Bài tập về các hình thức thực hiện pháp luật

Bài 2 Thực Hiện Pháp Luật

Câu 1. Những hoạt động có mục đích, làm cho pháp luật đi vào cuộc sống và trở thành những hành vi hợp pháp của công dân là

A. Ban hành pháp luật.               C. Thực hiện pháp luật.

B. Xây dựng pháp luật.               D. Phổ biến pháp luật.

Câu 2. Hành vi nào dưới đây không phải là thực hiện pháp luật?

A. Làm những việc mà pháp luật cho phép làm.

B. Làm những việc mà pháp luật quy định phải làm.

C. Không làm những việc mà pháp luật cấm.

D. Làm những việc mà pháp luật cấm.

Câu 3. Về bản chất, thực hiện pháp luật là việc các cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện các hành vi

A. Chính đáng.        B. hợp pháp.        C. phù hợp.        D. đúng đắn.

Câu 4. Hành vi nào dưới đây là thực hiện pháp luật?

A. Vượt qua ngã ba, ngã tư khi có tín hiệu đèn đỏ.

B. Đi xe hàng hai, hàng ba, cản trở các phương tiện khác.

C. Lạng lách, đánh võng, chở hàng cồng kềnh.

D. Nhường đường cho các phương tiện được quyền ưu tiên.

Câu 5. Sử dụng pháp luật nghĩa là cá nhân, tổ chức được làm những gì mà pháp luật

A. Cho phép làm.                  B. đã quy định,

C. Không cho phép làm.            D. quy định phải làm.

Câu 6. Thi hành pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó

A. Chủ thể (pháp luật) kiềm chế không làm những việc mà pháp luật cấm.

B. Chủ thể thực hiện nghĩa vụ của mình bằng những hành động tích cực.

C. Chủ thể quyết định làm những điều mà pháp luật cho phép.

D. Chủ thể quyết định không thực hiện điều mà pháp luật cấm.

Câu 7. Tuân thủ pháp luật là việc cá nhân, tổ chức

A. Làm những gì mà pháp luật quy định phải làm.

B. Thực hiện các quy phạm pháp luật bắt buộc.

C. Không làm những điều pháp luật cấm làm.

D. Sử dụng đúng đắn các quyền của mình.

Câu 8. Việc cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ban hành các quyết định trong quản lí, điều hành là hình thức

A. Tuân thủ pháp luật.             B. thi hành pháp luật.

C. Áp dụng pháp luật.              D. sử dụng pháp luật.

Câu 9. Công dân đi bỏ phiếu bầu cử Đại biểu Quốc hội là hình thức

A. Sử dụng pháp luật.          B. tuân thủ pháp luật.

C. Thi hành pháp luật.         D. áp dụng pháp luật.

Câu 10. Hành vi không vượt qua ngã tư khi có tín hiệu đèn đỏ của bạn A là biểu hiện của hình thức

A. Sử dụng pháp luật.         B. tuân thủ pháp luật.

C. Thi hành pháp luật.         D. áp dụng pháp luật.

Câu 11. Công dân tích cực, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là hình thức

A. Sử dụng pháp luật.          B. tuân thủ pháp luật.

C. Thi hành pháp luật.          D. áp dụng pháp luật.

Câu 12. Cảnh sát giao thông xử phạt người không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy trên đường là biểu hiện của hình thức

A. Tuân thủ pháp luật.         B. thi hành pháp luật.

C. Áp dụng pháp luật.          D. sử dụng pháp luật.

Câu 13. Thi hành pháp luật nghĩa là cá nhân, tổ chức

A. Không được làm những điều mà pháp luật cấm.

B. Tích cực, chủ động thực hiện những điều mà pháp luật quy định phải làm.

C. Quyết định làm hay không làm những điều mà pháp luật cho phép.

D. Sử dụng đúng các quyền của mình, làm những việc pháp luật cho phép.

Câu 14. Việc các chủ thể tự kiềm chế mình để không thực hiện những hành vi mà pháp luật nghiêm cấm là hình thức

A. Sử dụng pháp luật.           B. tuân thú pháp luật.

C. Thi hành pháp luật.           D. áp dụng pháp luật.

Câu 15. Học sinh đến trường học tập là biểu hiện của hình thức

A. Sử dụng pháp luật.            B. tuân thủ pháp luật.

C. Thi hành pháp luật.           D. áp dụng pháp luật.

Câu 16. Có mấy hình thức thực hiện pháp luật?

A. 2         B. 3           C. 4           D. 5

Câu 17. Hành vi trái pháp luật do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là

A. Thực hiện pháp luật.            B. vi phạm pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.              D. trách nhiệm pháp lí.

Câu 18. Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây có chủ thể thực hiện khác với các hình thức còn lại?

