Bài tập pascal bồi dưỡng học sinh giỏi năm 2024

Uploaded by

Bụt VP

50% found this document useful [2 votes]

2K views

14 pages

Original Title

Đề Cương Ôn Thi HSG Môn Tin Học.doc

Copyright

© Attribution Non-Commercial [BY-NC]

Available Formats

DOC, PDF, TXT or read online from Scribd

Share this document

Did you find this document useful?

Is this content inappropriate?

50% found this document useful [2 votes]

2K views14 pages

Đề Cương Ôn Thi HSG Môn Tin Học

Uploaded by

Bụt VP

Jump to Page

You are on page 1of 14

Search inside document

Reward Your Curiosity

Everything you want to read.

Anytime. Anywhere. Any device.

No Commitment. Cancel anytime.

Nội dung Text: Tài liệu bồi dưỡng HSG Tin học: 100 bài tập Pascal lớp 8

  1. 100 bài tập Pascal Tài liệu bồi dưỡng HSG Tin học ***    ** 100 BÀI TẬP PASCAL LỚP 8 Trang 1
  2. 100 bài tập Pascal Tài liệu bồi dưỡng HSG Tin học [Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn tin học dành cho học sinh THCS] GIỚI THIỆU TÓM TẮT TẬP TÀI LIỆU 1. Sự cần thiết: Các trường THCS đang có xu hướng dạy môn tự chọn tin học thay cho chủ đề tự chọn khi mà cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy học môn học này được trang bị ngày càng tốt hơn. Rất nhiều học sinh, phụ huynh học sinh, lãnh đạo các trường muốn bản thân, con mình, học sinh mình tham gia các kỳ thi học sinh giỏi môn tin học [Kỳ thi tin học trẻ, Kỳ thi học sinh giỏi lớp 9...] bởi tính mới mẻ, hấp dẫn, thiết thực của bộ môn. Lần đầu tiên bộ môn tin học được đưa vào dạy học tại các trường THCS nên tài liệu bồi dưỡng cho học sinh giỏi dành cho học sinh THCS hầu như chưa có. Đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng tại các trường, tập tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn tin học cấp THCS với tên gọi 100 bài tập Turbo Pascal được bộ phận chuyên môn Phòng GD&ĐT Quế Sơn biên soạn. 2. Nội dung: Tập tài liệu được biên soạn theo định hướng 10 x 10. Nội dung bồi dưỡng được chia làm 10 chương. Mỗi chương gồm tóm tắt lý thuyết và 10 bài tập xoay quanh nội dung của chương. Mỗi bài tập được trình bày theo cấu trúc: a. Đề bài. b. Hướng dẫn, thuật toán. c. Mã chương trình. d. Nhận xét: Nhấn mạnh nội dung mới, quan trọng cần nắm sau khi thực hiện bài tập, giải quyết bài toán theo thuật toán khác, điểm được và chưa được của thuật toán ... Nội dung các bài tập ở các chương đã được lựa chọn theo hướng kế thừa, tăng dần độ khó. Nhiều bài toán cần giải quyết trong thực tế được đưa vào các bài tập nhằm tăng hướng thú học tập .... Hầu hết các bài tập có độ khó vừa phải, phù hợp với nội dung bồi dưỡng ở cấp trường. Nội dung liên quan với môn toán và các môn khác từ lớp 8 trở xuống. Nội dung bồi dưỡng được chia thành 10 chương như sau: Lớp 8: I. Làm quen với chương trình Pascal – Khai báo, sử dụng biến – Các thủ tục vào ra. II. Cấu trúc lựa chọn: if … then … else Case ... of ... III. Cấu trúc lặp với số lần lặp đã biết: For … to … do IV. Cấu trúc lặp với số lần lặp chưa biết. V. Dữ liệu kiểu mảng [một chiều]. VI. Chương trình con. VII. Chuyên đề: Tính chia hết­ Số nguyên tố. VIII. Chuyên đề dãy con. IX. Chuyên đề chữ số ­ hệ cơ số. X. Chuyên đề đa thức. 3. Đề nghị: Chắc chắn tập tài liệu cần hiệu chỉnh, bổ sung để có thể đưa vào sử dụng. Rất mong Hội đồng thẩm định cho y kiến cụ thể về: ­ Những hiệu chỉnh về cấu trúc của tập tài liệu. Trang 2
  3. 100 bài tập Pascal Tài liệu bồi dưỡng HSG Tin học ­ Những nội dung cần bổ sung thêm, những nội dung cần giảm bớt cho phù hợp với thực tế bồi dưỡng tại các đơn vị trường. ­ Đề xuất các bài tập hay hơn để thay thế cho các bài tập đã có ở tập tài liệu. Các bài tập mà tập tài liệu còn thiếu. CHƯƠNG I CÁC KIỂU DỮ LIỆU CƠ BẢN KHAI BÁO HẰNG, BIẾN, KIỂU, BIỂU THỨC VÀ CÂU LỆNH A. LÝ THUYẾT: I. CÁC KIỂU DỮ LIỆU CƠ BẢN 1. Kiểu logic ­ Từ khóa: BOOLEAN ­ miền giá trị: [TRUE, FALSE]. ­ Các phép toán: phép so sánh [=, ] và các phép toán logic: AND, OR, XOR, NOT. Trong Pascal, khi so sánh các giá trị boolean ta tuân theo qui tắc: FALSE
  4. 100 bài tập Pascal Tài liệu bồi dưỡng HSG Tin học Double 5.0 10­324 1.7 10+308 8 byte Extended 3.4 10­4932 1.1 10+4932 10 byte Chú ý: Các kiểu số thực Single, Double và Extended yêu cầu phải sử dụng chung với bộ đồng xử lý số hoặc phải biên dich chương trình với chỉ thị {$N+} để liên kết bộ giả lập số. 3.2. Các phép toán trên kiểu số thực: +, ­, *, / Chú ý: Trên kiểu số thực không tồn tại các phép toán DIV và MOD. 3.3. Các hàm số học sử dụng cho kiểu số nguyên và số thực: SQR[x]: Trả về x2 SQRT[x]: Trả về căn bậc hai của x [x 0] ABS[x]: Trả về |x| SIN[x]: Trả về sin[x] theo radian COS[x]: Trả về cos[x] theo radian ARCTAN[x]: Trả về arctang[x] theo radian TRUNC[x]: Trả về số nguyên gần với x nhất nhưng bé hơn x. INT[x]: Trả về phần nguyên của x FRAC[x]: Trả về phần thập phân của x ROUND[x]: Làm tròn số nguyên x PRED[n]: Trả về giá trị đứng trước n SUCC[n]: Trả về giá trị đứng sau n ODD[n]: Cho giá trị TRUE nếu n là số lẻ. INC[n]: Tăng n thêm 1 đơn vị [n:=n+1]. DEC[n]: Giảm n đi 1 đơn vị [n:=n­1]. 4. Kiểu ký tự ­ Từ khoá: CHAR. ­ Kích thước: 1 byte. ­ Để biểu diễn một ký tự, ta có thể sử dụng một trong số các cách sau đây: Đặt ký tự trong cặp dấu nháy đơn. Ví dụ 'A', '0'. Dùng hàm CHR[n] [trong đó n là mã ASCII của ký tự cần biểu diễn]. Ví dụ CHR[65] biễu diễn ký tự 'A'. Dùng ký hiệu

