Bài tập về Phương pháp tả người

PHƯƠNG PHÁP TẢ NGƯỜI

I.  CỦNG CỐ VÀ MỞ RỘNG KIẾN THỨC

1.Tả người là một trong những tiểu loại quan trọng của văn miêu tả. Tuy nhiên, trừ học sinh làm bài tập làm văn, ít khi người ta viết một văn bản tả người độc lập. Việc tả người thường là một phần trong một văn bản khác, nhất là truyện.

2.Văn tả người đang xét ở đây là một loại văn nghệ thuật, khác vói tả người trong các khoa học như sinh học, y học. Miêu tả trong khoa học tả những đặc điểm chung của một loại đối tượng. Miêu tả trong nghệ thuật, trái lại, tả một đối tượng cụ thể, duy nhất, như cái cặp sách của em, con chó nhà em nuôi, cánh đồng lúa quê em. Miêu tả trong khoa học cần khách quan, tức là không bộc lộ tình cảm, thái độ của người viết; trái lại, miêu tả trong nghệ thuật cần bộc lộ chủ quan (tình cảm, thái độ của người viết). Miêu tả trong khoa học cần độ chính xác theo tiêu chí khách quan (cân, đo, đong, đếm tỉ mỉ); miêu tả trong nghệ thuật cần chính xác theo chủ quan, tức là sự trung thực, tinh tế trong cảm nhận của cá nhân. So sánh hai trích đoạn dưới đây:

CẤU TẠO CỦA ĐẦU NGƯỜI VÀ KHUÔN MẶT

Từ chăn tóc đến cằm được chia thành 3 phần bằng nhau: từ trán đến lông mày, lông mày đến chân mũi; chân mũi đến chân cằm. Nhìn từ đỉnh đầu đến cằm thì đường ngang chạy qua hai mắt là đường chia đôi khuôn mặt.

Tóc là bộ phận đa dạng và dễ thay đổi nhất của con người. Qua mái tóc, dễ dàng nhận biết về giới tính, dân tộc và cả cách sống của một tầng lớp người hay một thời đại.

Khuôn mặt là nơi biểu hiện tình cảm và đặc tính của mỗi con người. Trên khuôn mặt nổi lên hai mắt, mũi và miệng.

Mắt: Hai mắt nằm cân xứng hai bên. Giữa mỗi hố mắt có nhãn cầu. Tuỳ mỗi người mà nhãn cầu lồi ra nhiều hay ít; nhãn Cầu làm nên sự khác nhau về mắt của mỗi người.

Mũi: Nhìn tổng thể, mũi có cấu tạo hình thang. Gốc mũi là bộ phận nôi tiếp giữa xưong trán vói xương sống mũi, phần dưới là những sụn họp lại tạo thành hình mũi. Dưới cùng có hai lỗ mũi hình bầu dục, ở giữa nổi gò cao là đầu mũi, hai bên là cánh mũi.

Miệng: Là đường khép kín giữa môi trên và môi dưới. Môi trên gồm ba đoạn nối vào nhau, đoạn giữa dọc, lồi tròn và nối tiếp vời nhân trung, hai đoạn bên nằm ngang, đối xứng, ở gần đoạn giữa dày, thon dần về phía hai mép. Môi dưới là đoạn ngang nối lại với nhau ở giữa môi. Môi trên thường nhô ra hơn môi dưới, giữa mũi và nhân trung.

(Theo vi-vn.facebook.com)

CỤ SÓNG

Cụ Sóng vò lúa. Bàn chân to, ngoàm nghiến nát từng lượm. Cụ là người làm ruộng không cần cày, không có trâu, không kéo đá, chỉ có cái cuốc, hai bàn tay, bàn chân.

Hình thù một người lao động tiêu biểu như cụ Sóng có nhiều nét đặc biệt. Da đỏ lịm. Tóc bạc cứng dựng đứng. Ngực cao ngang cằm. Vai và lưng nở múi, gồ ghề, lồi lõm. Bắp thịt như lúc nào cũng chạy. Hai chân là hai chiếc vồ đứng, hai cái cột đình. Những nét cằm, nét má, nét môi vạc xuống, nhác ông khoằm khoặm. Làn sóng hai con mắt rất tinh. Cái nhìn nhọn hoắt. Thỉnh thoảng cả nét mặt lại ánh vui hóm hỉnh khi cụ nhếch mép cười.

(Theo Tô Hoài)

Trích đoạn thứ nhất miêu tả khuôn mặt theo cách của khoa học. Khuôn mặt đó là đặc điểm chung của con người, không là người cụ thể nào. Trích đoạn thứ hai miêu tả theo cách của nghệ thuật. Cách tả này luôn chỉ dành cho một người cụ thể, như trong bài này là cụ Sóng.

