Bài thơ dòng sông mặc áo miêu tả vẻ đẹp của dòng sông qua các thời điểm nào

Bài tập đọc lớp 4 dòng sông mặc áo miêu tả dòng sông vào mỗi thời điểm trong ngày, rất đẹp, nên thơ chữ tình.

Bài tập đọc lớp 4 “Dòng sông mặc áo” miêu tả vẻ đẹp của dòng sông vào các thời điểm trong một ngày. Ban ngày khi nắng lên thì dòng sông ửng hồng, trưa có màu xanh thẳm, chiều đến thì sông nhuộm màu vàng còn khi đêm tối sông lung linh ánh trăng. Vào lúc khuya, sông đen kịt nhưng sáng ra lại ngập hương hoa.

1. Nội dung bài thơ "Dòng sông mặc áo"

Dòng sông mặc áo

Dòng sông mới điệu làm sao

Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha

Trưa về trời rộng bao la

Áo xanh sông mặc như là mới may

Chiều trôi thơ thẩn áng mây

Cài lên màu áo hây hây ráng vàng

Đêm thêu trước ngực vầng trăng

Trên nền nhung tím trăm ngàn sao lên

Khuya rồi sông mặc áo đen

Nép trong rừng bưởi, lặng yên đôi bờ.

Sáng ra thơm đến ngẩn ngơ

Dòng sông đã mặc bao giờ, áo hoa?

Ngước lên bỗng gặp la đà

Ngàn hoa bưởi trắng nở nhoà áo ai…

Nguyễn Trọng Tạo

2. Soạn bài tập đọc lớp 4 "Dòng sông mặc áo"

Để hiểu hơn về bài thơ “Dòng sông mặc áo” các em học sinh cần trả lời được các câu hỏi sau.

Bài thơ dòng sông mặc áo miêu tả vẻ đẹp của dòng sông qua các thời điểm nào

2.1. Vì sao tác giả nói là dòng sông "điệu"?

Gợi ý: Các em học sinh nhìn vào dòng thơ đầu tiên, tác giả có viết “dòng sông mới điệu làm sao”. Sau đó thì em đọc lại bài thơ một lượt nữa, tập trung sự chú ý của mình vào việc thay đổi màu sắc của dòng sông mà tác giả miêu tả.

Trả lời: Dòng sông được tác giả khen là “điệu” bởi sông cứ liên tục thay đổi màu nước của mình y chang con người mặc áo vậy. Con người chúng ta thường chọn nhiều bộ đồ khác nhau để lựa mặc bộ phù hợp nhất. Như vậy là điệu đà, duyên dáng.

2.2. Màu sắc của dòng sông thay đổi như thế nào trong ngày?

Gợi ý: Các em chú ý đọc kỹ các chi tiết miêu tả về màu sắc của dòng sông. Bên cạnh đó là để ý tới các thời điểm khi dòng sông thay màu sắc.

Trả lời:

Dòng sông thay đổi 5 màu sắc theo các thời điểm khác nhau trong một ngày.

+ Buổi sáng: Sông mặc áo lụa đào tức là sông có màu hồng.

+ Buổi trưa: Sông mặc áo màu xanh tức là sông có màu xanh.

+ Buổi chiều: Sông mặc áo màu ráng vàng. Sông lúc đó có màu vàng nhẹ của buổi chiều, khi ánh mặt trời bắt đầu ít dần.

+ Ban tối: Áo của sông lấp lánh ánh sao trên nền nhung tím.

+ Khuya muộn: Sông mặc áo màu đen.

+ Sáng sớm tinh mơ: Sông mặc áo trắng màu hoa bưởi tuyệt đẹp.

2.3. Cách nói "dòng sông mặc áo" có gì hay?

Bài thơ dòng sông mặc áo miêu tả vẻ đẹp của dòng sông qua các thời điểm nào

Gợi ý: Các em hãy suy nghĩ về các câu hỏi “dòng sông có mặc áo không?”, “câu thơ này có dùng biện pháp nghệ thuật gì?”.

Trả lời:

Cách nói “dòng sông mặc áo” tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa. Tác giả coi dòng sông như một con người, cũng có áo mặc, thậm chí là nhiều áo có màu sắc khác nhau. Cách sử dụng biện pháp nhân hóa trong câu thơ này làm nổi bật sự thay đổi màu sắc của dòng sông theo thời gian, theo màu trời, màu cỏ cây, màu trăng sao,...

2.4. Em thích hình ảnh nào trong bài? Vì sao?

Gợi ý: Các em tự mình chọn ra một hình ảnh dòng sông mặc áo mà em cảm thấy thích thú, ấn tượng nhất. Sau đó lý do tại sao em lại thích dòng sông mặc áo màu như vậy.

Trả lời:

Ví dụ cho hình ảnh dòng sông mặc áo trong câu thơ:

“Trưa về trời rộng bao la

Áo xanh sông mặc như là mới may”

Hình ảnh dòng sông vào buổi ban trưa thật đẹp với chiếc áo màu xanh ngát. Giữa đất trời rộng bao la, con sông hiện lên với chiếc áo màu xanh thật tươi mới như vừa được mua về hoặc mẹ may cho.  

Hoặc hình ảnh dòng sông trong câu thơ

“Chiều trôi thơ thẩn áng mây

Cài lên màu áo hây hây ráng vàng”

Dòng sông vào buổi chiều thật nhẹ nhàng và duyên dáng với màu sắc hây hây nắng vàng. Nắng vàng hây hây là màu nắng vàng nhẹ. Trông dòng sông lúc này thật thướt tha làm sao!