    n [trong đó n là mã ASCII của ký tự cần biểu diễn]. Ví dụ

    65. ­ Các phép toán: =, >, >=,

  5. 100 bài tập Pascal Tài liệu bồi dưỡng HSG Tin học ­ Cú pháp: CONST = ; III. KHAI BÁO BIẾN ­ Biến là một đại lượng mà giá trị của nó có thể thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình. ­ Cú pháp: VAR [,,...] : ; Ví dụ: VAR x, y: Real; {Khai báo hai biến x, y có kiểu là Real} a, b: Integer; {Khai báo hai biến a, b có kiểu integer} Chú ý: Ta có thể vừa khai báo biến, vừa gán giá trị khởi đầu cho biến bằng cách sử dụng cú pháp như sau: CONST : = ; Ví dụ: CONST x:integer = 5; Với khai báo biến x như trên, trong chương trình giá trị của biến x có thể thay đổi. [Điều này không đúng nếu chúng ta khai báo x là hằng]. IV. BIỂU THỨC Biểu thức [expression] là công thức tính toán mà trong đó bao gồm các phép toán, các hằng, các biến, các hàm và các dấu ngoặc đơn. Ví dụ: [x +y]/[5­2*x] biểu thức số học [x+4]*2 = [8+y] biểu thức logic Trong một biểu thức, thứ tự ưu tiên của các phép toán được liệt kê theo thứ tự sau: Lời gọi hàm. Dấu ngoặc [] Phép toán một ngôi [NOT, ­]. Phép toán *, /, DIV, MOD, AND. Phép toán +, ­, OR, XOR Phép toán so sánh =, , =, , IN V. CÂU LỆNH 6.1. Câu lệnh đơn giản ­ Câu lệnh gán [:=]: :=; ­ Các lệnh xuất nhập dữ liệu: READ/READLN, WRITE/WRITELN. ­ Lời gọi hàm, thủ tục. 6.2. Câu lệnh có cấu trúc ­ Câu lệnh ghép: BEGIN ... END; ­ Các cấu trúc điều khiển: IF.., CASE..., FOR..., REPEAT..., WHILE... 6.3. Các lệnh xuất nhập dữ liệu 6.3.1. Lệnh xuất dữ liệu Để xuất dữ liệu ra màn hình, ta sử dụng ba dạng sau: [1] WRITE[ [, ,...]]; Trang 5
  6. 100 bài tập Pascal Tài liệu bồi dưỡng HSG Tin học [2] WRITELN[ [, ,...]]; [3] WRITELN; Các thủ tục trên có chức năng như sau: [1] Sau khi xuất giá trị của các tham số ra màn hình thì con trỏ không xuống dòng. [2] Sau khi xuất giá trị của các tham số ra màn hình thì con trỏ xuống đầu dòng tiếp theo. [3] Xuống dòng. Các tham số có thể là các hằng, biến, biểu thức. Nếu có nhiều tham số trong câu lệnh thì các tham số phải được phân cách nhau bởi dấu phẩy. Khi sử dụng lệnh WRITE/WRITELN, ta có hai cách viết: không qui cách và có qui cách: ­ Viết không qui cách: dữ liệu xuất ra sẽ được canh lề ở phía bên trái. Nếu dữ liệu là số thực thì sẽ được in ra dưới dạng biểu diễn khoa học. Ví dụ: WRITELN[x]; WRITE[sin[3*x]]; ­ Viết có qui cách: dữ liệu xuất ra sẽ được canh lề ở phía bên phải. Ví dụ: WRITELN[x:5]; WRITE[sin[13*x]:5:2]; Câu lệnh Kết quả trên màn hình Writeln['Hello']; Hello Writeln['Hello':10]; Hello Writeln[500]; 500 Writeln[500:5]; 500 Writeln[123.457] 1.2345700000E+02 Writeln[123.45:8:2] 123.46 6.3.2. Nhập dữ liệu Để nhập dữ liệu từ bàn phím vào các biến có kiểu dữ liệu chuẩn [trừ các biến kiểu BOOLEAN], ta sử dụng cú pháp sau đây: READLN[ [,,...,]]; Chú ý: Khi gặp câu lệnh READLN; [không có tham số], chương trình sẽ dừng lại chờ người sử dụng nhấn phím ENTER mới chạy tiếp. 6.4. Các hàm và thủ tục thường dùng trong nhập xuất dữ liệu Hàm KEYPRESSED: Hàm trả về giá trị TRUE nếu như có một phím bất kỳ được nhấn, nếu không hàm cho giá trị là FALSE. Hàm READKEY: Hàm có chức năng đọc một ký tự từ bộ đệm bàn phím. Thủ tục GOTOXY[X,Y:Integer]: Di chuyển con trỏ đến cột X dòng Y. Thủ tục CLRSCR: Xoá màn hình và đưa con trỏ về góc trên bên trái màn hình. Thủ tục CLREOL: Xóa các ký tự từ vị trí con trỏ đến hết dòng. Thủ tục DELLINE: Xoá dòng tại vị trí con trỏ và dồn các dòng ở phía dưới lên. Thủ tục TEXTCOLOR[color:Byte]: Thiết lập màu cho các ký tự. Trong đó color [0,15]. Thủ tục TEXTBACKGROUND[color:Byte]: Thiết lập màu nền cho màn hình. Trang 6
