Bài tập tính NPV của dự an có lời giải

Tiếp theo bài Đánh giá dự án đầu tư  Phần 1, chúng ta hãy đi tìm hiểu về 3 phương pháp đánh giá dự án đầu tư áp dụng kỹ thuật chiết khấu dòng tiền: NPV, IRR và DPP. Cụ thể, chúng ta sẽ đi tìm hiểu cách tính NPV và IRR cũng như DPP. Phần này tương ứng vớiPhần D trong sách BPP các bạn nhé!

VIDEO 7  VIDEO 11

Phần 1. Cách tính NPV và IRR hay DPP

1. Phương pháp NPV

(1) NPV là gì? Công thức tính NPV?

NPV là viết tắt của Net Present value. Nghĩa là Giá trị hiện tại thuần của dự án đầu tư.

NPV được xác định bằng: Tổng giá trị hiện tại của dòng tiền thuần hàng năm trong tương lai  Khoản vốn đầu tư ban đầu

Tất cả dòng tiền liên quan đến dự án đều phải chiết khấu về thời điểm hiện tại theo một lãi suất chiết khấu nhất định. Trên cơ sở đó so sánh tổng giá trị hiện tại của dòng tiền thuần hàng năm và Vốn đầu tư ban đầu sẽ xác định được giá trị hiện tại thuần của dự án.

Cách xác định dòng tiền liên quan thì các bạn đọc ở bàiĐánh giá dự án đầu tư  Phần 1

(2) Nguyên tắc lựa chọn

Khi NPV < 0: thì dự án đầu tư bị từ chối.

Khi NPV = 0: Doanh nghiệp có thể lựa chọn hoặc từ chối dự án.

Khi NPV > 0: Nếu đó là các dự án độc lập nhau thì các dự án đầu tư đều có thể được chấp thuận. Ngược lại, nếu đó là các dự án loại trừ lẫn nhau thì dự án nào có NPV lớn nhất sẽ được chọn

(3) Bài tập tính NPV

1 Công ty đang cân nhắc 1 dự án 4 năm. Các thông tin liên quan:

  • Vốn đầu tư ban đầu cho dự án là 6 tỷ
  • Đầu năm 2, phải bổ sung VLĐ là 0.5 tỷ.
  • Số VLĐ này sẽ được thu hồi ở năm cuối cùng của DA.
  • Trong suốt mỗi năm từ Năm 1  Năm 4, dự án sẽ tạo ra dòng tiền là 2tỷ / năm

Công ty có nên thực hiện dự án không? Biết r = 10%

Đáp án:Chỉ tiêuNăm 0Năm 1Năm 2Năm 3Năm 41. Dòng tiền vàoDòng tiền từ HĐKD2222Thu hồi VLĐ0.52. Dòng tiền raVốn ban đầu6Vốn bổ sung0.53. Dòng tiền thuần-61.5222.5Hệ số chiết khấu tại 10%1.000.910.830.750.68Present Value(6)1.361.651.501.71NPV                       0.23

Kết luận: Dự án có NPV > 0 nên được lựa chọn

Lưu ý về cách tính NPV trong excel

Vì giờ chúng ta thi trên máy nên các bạn nên học cách tính NPV trong excel để nhanh chóng kiểm tra kết quả tính toán thủ công của mình có đúng hay không. Các bạn xem file excel đính kèm để biết công thức và cách vận dụng nhé.Cách tính NPV và IRR trong ExcelTải xuống

2. Phương pháp IRR

(1) IRR là gì?

IRR  Tỷ suất doanh lợi nội bộ (hay còn gọi là lãi suất hoàn vốn nội bộ): là một tỷ lệ mà khi chiết khấu dòng tiền thuần của dự án đầu tư với mức tỷ lệ này sẽ làm cho NPV của dự án đầu tư = 0.

(2) Nguyên tắc lựa chọn

IRR là một trong những thước đo mức sinh lời của một khoản đầu tư. IRR đóng vai trò như là điểm ngưỡng tối đa của chi phí sử dụng vốn (r) đối với dự án.

Khi IRR < r (chi phí sử dụng vốn): loại bỏ

Khi IRR = r: có thể lựa chọn hoặc từ chối dự án.

Khi IRR > r: cần xem xét 2 trường hợp:Nếu đó là các dự án độc lập nhau thì các dự án đầu tư đều có thể được chấp thuận. Ngược lại, nếu đó là các dự án loại trừ lẫn nhau thì dự án nào có IRR lớn nhất sẽ được chọn.