A. Áp dụng pháp luật.             B. Tuân thủ pháp luật.

C. Thi hành pháp luật.             D. Sử dụng pháp luật.

Câu 19. Công dân làm những việc mà pháp luật cho phép làm là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?

A. Sử dụng pháp luật.           B. Tuân thủ pháp luật.

C. Thi hành pháp luật.          D. Áp dụng pháp luật.

Câu 20. Một hành vi được coi là vi phạm pháp luật phải có đủ mấy dâu hiệu?

A. 3         B. 4          C. 5            D. 6

Câu 21. Cá nhân, tổ chức làm những việc không được làm theo quy định của pháp luật là hành vi trái pháp luật thuộc loại

A. Hành động.                    B. không hành động.

C. Có thể hành động.               D. có thể không hành động.

Câu 22. Theo quy định của pháp luật hình sự, người có năng lực trách nhiệm pháp lí phải đạt độ tuổi

A. Từ 16 tuổi trở lên.           B. đủ 16 tuổi trở lên.

C. từ 18 tuổi trở lên.            D. đủ 18 tuổi trở lên.

Câu 23. Tình trạng sức khỏe  tâm lí là căn cứ để xác định

A. các loại vi phạm pháp luật.

B. năng lực trách nhiệm pháp lí.

C. Lỗi cố ý và lỗi vô ý.

D. Mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm.

Câu 24. Lỗi thể hiện thái độ của người biết hành vi của mình là sai và có thế gây hậu quả không tốt nhưng vẫn cố ý làm là nội dung thể hiện dấu hiệu nào dưới đây của vi phạm pháp luật?

A. Hành vi trái pháp luật.

B. Người vi phạm pháp luật phải có lỗi.

C. Do người có năng lực trách nhiệm pháp líthực hiện.

D. Là hành vi trái pháp luật có thể là hành động.

Câu 25. Hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là hành vi

A. Sử dụng pháp luật.          B. thực hiện pháp luật.

C. Vi phạm pháp luật.           D. tuân thủ pháp luật.

Câu 26. Nghĩa vụ mà các cá nhần hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả từ hành vi vi phạm pháp luật của mình là nội dung khái niệm nào dưới đây?

A. Vi phạm pháp luật.

B. Thực hiện pháp luật.

C. Trách nhiệm pháp lí.

D. Nghĩa vụ pháp lí.

Câu 27. Có mấy loại trách nhiệm pháp lí?

A. 2    B. 3       C. 4             D. 5

Câu 28. Hành vi cố ý gây tổn hại cho sức khỏe người khác là loại vi phạm pháp luật nào dưới đây?

A. Hình sự.          B. Hành chính.        C. Dân sự.       D. Kỉ luật.

Câu 29. Vi phạm hành chính là những hành vi xâm phạm đến quy tắc quản lí

A. Công dân.         B. xã hội.        C. nhà nước.       D. lao động.

Câu 30. Vi phạm dân sự là những hành vi xâm phạm đến

A. Quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân.

B. Quan hệ tài sản và quan hệ tình cảm.

C. Quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.

D. Quan hệ sở hữu và quan hệ tình cảm.

Câu 31. Vi phạm kỉ luật là hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm đến

A. Nội quy trong lao động.

B. Quy định trong lao động và công vụ nhà nước.

C. Quy tắc quản lí của nhà nước.

D. Các quan hệ lao động và công vụ nhà nước.

Câu 32. Những hành vi phạm tội gây nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự được gọi là vi phạm

A. Hành chính.       B. dân sự.        C. hình sự.         D. kỉ luật.

Câu 33. Hình thức phạt tiền, phạt cảnh cáo khi xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước được áp dụng với người có hành vi

A. Vi phạm hành chính.            B. vi phạm dân sự.

C. Vi phạm hình sự.                D. vi phạm kỉ luật.

Câu 34. Bồi thường thiệt hại về vật chất khi có hành vi xâm phạm tới các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân được áp dụng với người có hành vi

A. Vi phạm hành chính.        B. vi phạm dân sự.

C. Vi phạm hình sự.             D. vi phạm kỉ luật.

Câu 35. Bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần khi có hành vi xâm phạm tới các

quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản được áp dụng với người có hành vi

A. Vi phạm hành chính.          B. vi phạm dân sự.

C. Vi phạm hình sự.             D. vi phạm kỉ luật.

Câu 36. Hình thức chuyến công tác khác khi xâm phạm các quan hệ công vụ nhà nước (do pháp luật hành chính bảo vệ) được áp dụng với người có hành vi

A. Vi phạm hành chính.           B. vi phạm dân sự.

C. Vi phạm hình sự.               D. vi phạm kỉ luật.

Câu 37. Phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Vi phạm pháp luật là hành vi thực hiện pháp luật.