  7. 100 bài tập Pascal Tài liệu bồi dưỡng HSG Tin học B. BÀI TẬP: Bài tập 1.1: Viết chương trình tính chu vi và diện tích của hình chữ nhật có chiều dài hai cạnh là a, b [được nhập từ bàn phím]. a. Hướng dẫn: ­ Nhập hai cạnh vào hai biến a, b. ­ Chu vi hình chữ nhật bằng 2*[a+b]; Diện tích hình chữ nhật bằng a*b. b. Mã chương trình: Program Chu_nhat; uses crt; Var a, b, S, CV: real; Begin Write['Nhap chieu dai:']; readln[a]; Write['Nhap chieu rong:']; readln[b]; S := a*b; CV := [a+b]*2; Writeln['Dien tich hinh chu nhat la:',S]; Writeln['Chu vi hinh chu nhat la:',CV]; readln end. c. Nhận xét: Lệnh write cho phép in ra màn hình một hoặc nhiều mục. Có thể định dạng được số in ra bằng cách qui định khoảng dành cho phần nguyên, khoảng dành cho phần thập phân. Bài tập 1.2: Viết chương trình tính chu vi, diện tích hình vuông có cạnh a [được nhập từ bàn phím]. a. Hướng dẫn: ­ Nhập cạnh vào biến canh. ­ Chu vi hình vuông bằng 4*canh; Diện tích hình vuông bằng canh*canh. b. Mã chương trình: Program HINH_VUONG; uses crt; Var canh: real; Begin clrscr; Write['Nhap do dai canh:'];readln[canh]; Writeln['Chu vi hinh vuong la:',4*canh]; Writeln['Dien tich hinh vuong la:',canh*canh]; readln end. c. Nhận xét: Bài tập 1.2 tiết kiệm được hai biến là CV và S vì lệnh write cho phép in một biểu thức. Trong lập trình việc tiết kiệm biến là cần thiết nhưng đôi lúc gây khó hiểu khi đọc, kiểm tra chương trình. Bài tập 1.3: Viết chương trình tính chu vi và diện tích hình tròn có bán kính r [được nhập từ bàn phím]. a. Hướng dẫn: ­ Nhập bán kính vào biến r. Trang 7
  8. 100 bài tập Pascal Tài liệu bồi dưỡng HSG Tin học ­ Chu vi đường tròn bằng 2* *r. ­ Diện tích hình tròn bằng *r*r. b. Mã chương trình: Program HINH_TRON; uses crt; Var r: real; Begin clrscr; Write['Nhap ban kinh:']; readln[r]; Writeln['Chu vi duong tron la:',2*pi*r]; Writeln['Dien tich hinh tron la:',pi*r*r]; readln end. c. Nhận xét: pi là hằng số. Một hằng số có thể được người dùng khai báo hoặc do Pascal tự tạo. Pi là hằng do Pascal tự tạo nên người dùng không cần khai báo. Bài tập 1.4: Viết chương trình tính diện tích của tam giác có ba cạnh là a,b,c [được nhập từ bàn phím] a. Hướng dẫn: ­ Nhập ba cạnh của tam giác vào ba biến a,b,c. ­ Nửa chu vi của tam giác p = [a+b+c]/2. ­ Diện tích của tam giác: s = p [ p a ][ p b][ p c] . b. Mã chương trình: Program TAM_GIAC; uses crt; Var a,b,c,p,S: real; Begin clrscr; Write['Nhap canh a:'];readln[a]; Write['Nhap canh b:'];readln[b]; Write['Nhap canh c:'];readln[c]; p:=[a+b+c]/2; S:= sqrt[p*[p-a]*[p-b]*[p-c]]; Write['Dien tich tam giac la:',s]; readln end. b. Nhận xét: Ở đây ta lại hai lần dùng biến trung gian p, s để chương trình sáng sủa, dễ theo dõi. sqrt là hàm có sẵn của turbo pascal. Nó cho phép tính căn bậc hai của một số không âm. Bài tập 1.5: Viết chương trình cho phép tính trung bình cộng của bốn số. a. Hướng dẫn: ­ Nhập bốn số vào bốn biến a, b, c, d ­ Trung bình cộng của a, b, c, d bằng [a + b + c + d]/4. b. Mã chương trình: Program TB_Cong_4_So; uses crt; Trang 8