3.Khi tả người, người viết cũng dùng các phương pháp của văn tả cảnh nói chung (trừ nhân hoá) như so sánh, phóng đại, dùng từ gợi tả,

4. Bố cục bài văn tả người:

a) Mở bài: Mở bài bài văn tả người thường giới thiệu người cần tả (đó là ai, làm nghề gì và có thể giới thiệu khái quát về hình dáng hoặc tính tình).

Chú ý. Khi giới thiệu không nhất thiết cứ phải viết đầy đủ như một lí lịch trích ngang (họ tên, nghề nghiệp, tuổi tác), mà có thể đi thẳng vào một chi tiết nổi bật.

b) Thân bài

Về nội dung, thân bài của một bài tả người thường gồm:

+ Tả ngoại hình, tức dáng vẻ bên ngoài như vóc dáng, da dẻ, khuôn mặt, mái tóc, chân tay,

+ Tả tính tình bao gồm thái độ làm việc (chăm chỉ hay lười biếng, cẩn thận hay cẩu thả); cách ứng xử, giao tiếp với mọi người (cỏi mở hay lạnh lùng, sôi nổi hay kín đáo,), thái độ sống (trách nhiệm hay vô trách nhiệm, dũng cảm hay ,hèn nhát,). Có thể tả tính tình thông qua hoạt động (tả khi đang làm việc, đi lại, ăn uống, nói năng).

Về trình tự, có thể tả ngoại hình rồi tả tính tình; có thể kết hợp vừa tả ngoại hình, vừa tả tính tình.

c) Kết bài: Không nhất thiết bao giờ cũng phải nêu nhận xét, cảm nghĩ. Có thể kết bài bằng một chi tiết đặc sắc nào đó.

Tham khảo

VẺ MẶT NGƯỜI TRONG MỖI CHÍNH THỂ

Trong xã hội, mỗi tầng lớp công dân có đặc tính và biểu hiện riêng: thợ thủ công, quý tộc, bình dân, nhà văn, giáo sĩ, quan toà, lính tráng. Trong mỗi thợ thủ công lại có thần sắc của phường hội, của diện mạo công trường và xưởng thợ của họ.

Xã hội nào cũng có chính thể của nó, và chính thể nào cũng có những tính chất chủ yếu, làm nên linh hồn, chỗ dựa và động lực của chính thể ấy.

Chính thể cộng hoà là một chính thể bình đẳng, mỗi người xem mình như một ông vua con. Người dân nước cộng hoà có vẻ mặt cao nhã, cứng cỏi và hiên ngang.

Chính thể quân chủ là nơi người ta ra lệnh và phục tùng, đặc tính vẻ mặt của nó là nhã nhặn, dịu dàng, duyên dáng và lịch thiệp.

Dưới chính thể chuyên chế, cái đẹp sẽ là cái đẹp của kẻ nô lệ. Đó là những bộ mặt hiền lành, cam chịu, nhút nhát, thận trọng, năn nỉ và nhún nhường. Kẻ nô lệ cúi đầu trong lúc đi, hình như lúc nào y cũng giơ đầu ra cho lưỡi kiếm sẵn sàng phập xuống.

(Theo Denis Diderot, Phùng Văn Tửu dịch)

II.  LUYỆN TẬP

Bài tập

1.Đọc đoạn văn sau và cho biết: Ông Cản Ngũ được tả trong tư thế nào? Tư thế ấy giúp gì cho việc miêu tả? Những hình ảnh nào cho thấy ông Cản Ngũ là một đô vật lẫm liệt?

Trên thềm cao, ông Cản Ngũ ngồi xếp bằng trên chiếc chiếu đậu trắng, cạp điều. Ông ngồi một mình một chiếu; người ông đỏ như đồng tụ, to lớn, lẫm liệt, nhác trông không khác gì tượng hai ông tướng Đá Rãi ở trong đền. Đầu ông buộc một vuông khăn màu xanh lục giữ tóc, mình trần, đóng khố bao khăn vát. Ông ngồi ung dung ăn trầu uống nước, nói chuyện với mấy ông đàn anh trong dân xã các ông đô sở tại.

(Kim Lân)

2.Đọc trích đoạn sau và trả lòi câu hỏi.

Cụ Cả Lẫm hôm nay nom oai phong, lẫm liệt như một lão tướng sắp ra trận. Ông cụ đứng giữa sới, râu tóc bạc phơ, mình trần, đóng một cái khố bao nhồi trấu bằng vóc vàng, xung quanh vắt hai tấm nhiễu xanh và nhiễu đỏ loà xoà đến gối.

