Bài thu hoạch môn Tiếng Việt bộ sách Cánh Diều

Bài thu hoạch tập huấn lớp 2 sách Cánh Diều các môn

  • 1. Bài thu hoạch tập huấn lớp 2 môn Toán sách Cánh Diều
  • 2. Bài thu hoạch tập huấn lớp 2 môn Tự nhiên xã hội sách Cánh Diều
  • 3. Bài thu hoạch tập huấn lớp 2 môn Đạo Đức sách Cánh Diều
  • 4. Bài thu hoạch tập huấn lớp 2 môn Hoạt động trải nghiệm sách Cánh Diều
  • 5. Bài thu hoạch tập huấn môn Mỹ thuật 2 sách Cánh Diều

Bài thu hoạch tập huấn lớp 2 sách Cánh Diều đầy đủ các môn giúp thầy cô tham khảo hoàn thành bài thu hoạch tập huấn thay sách giáo khoa lớp 2 theo Chương trình GDPT 2018 bộ sách Cánh Diều lớp 2 một cách tốt nhất.

Các môn còn lại VnDoc đang tiếp tục cập nhật

1. Bài thu hoạch tập huấn lớp 2 môn Toán sách Cánh Diều

(Bộ sách Cánh diều)

CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ VÀ LÀM BÀI THU HOẠCH

Câu hỏi 1: Phân tích một số điểm mới trong SGK Toán 2 (Cánh Diều)

Trả lời: Sau khi tham dự lớp tập huấn về bộ SGK Toán 2 bộ sách Cánh Diều tôi nhận thấy những điểm mới như sau: Thay đổi căn bản, chuyển từ chương trình giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang định hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học. Chương trình SGK Toán lớp 2 (Cánh Diều) được xây dựng một cách bài bản, nội dụng tinh giản, các bài học đều gắn với tình huống thực tế, chuyển từ dạy học sinh làm sang học sinh tự làm, để tìm ra được năng lực của bản thân.

- Sách giáo khoa môn Toán 2 mới đòi hỏi mỗi tiết học phải có thời gian thích đáng dành cho học sinh tự học, tự làm, tự kiến tạo kiến thức dưới sự hướng dẫn của các thầy cô, từ đó phát huy tối đa năng lực.và chắt lọc những kiến thức cốt lõi nhất. Cụ thể:

- 1. Phần Số và cấu tạo thập phân của sô HS sẽ được nhận biết về số liền trước, liền sau, tia số (Ở chương trình hiện hành kiến thức này HS được học từ lớp 1).

Phần So sánh số về cơ bản không thay đổi nhưng GV cần lưu ý chỉ hướng dẫn HS so sánh không quá 4 số.

Phần Ước lượng đồ vật: HS được làm quen với ước lượng đồ vật theo nhóm

Phần nhân chia chỉ học bảng nhân 2, nhân 5; bảng chia 2, chia 5 đây là hai bảng nhân chia học sinh dễ nhớ nhất, không họcj về 1/2, 1/3/ 1/4...Như vậy bảng 3,4 và các kiến thức này đã được sẽ được đẩy lên lớp trên để giảm tải cho HS.

Phần tính nhẩm: Chú trọng hơn so với SGK hiện hành bởi vì đây là phần kiến thức gần gũi, cần thiết cho thực tế cuộc sống.

Phần thực hành, giải quyết vấn đề liên quan đến phép tính đã học không có các bài toán có lời văn về nhân chia.

Về Hình phẳng và hình khối có những điểm mới là: Chú trọng việc quan sát mô tả, lắp ghép hình khối để phát triển trí tưởng tượng cho HS; nhận diện đường cong, nhận dạng khối trụ khối cầu thông qua trực quan

Về Đo lường: Đơn vị Mi - li  met được chuyển lên lớp 3, bài tiền Việt Nam trước đây không dạy thì giờ lại trở lại để giúp HS nhận biết về tiền tệ của Việt Nam.

Về Thống kê xác suất, đây là kiến thức mới đưa vào lớp 2, tuy nhiên chỉ ở mức độ hết sức đơn giản, giúp HS làm quen dần với dạng kiến thức này.

