật tại chùa Báo Thiên và nàng đã bị Trị quốc họ Thân để mắt và đã bắt nàng về. Dư Sinh kiện lên triều đình, “nhưng vì họ Thân uy thế rất lớn các toà các sở đều tránh kẻ quyền hào, gác bút không giám xét xử”. Nhưng rồi tình yêu đã làm sức mạnh cho hai người, cùng với sự giúp đỡ của đôi chim yểng và người đầy tớ già nên họ đã thoát khỏi nhà họ Thân. Và hạnh phúc cuối cùng đã đến với nàng. Dương Thị (chuyên đối tụng ở Long cung), cũng là người phụ nữ xinh đẹp và đang có cuộc sống hạnh phúc cùng quan Thái thú họ Trịnh. Thần Thuồng Luồng thấy sắc đẹp của nàng đã tìm cách chiếm đoạt và đã được nàng trong một đêm “bầu trời quang mây, bốn bề trong vắt, sông Ngân vằng vặc, trăng sao sáng tỏ như ban ngày”. Nhưng cuối cùng Trịnh thái thú cũng được Bạch Long Hầu giúp đỡ, hai vợ chồng đoàn viên sau bao ngày xa cách. Tuý Tiêu và Dương Thị đều có đoạn kết cuộc đời khá may mắn, dù phải trải qua bao khó khăn cuối cùng họ vẫn được trở về bên nhau. Qua việc tìm hiểu cuộc đời của Tuý Tiêu và nàng Dưong Thị ta thấy họ đều có cuộc đời khá may mắn và chọn vẹn.Mặc dù phải trải qua một đời sóng gió, nhưng cuối cùng họ cũng được đoàn tụ với người chồng yêu quý của mình trong một gia đình hạnh phúc. Dù vậy cuộc đời của họ không phải là không trải qua những đoạn trường. Cuộc sống hạnh phúc và yên ổn bên người chồng thì bỗng chốc trở thành nạn nhân cử những kẻ hám sắc. Hạnh phúc của họ lúc đầu bị gián đoạn, nhưng sau đó đã được đoàn viên đó là hạnh phúc của một cuộc chia tay nay đã được tái ngộ. Qua đó tác giả muốn người đọc thấy rằng, những số phận được coi là may mắn, về thực chất khó có thể tồn tại trong xã hội thời bấy giờ

1.2. Kiểu người phụ nữ nết na hiền hậu.

Trong Truyền kỳ mạn lục tuýp người phụ nữ nết na hiền hậu chỉ có nàng Nhị Khanh (chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu) và nàng Vũ Thị Thiết (chuyện người con gái Nam Xương). Cả hai đều là những con người nết na và xinh đẹp, họ là những người con hiếu thảo, người vợ hiền thục. Vì thấy chồng vấn vương nàng mà nỡ để cha đi vào vùng giặc giã nàng đã khuyên chồng đi cùng cha cho dù bản thân nàng không muốn rời xa chồng, qua đó ta thấy nàng là một người con gái hiếu thảo, hy sinh hạnh phúc riêng để giữ trọn chữ hiếu, sau bao năm xa cách không có tin tức gì về chồng nàng vẫn một mình nuôi mẹ và giữ trọn tiết thuỷ chung mong ngày đoàn tụ. Nhưng cuối cùng vì người chồng phụ bạc nàng đã đi đến cái chết oan uổng.

Còn Vũ Nương cũng gặp hoàn cảnh tương tự, vì giặc ngoại xâm mà Trương Sinh phải ra trận. Chồng ra đi không mong về có được quyền cao chức trọng, chỉ cầu mong được hai chữ bình yên. Chồng ra biên ải nàng ở nhà phụng dưỡng mẹ chồng hết lòng và chăm sóc con nhỏ. Mẹ bệnh nặng nàng hết lòng chạy chữa, khuyên lơn và khi mẹ mất nàng lại lo tang ma chu đáo cho mẹ. Đó là những mẫu người phụ nữ lí tưởng, toàn diện, hiền hậu và nết na, mẫu người phụ nữ của mọi thời đại.