  9. 100 bài tập Pascal Tài liệu bồi dưỡng HSG Tin học Var a, b, c, d: real; Begin Clrscr; Write['Nhap so thu nhat:'];readln[a]; Write['Nhap so thu hai:'];readln[b]; Write['Nhap so thu ba:'];readln[c]; Write['Nhap so thu tu:'];readln[d]; Writeln['Trung binh cong: ',[a+b+c+d]/4]; Readln end. Bài tập 1.6: Viết chương trình cho phép tính trung bình cộng của bốn số với điều kiện chỉ được sử dụng hai biến. a. Hướng dẫn: ­ Dùng một biến S có giá trị ban đầu bằng 0. ­ Dùng một biến để nhập số. ­ Sau khi nhập một số cộng ngay vào biến S. b. Mã chương trình: Program TB_Cong_4_So; uses crt; Var s,a: real; Begin Clrscr; S:=0; Write['Nhap so thu nhat:'];readln[a]; S:=S+a; Write['Nhap so thu hai:'];readln[a]; S:= S+a; Write['Nhap so thu ba:'];readln[a]; S:=S+a; Write['Nhap so thu tu:'];readln[a]; S:=S+a; Writeln['Trung binh cong: ',S/4]; readln end. b. Nhận xét: Câu lệnh gán S:= S+a thực hiện việc cộng thêm a vào biến S. Thực chất là thực hiện các bước: lấy giá trị của S cộng với a rồi ghi đè vào lại biến S. Ở đây ta cũng đã sử dụng biến a như là một biến tạm để chứa tạm thời giá trị được nhập từ bàn phím. Bài tập 1.7: Viết chương trình cho phép tính trung bình nhân của bốn số với điều kiện chỉ được sử dụng hai biến. a. Hướng dẫn: ­ Dùng một biến S có giá trị ban đầu bằng 1. ­ Dùng một biến để nhập số. ­ Sau khi nhập một số nhân ngay vào biến S. ­ Trung bình nhân bốn số là căn bậc 4 tích của chúng [Dùng hai lần căn bậc hai]. b. Mã chương trình: Program TB_nhan; uses crt; Var a, S: real; Begin clrscr; S:=1; Write['Nhap so thu nhat: ']; readln[a]; S:=S*a; Trang 9
  10. 100 bài tập Pascal Tài liệu bồi dưỡng HSG Tin học Write['Nhap so thu hai: ']; readln[a]; S:=S*a; Write['Nhap so thu ba: ']; readln[a]; S:=S*a; Write['Nhap so thu tu: ']; readln[a]; S:=S*a; Write['Trung binh nhan cua bon so la:',sqrt[sqrt[s]]]; readln End. b. Nhận xét: Ta đã dùng hai lần khai phương để lấy căn bậc 4 của một số. Để cộng dồn giá trị vào một biến thì biến đó có giá trị ban đầu là 0. Để nhân dồn giá trị ban đầu vào biến thì biến đó cần có giá trị ban đầu là 1. Bài tập 1.8: Viết chương trình nhập hai số, đổi giá trị hai số rồi in ra hai số. a. Hướng dẫn: ­ Dùng các biến a, b để lưu hai số được nhập từ bàn phím; ­ Gán cho biến tam giá trị của a. ­ Gán giá trị của b cho a. [Sau lệnh này a có giá trị của b]. ­ Gán giá trị của tạm cho cho b [Sau lệnh này b có giá trị của tam = a]. b. Mã chương trình: Program Doi_Gia_Tri; uses crt; var a, b, tam:real; Begin clrscr; write['nhap a: ']; readln[a]; write['nhap b: ']; readln[b]; writeln['Truoc khi doi a =',a,' va b= ',b]; readln; tam:=a; a:=b; b:=tam; writeln['Sau khi doi a =',a,' va b= ',b]; readln end. Nhận xét: Nếu thực hiện hai lệnh a:= b; b:=a để đổi giá trị hai biến thì sau hai lệnh này hai biến có giá trị bằng nhau và bằng b. Thực chất sau lệnh thứ nhất hai biến đã có giá trị bằng nhau và bằng b rồi! Trong thực tế để đổi chỗ số dầu ở hai bình cho nhau ta phải dùng thêm một bình phụ. Bài tập 1.9 Giải bài tập 1.8 mà chỉ được sử dụng hai biến [Tức không được dùng thêm biến tạm]. a. Hướng dẫn: ­ Cộng thêm b vào a. [Giá trị hai biến sau lệnh này là: a+b, b] ­ Gán b bằng tổng trừ đi b [Sau lệnh này b có giá trị bằng a]; ­ Gán giá trị a bằng tổng trừ đi b mới [Sau lệnh này a có giá trị bằng b]. b. Mã chương trình: Program Doi_Gia_Tri; uses crt; var a, b:real; Begin clrscr; write['nhap a: ']; readln[a]; write['nhap b: ']; readln[b]; writeln['Truoc khi doi a =',a,' va b= ',b]; readln; a:=a+b; b:=a-b; Trang 10
