Bài tập thể dục chữa bệnh bảo vệ sức khỏe

Bệnh trĩ xảy ra do áp lực gia tăng lên tĩnh mạch hậu môn trực tràng, khiến máu ứ huyết tạo thành búi trĩ. Một số bài tập đơn giản có thể hỗ trợ co búi trĩ, thúc đẩy lưu thông máu, giảm huyết ứ. Bệnh nhân trĩ có thể thực hiện 7 bài tập chữa bệnh trĩ ngay dưới đây để hỗ trợ cải thiện bệnh trĩ.

Các bài tập thể dục không chỉ tốt với bệnh trĩ mà còn mang lại lợi ích đối với sức khỏe, toàn bộ cơ thể. Tập thể dục giúp thư giãn tinh thần, nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể. 

Tập thể dục cải thiện bệnh trĩ 

Đối với bệnh trĩ, việc tập luyện hỗ trợ tăng trương cơ lực vùng hạ vị, thúc đẩy quá trình lưu thông máu trong cơ thể để giảm kích thước, co búi trĩ. 

Các bài tập lựa chọn nên là các bài tập nhẹ nhàng, không gây áp lực lên vùng hậu môn. Đặc biệt, để thấy hiệu quả, bệnh nhân nên kiên trì tập luyện trong thời gian dài. 

7 bài tập chữa bệnh trĩ bạn nên thử 

Bạn có thể tham khảo một số bài tập dưới đây để cải thiện bệnh trĩ: 

1. Bài tập đi bộ 

Một bài tập rất dễ thực hiện, có thể thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi là đi bộ. Đi bộ có rất nhiều tác dụng với sức khỏe. Nó không chỉ cải thiện chức năng xương khớp, thư giãn, cải thiện hô hấp mà còn hỗ trợ bệnh trĩ rất tốt. 

Bài tập đi bộ 

Mỗi ngày, dành 30 phút đi bộ vào buổi sáng, chiều hoặc tối để đạt được lợi ích sức khỏe này nhé. 

Cách đi bộ đúng cách: 

  • Đứng thẳng người, hai tay thả lỏng, bàn tay hơi khéo lại 
  • Đi bộ nhẹ nhàng, bước một chân lên, đồng thời thót hậu môn lại và bước tiếp chân còn lại 

Cứ lặp đi lặp lại với nhịp tiếp theo. Mỗi ngày hãy kiên trì đi bộ từ 20-30 phút. Khi đi bộ hãy mặc quần áo thoải mái, thoáng mát, không quá chật. 

2. Bài tập với tư thế nằm ngửa 

Bài tập này còn có tên gọi là bài tập đan điền. Bài tập đan điền cũng là một bài tập giúp thả lỏng, thư giãn, điều hòa hơi thở để giảm áp lực, giảm đau do trĩ. 

Thực hiện bài tập theo các bước sau: 

  • Bệnh nhân nằm thẳng trên thảm hoặc giường, tư thế 2 chân duỗi thẳng, tay đặt song song 
  • Nhắm mắt, hít thở và kết hợp thót hậu môn lại, 2 bàn tay co lại, cắn chặt hàm răng 
  • Các ngón chân cong lên theo hướng người 
  • Để nguyên tư thế khoảng 5-7 giây rồi thở ra, thả lỏng cơ thể. 

Mỗi ngày, bạn nên tập luyện 30 phút, kiên trì để có hiệu quả nhất định. 

3. Bài tập co thắt hậu môn 

Bài tập này có tác dụng đúng như tên gọi của nó, hỗ trợ người bị trĩ co hồi, giảm kích thước búi trĩ, tránh triệu chứng sa búi trĩ. 

Thực hiện bài tập theo các bước sau: 

  • Thả lỏng cơ thể, hít 1 hơi thật sâu, kẹp chặt 2 mông và đùi 
  • Co thắt hậu môn như nhịn đại tiện, lưỡi uốn lên hàm trên 
  • Giữ nguyên tư thế, nín thở khoảng 10 giây, rồi từ từ thở ra, thả lỏng hậu môn 
  • Thả lỏng khoảng 30 giây rồi lặp lại động tác nhiều lần. 