Cả Nhị Khanh và Vũ Nưong đều là những người phụ nữ đẹp người đẹp nết. Lẽ ra họ phải được hưởng cuộc sống hạnh phúc bình yên. Nhưng cả hai con nguwowig hiếu hanh ấy đều gặp phải kết cục bi thương và phải trọn cho mình một lối thoát bằng cái chết

Khi biết chồng bán mình cho Đỗ Tam để chả nợ thua bạc Nhị Khanh vô cùng đâu đớn, nàng ôm hai con vào lòng mà than rằng “ Cha con bạc tình, mẹ đau buồn lắm. biệt ly là việc thường thiên hạ, một cái chết với mẹ có khó khăn gì. Nhưng mẹ chỉ nghĩ thương các con mà thôi” rồi thắt cổ chết. Nàng tự vẫn là để bảo vệ danh phẩm cho chồng và dữ tiết cho chồng



1.3. Kiểu người phụ nữ phá cách.

Nguyễn Dữ đã vượt qua định kiến của xã hội phong kiến để nói về mẫu người phụ nữ vượt qua lễ giáo tìm đến tình yêu tự do. Ông không ngần ngại miêu tả những cuộc tình giữa Nho Sinh và ma nữ, những câu chuyện được dựng lên vừa hư ảo vừa thực.
Một số nhân vật trong Truyền kỳ mạn lục chọn cách tìm kiếm tình yêu chứ không chịu an phận, họ làm tất cả để có được hạnh phúc. Đó là đi tìm hạnh phúc với người cõi dương khi mình đã thuộc về cõi âm. Điển hình trong Truyền kỳ mạn lục là nàng Liễu, nàng Đào trong Chuyện kỳ ngộ ở Trại Tây. Thị Nghi (chuyện yêu quái ở Xương Giang), Nhị Khanh (chuyện cây gạo). Họ là những linh hồn nhập vào cuộc sống dương gian để tìm bạn, tìm người tri âm để tận hưởng hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc đó rất ngắn ngủi, mọi khát khao của họ bị dập tắt và kết cục của họ thật bi thảm. Làm người đã bất hạnh làm ma mong níu giữ hạnh phúc thì lại chịu kết cục bi thảm hơn, đó là kết cục của những người phụ nữ sống cuộc sống không tuân theo những nguyên tắc của lễ giáo. Các nhân vật nữ ma, tiên trong Truyền kỳ mạn lục được xây dựng như là kết quả của một thư pháp độc đáo và đặc biệt, cho phép tác giả, một mặt làm cho tác phẩm phù hợp không đi ngược lại với quan niệm đương thời cho rằng phụ nữ là “ma quái”, là nguồn gốc của sự “mê hoặc” và “tội lỗi”. Mặt khác qua các nhân vật nữ “ma quái” Nguyễn Dữ nói lên khát vọng sống và tình yêu vượt qua mọi rào cản của lễ giáo phong kiến. Người phụ nữ xưa theo đúng nghĩa của đạo đức phong kiến là người có đủ phẩm chất công - dung - ngôn - hạnh, hình tượng này trong văn học rất nhiều nhưng Nguyễn Dữ là người mở đầu cho trào lưu viết về con người phóng túng. Đó là Đào Thị Hàn Than (Chuyện nghiệp oan của Đào Thị) “đa đoan đi tu rồi mà còn yêu nhà sư”, là nàng Nhị Khanh (Chuyện cây gạo) chết rồi vẫn khao khát yêu thương. Và kết quả họ sẽ chịu sự trừng phạt của người đời.

Tính cách nỗi loạn biểu thị rõ nhất ở hành động thuê thích khách sát hại vợ quan Hành khiển khi bị mụ ta đánh đập, đây là điều không thể xảy ra ở một người phụ nữ thấp cổ bé họng trong xã hội bấy giờ. Sau khi rủ bỏ tất cả để vào cửa phật nhưng tâm tính nhục dục vẫn không thay đổi, nàng tư thông với sư bác Vô Kỷ. Một mối tình vượt quá lễ giáo phong kiến. Qua đây ta thấy được sự mục nát rối ren của xã hội đương thời. Nhưng hơn tất cả là Nguyễn Dữ đã thể hiện được lòng khát khao mãnh liệt vươn lên mong tìm được niềm vui trong cuộc sống. Nàng dù bị mọi thế lực vùi dập nhưng nàng đã cố vươn lên nhưng càng vươn lên thì càng bị vùi dập sâu bấy nhiêu. Từ cõi chết nàng trở về báo thù nhưng lại bị chết thêm lần nữa tàn nhẫn hơn.