(3) Cách xác định IRR

IRR = a + NPVa * (b  a) / (NPVa  NPVb)

Trong đó:a và b là tỷ lệ chiết khấu & a là tỷ lệ nhỏ hơn

Lưu ý khi tính IRR:Nếu bạn chọn 1 tỷ lệ chiết khấu đầu tiên mà có NPV > 0, thì tỷ lệ chiết khấu thứ 2 bạn nên chọn tỷ lệ > tỷ lệ thứ 1. Và ngược lại.

(4) Bài tập tính IRR

Tiếp tục bài tập về NPV bên trên. Tuy nhiên yêu cầu đánh giá dự án theo phương pháp IRR.

Tại r = 10% thì NPV = 0.23

Như vậy, chúng ta cần tính thêm NPV tại 1 tỷ lệ chiết khấu khác. Vì tại r = 10% thì NPV > 0 nên chúng ta nên chọn 1 tỷ lệ chiết khấu > 10%. Ví dụ chọn r = 15%.

Áp dụng công thức tính NPV tương tự tại phần 2, ta có: tại r = 15% thì NPV =  0.44

Như vậy: IRR = 10% + 0.23 * (15%  10%) / (0.23 + 0.44) = 11.7%

Kết luận: Dự án có IRR > r nên dự án nên được lựa chọn.

Lưu ý cách tính IRR trong excel

Vì giờ chúng ta thi trên máy nên các bạn nên học cách tính IRR trong excel để nhanh chóng kiểm tra kết quả tính toán thủ công của mình có đúng hay không. Các bạn xem file excel đính kèm để biết công thức và cách vận dụng nhé.Cách tính NPV và IRR trong ExcelTải xuống

3. So sánh phương pháp, cách tính NPV và IRR (IRR vs NPV)

  • IRR là phương pháp dễ hiểu hơn. Vì khái niệm IRR (tỷ suất sinh lời) sẽ dễ hiểu hơn so với khái niệm NPV. Do vậy, IRR thường được sử dụng nhiều hơn NPV.
  • Khái niệm IRR có 1 nhược điểm là dễ bị nhầm lẫn với khái niệm ROCE
  • IRR là số tương đối (%) nên không xem xét đến quy mô của khoản đầu tư. Trong khi những khoản đầu tư nhỏ thường sẽ có IRR cao hơn những khoản đầu tư lớn.
  • Khi dòng tiền của dự án là conventional (1 dòng tiền ra theo sau bởi các dòng tiền vào): 2 phương pháp sẽ đưa ra cùng kết quả lựa chọn dự án. Tuy nhiên, khi dòng tiền là unconventional: NPV vẫn áp dụng bình thường nhưng IRR sẽ có thể đưa ra kết quả sai. Vì với dòng tiền unconventional, phương pháp IRR có thể đưa ra nhiều kết quả IRR. Nếu người ra quyết định không biết vấn đề này, có thể sẽ đưa ra sai kết quả lựa chọn.
  • Giả định của NPV thực tế hơn IRR: NPV dựa trên giả định rằng dòng tiền do dự án tạo ra sẽ được tái đầu tư với tỷ lệ sinh lời = chi phí sử dụng vốn (tỷ lệ chiết khấu ban đầu) của dự án. Còn IRR giả định dòng tiền dự án tạo ra sẽ được tái đầu tư với tỷ lệ sinh lời tương đương tỷ lệ IRR ban đầu của dự án. Như vậy, giả định của IRR sẽ khó đạt được trong thực tế.
  • Khi các dự án là loại trừ lẫn nhau (chỉ 1 dự án được chọn): 2 phương pháp có thể đưa ra kết quả lựa chọn khác nhau. NPV sẽ là phương pháp được ưu tiên sử dụng vì giả định của NPV thực tế hơn IRR.
  • Khi tỷ lệ chiết khấu thay đổi qua thời gian thực hiện dự án: sự thay đổi này có thể dễ dàng được bao gồm trong phương pháp NPV. Nhưng IRR thì không.
  • Về cách tính NPV và IRR thì công thức tính toán của NPV đơn giản, dễ thực hiện hơn IRR

Kết luận: NPV là phương pháp có nhiều ưu điểm hơn. Nhưng IRR là phương pháp được sử dụng rộng rãi hơn trong thực tế.

4. Phương pháp Thời gian hoàn vốn có chiết khấu DPP (Discounted Payback Period)

Thời gian hoàn vốn có chiết khấu (DPP): là khoảng thời gian cần thiết để tổng giá trị hiện tại của dòng tiền thuần trong tương lai mà dự án đưa lại = Số vốn đầu tư bỏ ra ban đầu.

Đây có thể coi là một biến thể nhằm khắc phục nhược điểmcủa phương pháp Thời gian hoàn vốn PP. Do vậy, nguyên tắc lựa chọn dự án và cách áp dụng của DPP sẽ hoàn toàn tương tự PP.