Bạn có thể thực hiện động tác này ở nhiều tư thế nằm, ngồi hoặc đứng khác nhau. 

4. Động tác yoga thân người kết hợp thở 

Đây là động tác giúp thư giãn, điều hòa hơi thở, khí huyết để giảm áp lực lên tĩnh mạch, búi trĩ. 

  • Đứng thẳng người, hai tay buông xuôi, bàn tay nắm hờ, hai chân dang rộng bằng vai 
  • Từ từ tạo tư thế xuống tấn 
  • Khép miệng lại, đưa lưỡi vòng quanh khoang miệng tới khi miệng đầy bọt thì hít thở sâu, thót hậu môn lại khoảng vài giây 
  • Thở ra, nghỉ 10-15 giây rồi lặp lại khoảng 25 lần. 

Kiên trì tập luyện hằng ngày, mỗi ngày 2 lần để đạt được hiệu quả. 

Tập thể dục chữa bệnh trĩ 

5. Bài tập tư thế con cá 

Đây là một bài tập yoga cơ bản được nhiều người ưa thích. Cách thực hiện như sau: 

  • Trải một tấm thảm và nắm xuống, hai đầu gối khép chặt, duỗi thẳng 
  • Hai tay đưa xuống dưới mông, lòng bàn tay úp xuống sàn 
  • Hít sâu, rồi đưa ngực và phần thân trên từ từ lên, trọng tâm dồn vào hai tay 
  • Hít vào thở ra khoảng 4 lần, sau đó quay về vị trí ban đầu 
  • Thực hiện tư thế này liên tục trong thời gian khoảng 20 phút, mỗi ngày 5-7 lần để đạt hiệu quả cao nhất. 

6. Bài tập tư thế trồng cây chuối 

Đây là một bài tập khó thực hiện, tuy nhiên lại mang đến lợi ích vô cùng tốt. Bài tập này giúp giảm áp lực từ vùng lưng xuống, cải thiện chức năng phổi. 

Cách thực hiện: 

  • Ngồi quỳ gối xuống sàn, gập người về phía trước, hai khuỷu tay chống xuống sàn còn hai bàn tay nắm lại hình tam giác 
  • Đặt đỉnh đầu xuống đất, đặt trọng tâm lên hai tay đan vào nhau làm trụ, nâng phần mông và chân cao, tạo thành tư thế thẳng đứng 
  • Giữ nguyên tư thế cây chuối trong khoảng 5 giây và hít thở 
  • Giữ lưng thẳng, dồn trọng lượng lên hai khuỷu tay 
  • Hạ người rồi từ từ trở về tư thế ban đầu 
  • Thực hiện lại với những lần sau và tăng dần thời gian ở tư thế trồng cây chuối. 

Tư thế trồng cây chuối 

7. Bài tập Sarvanga Asana 

Bài tập này giúp hạn chế máu tập trung nơi vùng bụng dưới, hỗ trợ kích thích co bóp cơ bụng và nhu động ruột, giảm triệu chứng táo bón ở người bệnh trĩ. 

Cách thực hiện: 

  • Tư thế nằm ngửa trên sàn, hai đầu gối co áp sát ngực 
  • Hai khuỷu tay chống xuống sàn, mông đưa lên cao 
  • Hít sâu, kéo hai đầu gối về trước ngực. Hai khuỷu tay đồng thời chống xuống sàn và đưa mông lên cao 
  • Hít vào thở ra đều đặn 
  • Duỗi thẳng chân, dồn trọng lượng xuống 2 vai, 2 tay đỡ phần eo cho thăng bằng 
  • Giữ trong 3-5 giây, sau đó tăng dần thời gian lên 
  • Thở ra, duỗi thẳng chân, dồn trọng lượng xuống hai vai còn lại. 
  • Sau khi đã tập luyện nhiều và quen dần thì có thể tăng thời gian lên. 