Nhị Khanh ngay từ buổi đầu tiên gặp Trịnh Trung Ngộ đã bộc lộ khát vọng không một chút e dè. “Nghĩ đời ta thật chẳng khác gì giấc chiêm bao, chi bằng trời để sống ngày nào nên tìm lấy những thú vui, kẻo một sớm chết đi sẽ thành người của suối vàng, dù có muốn tìm cuộc hoan lạc ái ân cũng không thể được nữa”. Đây là tư tưởng hoàn toàn khác với nề nếp xã hội phong kiến, một tư tưởng phóng khoáng không phù hợp với xã hội hiện tại. Những người phụ nữ có tính cách không phù hợp với xã hội phong kiến, chống lại luật lệ, cách sống trái với lễ giáo. Kết quả họ sẽ bị xã hội vùi dập cho dù cố gắng vươn lên chống trả nhưng càng ngày càng bị lún sâu hơn. Nhị Khanh và Trung Ngộ bị coi là những kẻ dâm đãng, Thị Nghi bị cho vào vạc dầu, Hàn Than phải chết đến hai lần vô cùng thê thảm.

Dưới con mắt của người đời, cử xã hội phong kiến những người phụ nữ này chỉ là những loại phóng túng , dơ bẩn. Những hạnh động phóng túng vượt quá lề giáo phong kiến đều phải chịu hậu quả nặng và bị sự chê trách của người đời

2. Những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục.


2.1. Người phụ nữ với tình yêu và lòng chung thuỷ.
Hình tượng người phụ nữ chung thuỷ son sắc trong văn đàn Việt Nam thì nhiều vô kể, đặc biệt truyền thống của Việt Nam về người phụ nữ phong kiến là phải “xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”. Vì vậy trong Truyền kỳ mạn lục cũng thế, hình ảnh đẹp về người phụ nữ chung thuỷ trong Truyền kỳ mạn lục cũng được Nguyễn Dữ khắc hoạ vô cùng đẹp đẽ. Điển hình là Nhị Khanh (Người phụ nữ ở Khoái Châu) và Vũ Thị Thiết (truyện người con gái Nam Xương).

Nhị Khanh là người vợ chung thuỷ, tiết nghĩa, kết nghĩa phu thê chưa lâu thì chồng đi xa thấm thoắt đã sáu năm “tin tức không thông, mất còn không rõ”. Có nhiều kẻ bướm hoa đem lời vàng ngọc, của cải tới cầu thân nhưng nàng không lung lay ý định và quyết tâm chờ chồng. Nàng nhờ người dò hỏi tin chồng, người chồng trở về đoàn tụ. Nhưng người chồng lại dính vào cờ bạc, lêu lổng rồi bị ép bán Nhị Khanh cho Đỗ Tam. Nhị Khanh chỉ biết ôm con mà than khóc. Nhị Khanh là điển hình của người vợ thuỷ chung, chờ chồng suốt sáu năm trời mà vẫn giữ tiết nhưng kết quả cuối cùng đối với một phụ nữ như nàng quả là không cam lòng, nàng định chọn con đường tự vẫn để giữ gìn bản thân khỏi tiếng nhơ. Khi thấy chồng đã hối hận, nàng trở về khuyên chồng, hướng chi cho con. Ở Nhi Khanh tấm lòng của người vợ, người mẹ hiện lên một cách đẹp đẽ và cao cả. Nhị Khanh hiện lên với tính cách của một con người thuỷ chung. Là một người phụ nữ có nhan sắc, chờ chồng đến sáu năm mà vẫn dữ tiết sạch thạt không phải là dễ, giữa những lời “giăng gió cợt trêu”, chứ nàng không chịu nổi sự phụ bạc của chồng. Cái chết trở nên tất yếu. Nhưng mà trong lòng nàng vẫn thương nhớ khôn nguôi. Và khi chồng đã hối hận thì nang trở về với tình thương của một người vợ hiền, rộng lượng tha thứ cho chồng, hướng chí cho con. Nhị Khanh là một người phụ nữ thuỷ chung hội tụ tất cả những điểm tốt đẹp của người phụ nữ ngày xưa

Vũ Thị Thiết hiện lên là một người phụ nữ nết na, thuỳ mị, tư dung tốt đẹp. Chồng ra nơi biên ải nàng ở nhà phụng dưỡng mẹ chồng, nuôi con nhỏ, mong ngày chồng trở về gia đình đoàn viên. Tất cả gánh nặng đều dồn lên đôi vai của nàng, mẹ chồng chết nàng lo ma chay chu đáo, người con gái ấy trong lòng có một mối sầu ngưng đọng . Rồi thương nhớ chồng nàng chỉ bóng mình đùa con bảo là cha nó nhưng cuối cùng phải chịu nỗi oan. Nàng kết thúc cuộc đời mình bằng cái chết để chứng minh lòng sắc son, chung thuỷ của mình.