Hoạt động thực hành trải nghiệm được thiết kế dưới dạng các bài Em vui học Toán. Các tiết học này HS tự hoạt động, trải nghiệm, sáng tạo, tự kiến tạo kiến thức giúp các em hứng thú, say mê hơn với các tiết học Toán.

Về phân phối chương trình, trong mỗi bài học GV có thể chủ động chia tiết cho phù hợp với thực tế HS ở mỗi địa phương, giúp HS có thể tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng mà hiệu quả nhất.

Câu hỏi 2: Anh (chị )hãy chọn một nội dung trong SGK Toán (cánh Diều) và soạn bài dạy học (thiết kế kế hoạch bài học) nội dung đó.TOÁN:

TIẾT 81: ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 20 (tr94)

I. Mục tiêu: Sau bài học, HS:

1. Kiến thức, kĩ năng

- Ôn tập, củng cố kiến thức, kĩ năng về phép cộng, phép trừ trong phạm vi 20.

- Vận dụng giải các bài toán thực tế liên quan đến phép cộng, phép trừ đã học.

2. Phát triển năng lực

- Qua việc hệ thống giải các bài toán liên quan thực tế, HS phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên: Laptop, máy chiếu, giáo án điện tử, phấn màu,

2. Học sinh:SHS, vở bài tập toán, bút, nháp,

3. Các hoạt động dạy và học:

TG

Nội dung

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

5

1. Khởi động :

MT : Tạo tâm thế vui tươi, hứng thú cho hs vào bài.

Hôm nay, chúng mình sẽ cùng nhau tham gia vào một trò chơi các con có thích không?. Tên trò chơi là Cuộc phiêu lưu kì thú của chàng Thạch Sanh tốt bụng

- Để tham gia trò chơi này, các con sẽ phải giúp chàng Sơn Tinh trả lời các câu hỏi qua các cửa ải. Và nếu chúng mình trả lời đúng thì sẽ giúp chàng Thạch Sanh giải cứu được cô nàng Công Chúa xinh đẹp đấy! Các con đã sẵn sàng chưa nào?

- Bây giờ các con hãy chú ý: Cuộc phiêu lưu của chúng mình bắt đầu:

Ngày xửa ngày xưa, ở một vương quốc nọ, có một nàng công chúa tên là Fiona vô cùng xinh đẹp. Nàng bị giam cầm trên một tòa tháp rất cao. Ở nơi đó có một con rồng vô hùng hung hãn đang canh giữ. Và chàng Thạch Sanh  tốt bụng của chúng ta sẽ phải vượt qua các thử thách để cứu được nàng công chúa. Bây giờ, chúng mình hãy theo chân chàng Thạch Sanh  vào khu rừng nhé.

Chàng Thạch Sanh  bắt đầu đi vào khu rừng, ở đó chàng gặp lão Bá Tước rất hung ác. Lão Bá Tước đưa ra câu hỏi:

? Ngươi hãy đọc cho ta số này? (17) (Slide có ghi âm)

- GV: Bạn nào có thể giúp anh trả lời câu hỏi này nào? Cô mời...

CHUYỂN:  Cảm ơn con, vậy là chúng mình đã vượt qua ải thứ nhất rồi. Chàng Thạch Sanh  tiếp tục tiến sâu vào khu rừng và chàng đã gặp một chú mèo Đi  Hia rất là đanh đá. Chú mèo Đia  Hia cũng đưa ra một câu hỏi hết sức khó:

? Kết quả của phép tính này là bao nhiêu? 11- 7 (Ai muốn giúp anh nào?)

- Ai nhận xét câu trả lời của bạn? Cô mời con.

- Cô cảm ơn con, đúng rồi đấy, lớp mình thưởng cho bạn một tràng pháo tay nào!

CHUYỂN: Vậy là chúng mình đã giúp anh chàng Thạch Sanh  vượt qua ải số 2 rồi đấy! Tiếp tục tiến vào lâu đài, anh Thạch Sanh  đã gặp con gì đây nhỉ? Đúng rồi, Con Rồng hung ác đã đưa ra một câu hỏi rất khó như sau:

? Ngươi hãy cho ta biết điền dấu gì vào đây? 6 + 3 ... 6 + 1

- Cô cảm ơn lớp chúng mình, cô thấy lớp chúng mình rất giỏi.