Một số bài tập người bệnh trĩ không nên tập luyện 

Một số bài tập cũng có thể khiến bệnh trĩ thêm nghiêm trọng như bài tập cơ bụng, bài tập squat,... Đây là những bài tập dồn lực xuống vùng bụng dưới, làm tăng áp lực lên hậu môn và búi trĩ. 

  • Bài tập cơ bụng: Bài tập này có tác dụng giúp cơ thể có vòng eo săn chắc, tuy nhiên, người bệnh trĩ lại không nên áp dụng bài tập này. Khung chậu phải chịu 1 lực lớn, máu không dẫn tới vùng bụng dưới khiến bệnh trĩ ngày càng nặng. 
  • Bài tập squat: Quá trình tập squat, bạn phải nín thở, gồng bụng, áp lực lên ổ bụng gia tăng, điều này có thể khiến bệnh trĩ thêm nặng. 

Lưu ý khi tập thể dục chữa bệnh trĩ 

Khi lựa chọn tập thể dục chữa bệnh trĩ, bạn nên lưu ý một số điểm để việc điều trị đạt hiệu quả cao: 

  • Hạn chế việc đứng hoặc ngồi quá lâu bởi có thể khiến máu ít lưu thông. 
  • Kết hợp chế độ tập luyện và ăn uống khoa học, ăn nhiều hoa quả, chất xơ để giảm triệu chứng táo bón 
  • Không tiêu thụ thức ăn nhiều dầu mỡ, khó tiêu, chất kích thích khiến tình trạng táo bón thêm nặng. 
  • Giữ tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng, stress để hỗ trợ việc điều trị đạt hiệu quả cao hơn 
  • Tập luyện, vận động kết hợp nhiều động tác, nhiều bộ môn để tăng cường đề kháng, hỗ trợ việc điều trị. 

Trên đây là gợi ý 7 bài tập chữa bệnh trĩ. Hãy kiên trì tập luyện để đạt hiệu quả cao. Kết hợp ăn uống, sinh hoạt để nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh. Gọi Hotline 0818-288-717 để được tư vấn miễn phí tình trạng bệnh và cách dứt điểm trĩ. 

Thực hiện các bài tập thể dục tại nhà là giải pháp tốt nhất hiện nay khi cả nước đang thực hiện giãn cách xã hội để phòng ngừa dịch COVID - 19.

Rèn luyện sức khỏe là một điều vô cùng cần thiết trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là với thời điểm hiện nay khi cần tăng cường sức dẻo dai của cơ thể mà các phòng tập gym, công viên... không được phép hoạt động do tình hình dịch bệnh.

Do đó, các bài tập thể dục tại nhà không cần đến công cụ hỗ trợ lúc này lại trở nên hữu ích hơn bao giờ hết.

1. Các bài tập thể dục tại nhà nên được thực hiện

Tuy đơn giản nhưng nếu thực hiện đầy đủ 4 động tác sau đây, bạn sẽ cảm thấy cơ thể trở nên khỏe khoắn và dẻo dai bất ngờ, đặc biệt với những người lâu ngày không vận động.

1.1. Chống đẩy

Là một động tác vô cùng phổ biến, bất kỳ ai cũng có thể thực hiện thành công tại nhà, chống đẩy có thể giúp bạn đốt cháy calo và có tác động nhiều nhất đến các nhóm cơ ở tay, vai và lưng.

Chống đẩy tác động nhiều nhất đến các nhóm cơ ở tay, vai và lưng [Ảnh: Internet]

Đọc thêm:

- Tập thể dục khi bị cao huyết áp cần lưu ý gì?

- Giáo sư tim mạch trả lời câu hỏi: Cao huyết áp có nên tập thể dục không?

Để thực hiện vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần bắt đầu với tư thế nằm úp xuống mặt sàn, hai chân mở rộng ngang bằng nhau và đặt hai tay rộng bằng vai. Lưu ý lòng bàn tay úp xuống sàn và lưng giữ thật thẳng.

Sau đó nâng toàn bộ cơ thể lên một lúc, giữ tư thế này trong vài giây sau đó từ từ hạ thân người xuống vừa đủ để ngực chạm đất rồi trở về tư thế ban đầu. Người tập cần thở ra khi đẩy lên và hít vào khi hạ người xuống thật đều đặn.