Nhị Khanh và Vũ Thị Thiết đều là những người phụ nữ chung thuỷ đảm đang và hiếu thảo,Nhị Khanh chờ chồng suốt sáu năm nhưng vẫn một lòng giữ tiết cho chồng. Vũ thị Thiết vì thương nhó chồng thường đùa con, trỏ bóng mình bảo là cha đứa bé, nàng thể hiện tình yêu với chồng với tình cảm gắn bó, gắn bó như hình với bóng.Cả hai toát lên một vẻ đẹp son sắc thuỷ chung không gì lay chuyển được

2.2. Người phụ nữ cần cù chịu khó, đức hy sinh cao cả.


Cần cù, chịu khó và giàu đức hi sinh là đức tính quý báu của người phụ nữ Việt Nam ở mọi thời đại.Trong Truyền kỳ mạn lục, Nguyễn Dữ đã làm sáng tỏ những đức tính đó thông qua việc miêu tả cuộc đời của Nhị Khanh (Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu) và Vũ thị Thiết (Chuyện người con gái Nam Xương)

Lại một lần nữa nàng Nhị Khanh và Vũ Thị Thiết là điển hình tốt đẹp cho mẫu người phụ nữ Việt Nam. Cần cù, chịu khó hy sinh lợi ích bản thân cho người khác. Nàng Nhị Khanh là người con dâu hiếu thảo, người vợ hiền thục. Nàng rất coi trọng đạo làm con khi cha chồng được bổ vào vùng giặc giã nguy hiểm nàng đã khuyên chồng đi theo “…chẳng lẽ để cha bá đảo muôn dặm, lam chướng nghìn trùng, hiểm nghèo giữa đám kình nghê, cách trở trong vùng lèo mán, sớm hôm chăm sóc không kẻ đỡ thay”. Nàng đã hy sinh hạnh phúc riêng để làm trọn đạo hiếu. Nàng cũng là một người mẹ hiền, khi đã thành tiên mà tình thương đối với chồng con thật là sâu sắc, gặp lại Trọng Quỳ là vì nàng còn vương vấn chữ tình, nhưng đồng thời gặp lại Trọng Quỳ cũng là để khuyên chồng nên đi theo vị chân nhân họ Lê để làm nên nghiệp lớn. Tình nghĩa vợ chồng, tình mẫu tử của nàng thật sâu nặng biết bao nàng chết rồi mà vẫn thương chồng, lo lắng cho con. Chuyện đó đành rằng là không có thật, nhưng nếu Nhị Khanh không phải là người vợ lý tưởng, người mẹ thương con thì tác giả chắc chắn không thể viết phần kết có hậu đến thế. Nàng Nhị Khanh, một người con dâu, một người vợ một người mẹ đã hội tụ tất cả những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ, đó là đức tính cần cù, chịu khó, sự chung thuỷ và đức hi sinh cho người khác.

Cũng giống như Nhị Khanh, Vũ thị Thiết_ người con gái Nam Xương ấy là một phụ nữ “ thuỳ mị nết na” lại thêm có “tư dung” tốt đẹp. Cái tư dung tốt đẹp ấy là cái trời cho, cái thuỳ mi nết na hẳn phải là sản phẩm đào luyện từ nho gia lễ giáo. Một người con gái như vậy nếu tạo hoá công bằng chắc phải được hưởng phúc lộc dồi dào cả hai.

Nhưng với Vũ Thiết thì lại không được như vậy.Cuộc đời nàng luôn gặp những bất hạnh, đau khổ. Chồng đi xa phải một mình chăm sóc một mẹ già và con nhỏ, phụng dưỡng mẹ chồng, chạy chữa thuốc than khi mẹ ốm, lo ma chay chu đáo khi mẹ đã lìa xa cõi trần. Mẹ chết một mình nàng thân gái bơ vơ, thương con nhớ chồng nàng chỉ bóng mình bảo là cha nó, thể hiện hai cợ chồng gắn hệt như hình với bóng, tình yêu thương son sắc. Tuy là những người phụ nữ toàn diện với tấm lòng yêu thương cao cả nhưng cuộc đời họ luôn gặp những đắng cay, kết thúc cuộc đời đều là những cái chết oan ức, bi thương.