Cả người ông lão chắc nịch, xù xì, gân guốc như một gốc đa cổ thụ.

Lên đài xong, hai ông đô già vào bá tay tư. Chỉ mới vào bá tay tư thôi, cả sói bỗng đều như ngộp thở trước cuộc giao tranh sắp tới. Biết rằng gặp tay đối thủ lợi hại, ông Cản Ngũ đánh rất dè dặt. Hai ồng đô vừa đánh vừa thăm dò ý tứ của nhau. Họ không bỏ sót ở nhau từng cử động nhỏ nào. Họ đề phòng nhau từng cái liếc mắt, cái rùng mình Tiếng trống vật bỗng dồn lên, càng lúc càng dồn lên mạnh mẽ. Keo vật đang tư thế thăm dò, dè dặt bỗng chuyển sang những thế đánh quyết liệt, dồn lên, du xuống, quay tít quanh sới. Thực ra đấy vân chỉ là đánh để thăm dò. Chưa bên nào dám đánh đến hết miếng đánh của mình, chỉ vừa đánh vừa giữ thế thủ. Cụ Cả Lầm quả là một tay đô lão luyện, dày dạn. Bao nhiêu đòn ông Cản Ngũ đánh sang, ông cụ đều đỡ gạt, tránh né, gỡ thoát một cách hết sức nhẹ nhàng. Cụ vẫn chưa đánh trả ông Cản Ngũ một đòn nào. Đột nhiên, cụ Cả Lẩm chao người đi, khuỵu một bên gối xuống, cả người cụ như một con thoi lao vút qua nách ông Cản Ngũ gánh lên. Nhưng ông Cản Ngũ đã kịp lùi lại một bước, thót người lại, vòng hai cánh tay to khoẻ như hai con trăn đất, khóa chặt lấy gáy, lấy lưng ông cụ Cả Lẩm, lắc mạnh

Keo vật đã đến lúc hư thực khôn lường. Cả hai ông đô đều trổ hết tài nghề ra để hạ nhau. Bốn bề chỉ nghe tiếng trống dồn dập, tiếng chân hai ông đô tranh tài dỗ thình thịch trên mặt sới. Hai ông đô cứ thế xoắn chặt lấy nhau, quần nhau, xoay như chong chóng. Cả sói ngồi xem đều lặng đi trước một cuộc tranh tài ghê gớm từ xưa chưa từng thấy. Bỗng có một người nào đó hét lên: Ông Cản Ngũ bị rồi!.

Cả sới vật tức thì xao động, nhốn nháo, ông Cản Ngũ đã bị năm đầu ngón tay cứng như năm cái vuốt sắt của cụ Cả Lẩm quặp chặt lấy xương quai xành. Đó là một miếng vật bí truyền. Khi mà cụ Cả Lẫm đã hạ đến miếng móc quai xanh ấy thì kẻ địch chỉ một là thua, hai là gẫy quai xanh mà chết. Miếng vật các đô mới chỉ được nghe cụ nói lúc vui chuyện, chưa được xem cụ đánh bao giờ. Toàn thân ông Cản Ngũ đã run lên bần bật. Mặt ông lúc đỏ tía lên, lúc lại tái nhợt đi, đôi chân mềm oặt. Lúc này, hai con mắt cụ Cả Lẩm sáng quắc như hai ngọn lửa chiếu thẳng vào mặt ông Cản Ngũ. Cụ đẩy ông ra xa, cụ kéo xích ông lại gần, cụ thong thả dắt ông đi từng bước diễu quanh sới. Cả sới tưởng chừng như không ai dám thở mạnh nữa. Ai cũng thấy rõ nếu ông Cản Ngũ cưỡng lại sẽ bị gãy xương ngay.

Chợt ông Cản Ngủ ngã đổ người xuống ngực cụ Cả Lẩm. Và, như một tia chóp, ông thoát khỏi năm đầu ngón tay ghê gớm của cụ Cả Lấm, xuất kỳ bất ý sang sườn đánh một miếng gồng vai đội lên. Keo vật đã chuyến bại thành thắng như ở trong một con mê. Cụ Cả Lầm lảo đảo bước ra khỏi sới

a) Trong trích đoạn trên, chỗ nào tả ngoại hình riêng, chỗ nào tả ngoại hình trong khi tả hoạt động?

b) Những chi tiết nào cho thấy cả hai người đều là những đô vật cực kì khoẻ mạnh, cao cường và dày dạn kinh nghiệm?

Xem thêm:Tập làm thơ bốn chữ  Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 6 tại đây.

Video liên quan