Điểm khác biệt đó là: PP sử dụng dòng tiền thuần của dự án (không có chiết khấu) trong khi DPP thì sử dụng giá trị hiện tại của dòng tiền thuần của dự án (có chiết khấu).

Ưu nhược điểm của DPP

Phương pháp này sẽ thừa hưởng các ưu điểm của phương pháp PP. Ví dụ như đơn giản, dễ thực hiện và tập trung vào tính thanh khoản của dự án. Ngoài ra, bởi vì nó sử dụng dòng tiền chiết khấu. Nên nó còn có ưu điểm là đã xem xét đến giá trị thời gian của dòng tiền. Do đó rút ngắn khoảng cách giữa phương pháp NPV và phương pháp Thời gian hoàn vốn thông thường.

So với phương pháp PP, vì DPP áp dụng kỹ thuật chiết khấu dòng tiền. Nên thời gian hoàn vốn tính theo DPP sẽ dài hơn theo PP. Do vậy, xem xét được nhiều dòng tiền của dự án hơn.

Tuy nhiên cũng như PP, DPP không xem xét đến dòng tiền của dự án sau thời gian hoàn vốn.

Ví dụ: Công ty xem xét 2 dự án A & B. Thời gian hoàn vốn có chiết khấu mong muốn: 2.5 năm.Chi phí sử dụng vốn: r = 10%. Thông tin về dòng tiền dự kiến của các dự án như sau:Dòng tiềnDự án ADự án BVốn đầu tư ban đầu (Năm 0)10,0005,000Lợi nhuận trước khấu hao:Năm 14,0003,000Năm 24,0002,500Năm 35,0001,500

Hỏi dự án nào sẽ được lựa chọn theo phương pháp DPP?

Đáp án:

Giả định rằng Lợi nhuận trước khấu hao = Dòng tiền thuần của mỗi dự án

Lập bảng tính thời gian hoàn vốn có chiết khấu cho các dự án như sau:

Dự án ANămDòng tiềnDF 10%Giá trị hiện tại PVNPV luỹ kếNăm 0(10,000)1.0000(10,000)(10,000)Năm 14,0000.90913,636(6,364)Năm 24,0000.82643,306(3,058)Năm 35,0000.75133,757699

Thời gian hoàn vốn có chiết khấu của A = 2 + 3.058/3.757 = 2.81 năm

Dự án BNămDòng tiềnDF 10%Giá trị hiện tại PVNPV luỹ kếNăm 0(5,000)1.0000(5,000)(5,000)Năm 13,0000.90912,727(2,273)Năm 22,5000.82642,066(207)Năm 31,5000.75131,127920

Thời gian hoàn vốn có chiết khấu của B = 2 + 207/1.127 = 2.18 năm

Kết luận:Dự án B có thời gian hoàn vốn có chiết khấu <= Thời gian hoàn vốn có chiết khấu mong muốn (2.5 năm). B là dự án được chọn.

Phần 2. Ưu nhược điểm của kỹ thuật chiết khấu dòng tiền (DCF)Ưu điểmNhược điểm1. Bao gồm giá trị thời gian của dòng tiền bằng cách chiết khấu dòng tiền tương lai về hiện tại1. Kỹ thuật này sử dụng các dòng tiền trong tương lai. Mà để dự đoán các dòng tiền này 1 cách chính xác là không dễ dàng2. Xem xét đến toàn bộ dòng tiền liên quan đến dự án2. Phương pháp NPV (áp dụng kỹ thuật này) sẽ không sử dụng được cho trường hợp khan hiếm vốn (Capital rationing)3. Xem xét đến thời gian phát sinh của dòng tiền3. Không đơn giản để ước tính Tỷ lệ chiết khấu dòng tiền4. Kỹ thuật này được áp dụng rộng rãi nên có thể dễ dàng so sánh giữa các dự án, doanh nghiệp với nhau4. Tỷ lệ chiết khấu có thể thay đổi theo thời gian thực hiện dự án. Do vậy, việc áp dụng 1 tỷ lệ duy nhất sẽ không phù hợp

Sau bài viết này, hy vọng các bạn đã biết cách tính NPV và IRR, DPP. Trong bài tiếp theo, chúng ta sẽ đi nốt các nội dung còn lại của Chủ đề Đánh giá dự án đầu tư.

Mình muốn hỏi cách xác định thời gian vay dựa vào thời gian hoàn vốn như thế nào? thời gian vay có nhất thiết phải bằng thời gian hoàn vốn của dự án không?