Vậy là lớp chúng mình đã giúp Thạch Sanh  giải cứu được nàng công chúa Fi  ô  na xinh đẹp rồi đấy.

- GVNX và tổng kết trò chơi.

- HSTL

- HS lắng nghe

- HSTL

- HSTL: Mười bảy

- HS nghe

- HSTL: 11-7=4

- HSNX

- HS vỗ tay

- HS nghe

- HSTL: con Rồng ạ!

- HSTL: Dấu lớn hơn ạ

- HS vỗ tay

- HS nghe

15

2. Thực hành-luyện tập

MT: HS củng cố, hoàn thiện kiến thức, kĩ năng áp dụng vào giải bài tập.

- Trong bài học ngày hôm nay, cô và các con tiếp tục Ôn tập về phép tính cộng, phép tính trừ trong phạm vi 20.

- GV ghi bảng tên bài lên bảng.

- HS lắng nghe

- 3 HS nhắc lại  Cả lớp đồng thanh nhắc lại và ghi vở.

10

Bài tập 4 : MT: HS biết thực hiện dãy tính từ trái qua phải.

a) Tính

6+6+4=

7+7+3=

16-8+8=

18-9-2=

5+9-4=

- Bây giờ các con chú ý lên bảng và lắng nghe yêu cầu của cô nhé!

- Cô mời một bạn đọc to cho cô yêu cầu bài 4 (phần a)

? Đề bài y/c gì?

- GV y/c HS làm bài theo nhóm 4.

GV phát phiếu cho HS làm bài  (sử dụng kĩ thuật Khăn trải bàn)

* CHỮA BÀI:

- GV gọi đại diện 2 nhóm lên trình bày bảng phụ.

- Cô mời đại diện nhóm ... trình bày.

- GV cho HS giao lưu. Ví dụ

(Nhóm tớ vừa tình bày xong có bạn nào thắc mắc gì không?)

? HS1: Tại sao bạn lại ra KQ dãy tính này là 16? Nêu cho tớ cách làm.

- ĐD nhóm: Tớ lấy 6+6=12; 12+4=16.

- HS1: Tớ thấy cậu nêu đúng rồi đấy. Tớ cảm ơn cậu!

- HS2: Tớ cũng ra kết quả dãy tính là 16 nhưng tớ có cách làm khác nhóm bạn.

- ĐD Nhóm: Mời bạn nêu cách làm của mình.

- HS2: Tớ lấy 6+4=10; 6+10=16. Theo bạn mình làm vậy có được không?

- ĐD nhóm: Theo mình, bạn làm vậy cũng không sai.nvới SH1 mà kết quả không thay đổi.

- HS2: Cảm ơn bạn, tớ đã hiểu.

- ĐD Nhóm: Ở dưới lớp bạn nào có kết quả giống nhóm tớ giơ tay. -> HS giơ tay nếu đúng.

....

- Cảm ơn nhóm... . Cô xin mời nhóm khác nào. Cô mời nhóm..

- GV cho HS giao lưu

- Cô cảm ơn 2 nhóm. Cô khen 2.

* Khai thác:

? Khi thực hiện dãy tính có 2 phép tính con làm thế nào?

*TÌNH HUỐNG:

TH HS sai : (HS1 sai phép tính 16-8+8=0)

?Con nêu cho cô cách làm ở dãy tính này

- Gọi HS2 nx

? Con có thể giúp bạn sửa sai được k?

- Gọi HS3 NX: Theo con bạn giúp bạn sửa như vậy đã đúng chưa?

? HS1: Con đã nhận ra chỗ sai của mình chưa? Con nêu lại cho cô cách tính đúng giống bạn nào?

? Các con nx cho cô, bạn sửa lại bài đã đúng chưa?

GV Chốt:  Như vậy, con đã biết thực hiện các phép tính trong một dãy tính theo thứ tự từ trái sang phải. Lần sau con chú ý để làm bài được tốt hơn nhé.

