Bài tập về những yêu cầu sử dụng tiếng việt năm 2024

Tiếng Việt là ngôn ngữ của toàn dân tộc, là thứ tiếng mà ông cha đã sáng tạo, giữ gìn và lưu truyền cho con cháu. Trách nhiệm của thế hệ sau đó là làm sao để cho tiếng nói ấy càng ngày đẹp hơn, quý giá hơn, trong sáng hơn và để làm được điều đó chúng ta phải tuân thủ những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt. Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng Thầy Phạm Hữu Cường [giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI] tìm hiểu điều này.

1. Sử dụng đúng theo các chuẩn mực của tiếng Việt.

  • Về ngữ âm và chữ viết: Cần phát âm theo âm thanh chuẩn của tiếng Việt, viết theo đúng các quy tắc hiện hành về chính tả.
  • Về từ ngữ: Đúng với hình thức và cấu tạo đặc điểm ngữ pháp của chúng
  • Về phong cách ngôn ngữ: Cần nói và viết phù hợp với các đặc trưng và chuẩn mực trong từng phong cách ngôn ngữ.
  • Về ngữ pháp: Cấu tạo câu theo đúng quy tắc ngữ pháp tiếng Việt, diễn đạt đúng các quan hệ ý nghĩa, sử dụng dấu câu thích hợp, các câu phải được liên kết chặt chẽ tạo thành một văn bản mạch lạc thống nhất.

2. Sử dụng hay và đạt hiệu quả giao tiếp cao

Sử dụng một cách sáng tạo, chuyển đổi linh hoạt các phương thức và quy tắc chung các phép tu từ cho lời nói câu văn có tính nghệ thuật và đạt hiệu quả cao.

ÔN TẬP CHƯƠNG 1

CHÍNH TẢ - VIẾT HOA

[Đọc kĩ văn bản: Nghị định 30/ CP ban hành vào 3/ 2020]

1.1. Về viết hoa

Trong văn bản tiếng Việt, viết hoa là một quy định bắt buộc. Chữ viết hoa trong tiếng Việt có chức

năng đánh dấu sự bắt đầu một câu, ghi tên riêng [nhân danh, địa danh, cơ quan, tác phẩm], biểu thị sự

tôn kính. Trong đó chức năng đầu được thực hiện nhất quán, chức năng thứ hai còn nhiều điểm chưa

nhất quán.

Theo đó, chúng ta phải viết hoa những trường hợp sau đây:

2.2.1. Viết hoa trong câu

- Con chữ đầu âm tiết của từ đứng đầu câu, đầu đoạn văn, đầu dòng thơ.

- Viết hoa con chữ đầu âm tiết của từ đầu tiên trong các lời đối thoại.

- Viết hoa con chữ đầu âm tiết của một từ [sau ngoặc kép] trong lời trích dẫn trực tiếp.

2.2.2. Viết hoa tên riêng

  1. Tên riêng tiếng Việt

- Tên người và tên địa lí: viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết và không có gạch nối.

VD: Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Sài Gòn, Hà Nội, sông Bạch Đằng…

Các từ chỉ phương hướng [đông, tây, nam, bắc] khi được dùng trong tổ hợp chỉ tên riêng thì phải viết

hoa những từ này. VD: miền Đông Nam Bộ, phương ngữ Bắc,…

- Tên cơ quan, tổ chức: viết hoa chữ cái đầu của từ ngữ biểu thị tính chất riêng biệt của tên.

VD: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Viện Kiểm sát Quân sự, Trường Đại học Khoa học xã hội và

Nhân văn…

- Tên huân chương, danh hiệu, giải thưởng: viết hoa con chữ đầu của từ ngữ biểu thị tính

chất riêng biệt của tên.

VD: Huân chương Sao vàng, Anh hùng Lực lượng vũ trang, Nhà giáo Nhân dân, Giải

thưởng Hồ Chí Minh, giải Nhất,…

- Tên các ngày lễ kỉ niệm, phong trào: viết hoa con chữ đầu của từ ngữ biểu thị tính chất

riêng biệt của ngày lễ, phong trào đó.

VD: Ngày Quốc khánh, Ngày Thầy thuốc Việt Nam, Khởi nghĩa Nam Kì…

Chủ Đề