2.3. Người phụ nữ với khát vọng sống mạnh mẽ.


Phụ nữ Việt Nam thời phong kiến được giáo dục cách sống chỉ biết phục tùng, an phận, ít có người phụ nữ nào có ý định vươn lên giành quyền lực của mình trong cái xã hội trọng nam khinh nữ đương thời. Tuy vậy Truyền kỳ mạn lục lại có một số nhân vật nữ với những ước vọng sống mạnh mẽ.Họ có ước vọng sống mạnh mẽ ý chí vươn lên giành quyền sống quyền làm người nhưng cái xã hội đương thời không cho phép người phụ nữ có những ý định vượt quá lễ giáo phong kiến như thế.Những khát vọng đó mang giá trị nhân văn sâu sắc, khát vọng tình yêu lứa đôi, khát vọng về một gia đình hạnh phúc, và khát vọng muốn được giải phóng tình cảm bản năng.

Nguyễn Dữ đã đưa một quan niệm mới về hạnh phúc, về quan niệm sống, quan niệm về tình yêu lứa đôi rất mới vào trong văn học.

Điển hình là Đào Thị Hàn Than bị vợ quan Hành Khiển đánh ghen một cách tàn nhẫn, uất hận nàng nuôi ý định báo thù nhưng không thành. Khi chết đi nàng vẫn không nguôi ý định báo thù.Việc mất đi tình yêu, nỗi đau đớn về tinh thần lẫn thể xác, cùng với việc nàng chết trên giường cữ khi đứa con chưa ra đời đã làm tăng nỗi uất ức trong nàng lên đến tột độ. Nàng quyết trở lại nhà quan Hành Khiển để báo oán, khiến cho dinh cơ nhà Hành Khiển xuống vực sâu của thần Thuồng Luồng. Bên cạnh đó còn thấy ở Thị Nghi (Chuyện yêu quái ở Xương Giang), Nhị Khanh (Chuyện cây gạo). Bằng những hành động trả thù đời đã cho ta thấy được khát vọng sống của những con người này.Thị Nghi vì hận thù đời mà khiến cho một vùng phải khiếp sợ. Nhị Khanh ngang nhiên tung hê cả một trật tự xã hội bằng hành động để thân thể loã lồ ngang nhiên nơi cửa phật.

Bằng việc phản ánh những số phận người phụ nữ, Nguyễn Dữ đã làm nổi bật lên khát vọng đòi quyền sông, quyền làm người và mong muốn có một tình yêu, một gia đình hạnh phúc.Tuy nhiên với xã hội phong kiến với nhiều lễ giáo rất khắc khe mọi quyền lợi của người phụ nữ bị tước đoạt, họ không có quyền lưa chọn cho mình một cuộc sông như mong muốn.Vấn đề được tự do yêu đương, thoả nguyện ái ân chăn gối…đối với xã hội đương thời là không thể.Thông qua việc miêu tả các nhân vật có khát vọng sống mạnh mẽ, có ý chí vươn lên giành lấy hạnh phúc của mình nhưng lại bị lễ giáo phong kiến không chấp nhận tác giả muốn phê phán sự mục nát của cái xã hội đang lúc suy tàn với những luật lệ khắc khe chèn ép lên cuộc sống của con người.

3. Số phận bi kịch của người phụ nữ.


3.1. Kết thúc có hậu cho người phụ nữ trải qua bao sóng gió.
Hạnh phúc là đấu tranh”. Câu nói này rất đúng và có ý nghĩa đối với con người trong mọi thời đại. Con người trong xã hội phong kiến cũng vậy. Đặc biệt là người phụ nữ, hạnh phúc của ho phải trải qua rất nhiều khó khăn, thử thách mới giành được.Nhưng dù sao cuối cùng họ cũng có được hạnh phúc mà mình mong muốn, họ vẫn còn may mắn hơn nhiều so với những người phụ nữ cùng thời khác.