- HS nghe và quan sát

- HS đọc y/cầu bài tập.

- HSTL: Tính

- HS thảo luận nhóm

- Đại diện nhóm lên trình bày.

-Đại diện nhóm trình bày

(Nhóm tớ vừa trình bày xong, mời bạn nhận xét)

- HSNX: Tớ thấy nhóm bạn làm bài đúng rồi.

- Cả lớp vỗ tay.

- HSTL: Ta thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải.

5

b) Xếp các chữ cái tương ứng với kết quả phép tính ở câu a vào các ô ?, em sẽ biết thêm tên một loài động vật trong sách đỏ Việt Nam.

Vừa rồi cô thấy chúng mình đã làm rất tốt bài tập 4 phần a rồi, chúng ta cùng chuyển sang phần b.

- Cô mời 1 bạn đọc cho cô y/c bài tập 4 phần b.

- Đề bài y/c chúng ta làm gì?

- Phần này cô sẽ để chúng mình hoạt động nhóm 2 trong ít phút để tìm ra đáp án.  (sử dụng phương pháp Động não) Thời gian của các con bắt đầu.

- Đã hết giờ thảo luận. Cô mời nhóm ... trả lời nào.

- Gọi HS NX

? Con làm thế nào để tìm đc chữ SAO ở ô này? Nêu cho cô và cách bạn nghe cách làm của nhóm con được k?

- Những ai tìm đc đáp án giống nhóm bạn giơ tay cô xem.

- Cô khen tất cả các con. Ô chữ bí ẩn ở bài tập 4b chính là SAO LA.

- SAO LA: hay còn được gọi là "Kỳ lân Châu Á" là một trong những loài thú hiếm nhất trên thế giới sinh sống trong vùng núi rừng Trường Sơn tại Việt Nam và Lào được các nhà khoa học phát hiện vào năm 1992. Sao la được xếp hạng ở mức Nguy cấp (có nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao) trong Sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thế giới (IUCN) và trong Sách đỏ Việt Nam.

- HS nghe

- HS đọc to y/c

- HSTL

- HS hoạt động nhóm 2

- HSTL: Con thưa cô Tên loài vật nhóm con tìm đc là SAO LA ạ.

- HSNX

- HSTL: Con dóng kết quả 17 với chữ cái S, Kết quả 16 với chữ cái A, kết quả 10 với chữ cái O. Con được ô chữ SAO ạ.

- HS giơ tay nếu đúng.

18

3. Vận dụng :

MT: HS vận dụng KT, KN đã học để giải quyết vấn đề liên quan đến thực tế.

Vừa rồi cô thấy chúng mình đã nắm được cách tính các phép cộng, phép trừ trong phạm vi 20 rồi. Bây giờ cô và các con sẽ cùng nhau đến với phần tiếp theo VẬN DỤNG. Cô mời cả lớp hướng lên màn hình.

7

Bài tập 5 a :

MT: HS vận dụng KT, KN để giải bài toán có lời văn.

- GV chiếu bài 5a.

- Cô mời một bạn đọc to cho cô đề bài.

- Con hãy nói cho bạn cùng bàn của mình nghe xem

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- GV: Các con hãy suy nghĩ, xác định phép tính phù hợp và giải bài toán vào trong vở của mình. GV y/c HS làm vở.

* CHỮA BÀI:

- GV chiếu bài làm của HS1

- Y/c HS đọc bài làm của mình.

? Vì sao con lại lấy 16-7.

- Gọi HSNX

- GV chiếu bài HS 2

- Y/c HS đọc bài làm

- Gọi HSNX

- Bạn nào có đáp án giống bạn? Giơ tay cô xem.

- 2 bạn ngồi cạnh nhau đổi vở kiểm tra bạn giúp cô.

