Bài tập ngữ văn lớp 8 trang 113 năm 2024

Soạn Văn 8 bài Thực hành tiếng Việt trang 113 hướng dẫn trả lời các câu hỏi trong SGK Ngữ văn 8 tập 1 Kết nối tri thức, giúp các em học sinh biết cách trả lời các câu hỏi trong bài, từ đó học tốt Ngữ văn 8. Tài liệu được biên soạn chi tiết, rõ ràng, giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức được học trong bài. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

Câu 1 [trang 113, SGK Ngữ văn 8, tập 1]

Đặt trong ngữ cảnh cuộc đối thoại được thể hiện ở bài ca dao số 2, nghĩa hàm ẩn của câu “Chú chuột đi chợ đường xa/ Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo” là gì?

Hướng dẫn trả lời:

Nghĩa hàm ẩn của câu “Chú chuột đi chợ đường xa/ Mua mắm mua muối giỗ cha chú mèo” là: mách nước cho kẻ yếu cách ứng xử với kẻ mạnh; chuột khôn khéo, mềm mỏng đáp lại sự “ân cần hỏi han” của mèo để cầu sự bình an theo phương châm “Mạnh dùng sức, yếu dùng chước”.

Câu 2 [trang 113, SGK Ngữ văn 8, tập 1]

Theo em, qua câu ca dao “Cưới em ba chum mật ong/ Mười thúng mỡ muỗi ba nong quýt đầy…”, anh học trò thực sự muốn nói điều gì?

Hướng dẫn trả lời:

Anh học trò muốn nói rằng mình không thể đáp ứng được sự thách cưới của nhà giá, hoặc nhà gái thách cao là sự đánh đố với anh, hay anh muốn mang đến nhiều lễ vật để cưới em nhưng sức anh không làm được…

Câu 3 [trang 113, SGK Ngữ văn 8, tập 1]

Cho biết nghĩa hàm ẩn của những câu in đậm trong các trường hợp sau:

  1. Chập chập rồi lại cheng cheng

Con gà sống lớn để riêng cho thầy.

  1. Ông Giuốc-đanh: - Thế này là thế nào? Bác may hoa ngược mất rồi.

Phó may: - Ngài có bảo là ngài muốn may xuôi hoa đâu.

Ông Giuốc-đanh: - Lại còn phải bảo cái đó à?

Phó may: - Vâng, phải bảo chứ. Vì tất cả những người quý phái đều mặc như thế này cả.

Hướng dẫn trả lời:

  1. Phê phán ông thầy cúng ham ăn
  1. Là câu nói chống chế, giễu cợt của phó may một cách kín đáo

Câu 4 [trang 113, SGK Ngữ văn 8, tập 1]

Xác định nghĩa hàm ẩn của các câu tục ngữ dưới đây:

  1. Có tật giật mình.
  1. Đời người có một gang tay

Ai hay ngủ ngày, còn có nửa gang.

  1. Cười người chớ vội cười lâu

Cười người hôm trước, hôm sau người cười.

  1. Lời nói gói vàng
  1. Lưỡi sắc hơn gươm

Hướng dẫn trả lời:

  1. Bản thân sẽ cảm thấy chột dạ khi có ai đó nói về mình vì mình đã từng làm điều sai trái.
  1. Hãy chăm chỉ, cần cù trong lao động và học tập; không nên lười nhác, lãng phí thời gian.
  1. Chúng ta phải biết tôn trọng người khác, không được kinh thường bất cứ ai nhất là khi họ đang gặp khó khăn. Bởi vì một ngày nào đó, chúng ta có thể cũng sẽ rơi vào tình huống như họ và sẽ bị họ chê bai, khinh thường.
  1. Lời nói chính là thứ có giá trị như vàng. Hãy biết lựa lời nói sao cho hay nhưng phải đúng.
  1. Một lời nói cay nghiệt còn mang tính sát thương dữ dội hơn cả giáo gươm đâm vào da thịt con người. Vậy nên, sự tổn thương mà lời nói gây ra tuy vô hình nhưng lại vô cùng sắc bén.