Những người phụ nữ trải qua bao gian truân mới tìm lại được hạnh phúc của mình trong Truyền kỳ mạn lục điển hình là Tuý Tiêu và Dương Thị.

Tuý Tiêu là người ca kỹ tài hoa được ông quan tặng cho Dư Nhuận Chi, được Dư Sinh đem lòng yêu thương, hai người kết nghĩa vợ chồng. Trị quốc họ Thân mê mẫn sắc đẹp của nàng bèn cướp nàng về. Dư Sinh tìm mọi cách để liên lạc, hai người gặp nhau, cùng nhau trốn thoát. Sau một thời gian Trị quốc bị xử tội, Dư Nhuận Chi đỗ tiến sĩ hai người sống hạnh phúc suốt đời.

Nhưng hạnh phúc này bị điều tiếng gièm pha. Tuý Tiêu là kẻ “xướng ca vô loài” không phải là người chính chuyên. Dựa trên đạo lý phong kiến thì người phụ nữ phải có “nhân thân trong sạch”, còn Tuý Tiêu thì không là người như vậy nên không xứng đáng hưởng hạnh phúc. Tuý tiêu vẫn sống trong sự khinh miệt của người đời.

Nàng Dương Thị (Chuyện đối tụng ở Long cung) còn truân chuyên hơn. Là vợ của quan thái thú họ Trịnh bị Thần Thuồng Luồng bắt về làm vợ rồi có con. Nhờ sự giúp đỡ của Long Hầu, Trịnh thái thú kiện đến Long Vương. Dương Thị được về, trả con cho Thuồng Luồng. Nhưng xem ra hạnh phúc của Dương Thị chưa được trọn vẹn vì một phần máu mủ của mình vẫn đang còn ở Long cung.


Hạnh phúc của Tuý Tiêu và Dương Thị có được là do sự thuỷ chung son sắc và sự đấu tranh không mệt mỏi của hai người.

3.2. Kết thúc đau khổ, bi kịch.


Phần lớn trong tác phẩm Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ là kể về cuộc đời bất hạnh của những người phụ nữ. Và đây cũng là cái kết chung cho những người phụ nữ sống trong cái xã hội khắc khe bất công đối với người phụ nữ
Đó là những kết thúc đầy nước mắt và nỗi oan ức, cuộc đời nàng Nhị Khanh, Vũ Thị Thiết và Lệ Nương (Chuyện Lệ Nương).

Trước hết đây là mẫu người phụ nữ rất xinh đẹp, nết na nhưng kết quả cuộc đời họ phải chịu những cái chết bi thương.
Vũ Thị Thiết người con gái hiền thục, một thân một mình phụng dưỡng mẹ chồng, nuôi con nhỏ, chịu cảnh xa chồng mong ngày trở về gia đình sum họp. Những tưởng sau khi nguời chồng trở về cuộc sống của nàng từ đây sẽ hạnh phúc, vui vẻ bên người chồng cùng đứa con thân yêu. Nào ngờ chỉ vì một câu nói thơ ngây của đứa con mà nàng phái chịu sự nghi ngờ, ghẻ lạnh của chồng. Đúng ra Trương Sinh chồng nàng phải nói rõ nguồn gốc của tin đồn thì chồng nàng lại im lặng không nói gì. Cuộc đời thật bất công với nàng khi nổi oan này không được sáng tỏ thi nàng đã chọn cái chết đễ giải thoát cho số phận nghiệt ngã mà ông trời gieo cho nàng.Những người phụ nữ như vậy lại gặp một cuộc đời ngang trái,bất công.Cũng vì nàng sống trong cái xã hội không có sự công bằng, cái xã hội với những lễ giáo nặng nề không có sự công bằng cho người phụ nữ. Nàng không chịu được những ánh mắt nhìn nàng với một sự khinh miệt, ghê tởm của người đời nên cái chết đối với nàng là một sự giải thoát cuối cùng.Những người phụ nữ như Vũ Thị Thiết không được đền đáp với phẩm hạnh của mình mà nàng nhận được chính là sự nghi nghờ do tính hay ghen của chồng. Kết cục nàng đành mang theo nỗi oan gieo mình xuống sông. Một cái chết đau lòng đối với một người phụ nữ hiền thục, nết na như Vũ Thị Thiết.