? Bài toán này thuộc dạng toán nào chúng mình đã được học

- Gọi HSNX

GV CHỐT:  Đúng rồi đấy, bài toán này thuộc dạng toán ít hơn. Với dạng toán này các con lấy số lớn trừ đi số ít hơn để được số bé nhé

- HS quan sát

- HS đọc đề bài

- HS thực hiện y/cầu

- HS suy nghĩ làm vở

- HSTL: Vì bạn Dũng nhặt đc 16 vỏ sò, bạn Huyền nhặt ít hơn bạn Dũng 7 vỏ sò. Nên con lấy 16-7 ạ.

- HSNX

- HS quan sát

- HS đọc

- HSNX

- HS giơ tay nếu đúng.

- HS đổi vở.

- HS sửa nếu sai.

- HSTL: Bài toán thuộc dạng toán ít hơn.

- HS nghe và ghi nhớ.

2. Bài thu hoạch tập huấn lớp 2 môn Tự nhiên xã hội sách Cánh Diều

Bài thu hoạch tập huấn môn Tự nhiên xã hội 2 sách Cánh Diều giúp thầy cô tham khảo hoàn thành bài thu hoạch tập huấn thay sách giáo khoa lớp 2 theo Chương trình GDPT 2018 bộ sách Cánh Diều lớp 2 một cách tốt nhất.

Câu 1. Một số điểm mới trong SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 2.

1. Thể hiện được quan điểm dạy học tích hợp

Mỗi chủ đề, mỗi bài học đều hướng đến việc tích hợp với những vấn đề cấp thiết của xã hội một cách phù hợp.

Ví dụ:

- Giáo dục gá trị sống, kĩ năng sống: Chủ điểm: Gia đình: Bài 1: Các thế hệ trong gia đình

- Giáo dục an toàn: Bài 9: An toàn khi đi trên các phương tiện giao thông

- Giáo dục sức khỏe: Bài 4: Giữ gìn nhà ở sạch sẽ

- Ứng phó giảm nhẹ rủi ro thiên tai: Bài 21: Một số cách ứng phó giảm nhẹ rủi ro thiên tai

- Giáo dục bảo vệ môi trường: Bài: Bảo vệ môi trường sống của thực vật và động vật

- Giáo dục tài chính: Bài 10: Mua, bán hàng hóa

2. Điểm mới về cấu trúc cuốn sách, chủ đề, bài học

2.1. Cấu trúc cuốn sách

Ngoài các bìa sách, SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 2 gồm 3 phần chính:

- Hướng dẫn sử dụng sách: Giúp HS, GV nhận biết các kí hiệu, các dạng bài có trong sách. Phần này không chỉ hỗ trợ HS tự học, với cách trình bày kênh hình kết hợp với kênh chữ, tất cả đều có màu sắc tươi vui làm tăng tính hấp dẫn HS ngay khi các em mở ra những trang sách đầu tiên.

- Mục lục: Mỗi chủ đề ứng với một thẻ màu, dưới mỗi chủ đề có tên các bài học, giúp HS dễ dàng tìm được bài học ứng với mỗi chủ đề.- Nội dung chính: Trong phần này có 6 chủ đề, 21 bài học, 1 bài ôn tập và đánh giá cuối mỗi chủ đề.

- Bảng tra cứu từ ngữ

2.2. Cấu trúc một chủ đề

- Cấu trúc một chủ đề gồm 3 phần: Trang giới thiệu chủ đề; các bài học; bài ôn tập và đánh giá.

- Trang giới thiệu chủ đề

Bao gồm những hình ảnh phản ánh nội dung cốt lõi của chủ đề và các mã màu, các số thứ tự để phân biệt giữa các chủ đề khác nhau. Ngay dưới tên chủ đề là tên các bài học có trong chủ đề đó. Dưới đây là hình ảnh các trang giới thiệu chủ đề.

- Các bài học

Số lượng các bài học trong mỗi chủ đề phụ thuộc vào nội dung và yêu cầu cần đạt của Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 năm 2018. Mỗi chủ đề có từ 3 đến 5 bài học. Các bài học không thiết kế theo từng tiết một như SGK hiện hành mà được thiết kế từ 2  4 tiết tuỳ thuộc vào nội dung của chủ đề để có thể tích hợp các nội dung giáo dục phẩm chất, phát triển năng lực cho HS; tạo điều kiện thuận lợi cho GV và HS dạy và học một cách linh hoạt, phù hợp với trình độ của HS từng lớp, từng trường và từng địa phương mà GV có thể áp dụng. Có 21 bài học được dạy trong 58 tiết.