.........................

Trên đây VnDoc đã hướng dẫn các bạn học sinh Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 113. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích giúp các em học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi trong bài, từ đó học tốt môn Văn lớp 8 hơn. Để xem các bài tiếp theo, mời các bạn vào chuyên mục Soạn Văn 8 Kết nối tri thức trên VnDoc nhé. Chuyên mục tổng hợp bài soạn chi tiết đầy đủ, giúp các em có sự chuẩn bị bài kỹ lưỡng trước khi tới lớp. Mời các em tham khảo.

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm Văn mẫu lớp 8, Lý thuyết Văn 8... mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Chúc các bạn học tốt.

Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 1 trang 113 SGK Ngữ văn lớp 8 tập 1 phần trả lời câu hỏi luyện tập, soạn bài Câu ghép ngắn gọn nhất giúp các em ôn tập tốt kiến thức trước khi tới lớp.

Đề bài

Tìm câu ghép trong các đoạn trích dưới đây. Cho biết trong mỗi câu ghép, các vế câu được nối với nhau bằng những cách nào.

  1. - Dần buông chị ra, đi con ! Dần ngoan lắm nhỉ !U van Dần, u lạy Dần ! Dần hãy để cho chị đi với u, đừng giữ chị nữa. Chị con có đi, u mới có tiền nộp sưu, thầy Dần mới được về với Dần chứ ! Sáng ngày người ta đánh trói thầy Dần như thế, Dần có thương không. Nếu Dần không buông chị ra, chốc nữa ông lí vào đây, ông ấy trói nốt cả u, trói nốt cả Dần nữa đấy.

[Ngô Tất Tố, Tắt đèn]

  1. Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiền cho kì nát vụn mới thôi.

[Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu]

  1. Rồi hai con mắt long lanh của cô tôi chằm chặp đưa nhìn tôi. Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay.

[Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu]

  1. Một hôm, tôi phàn nàn việc ấy với Binh Tư. Binh Tư là một người láng giềng khác của tôi. Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá. Hắn bĩu môi và bảo:

- Lão làm bộ đấy !

[Lão Hạc - Nam Cao]

Trả lời bài 1 trang 113 SGK Ngữ văn 8 tập 1

a]

- Câu ghép:

+ U van Dần, u lạy Dần! [không dùng từ nối]

+ Chị con có đi, u mới có tiền nộp sưu, thầy Dần mới được về với Dần chứ! [không dùng từ nối]

+ Sáng nay người ta đánh trói thầy Dần như thế, Dần có thương không? [không dùng từ nối]

+ Nếu Dần không buông chị ra, chốc nữa ông lí vào đây, ông ấy trói nốt cả u, trói nốt cả Dần đấy.

b]

- Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ, khóc không ra tiếng. [Không dùng từ nối]

- Giá những cổ tục đầy đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết định vồ lấy ngay mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi [có dùng từ nối]

c]

- Tôi im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại, khóe mắt đã cay cay. [Không dùng từ nối]

- Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc bởi vì lương thiện quá [có dùng từ nối]

Ghi nhớ

- Câu ghép là câu do hai hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa tạo thành. Mỗi cụm C-V này được gọi là một vế câu.

- Có hai cách nối các vế câu

- Dùng những từ có tác dụng nối. Cụ thể:

  • Nối bằng quan hệ từ.
  • Nối bằng một cặp quan hệ từ.
  • Nối bằng một cặp phó từ, đại từ hay chỉ từ thường đi đôi với nhau [cặp từ hô ứng]

- Không dùng từ nối: Trong trường hợp này; giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm

-----

Các em vừa tham khảo cách trả lời bài 1 trang 113 SGK ngữ văn 8 tập 1 được Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp em ôn tập và soạn bài Câu ghép tốt hơn trước khi đến lớp.

Còn rất nhiều những bài tập khác thuộc chương trình soạn văn 8 đã được chúng tôi biên soạn. Hãy thường xuyên truy cập vào trang để cập nhật nhé.

Chủ Đề