Số phận của Nhị Khanh cũng chẳng hơn gì Vũ Thị Thiết. Nàng là một người phụ nữ “khéo biết cư xử với họ hàng rất hoà mục và thờ chồng rất cung thuận, và người ta đều khen là người nội trợ hiền”. Lấy phải người chồng cờ bạc, lêu lổng, xa chồng sáu năm Nhị Khanh vẫn giữ một tiết chờ chồng, ai ngờ khi trở về nàng lại chứng kiến một sự thật phủ phàng, chính người chồng mà nàng yêu thương đã bán mình cho một kẻ tay buôn. Đau đớn tột cùng không còn cách nào nàng phải chon cái chết để rửa đi nổi nhục. Một cái chết bi thương đối với nàng quả là không cam lòng.

Cuộc đời Vũ Thị Thiết và Nhị Khanh là điển hình cho cuộc đời người phụ nữ phong kiến đương thời, cam chịu, đức hạnh nhưng không được bù đắp, sẻ chia. Qua đây Nguyễn Dữ còn nhằm phê phán xã hội mục nát đang bước vào buổi xế chiều sắp suy tàn.

3.3. Người phụ nữ phóng túng có số phận bi kịch.


Điển hình cho mẫu phụ nữ này là Đào Thị Hàn Than, Nhị Khanh và Thị Nghi. Là người phụ nữ đẹp, có tài, có đức hạnh nhưng gặp phải chuyện đời éo le họ đành đi vào ngõ cụt, tìm đến cái chết để giải thoát. Nhưng đâu phải chết là hết, khát vọng sống trong họ vẫn còn sống mạnh mẽ, vẫn khao khát yêu thương. Họ tìm đến với cõi dương để tìm lại hạnh phúc của mình nhưng những hành động này tría với luân thường đạo lý nên cuối cùng vẫn phải chịu sự trừng phạt tàn nhẫn hơn.

Hàn Than một cô gái tài sắc gặp phải những tủi nhục khi bị đánh ghen tàn nhẫn nàng thuê thích khách trả thù nhưng không thành. Chỉ với hành động này thôi thì voeis xã hội phong kiến đã không thể nào chấp nhận được với hành động này nàng đã bị sự trừng phạt cua con người trong xã hội đương thời. Nàng đành tìm đến nơi cửa phật. Ở đây nàng vẫn không cam chịu với số phận vì nàng vẫn còn trẻ vẫn khao khát được yêu thương “mùi thiền đã bén, lòng tục chưa phai”. Nàng tư thông với sư bác Vô Kỷ ngay trong cửa Phật. Song xã hội lúc bấy giờ không thể nào chấp nhận được. Vì thế nàng chỉ đem lại cho mình bất hạnh, nàng chết trên giường khi chưa kịp sinh con. Không cam chịu nỗi oan ức này nàng đầu thai vào trong chín nhà đã hại mình để trả thù nhưng cuối cùng cũng thất bại. Nàng chết lần hai thê thảm hơn.


Con Nhị Khanh mới hai mươi tuổi đã lìa xa cõi đời, không cam chịu nàng trở lại kiếp người để tận hưởng cuộc sống, được khao khát yêu thương. Nàng tìm đến cuộc tình với chàng Trung Ngộ nhưng điều này trái với đạo lý. Khi biết về tung tích của Nhị Khanh, Trung Ngộ tìm đến chết bên nàng. Hai hồn ma tác quái nên người dân đem hài cốt ném xuống sông. Không chốn nương thân họ tìm đến nương nhờ bên cây gạo và thương xuất hiện với thân thể loã lồ. Hành động này như thách thức đối với xã hội phong kiến, quan điểm nho giáo bấy lâu nay đã cấm kỵ những khao khát nhục cảm của con người và điều tất yếu cho những kẻ làm trái là bị đày đoạ dưới âm ti.

Đối với xã hội phong kiến thì hình mẫu người phụ nữ phải nết na, thuỳ mị, phải tân theo khuôn phép của lễ giáo phong kiến đã dặt ra.Trong cái xã hội này người phụ nữ không có quyền hạn nào hết, họ phải sống cam phận với những gì mình đang có. Tuy vậy Nguyễn Dữ đã đưa vào trong tác phẩm của mình những kiểu phụ nữ có tính cách nỗi loạn không phù hợp với khuôn phếp của xã hôi hiện tại. Vì thế điều tất yếu sẽ phải xảy ra, những người phụ nữ như vậy sẽ bị sự trừng phạt vô cùng nghiêm khắc cua con người trong xã hôi này, cho dù họ có cố gắng đấu tranh đến mức nào đi nữa nhưng với thân phận nhỏ bé mỏng manh kia thì ho không thể nào chống lại một thế lực hùng manh đã trơ thành bức tường vững chắc không thể nào phá vỡ của lễ giáo phong kiến.Họ phải chịu một kết cục bi thương đó chính là cái chết.