  11. 100 bài tập Pascal Tài liệu bồi dưỡng HSG Tin học a:=a-b; writeln['Sau khi doi a =',a,' va b= ',b]; readln end. Nhận xét:Giống sang dầu giữa hai bình nhưng không giống hoàn toàn!!!Kỹ thuật đổi giá trị biến cho nhau sẽ được sử dụng nhiều trong phần sắp xếp. Bài tập 1.10: Viết chương trình cho biết chữ số hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị của một số có ba chữ số. Ví dụ khi nhập số 357 thì máy in ra: ­ Chữ số hàng trăm: 3. ­ Chữ số hàng chục: 5. ­ Chữ số hàng đơn vị: 7. a. Hướng dẫn: Sử dụng hàm mov để lấy số dư. Khi chia cho 10 để lấy số dư ta được chữ số hàng đơn vị. Sử dụng DIV để lấy phần nguyên. Khi chia cho 10 để lấy phần nguyên ta đã bỏ đi chữ số hàng đơn vị để số có ba chữ số còn số có hai chữ số. b. Mã chương trình: Program CHU_SO; uses crt; var n:integer; begin clrscr; write['Nhap so n: '];readln[n]; writeln['Chu so hang don vi: ',n mod 10]; n:=n div 10; writeln['Chu so hang chuc: ',n mod 10]; n:=n div 10; writeln['Chu so hang tram: ',n mod 10]; readln end. c. Nhận xét: Hãy sửa chương trình để có kết quả là hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị. Mã chương trình: Program CHU_SO; uses crt; var n:integer; begin clrscr; write['Nhap so n: '];readln[n]; writeln['Chu so hang trm: ',n div 100]; n:=n mov 100; writeln['Chu so hang chuc: ',n div 10]; n:=n div 10; writeln['Chu so hang tram: ',n]; readln end. CHƯƠNG II CÂU LỆNH CÓ CẤU TRÚC RẼ NHÁNH Trang 11
  12. 100 bài tập Pascal Tài liệu bồi dưỡng HSG Tin học A. LÝ THUYẾT I. CÂU LỆNH RẼ NHÁNH 1.1. Lệnh IF Cú pháp: [1] IF B THEN S; [2] IF B THEN S1 ELSE S2; Sơ đồ thực hiện: [1] [2] + ­ + ­ B B S S1 S2 ... ... Chú ý: Khi sử dụng câu lệnh IF thì đứng trước từ khoá ELSE không được có dấu chấm phẩy [;]. 1.2. Lệnh CASE Cú pháp: Dạng 1 Dạng 2 CASE B OF CASE B OF Const 1: S1; Const 1: S1; Const 2: S2; Const 2: S2; ... ... Const n: Sn; Const n: Sn; END; ELSE Sn+1; END; Trong đó:  B: Biểu thức kiểu vô hướng đếm được như kiểu nguyên, kiểu logic, kiểu ký tự, kiểu liệt kê.  Const i: Hằng thứ i, có thể là một giá trị hằng, các giá trị hằng [phân cách nhau bởi dấu phẩy] hoặc các đoạn hằng [dùng hai dấu chấm để phân cách giữa giá trị đầu và giá trị cuối].  Giá trị của biểu thức và giá trị của tập hằng i [i=1¸n] phải có cùng kiểu. Khi gặp lệnh CASE, chương trình sẽ kiểm tra: ­ Nếu giá trị của biểu thức B nằm trong tập hằng const i thì máy sẽ thực hiện lệnh S i tương ứng. ­ Ngược lại: Trang 12
  13. 100 bài tập Pascal Tài liệu bồi dưỡng HSG Tin học + Đối với dạng 1: Không làm gì cả. + Đối với dạng 2: thực hiện lệnh Sn+1. B. BÀI TẬP: Bài tập 2.1: Viết chương trình in ra số lớn hơn trong hai số [được nhập từ bàn phím]. a. Hướng dẫn: ­ Nhập hai số vào hai biến a, b. ­ Nếu a > b thì in a. Nếu a b thì in a. Ngược lại thì in b. b. Mã chương trình: Program SO_SANH1; uses crt; var a,b: real; begin clrscr; write['nhap so thu nhat: ']; readln[a]; write['nhap so thu hai: ']; readln[b]; if a> b then writeln[' So lon la:',a]; if a b then writeln[' So lon la:',a] else writeln[' So lon la:',b]; readln end. c. Nhận xét: Khi hai số bằng nhau thì mỗi số được xem là số lớn. Hãy sửa chương trình để khắc phục yếu điểm này. Nói chung nên sử dụng lệnh if … then … else vì chương trình sáng sủa, dễ hiểu hơn. Tuy nhiên trong vài trường hợp sử dụng các lệnh if … then rời lại dễ diễn đạt hơn. Hãy xem ví dụ sau: Bài tập 2.2: Viết chương trình in ra số lớn nhất trong bốn số nhập từ bàn phím. a. Hướng dẫn: Nếu a b và a c và a d thì a là số lớn nhất. Tương tự như thế xét các trường hợp còn lại để tìm số lớn nhất. b. Mã chương trình: Program So_Lon_Nhat_1; Uses crt; Var a,b,c,d: real; Begin Clrscr; Write['Nhap so thu nhat:'];readln[a]; Trang 13
