Bài thơ đồng chí được sáng tác vào năm nào

Chính Hữu [15 tháng 12 năm 1926 - 27 tháng 11 năm 2007], tên khai sinh là Trần Đình Đắc, quê ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, là một nhà thơ Việt Nam. Thơ ông chỉ viết về người lính và 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ.

Tiểu sử hoạt động[sửa | sửa mã nguồn]

Ông sinh tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Nguyên quán của ông là huyện Can Lộc [nay là huyện Lộc Hà], tỉnh Hà Tĩnh. Ông học tú tài [triết học] ở Hà Nội trước Cách mạng tháng Tám. Năm 1946, ông gia nhập Trung đoàn Thủ Đô, chiến đấu chống lại quân đội Pháp ở Hà Nội. Sau khi đưa chính phủ đầu não Việt Minh ra khỏi vùng chiến sự, đơn vị của ông rút quân về huyện Đông Anh và sống sót. Ông được đưa đi bồi dưỡng chính trị, làm chính trị viên đại hội [chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954].

Ông làm thơ từ năm 1947 và hầu như chỉ viết về người lính và chiến tranh. Tập thơ Đầu súng trăng treo [1966] là tác phẩm chính của ông. Bài thơ "Đồng chí" được in vào tháng 2-1948. Thơ ông không nhiều nhưng lại có nhiều bài đặc sắc, cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc, hàm súc. Ông đã sáng tác bài thơ "Đồng chí" mà sau này đã được phổ nhạc cho bài hát "Tình đồng chí". Bài hát đã khơi dậy những xúc động mãnh mẽ trong lòng nhiều thế hệ. Bài thơ là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất viết về người lính cách mạng của văn học thời kháng chiến chống Pháp [1946 - 1954].

Vào 00 giờ 27 phút ngày 27 tháng 11 năm 2007, ông đã qua đời tại bệnh viện Hữu Nghị thành phố Hà Nội.

Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Đầu súng trăng treo [tập thơ, Nhà xuất bản Văn học, 1966], 24 bài
  • Thơ Chính Hữu [tập thơ, Nhà xuất bản Hội nhà văn, 1977]
  • Tuyển tập Chính Hữu [Nhà xuất bản Văn học, 1988]

Ngoài bài thơ "Đồng chí" được nhạc sĩ Minh Quốc phổ nhạc, một số bài thơ khác của ông cũng là nguồn cảm hứng cho các nhạc sĩ khác sáng tác các bài hát nổi tiếng như bài "Ngọn đèn đứng gác" [nhạc sĩ Hoàng Hiệp], "Bắc cầu" [nhạc sĩ Quốc Anh], "Có những ngày vui sao" [nhạc sĩ Huy Du].

– Bài thơ “Đồng chí” được sáng tác mùa xuân năm 1948, sau khi tác giả tham gia chiến dịch Việt – Bắc thu đông [1947]. Bài thơ là kết quả từ những trải nghiệm của tác giả về thực tế cuộc sống và chiến đấu của bộ đội ta trong những ngày đầu kháng chiến.

– Được in trong tập thơ “Đầu súng trăng treo” [1966].

Đọc thêm: Bài thơ Đồng chí đã ra đời như thế nào?

Năm ấy, khi viết bài thơ “Đồng chí”, anh bộ đội Trần Hữu Chính [bút danh nhà thơ Chính Hữu] vừa tròn 20 tuổi; đang là chính trị viên đại đội thuộc Trung đoàn Thủ Đô. Đại đội của anh được biệt phái đi truy kích địch trên vùng Việt Bắc. Cuộc sống của người lính lúc ấy thật gian khổ; quần áo một bộ, chân đất đầu trần, đúng như câu thơ tả thực anh viết: “Áo anh rách vai/ Quần tôi có hai mảnh vá”. Bên cạnh đó, hoạt động của họ cũng hết sức bí mật, kín đáo, vì nhiệm vụ đặc biệt họ đang đảm nhiệm. Cuộc sống dường như càng ác liệt, càng gian khổ bao nhiêu thì ý chí của họ càng quyết tâm, tinh thần đồng đội càng thắm thiết, bền chặt bấy nhiêu…

Một lần nhớ lại những người đồng đội năm xưa là thêm một lần nhà thơ bồi hồi xúc động. Nhà thơ kể:

– Không có tình bạn thì không tồn tại được. Sau chiến dịch phục kích này, mình bị ốm [bệnh], đơn vị hành quân, nhưng có cử một anh ở lại trông nom, giúp đỡ mình. Chính nhờ một phần sự tận tình của anh và tình cảm của đồng đội mà sau trận ốm này mình viết bài “Đồng chí”. Anh bạn không phải là nhân vật nhưng là một gợi ý, một nguyên mẫu. Ở đơn vị chỉ thấy xung quanh mình 3 “nhân vật”: Khẩu súng – Bạn – Trăng; cho nên cả bài thơ bạn đọc chỉ thấy 3 hình tượng này quấn quýt. Với “Đồng chí”, mình không tả trận đánh diễn ra như thế nào, hay sự gian khổ [mặc dù trong bài cũng có chi tiết nêu lên việc này]; chủ yếu mình nói tình cảm, tình người của những người lính. Có lẽ vậy mà bài thơ mình viết nhanh, chỉ một hai đêm là xong.

Với “Đồng chí”, ta không chỉ biết thêm về những kỷ niệm tình cảm một thời quân ngũ của nhà thơ Chính Hữu mà còn hiểu hơn những quan niệm, suy nghĩ sáng tác của ông. Ông tâm sự nhân trò chuyện về bài thơ này:

– Trước và sau mình làm ít vì vẫn xác định làm nghiệp dư, lúc nào hứng thì làm. Mình là người ít nói, nên không thích ai nói nhiều. Lúc nào làm mà thấy không được thì dừng lại. Mình không tham, viết mà nhạt, không thật thì thôi!

Bây giờ ta mới hiểu rõ hơn vì sao bạn đọc và những nhà phê bình có lý khi có chung nhận xét: “Thơ ông hàm súc, cô đọng và ông viết không nhiều”. Nhà thơ dường như cũng hiểu thấu điều ấy; ông chẳng giấu gì và nhận xét:

Chính bài “Đồng chí” mình không bằng lòng bằng những bài mình viết sau này: Gửi Mẹ, Thư nhà, Duyệt binh, Lá ngụy trang, Qua Xi-bê-ri…

Ta hiểu vì sao ở những bài thơ ấy ông tâm đắc, vì những thiếu hụt ở những bài thơ trước [như phần trí tuệ] ông đã bù đắp được để giọng thơ mình hoàn thiện hơn.

Dẫu sao thì “Đồng chí” vẫn là một trong những bài thơ viết về chiến tranh thành công của nhà thơ cựu binh Chính Hữu.

Chủ Đề