Hi, bạn nêu tình huống cụ thể để Ad xem nhá. Theo Ad hiểu thì vay là để cung cấp dòng tiền vào cho dự án khi dự án chưa mang lại đủ dòng tiền vào để bù đắp dòng tiền ra. Trong khi thời gian hoàn vốn thì là thời gian để công ty thu được dòng tiền vào = toàn bộ dòng tiền ra luỹ kế (lợi nhuận dự án = 0). Như vậy, sẽ có thời điểm dòng tiền vào của dự án chưa đủ bù đắp dòng tiền ra luỹ kế nhưng đã đủ cover chi phí của năm đó rồi. Như vậy, thì rõ ràng là không cần vay nữa. Do đó, Ad hiểu là thời gian vay không nhất thiết phải bằng thời gian hoàn vốn của dự án.

Thân.

Cho em hỏi với bài này thì giải thế nào ạ
Trong mở rộng phân xưởng với tổng vốn đầu tư là 1600 triệu đồng, trong đó: 800 triệu đồng phải giải ngân ngay từ đầu năm 1 và 800 triệu đồng cần giải ngân vào đầu năm thứ 2 của dự án Dự kiến từ đầu năm thứ 3, dự án bắt đầu đi vào vận hành sản xuất và tạo ra doanh thu tăng thêm hàng năm do đầu tư mở rộng phân xưởng là 650 triệu đồng, chi phí vận hành (không bao gồm khấu hao) là 180 triệu đồng/ năm Giá trị thanh lý cuối vòng đời dự án là 30 triệu đồng Vòng đời dự án là 8 năm, bao gồm 2 năm đầu tư xây dựng và 6 năm khai thác Thời gian khấu hao được tính từ năm thứ 3
Tính NPV và thời gian hoàn vốn của dự án?
Biết chi phí sử dụng vốn là 15%; thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%/năm; và doanh nghiệp thực hiện khấu hao tuyến tính

Em ơi, dạng bài này cũng giống như ví dụ về phương pháp NPV Ad giải thích trong bài tập mà. Nếu đọc bài này mà chưa rõ thì em tham khảo thêm bài viết sau: https://tuonthi.com/dang-bai-danh-gia-du-an-dau-tu/

Dạng bài kiểu này sai lầm lớn nhất chính là xác định sai thời điểm phát sinh của dòng tièn.
Như trong ví dụ của em:
800 triệu giải ngân đầu năm 1 => Sẽ được coi là phát sinh vào năm 0 theo nguyên tắc xác định dòng tiền
800 triệu giải ngân đầu năm 2 => Đuọc coi là phát sinh vào năm 1 theo nguyên tắc xác định dòng tiền
Giá trị thanh lý cuối vòng đời dự án 30 triệu cần nhập vào dòng tiền vào năm 8
Chi phí khấu hao tính từ năm 3  năm 8 (năm 0  năm 2 sẽ không phát sinh). Chi phí khấu hao không phải dòng tiền nên sẽ cần cộng lại vào lợi nhuận để tính ra dòng tiền phát sinh hàng năm của dự án

Phân tích xong thời điểm dòng tiền như trên, em lắp vào bảng xác định dòng tiền dự án là ra rồi. Tham khảo chi tiết bài viết nếu chưa biết cách lập bảng xác định dòng tiền dự án nhé.

Ad cho hỏi đối với bài này thì mình làm sao để trả lời. Giúp e với ạ. Thanks ad trước T.T
Đầu năm 2020, công ty Nam An dự định bán một số phương tiện vận tải cũ và có hai đơn vị muốn mua những phương tiện vận tải này. Một bên đề nghị trả ngay 50000$ và một bên đề nghị trả 55500$ nhưng trả tiền sau 1 năm. Tại thời điểm đầu năm 2020, công ty đang nợ ngân hàng một khoản tiền với lãi suất vay là 14%/năm. Nếu thời điểm đó công ty có tiền thì khoản tiền này có thể đầu tư/gửi tiết kiệm với suất sinh lợi là 11%/năm. Giả sử công ty được trả một phần nợ cho ngân hàng trước thời hạn, bạn hãy tư vấn cho công ty nên quyết định chọn đề nghị nào? Vì sao?

Hi Mai
Các kỹ thuật đánh giá dự án đầu tư NPV  IRR  DPP là để đánh giá các dự án đầu tư dài hạn, kéo dài nhiều năm. Còn dạng bài tập em đề cập thì là quyết định bán tài sản  đây là quyết định hoạt động thiên về kỹ thuật ra quyết định trong kế toán quản trị (F5) hơn nhé.

Cách làm thì em sử dụng kỹ thuật Thông tin thích hợp trong việc ra quyết định. Chi phí thích hợp là các chi phí phát sinh trong tương lai liên quan đến việc ra quyết định.