  14. 100 bài tập Pascal Tài liệu bồi dưỡng HSG Tin học Write['Nhap so thu hai:'];readln[b]; Write['Nhap so thu ba:'];readln[c]; Write['Nhap so thu tu:'];readln[d]; if [a>=b] and [a>=c] and [a>= d] then writeln['So lon nhat la:',a]; if [b>=a] and [b>=c] and [b>= d] then writeln['So lon nhat la:',b]; if [c>=a] and [c>=b] and [c>= d] then writeln['So lon nhat la:',c]; if [d>=a] and [d>=b] and [d>= c] then writeln['So lon nhat la:',d]; readln end. c. Nhận xét: Hãy sử dụng cấu trúc if … then … else để giải bài tập trên. Độ khó của bài toán sẽ tăng lên nhiều nếu thêm yêu cầu có thông báo khi hai số, ba số, bốn số bằng nhau. Bài tập 2.3: Viết chương trình in ra số lớn nhất trong bốn số nhập từ bàn phím với điều kiện chỉ được dùng hai biến. a. Hướng dẫn: Sử dụng một biến max và một biến a để chứa số vừa nhập. Cho max bằng số đầu tiên. Sau khi nhập một số thực hiện so sánh nếu số vừa nhập lớn hơn max thì lưu số vừa nhập vào max. Sau khi nhập xong ta có max là số lớn nhất [Giải thuật này gọi là kỹ thuật lính canh cần hiểu rõ để sử dụng sau này]. b. Mã chương trình: Program So_Lon_Nhat_2; Uses crt; Var a,max: real; Begin Clrscr; Write['Nhap so thu nhat:'];readln[a];Max:=a; Write['Nhap so thu hai:'];readln[a];if a>=Max then Max:=a; Write['Nhap so thu ba:'];readln[a];if a>=Max then Max:=a; Write['Nhap so thu tu:'];readln[a];if a>=Max then Max:=a; Write['So lon nhat la:',Max]; readln end. Bài tập 2. 4 Viết chương trình xét xem một tam giác có là tam giác đều hay không khi biết ba cạnh của tam giác. a. Hướng dẫn: ­ Nhập ba cạnh của tam giác vào ba biến a,b,c. ­ Nếu a = b và b = c thì tam giác là tam giác đều và ngược lại tam giác không là tam giác đều. b. Mã chương trình: Program Tam_giac_deu; uses crt; Trang 14
  15. 100 bài tập Pascal Tài liệu bồi dưỡng HSG Tin học var a,b,c: real; begin clrscr; write['Nhap a = ']; readln[a]; write['Nhap b = ']; readln[b]; write['Nhap c = ']; readln[c]; if [a = b] and [b = c] then writeln['La tam giac deu'] else writeln['Khong phai la tam giac deu']; readln end. Bài tập 2. 5 Viết chương trình xét xem một tam giác có là tam giác cân hay không khi biết ba cạnh của tam giác. a.Hướng dẫn: ­ Nhập ba cạnh của tam giác vào ba biến a,b,c. ­ Nếu a = b hoặc b = c hoặc a = c thì tam giác là tam giác cân và ngược lại tam giác không là tam giác cân. b.Mã chương trình: Program Tam_giac_can; uses crt; var a,b,c: real; begin clrscr; write['Nhap a = ']; readln[a]; write['Nhap b = ']; readln[b]; write['Nhap c = ']; readln[c]; if [a = b] or [b = c] or [a = c] then writeln['La tam giac can'] else writeln['Khong phai la tam giac can']; readln end. Bài tập 2. 6 Viết chương trình xét xem một tam giác có là tam giác vuông hay không khi biết ba cạnh của tam giác. a.Hướng dẫn: ­ Nhập ba cạnh của tam giác vào ba biến a,b,c. ­ Nếu a2 = b2 + c2 hoặc b2 = c2 + a2 hoặc c2 = a2+b2 thì tam giác là tam giác vuông và ngược lại tam giác không là tam giác vuông. b.Mã chương trình: Program Tam_giac_can; uses crt; var a,b,c: real; begin clrscr; write['Nhap a = ']; readln[a]; write['Nhap b = ']; readln[b]; write['Nhap c = ']; readln[c]; if [a*a = b*b+c*c] or [b*b = c*c+a*a] or [c*c= a*a+b*b] then writeln['La tam giac vuong'] Trang 15