4 .Những lý giải về số phận người phụ nữ trong Truyền kỳ man lục

Có lẽ khi đi vào phản ánh số phận người phụ nữ thời người phong kiến trong tác phẩm Truyền kỳ mạn lục của mình, Nguyễn Dữ muốn trả lời câu hỏi rằng nguyên nhân nào dẫn đến những đau khổ và bất hạnh đó đối với người phụ nữ, dù họ là những con người hiền hậu, nết na, chung thủy, hay những con người có cuộc sống phá cách đều phải chịu chung một số phận đau khổ, bi kịch. Bất hạnh là kết cục chung của các nhân vật nữ trong tác phẩm. Khi xây dựng hình tượng các nhân vật này, này văn thường chú ý đến việc giới thiệu hoàn cảnh xuất thân và lối sống của họ. Hoàn cảnh xuất thân của họ thường đa dạng và phong phú. Họ có thể là người có tài, có chức vị trong xã hội như Ngô Chi Lan văn hay chữ tốt, được vua Thánh Tông mời vào cung, giao cho việc dạy dỗ các cung nữ, có thể là phu nhân đài các như Dương Thị (vợ quan Thái Thú họ Trịnh), có thể là các cung nữ như Đào Thị, Đào Nương, Nhu Nương, có thể là ả hát như Túy Tiêu hay con ở như Thị Nghi, hoặc thôn nữ như Vũ Thị Thiết... nhưng tất cả họ đều chịu chung một nỗi bất hạnh trong xã hội phong kiến họ không tìm được hạnh phúc chọn vẹn cho dù họ là ai.

Hình tượng người phụ nữ luôn là đề tài muôn thuở đối với văn học. Văn học Việt Nam nói chung và văn học trung đại nói riêng đều có những tác phẩm hay và độc đáo để khắt hoạ hình tượng người phụ nữ Việt Nam với những đặc điểm về vẻ bên ngoài cũng như đức hạnh tốt đẹp tiềm ẩn bên trong.

Người phụ Nữ phong kiến trong tiềm thức của mỗi người là phải đầy đủ phẩm hạnh: Công, dung, ngôn, hạnh, Tam tòng tứ đức. Và trong tác phẩm Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, ông đã khắc hoạ được những hình ảnh tốt đẹp về người phụ nữ Việt đương thời. Bên cạnh đó ông cũng là người đi tiên phong trong việc xây dựng hình tượng người phụ nữ có chút phá cách, nỗi loạn. Nguyễn Dữ đã đi sâu vào phản ánh số phận người phụ nữ thời phong kiến trong tác phẩm Truyền kỳ mạn lục của mình. Nguyễn Dữ muốn lý giải câu hỏi nguyên nhân nào đã dẫn đến những đau khổ và bất hạnh cho dù họ là những người nết na, hiền thục đầy đủ phẩm hạnh tốt đẹp của một người phụ nữ.

Hầu hết trong suốt chiều dài của tác phẩm Nguyễn Dữ khắt hoạ những bi kịch của đời người phụ nữ, cuộc đời họ hầu như kết thúc bằng những cái chết bi thương, oan ức. Chỉ một số ít người có được cái kết hạnh phúc. Qua đó tác giả dường như muốn vạch trần ra mọi bất công, tội ác của cái chế độ xã hội đã mục nát đã cha đạp lên thân phận của người phụ nữ cho dù họ có cố gắng vươn lên thì vẫn không thể chống chọi với một thế lực vững chắt đó được và ngày càng bị vùi sâu hơn.

Qua đó ma “Truyền kỳ mạn lục” là mẫu mực của thể truyền kỳ, là “thiên cổ tuỳ bút”, là “áng văn hay của bậc đại gia”, tiêu biểu cho những thành tựu văn học viết bằng chữ Hán dưới ảnh hưởng của tác phẩm dân gian. Là một tác phẩm tiêu biểu viết về người phụ nữ, về những số phận con người trong xã hội phong kiến.