Trong tình huống của em, cần ra quyết định xem nên lựa chọn phương án bán cho bên nào. Do đó em lập bảng tính chi phí thích hợp cho 2 phương án gồm các chỉ tiêu:
PA 1 . Bán cho bên trả ngay $50.000
(1) Thu nhập: Tiền bán tài sản +
(2) Chi phí tiết kiệm được: Chính là chi phí lãi vay tiết kiệm được khi trả nợ ngân hàng trước hạn

PA 2. Bán cho bên trả $55.500
(1) Thu nhập: Tiền bán tài sản
(2) Chi phí cơ hội bị mất đi: Chính là chi phí lãi vay phải bỏ ra khi không trả nợ ngân hàng trước hạn

Em so sánh kết quả giữa 2 phương án. PA nào có chi phí thấp hơn hay thu nhập cao hơn thì lựa chọn.

Em có thể đọc thêm các bài viết liên quan của môn F5 để tham khảo thêm.

Em muốn hỏi bài này ạ

Red Sun Co đang xem xét việc giới thiệu một sản phẩm mới đòi hỏi đầu tư đáng kể liên quan đến việc mua thiết bị mới và xây dựng một nhà máy mới. Thiết bị mới dự kiến ​​sẽ có giá 3.500 triệu đồng bao gồm tất cả các cài đặt, nhưng công ty gần đây đã nhận được 2 công ty báo giá với chi phí hơi khác nhau là 3.600 triệu đồng và 3.620 triệu đồng cho máy mới.
Công ty đã chi 550 triệu đồng trong hai năm qua để nghiên cứu sản phẩm mới.
Công ty sẽ lắp đặt thiết bị mới trong nhà máy mới sẽ được xây dựng trên mảnh đất đã mua cách đây 10 năm với giá 10.000 triệu đồng. Tuy nhiên, giá đất đã tăng đáng kể và hiện giá trị của nó là 20.000 triệu đồng. Việc xây dựng nhà máy mới ước tính trị giá 18.000 triệu đồng. Công ty có kế hoạch tài trợ cho công trình này bằng một khoản vay dài hạn đòi hỏi lãi suất 12% / năm.

Người quản lý công ty tin tưởng rằng dự án sẽ tăng doanh thu 13.000 triệu đồng mỗi năm cho mỗi năm trong 10 năm của dự án. Ngoài ra, hoạt động của thiết bị mới đòi hỏi phải tăng số lượng nhân viên và chi phí bổ sung trong tiền lương trong 2 năm đầu tiên sẽ là 650 triệu đồng. Dự kiến ​​sẽ không tăng thêm số lượng nhân viên nhưng mức lương dự kiến ​​sẽ tăng 3% mỗi năm kể từ năm thứ ba. Cũng sẽ có sự gia tăng 900 triệu đồng và 400 triệu đồng mỗi năm về chi phí nguyên vật liệu và chi phí cố định nhà máy tương ứng.
Các công ty sẽ phải mua thêm hàng tồn kho. Mức tăng hàng tồn kho là 4.700 triệu đồng và điều đó sẽ được yêu cầu khi bắt đầu dự án.
Việc giới thiệu sản phẩm mới giúp công ty tăng doanh thu, tuy nhiên sản phẩm mới cũng sẽ cạnh tranh với một số sản phẩm hiện có. Công ty ước tính doanh thu bị mất từ ​​các sản phẩm hiện có là 200 triệu đồng mỗi năm.
Chi phí bảo trì cho cả thiết bị và nhà máy sẽ được ước tính là 120 triệu đồng mỗi năm.
Đối với mục đích thuế, khấu hao theo đường thẳng được áp dụng, thiết bị mới sẽ được khấu hao trong vòng đời có hiệu lực là 12 năm và nhà máy trên 15 năm. Đối với mục đích kế toán, công ty khấu hao thiết bị mới trong vòng 15 năm.
Kết thúc dự án, dự kiến ​​thiết bị sẽ được bán với giá 800 triệu đồng. Giá đất dự kiến ​​sẽ không tăng trong suốt vòng đời của dự án và nhà máy sẽ không thêm bất kỳ giá trị nào vào giá trị bán của đất. Sẽ không có thuế lãi vốn phải trả khi bán đất.
Công ty nộp thuế ở mức thuế suất doanh nghiệp là 20%. Giả sử rằng lạm phát không đáng kể và có thể bị bỏ qua. Tỷ lệ lợi nhuận yêu cầu là 15%.
Tính giá trị hiện tại ròng cho dự án này và tư vấn cho công ty xem họ có nên tiếp tục với dự án này không.