  16. 100 bài tập Pascal Tài liệu bồi dưỡng HSG Tin học else writeln['Khong phai la tam giac vuong']; readln end. Bài tập 2.7: Viết chương trình giải phương trình ax + b = 0 [Các hệ số a, b được nhập từ bàn phím]. a.Hướng dẫn: b ­ Nếu a 0 thì phương trình có nghiệm x = a ­ Nếu a = 0 và b = 0 thì phương trình có vô số nghiệm ­ Nếu a = 0 và b 0 thì phương trình vô nghiệm Hoặc: ­ Nếu a = 0 thì xét b. Nếu b = 0 thì phương trình có vô số nghiệm ngược lại [b b 0] thì phương trình vô nghiệm ngược lại [a 0] phương trình có nghiệm x = . a a. Mã chương trình: Program Phuong_trinh_2; uses crt; var a,b:real; begin clrscr; Writeln[' CHUONG TRINH GIAI PT ax + b = 0']; Write['Nhap he so a = '];readln[a]; Write['Nhap he so b = '];readln[b]; if [a0] then writeln['phuong trinh',a:10:2,'x + ',b:10:2,'= 0',' co nghiem x =;',-b/a:10:2]; if [a=0] and [b=0] then writeln['Phuong trinh co vo so nghiem']; if [a=0] and [b0] then writeln['Phuong trinh vo nghiem']; readln end. Hoặc: Program Phuong_trinh_2; uses crt; var a,b:real; begin clrscr; Writeln[' CHUONG TRINH GIAI PT ax + b = 0']; Write['Nhap he so a = '];readln[a]; Write['Nhap he so b = '];readln[b]; if [a0] then writeln['phuong trinh',a:10:2,'x + ',b:10:2,'= 0',' co nghiem x =;',-b/a:10:2] else if [b=0] then writeln['Phuong trinh co vo so nghiem'] else writeln['Phuong trinh vo nghiem']; readln end. Trang 16
  17. 100 bài tập Pascal Tài liệu bồi dưỡng HSG Tin học Bài tập 2.8: [HSG lớp 8 ­TP Huế 2006­2007] Ba bạn An, Bình và Cường cùng tham gia một trò chơi như sau: Mỗi bạn nắm trong tay một đồng xu, mỗi đồng xu có hai trạng thái : sấp và ngửa. Theo hiệu lệnh, cả ba bạn cùng đưa đồng xu của mình ra phía trước. Nếu cả ba đồng xu cùng sấp hoặc cùng ngửa thì chưa phát hiện người thua cuộc [hòa nhau]. Nếu một bạn có trạng thái đồng xu khác với hai bạn kia[ nghĩa là đồng xu của bạn ấy sấp còn hai người kia ngửa và ngược lại đồng xu của bạn ấy ngửa thì hai người kia sấp] thì bạn đó thắng cuộc. Hãy viết chương trình mô phỏng trò chơi trên. Thuật toán: ­ Để mô phỏng trạng thái sấp, ngửa của đồng xu ta dùng hàm Random[1] hoặc dùng Random[n] mod 2 với n > 2. ­ Xét tám trường hợp xãy ra để tìm người thắng cuộc. Cài đặt: Program Sap_ngua; uses crt; Var A, B, C: byte; Begin clrscr; Writeln['Go phim de xem ket qua: ']; A:=Random[10]; A:=A mod 2; B:=Random[10]; B:=B mod 2; C:=Random[10]; C:=C mod 2; Write['Ket qua: ',a,b,c]; if [A=0] and [B=0] and [C=0] then Write[' Hoa']; if [A=0] and [B=0] and [C=1] then Write[' C Thang']; if [A=0] and [B=1] and [C=0] then Write[' B Thang']; if [A=0] and [B=1] and [C=1] then Write[' A Thang']; if [A=1] and [B=0] and [C=0] then Write[' A Thang']; if [A=1] and [B=0] and [C=1] then Write[' B Thang']; if [A=1] and [B=1] and [C=0] then Write[' C Thang']; if [A=1] and [B=1] and [C=1] then Write[' Hoa']; Readln; Readln End. Bài tập 2.9: Viết chương trình dịch các ngày trong tuần sang tiếng anh 2 3 4 5 6 7 8 Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sunday a. Hướng dẫn: ­ Dùng biến a kiểu byte để chứa thứ [2 đến 8] ­ Trường hợp a = 2: Monday ­ Trường hợp a = 3: Thursday ­ ... ­ Trường hợp a = 8: Sunday ­ Ngoài ra không còn thứ nào. b. Mã chương trình: Program dich; uses crt; Trang 17