Hoặc hình ảnh dòng sông trong câu thơ

“Ngước lên bỗng gặp la đà

Ngàn hoa bưởi trắng nở nhoà áo ai…”

Dòng sông buổi sớm ban mai khoác lên mình một màu trắng tinh khôi của hoa bưởi. Áo của dòng sông lúc này còn có hương thơm của hoa bưởi trắng thật đẹp, thật duyên dáng!

3. Ý nghĩa của bài đọc "Dòng sông mặc áo"

Bài tập đọc lớp 4 dòng sông mặc áo miêu tả vẻ đẹp của dòng sông vào mỗi thời điểm khác nhau trong ngày. Dòng sông thật kỳ diệu khi có thể thay đổi màu sắc như cách con người chúng ta thay đổi áo mặc có nhiều màu sắc khác nhau. Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo thật tinh tế khi quan sát được sự thay đổi màu sắc tuyệt đẹp của dòng sông.

4. Một số từ khó trong bài đọc học sinh cần chú ý

Trong bài đọc lớp 4 dòng sông mặc áo có một số từ ngữ khó hiểu. Các em xem chú thích dưới đây để hiểu hơn về ý nghĩa.

Bài thơ dòng sông mặc áo miêu tả vẻ đẹp của dòng sông qua các thời điểm nào

Bài tập đọc lớp 4 dòng sông mặc áo nằm trong khóa học tiếng việt lớp 4 của Vui hoc.vn với hình ảnh minh họa rất dễ học, lý thú. Các phụ huynh và các em học sinh có thể tham khảo thêm!

Bài thơ dòng sông mặc áo miêu tả vẻ đẹp của dòng sông qua các thời điểm nào
Trả lời câu hỏi (Ngữ văn - Lớp 7)

Bài thơ dòng sông mặc áo miêu tả vẻ đẹp của dòng sông qua các thời điểm nào

4 trả lời

Hành khất thuộc từ loại nào (Ngữ văn - Lớp 7)

2 trả lời

Nghị luận về tình yêu thương  (Ngữ văn - Lớp 10)

2 trả lời

Nội dung khái quát của mỗi đoạn thơ (Ngữ văn - Lớp 8)

1 trả lời

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 4: tại đây

  • Sách giáo khoa tiếng việt lớp 4 tập 1
  • Sách giáo khoa tiếng việt lớp 4 tập 2
  • Giải Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 4
  • Sách Giáo Viên Tiếng Việt Lớp 4 Tập 1
  • Sách Giáo Viên Tiếng Việt Lớp 4 Tập 2
  • Tập Làm Văn Mẫu Lớp 4
  • Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 4 Tập 1
  • Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 4 Tập 2

Khám phá thế giới Tuần 30

Soạn bài: Tập đọc: Dòng sông mặc áo

Nội dung chính

Bài thơ miêu tả vẻ đẹp của dòng sông vào mỗi thời điểm trong ngày, như người ta mặc áo. Ban ngày nắng lên sông ửng hồng, trưa về xanh thẳm, chiều về thì sông có màu vàng của ráng chiều, còn đêm tối, sông lung linh ánh sáng trăng. Khuya, sông đen kịt, nhưng sáng ra thì ngập hương thơm của hoa.

Câu 1 (trang 119 sgk Tiếng Việt 4) : Vì sao tác giả nói là dòng sông “điệu”?

Trả lời:

Vì dòng sông luôn thay đổi màu sắc giống như con người thay áo để làm duyên làm dáng.

Câu 2 (trang 119 sgk Tiếng Việt 4) : Màu sắc của dòng sông thay đổi như thế nào trong một ngày?

Trả lời:

Có thể nói trong một ngày dòng sông luôn thay đổi màu sắc:

– Nắng lên áo lụa đào thướt tha, đến trưa thì xanh như màu áo mới may, chiều tôi thì mang màu “hây hây ráng vàng”, đến tối thì lại áo nhung tím thêu trăm ngàn sao lên, về đêm sông mặc áo đen, sáng ra lại mặc áo hoa. Màu áo của sông tương ứng với các khoảng thời gian trong ngày.

Câu 3 (trang 119 sgk Tiếng Việt 4) : Cách nói “dòng sông mặc áo” có gì hay?

Trả lời:

Cách nói “dòng sông mặc áo” là một cách nói nhân hóa làm cho dòng sông có đặc điểm như con người, cũng biết làm “điệu”, biết làm duyên làm dáng, tạo nên sự gần gũi với con người.

Câu 4 (trang 119 sgk Tiếng Việt 4) : Em thích hình ảnh nào trong bài? VI sao?

Trả lời:

Có thể nói trong bài thơ, có rất nhiều hình ảnh đẹp hình ảnh nào cũng đem đến cho em một cảm giác thích thú. Ví dụ: hình ảnh “sông mặc áo lụa đào” gợi nên một cảm giác về một dòng sông tươi mát, dịu dàng, êm trôi. Hay hình ảnh “Chiều trôi thơ thẩn áng mây – Cài lên màu áo hây hây ráng vàng” gợi lên một sự êm đềm lặng lẽ của một buổi chiều tĩnh lặng sắp tàn nhường chỗ cho một cảnh hoàng hôn huyền ảo sắp đến v.v…

Nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông quê hương qua đó nói lên tình yêu tha thiết của tác giả đối với dòng sông quê mình.