Hi em ,Ad chỉ trả lời các thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết, hoặc có chỗ nào thắc mắc muốn thảo luận kiến thức thì Ad cũng sẵn sàng cùng trao đổi. Chứ Ad không làm giùm bài tập em ah.

Ad cho e hỏi hướng giải quyết bài này với ạ:
Xem xét hai dự án loại trừ nhau A và B để xây dựng
Thời gian sử dụng 5 năm. bao gồm cp xây dựng và cp bảo dưỡng hàng năm
DA A: Cp ban đầu: 1500; N1:155; N2:155; N3:185; N4:185; N5:186; CP dỡ bỏ:200
DA B: CP ban đầu: 1650; N1:125; N2:125; N3:135; N4:135; N5:133; CP dỡ bỏ:210
Nếu tỷ suất chiết khấu 10%/ năm thì sẽ chọn dự án nào (CP dỡ bỏ cuối năm thứ 5)

Em có thể lập bảng tính dòng tiền của từng dự án, sau đó tính NPV của 2 dự án này. Vì là dự án loại trừ tức là chỉ chọn 1, vậy thì chọn dự án có NPV lớn hơn là OK.

Dạ giúp e bài này với ạ
Công ty honda dự định đầu tư một dây chuyền lắp ráp xe hơi với giá 10tr USD. Lợi nhuận ròng và khấu hao từ năm 1 đến năm 2 được dự kiến là 6tr USD/năm. Sau 2 năm nhà máy được bán lại cho công ty khác với giá trị thu hồi là 2tr USD. Tính IRR

AD giúp em bài này với ạ:công ty A có vốn đầu tư 650.000 ở đầu năm 1 và 1.100.000 ở đầu năm 2.công ty ước tính dòng tiền thu được là 250.000 vào năm ,300.000 vào năm 3, 350.000 năm 4 và 400.000 vào những năm tiếp theo cho đến năm thứ 10. tỷ suất lợi nhuận đòi hỏi 14%. tính NPV. nên chấp nhận đầu tư k?

Hi Trang, Ad không gỉai hộ bài tập. Ad chỉ có thể hướng dẫn em như sau:

(1) Xác định dòng tiền dự án: Dòng tiền ra đầu năm 1 (650.000) thì coi là dòng tiền năm 0; Dòng tiền ra đầu năm 2 (1.100.000) thì coi là dòng tiền năm 1; Dòng tiền vào Năm 2 là 250.000; Dòng tiền vào Năm 3 là 300.000; Dòng tiền vào Năm 4 là 350.000; Dòng tiền vào Năm 5  Năm 10: 400.000

(2) Tính NPV dự án: Em điền dòng tiền vào file excel từ Năm 0  Năm 10 là ra. Tỷ lệ chiết khấu 14%.

(3) Nếu NPV > 0: lựa chọn và ngược lại. Nếu = 0: cần cân nhắc các yếu tố khác.

Em tham khảo bài viết sau nếu vẫn chưa biết cách làm chi tiết: https://tuonthi.com/phuong-phap-npv-va-phuong-phap-irr/

Ad cho e hỏi, khi bài cho:nhu cầu vốn lưu động bằng 30% doanh thu thuần. Số vốn lưu động được thu hồi toàn bộ khi kết thúc dự án. Thì sẽ phải xác định Vốn lưu động thường xuyên thế nào ạ? E cảm ơn!

Hi Ngọc Khánh, em xác định doanh thu thuần hàng năm trước. Sau đó lấy doanh thu thuần * 30% là ra vốn lưu động. Đề bài không nói rõ thời điểm phát sinh vốn lưu động nên ta hiểu là năm nào phát sinh riêng vốn lưu động của năm đó thôi. Ví dụ: Năm 0 không có doanh thu thuần nên VLĐ = 0; năm 1 có doanh thu 10 tỷ nên VLĐ phát sinh = 3 tỷ. Là dòng tiền ra em nhé.

VLĐ thu hồi toàn bộ khi kết thúc dự án thì nghĩa là nếu dự án kéo 10 năm, thì đến năm thứ 10 này sẽ có dòng tiền vào là toàn bộ VLĐ đã chi ra từ trước đến giờ đó em.

Em chào ad ạ. Ad có thể hướng dẫn giúp em bài này được không ạ? Dự án có vốn đầu tư ban đầu (năm  1) là 2000 tỉ đồng. Giai đoạn xây dựng dự án sẽ kết thúc trong 3 năm, sao đó dự án cần được duy trì với chi phí 10 tỉ đồng mỗi năm. Giả sử dự án sẽ thu được lợi ích hàng năm là 200 tỉ đồng trong 15 năm. NPV là bao nhiêu nếu tỉ lệ chiết khấu 3% và 15%? Tính IRR?. Em cảm ơn ad nhiều!

