Bài tập về phần tiếng việt ngữ văn 8 hk1 năm 2024

Soạn Văn 8 HK1: Chương trình địa phương phần Tiếng Việt là bài soạn bài lớp 8 mẫu dùng để tham khảo, được Vndoc.com sưu tầm nhằm giúp các bạn học sinh lớp 8 chuẩn bị kiến thức về các từ ngữ địa phương chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích. Mời các bạn tham khảo.

  • Soạn Văn 8: Chiếc là cuối cùng
  • Soạn Văn 8: Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
  • Soạn Văn 8: Tình thái từ
  • Soạn bài Chương trình địa phương [phần tiếng việt] siêu ngắn

Soạn Văn: Chương trình địa phương [phần Tiếng Việt]

Câu 1 [trang 91 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1]: Có rất nhiều từ ngữ địa phương trùng với từ ngữ toàn dân chỉ quan hệ ruột thịt:

STT

Từ ngữ toàn dân

Từ ngữ địa phương

1

cha

bố, ba, tía, cha

2

mẹ

mẹ, má

3

ông nội

ông nội

4

bà nội

bà nội

5

ông ngoại

ông ngoại, ông vãi, bà cậu

6

bà ngoại

bà ngoại, bà vãi, bà cậu

7

bác [anh trai của cha]

bác trai

8

bác [vợ anh trai của cha]

bác gái

9

chú [em trai của cha]

chú

10

thím [vợ em trai của cha]

thím

11

bác [chị gái của cha]

bác, cô

12

bác [chồng chị gái của cha]

bác

13

cô [em gái của cha]

14

chú [chồng em gái của cha]

chú

15

bác [anh trai của mẹ]

bác, cậu

16

bác [vợ anh trai của mẹ]

bác, mợ

17

cậu [em trai của mẹ]

cậu

18

mợ [vợ em trai của mẹ]

mợ

19

bác [chị gái của mẹ]

bác

20

bác [chồng chị gái của mẹ]

bác

21

dì [em gái của mẹ]

22

chú [chồng em gái của mẹ]

chú

23

anh trai

anh trai

24

chị dâu [vợ của anh trai]

chị dâu

25

em trai

em trai

26

em dâu [vợ của em trai]

em dâu

27

chị gái

chị gái

28

anh rể [chồng của chị gái]

anh rể

29

em gái

em gái

30

em rể [chồng của em gái]

em rể

31

con

con

32

con dâu [vợ của con trai]

con dâu

33

con rể [chồng của con gái]

con rể

34

cháu [con của con]

cháu, em

Câu 2 [trang 92 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1]:

Một số từ ngữ chỉ người có quan hệ ruột thịt được dùng trong địa phương khác cũng đã nêu trong bảng trên.

Câu 3 [trang 92 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1]:

- Em về thưa mẹ cùng thầy,

Cho anh cưới tháng này anh ra.

Anh về thưa mẹ cùng cha,

Bắt lợn sang cưới, bắt gà sang cheo.

- Ân cha nghĩa mẹ chưa đền,

Bậu mong ôm gối cuốn mền theo ai?

- Đói lòng ăn nắm lá sung

Chồng một thì lấy, chồng chung thì đừng.

- Con đi tiền tuyến xa xôi

Yêu bầm, yêu nước cả đôi mẹ

[Tố Hữu – Bầm ơi]

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Dưới đây là bài soạn Chương trình địa phương [phần Tiếng Việt] bản đầy đủ nếu bạn muốn xem hãy kích vào đây Soạn văn 8: Chương trình địa phương [phần Tiếng Việt]

Ngoài đề cương ôn tập chúng tôi còn sưu tập rất nhiều tài liệu học kì 1 lớp 8 từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa, Sinh. Hy vọng rằng tài liệu lớp 8 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới

- Một từ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.

- Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.

- Một từ ngừ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này, đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối với một từ ngữ khác.

Ví dụ:

Giáo dục:

+ Thầy giáo: Thầy giáo dạy Toán, Thầy giáo dạy Văn…

+ Học sinh: Học sinh giỏi, HS yếu…

2. Trường từ vựng:

Là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.

Ví dụ:

Y phục: quần áo, giày dép, mũ nón…

3. Từ tượng hình - Từ tượng thanh:

- Từ tượng hình: là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật

-Từ tượng thanh: là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.

4. Từ địa phương và biệt ngữ xã hội:

- Từ địa phương: là từ ngữ chỉ sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định

- Biệt ngữ xã hội: chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.

5.Trợ từ:

Là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.

Ví dụ:

những, có, chính, đích, ngay…

6. Thán từ:

Là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Thán từ gồm có hai loại chính:

- Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc: a, ái, ơ, ôi, ô hay, than ôi, trời ơi…

-Thán từ gọi đáp: này, vâng, dạ, ừ…

7. Tình thái từ:

Là những từ được thêm vào câu để tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán, và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói.

Tình thái từ gồm một số loại đáng chú ý:

-Tình thái từ nghi vấn

- Tình thái từ cầu khiến

- Tình thán từ cảm thán

-Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm.

8. Nói quá:

Là biện pháp tu từ phóng đại qui mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

9. Nói giảm nói tránh:

Là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị , uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.

10. Câu ghép:

Là những câu do hai hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C-V này được gọi là một vế câu.

Quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép:

- Quan hệ nguyên nhân

- Quan hệ điều kiện [giả thiết]

- Quan hệ tương phản

- Quan hệ tăng tiến

- Quan hệ lựa chọn

- Quan hệ bổ sung

- Quan hệ nối tiếp

- Quan hệ đồng thời

- Quan hệ giải thích.

11. Dấu ngoặc đơn:

dùng để đánh dâu phần chú thích [giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm]

12. Dấu hai chấm:

dùng để:

- Đánh dâu phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó

- Đánh dấu lời dẫn trực tiếp [dùng với dấu ngoặc kép] hay lời đối thoại [dùng với dâu gạch ngang].

13. Dấu ngoặc kép:

dùng để:

- Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp

- Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai.

- Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san,…được dẫn.

Các câu hỏi phần tiếng việt thường nằm trong mục 1 của đề thi học kì 1 với các dạng câu hỏi: nhận biết, trình bày, nêu ý nghĩa và tác dụng ....

Chủ Đề