1.2. Bài tập tư thế rắn hổ mang

Tư thế rắn hổ mang cũng rất đơn giản, dễ thực hiện nhưng có tác dụng rất lớn đối với cột sống, kích thích hệ tiêu hóa hiệu quả.

Tư thế rắn hổ mang giúp kích thích hệ tiêu hóa, cải thiện các bệnh lý về cột sống [Ảnh: Internet]

Người tập cần nằm sấp xuống thảm, đặt tay xuôi theo thân và khép sát 2 chân, úp mu bàn chân song song với sàn. Nâng dần cánh tay lên, ấn mạnh lòng bàn tay xuống mặt sàn, dùng lực tay để nhấc người lên từ từ và hít vào.

Sau đó mở rộng vai và ngửa cổ về phía sau, giữ tư thế trên trong vòng 15 đến 20 giây r hạ dần cơ thể xuống sàn, thả lỏng người theo tư thế nằm sấp.

1.3. Tập cơ bụng

Để làm giảm mỡ thừa ở vùng bụng một cách hiệu quả, bạn có thể tập cơ bụng với các động tác gập bụng kết hợp cùng chế độ ăn uống lành mạnh.

Gập bụng là một động tác đơn giản nhưng có hiệu quả giảm mỡ bụng cao [Ảnh: Internet]

Thực hiện bài tập này vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần nằm ngửa trên sàn, hai chân đặt thẳng, rộng hơn hông và mũi chân hướng về phía trước. Tiếp tục cong đầu gối lại và đặt hai tay nhẹ nhàng sau đầu. Sau đó gập vai lên, giữ phần lưng dưới cố định.

Lưu ý đầu và ngực phải tạo thành 1 góc vuông với mặt đất, từ từ hít thở đều rồi hạ người về lại vị trí ban đầu.

1.4. Bài tập nhảy vung tay

Nhảy vung tay là một bài tập tác động đến nhiều nhóm cơ cùng một lúc như cơ hông, cơ đùi trong, cơ vai... Nó có tác dụng kích thích tim mạch, giải phóng năng lượng và tăng cường sức khỏe.

Nhảy vung tay tác động đến nhiều nhóm cơ cùng lúc [Ảnh: Internet]

Bắt đầu bằng động tác hai chân dang rộng bằng vai, hai tay đặt dọc bên người và hóp bụng. Tiếp theo nhún người rồi bật nhảy, hai tay đưa lên cao đập vào nhau. Sau đó trở lại tư thế ban đầu và thực hiện động tác với tốc độ nhanh dần.

2. Những lưu ý khi tập thể dục tại nhà

Thực hiện các bài tập thể dục tại nhà giúp cơ thể chúng ta trở nên khỏe mạnh hơn, giúp tinh thần luôn sảng khoái. Tuy nhiên, người tập cũng nên lưu ý một số điều sau đây:

- Nên tập thể dục vào buổi sáng, tốt nhất là trước 6h sáng để cơ thể có thể giải phóng được năng lượng tốt nhất.

- Nên tập trong khoảng thời gian từ 30 đến 45 phút. Không nên tập quá lâu vì sẽ dễ bị mất sức và gia tăng khả năng gặp chấn thương.

- Nên bổ sung đồ uống hoặc đồ ăn nhẹ trước khi tập do sau một đêm cơ thể cần phải nạp thêm năng lượng.

- Nên tránh xa các đồ uống có cồn, có gas, caffein  hay các thức uống có chất kích thích khác. Nếu bạn có thói quen uống cà phê vào buổi sáng thì hãy chờ sau khi tập thể dục xong.

- Khởi động kỹ trước khi tập giúp làm nóng cơ thể, giúp các cơ trên cơ thể vận động linh hoạt hơn, đồng thời giúp hạn chế thấp nhất các chấn thương có thể xảy ra.

Có thể tập thể dục sau khi tiêm vaccine COVID-19 không?

Video liên quan

Chủ Đề