Chào Ad, Ad có thể hướng dẫn e được không ạ?
Vốn đầu tư tại thời điểm đi vào hoạt động là 5 tỷ đồng. Dự tính doanh thu từ bán nước sạch 5 năm đầu là 0,55 tỷ đồng/năm. từ các năm sau là 0,6 tỷ đồng/năm. Lợi ích quy thành tiền do dự án đem lại cho xã hội là 105 triệu đồng/năm. Tổng chi phí các loại hàng năm của dự án là 600 triệu đồng. Tuổi thọ của dự án là 25 năm. Dự án phải vay vốn với lãi suất 2,5%/năm.
Tính NPV và IRR ?

Hi em, bài này hoàn toàn giống như các tình huống trong ví dụ của bài viết thôi. Muốn tính NPV hay IRR thì đều phải dựa vào cách xác định dòng tiền của dự án. Sau đó tuỳ vào tính NPV hay IRR để sử dụng công thức phù hợp.

Trong tình huống của em:
vốn đầu tư bỏ ra 5 tỷ đồng chính là dòng tiền ra. Chưa thấy nói cụ thể thời điểm phát sinh nhưng thông thường là Năm 0
Doanh thu các năm chính là dòng tiền vào. 5 năm đầu, giả định là từ Năm 1  Năm 5 là 0.55 tỷ/năm, từ năm 6  năm 25 là 0.6 tỷ/năm
Lợi ích quy thành tiền chính là dòng tiền ào 105tr/năm, giả định phát sinh từ Năm 1  năm 25
Tổng chi phí hàng năm là 600 triệu là dòng tiền ra. Như vậy 1 năm là 600tr/25 = 2.4tr/năm
Chi phí vay vốn dự án 2.5%/năm: chúng ta sẽ không tính vào khi xác định dòng tiền liên quan của dự án. Lý do em đọc trong bài này: https://tuonthi.com/f9-dang-bai-invesment-appraisal/

Vấn đề khó khăn chỉ nằm ở việc xác định dòng tiền dự án. Còn sau khi đã phân tích rõ thì việc tính toán chỉ là áp dụng công thức. Em chưa rõ thì xem kỹ lại ví dụ trong bài viết nhé.

Chào ad. ad có thể hướng dẫn em bài này được không ạ?
tổng chi phí cho cây tiêu/ năm trong 3 năm đầu là 32 triệu. sau đó là 20 triệu. tiêu bắt đầu cho bói từ năm thứ 3, năng suất từ năm 3 đến năm 5 là 1,5 tấn/ha tiêu khô. từ năm thứ 6 đến năm thứ 10 là 2 tấn/ha sau đó là 1 tấn/ha.giá tiêu từ năm 3 đến năm 10 là 80.000đ/kg sau đó là 100.000đ/kg. biết chi phí khai hoang là 14 triệu/ha. giống 17 triệu/ha. chu kì kinh tế của cây là 22 năm. giá thanh lí là 15 triệu/ năm. lãi ngân hàng là 13%/năm. tính NPV và IRR?

Hi Phương,

Như trong bài viết Ad đã chia sẻ, để tính NPV hay IRR thì việc quan trọng nhất là xác định đúng dòng tiền ra và dòng tiền vào của dự án. Việc xác định dòng tiền của dự án phải tuân thủ theo đúng Nguyên tắc & Quy ước xác định dòng tiền. Em tham khảo ở bài viết này: https://tuonthi.com/f9-dang-bai-invesment-appraisal/

Thông tin tình huống em đưa ra chưa đầy đủ về thời điểm phát sinh dòng tiền nên khi làm bài nên sẽ không có căn cứ xác định dòng tiền phát sinh của năm nào. Cụ thể, Ad phân tích tình huống của em cho em thấy như sau:

(1) Đề bài cho chi phí cây tiêu trong 3 năm đầu là 32tr/năm. Như vậy dòng tiền này phát sinh từ Năm 0 (năm hiện tại)  Năm 1  Năm 2 hay là Năm 1  Năm 2  Năm 3?

(2) Từ năm 3 đến năm 5 có năng suất 1.5 tấn/ha và năm 6  năm 10 là 2 tấn/ha và năm 11  năm 22 là 1 tấn/ha. Em lấy thông tin sản lượng này * đơn giá tương ứng (năm 3  năm 10 là 80.000/kg và năm 11- năm 22 là 100.000/kg) thì sẽ ra dòng tiền vào rồi. Tuy nhiên cũng không biết thời điểm phát sinh dòng tiền là như nào.