  18. 100 bài tập Pascal Tài liệu bồi dưỡng HSG Tin học Var thu:byte; begin clrscr; write['nhap thu can dich 28: ']; readln[thu]; case thu of 2: Write['> Monday']; 3: Write['> Tuesday']; 4: Write['> Wednesday']; 5: Write['> Thursday']; 6: Write['> Friday']; 7: Write['> Saturday']; 8: Write['> Sunday']; else Write[' Khong co thu nay']; end; readln end. Bài tập 2.10 Viết chương trình cho phép tính diện tích các hình: Hình vuông; Hình chữ nhật; Hình tròn; Tam giác; Hình thang. Người dùng chọn hình cần tính diện tích từ bảng chọn, sau đó khai báo các thông số liên quan và nhận được diện tích của hình: MOI BAN CHON HINH CAN TINH DIEN TICH 1. Hình vuông. 2. Hình chữ nhật. 3. Hình tròn. 4. Tam giác. 5. Hình thang. Muốn tình diện tích tam giác, người dùng gõ 4 và khai báo đường cao, đáy. Chương trình tính và thông diện tích đến người dùng. a. Hướng dẫn: ­ Dùng cấu trúc chọn Case chon of với chon có kiểu Char để tạo bảng chọn. ­ Dùng 3 biến a,b,c để lưu các thông số của hình; Biến S để lưu diện tích của hình. ­ Thực hiện chung câu thông báo diện tích [Nằm ngoài Case . . . of] để gọn chưong trình. b. Mã chương trình: Program Dien_Tich_cac_hinh; uses crt; var chon: byte; a,b,c,S: real; Begin clrscr; writeln['CHUONG TRINH TINH DIEN TICH CAC HINH']; Writeln[' --']; writeln['1. DIEN TICH HINH TAM GIAC']; writeln['2. DIEN TICH HINH VUONG']; writeln['3. DIEN TICH HINH CHU NHAT']; writeln['4. DIEN TICH HINH THANG']; writeln['5. DIEN TICH HINH TRON']; write['Moi ban chon hinh can tinh dien tich: '];readln[chon]; case chon of Trang 18
  19. 100 bài tập Pascal Tài liệu bồi dưỡng HSG Tin học 1 : Begin Write['Cho biet canh day: ']; readln[a]; Write['Cho biet chieu cao: ']; readln[b]; S:=[a*b]/2; end; 2:Begin Write['Cho biet chieu dai canh: ']; readln[a]; S:=a*a; end; 3:Begin Write['Cho biet chieu dai: ']; readln[a]; Write['Cho biet chieu rong: ']; readln[b]; S:=a*b; end; 4:Begin Write['Cho biet day lon: ']; readln[a]; Write['Cho biet day nho: ']; readln[b]; Write['Cho biet chieu cao: ']; readln[c]; S:=[a+b]*c/2; End; 5:Begin Write['Cho biet ban kinh: ']; readln[a]; S:=a*a*pi; End; else Writeln['Chon sai roi!!!']; end; Writeln['Dien tich cua hinh la: ',S]; readln end. c. Nhận xét: Với mỗi trường hợp thỏa Case biến chọn of thực hiện một lệnh. Vì thế, muốn thực hiện nhiều lệnh ta cần ghép nhiều lệnh thành một lệnh ghép. CHƯƠNG III CÂU LỆNH CÓ CẤU TRÚC LẶP XÁC ĐỊNH A. LÝ THUYẾT: II. CÂU LỆNH LẶP 2.1. Vòng lặp xác đ Dạng tiịnh ến Dạng lùi Có hai dạng sau:  Dạng tiến BiếFOR := TO DO n đếm:=Max S;  Dạng lùi FOR := DOWNTO DO S; Sơ đồ thực hiện vòng lặp FOR: ­ ­ Biến đếm=Max + + S; S; Thoát DEC[Biến Thoát Trang 19 INC[Biến đếm]; đếm];
  20. 100 bài tập Pascal Tài liệu bồi dưỡng HSG Tin học Chú ý: Khi sử dụng câu lệnh lặp FOR cần chú ý các điểm sau:  Không nên tuỳ tiện thay đổi giá trị của biến đếm bên trong vòng lặp FOR vì làm như vậy có thể sẽ không kiểm soát được biến đếm.  Giá trị Max và Min trong câu lệnh FOR sẽ được xác định ngay khi vào đầu vòng lặp. Do đó cho dù trong vòng lặp ta có thay đổi giá trị của nó thì số lần lặp cũng không thay đổi. B. BÀI TẬP Bài tập 3.1: Viết chương trình in ra các số lẻ nhỏ hơn hoặc bằng n [Với n được nhập]. a. Hướng dẫn: ­ Cho biến i chạy từ 1 đến n. ­ Nếu i chẵn [ i chia 2 dư 0] thì in ra số n. b. Mã chương trình: Program In_So_Le; Uses crt; var i,n: integer; Begin Clrscr; Write['Nhap so n =']; readln[n]; For i:=1 to n do if i mod 2 =1 then Write[i:3,',']; readln end. Bài tập 3.2: Viết chương trình in ra các số lẻ nhỏ hơn hoặc bằng n [ Với n được nhập]. Sao cho 15 số lẻ được in trên một dòng. a. Hướng dẫn: ­ Cho j =0. ­ Cho biến i chạy từ 1 đến n. ­ Nếu i chẵn [ i chia 2 dư 0] thì in ra số n và tăng dem lên 1 ­ Nếu dem chia hết cho 15 thì thực hiện xuống dòng [Dùng Writeln]. b. Mã chương trình: Program In_So_Le; Uses crt; var Dem,i,n: integer; Begin Trang 20

Chủ Đề