B. Vi phạm pháp luật không phải là hành vi thực hiện pháp luật.

C. Vi phạm pháp luật có thể là hành vi thực hiện pháp luật.

D. Vi phạm pháp luật có thể không là hành vi thực hiện pháp luật.

Câu 38. Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây cần phải có sự tham gia của nhà nước?

A. Tuân thủ pháp lụật.         B. Thi hành pháp luật,

c. Sử dụng pháp luật.          D. Áp dụng pháp. luật.

Câu 39. Buộc người vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi trái pháp luật là biểu hiện nội dung nào dưới đây của trách nhiệm pháp lí?

A. Vai trò.        B. Chức năng.        C. Mục đích.         D. Đặc trưng.

Câu 40. Hành vi bị xem là vi phạm pháp luật kể từ khi hành vi đó

A. Tồn tại dưới dạng mong .muốn hành động của người có năng lực trách nhiệm pháp lí.

B. Do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.

C. Được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động, có lỗi, do chủ thê có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.

D. Chỉ được thể hiện dưới dạng hành động, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.

Câu 41. Quan hệ nhân thân là đối tượng điều chỉnh của ngành luật nào dưới đây?

A. Luật Hình sự.          B. Luật Hành chính,

C. Luật Dân sự.           D. Luật Lao động.

Câu 42. Phát biểu nào dưới đây không đúng?

A. Mỗi hành vi vi phạm pháp luật chỉ phải chịu một hình thức trách nhiệm pháp lí.

B. Tương ứng với mỗi loại vi phạm pháp luật là một loại trách nhiệm pháp lí.

C. Một hành vi vi phạm pháp luật có thể phải chịu hai hình thức trách nhiệm pháp lí.

D. Tất cả các hành vi trái pháp luật đều có lỗi và phải chịu trách nhiệm pháp lí.

Câu 43. Việc anh K bị cảnh sát giao thông phạt tiền vì điều khiển xe gắn máy đi vào đường cấm thuộc hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?

A. Sử dụng pháp luật.            B. Tuân thủ pháp luật.

C. Thi hành pháp luật.           D. Áp dụng pháp luật.

Câu 44. Người có thu nhập cao chủ động nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật là

A. Sử dụng pháp luật.               B. tuân thủ pháp luật.

C. Thi hành pháp luật.               D. áp dụng pháp luật.

Câu 45. Công dân đủ 18 tuổi đi bỏ phiếu bầu cử Đại biểu Hội đồng nhân dân là

A. Sử dụng pháp luật.         B. tuân thủ pháp luật.

C. Thi hành pháp luật.       D. áp dụng pháp luật.

Câu 46. Trường họp chị A điều khiển xe máy đưa con đến trường học mà không đội mũ bảo hiểm là

A. Không sử dụng pháp luật.          B. không tuân thủ pháp luật.

C. Không, thi hành pháp luật.         D. không áp dụng pháp luật.

Câu 47. Dấu hiệu nào dưới đây không phải là căn cứ để xác định một hành vi vi phạm pháp luật?

A. Hành vi chứa đựng lỗi của chủ thể thực hiện.

B. Hành vi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.

C. Hành vi do người không đủ năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.

D. Hành vi xâm phạm tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

Câu 48. Do bác bảo vệ quên không khoá cổng nên trường tiểu học X bị mất hai chiếc quạt trần ở phòng Hội đồng. Bác bảo vệ phải chịu trách nhiệm

A. Hình sự.      B. dân sự.        C. hành chính.        D. kỉ luật.

Câu 49. Hành vi nào dưới đây tương ứng với hình thức sử dụng pháp luật?

A. Học sinh đến trường để học tập.

B. Nam công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự.

C. Thanh tra xây dựng xử phạt đối với hành vi xây dựng trái phép.

D. Nhà máy không xả chất thải chưa được xử lí ra môi trường.

Câu 50. Anh M đi xe máy phóng nhanh, vượt ẩu nên đâm vào anh K. Hậu quả là anh K bị chấn thương và tổn hại sức khỏe 31%, xe máy của anh K bị hỏng nặng. Trong trường hợp này, trách nhiệm pháp lí anh M phải chịu là

A. Hình sự và hành chính.

B. Dân sự và hành chính.

C. Hình sự và dân sự.

D. Kỉ luật và dân sự.

Câu 51. Hành vi nào dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự?

A. Cố ý lây truyền HIV cho người khác.

B. Lái xe máy đi ngược đường một chiều.

C. Không thực hiện chia tài sản theo di chúc của người mất.

D. Xả chất thải chưa qua xử lí ra môi trường.

Câu 52. Người chưa thành niên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là những người

A. Đủ 14 tuổi trở lên đến 16 tuổi.

B. Đủ 14 tuổi trở lên đến 18 tuổi.

C. Đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi.

D. Đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 18 tuổi.

Xem đáp án bài 2 tại đây

Video liên quan