(3) Chi phí khai hoang 14tr/ha và chi phí giống 17tr/ha thì là dòng tiền ra nhưng đề bài cũng không nói rõ thời điểm phát sinh. Ad đoán là sẽ phát sinh vào Năm 0 (năm hiện tại).

(4) Giá thanh lý là 15 tr/năm thì Ad cũng không rõ nghĩa là như nào và thu hồi cụ thể vào năm nào. Nhưng thanh lý thì sẽ là dòng tiền vào và thông thường là thu hồi vào thời điểm cuối dự án

(5) Lãi ngân hàng 13%/năm thì có thể sử dụng thôgn tin này làm tỷ lệ chiết khấu để tính NPV/IRR

Với các thông tin chưa rõ thời điểm phát sinh dòng tiền thì em có thể lập giả định để làm căn cứ xác định dòng tiền hàng năm. Sau đó tính toán theo hướng dẫn trong bài viết của Ad là ra thôi

Chào AD, AD tư vấn giúp mình!
Nếu trường hợp mình sử dụng vốn vay (lãi suất 10%/năm), việc trả gốc và nợ trong vòng 10 năm, dòng dời của tài sản được đầu tư khấu hao trong vòng 10 năm. Trường hợp này dòng tiền ra sẽ phát sinh hàng năm (1 phần gốc + lãi) chứ k phải tổng chi phí bỏ ra ban đầu! vậy trường hợp này mình phải làm sao để tính thời gian hoàn vốn của công trình dc! do dòng tiền ra cứ phát sinh từ năm thứ nhất đến năm thứ 10!

Tính thời gian hoàn vốn thì bạn phải sử dụng phương pháp Thời gian hoàn vốn có chiết khấu (DPP) thôi. Bạn lập bảng tính dòng tiền, trong đó xác định dòng tiền (gốc+lãi) phát sinh hàng năm, chiết khấu về hiện tại là xong. Bạn xem ví dụ trong mục 4 của bài viết, làm tương tự là ra mà.

Chào AD, giải đáp giúp vấn đề về cách tính NPV!
Như bài tập (3) về cách tính NPV tính tay thì dòng tiền là -6 1,5 2 2 2,5 ta tính được NPV là 0,23, nhưng khi áp công thức trên Excel NPV(10%,(dòng tiền) thì ra là 0,21 thức đúng bằng 0,23/(1+10%).
Như vậy thì cách tính ray đúng hay tính bằng công thức excel đúng! vì một số hướng dẫn thì tính tay, còn 1 số hướng dẫn lại chỉ excel! nhưng không biết nguyên nhân sao lại lệch như vậy!
Cám ơn AD!

Hi Nhân, Ad thử tính bằng excel thì vẫn ra là 0.23 mà. Không biết có phải bạn làm nhầm cách không. Bạn xem cách Ad đặt công thức excel nè: https://drive.google.com/file/d/1vd1GMjHe_uHMFhwiAF6pJ59qiwvS1Qha/view?usp=sharing

AD cho mình hỏi cách tính r khi biết đã biết hệ số chiết khấu trong công thức
A=1-[1-(1+r)^-n]/r khi đã biết A và n.
Mình cám ơn!

Hi Đức, r chính là hệ số chiết khấu mà. Ad đang chưa rõ bạn muốn hỏi tính gì. Bạn nói cụ thể chút được không?

Chào ad, ad tư vấn giúp mình với
Phương án sản xuất
Chai nhựa; Dòng tiền thuần hằng năm; Năm 0: 50tr, Năm 1-5: 18tr
Hộp giấy; Dòng tiền thuần hằng năm; Năm 0: 50tr, N1:20tr, N2:30tr, N3:25tr, N4:10tr, N5:10tr
YÊU CẦU:1. Hãy chọn mức lãi suất để làm NPV của hai dự án là bằng nhau
2. Tính thời gian hoàn vốn của dự án được chọn bằng chỉ tiêu IRR

Ad ơi,tỷ suất chiết khấu với MARR có giống nhau k ạ

em chào ad. ad có thể giải thích giúp em cách tính dòng tiền thuần của tưng năm được không ạ.
Tại sao lại ra 1,5  2  2  2.5 vậy ạ.
Em xin cảm ơn ad.

ad ơi cho em hỏi.
Trong bài tập ví dụ. Trong đề thì nói ở đầu năm 2 bổ sung vốn 0,5 tỷ
Trong bài giải tại sao 0,5 tỷ lại để ở năm 1.
Với lại dòng tiền thuần 1,5 2 2 2,5 tính như thế nào vậy ad.
Ad giải thích giúp em với được không ạ

Video liên quan