- Bài Ôn tập và đánh giá chủ đề: Cuối mỗi chủ đề đều có bài Ôn tập và đánh giá, các bài này không đánh số thứ tự như các bài học khác. Có 6 bài Ôn tập và đánh giá chủ đề được dạy trong 12 tiết.

2.3. Cấu trúc một bài học

Mỗi bài học trong SGK đều hướng đến sự hình thành phẩm chất, các năng lực chung và năng lực khoa học cho HS với sự kết hợp hài hoà giữa kênh chữ và kênh hình. Các bài học trong SGK Tự nhiên và Xã hội 2 đều có cấu trúc gồm 3 phần:

Tên bài học

Mục Hãy cùng tìm hiểu về hoặc Hãy cùng nhau (Được viết ngắn gọn, trả lời cho câu hỏi: Học cái gì?)

Nội dung chính của bài (Được viết theo tiến trình hoạt động, trả lời cho câu hỏi: Học như thế nào?)

SGK Tự nhiên và Xã hội 2 có 3 dạng bài học chủ yếu: dạng bài học mới, dạng bài thực hành, dạng bài ôn tập và đánh giá chủ đề. Mỗi dạng bài học có thể bao gồm các hoạt động học tập khác nhau tuỳ thuộc vào mục tiêu, yêu cầu cần đạt của bài học đó.

Dạng bài học mới

Trong phần nội dung chính của bài thường có những nhóm hoạt động sau:

+ Hoạt động Gắn kết dẫn vào bài học được thể hiện bằng bài hát, trò chơi,

+ Hoạt động Khám phá kiến thức mới và hình thành kĩ năng thông qua Quan sát, Trả lời câu hỏi, Thảo luận,

+ Hoạt động Thực hành và Vận dụng kiến thức thông qua Xử lí tình huống; Chia sẻ với các bạn và người thân,

+ Hoạt động Đánh giá được thể hiện trong toàn bộ tiến trình của bài học thông qua các câu hỏi và bài tập từ bước gắn kết, khám phá kiến thức mới, luyện tập, thực hành và củng cố mà không tạo thành một mục riêng trong SGK.

Kết thúc mỗi phần hoặc cả bài học được chốt lại bằng Kiến thức cốt lõi cần nhớ và (hoặc) lời hướng dẫn và nhắc nhở của con ong được rút ra từ bài học, góp phần phát triển phẩm chất của HS.Ở một số bài có mục Em có biết giúp HS tìm tòi mở rộng hiểu biết về các kiến thức liên quan; gây hứng thú học tập cho HS.

Dạng bài thực hành

Ngoài các yêu cầu HS thực hành để khám phá kiến thức, hình thành kĩ năng được tích hợp, lồng ghép ngay trong các bài học mới, SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 2 có 1 bài thực hành: Tìm hiểu môi trường sống của thực vật, động vật. Phần nội dung chính của các bài học này bao gồm ba nhóm hoạt động:

+ Hoạt động chuẩn bị bao gồm việc yêu cầu HS chuẩn bị các đồ dùng cá nhân cần thiết để đảm bảo an toàn khi đi quan sát ngoài hiện trường và các đồ dùng để phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ quan sát; chỉ dẫn việc thực hiện các nhiệm vụ, yêu cầu quan sát, ghi chép (bằng cách đánh dấu vào phiếu quan sát,).

+ Hoạt động quan sát ngoài hiện trường: Lưu ý học sinh giữ an toàn và thực hiện các nhiệm vụ, yêu cầu quan sát đã được phân công.

+ Hoạt động báo cáo kết quả: Đưa ra gợi ý các hình thức tổ chức báo cáo và các sản phẩm cần báo cáo.

Dạng bài ôn tập và đánh giá chủ đề

Phần nội dung chính của bài ôn tập và đánh giá chủ đề bao gồm 2 nhóm hoạt động:

+ Hoạt động ôn lại và hệ thống hoá những kiến thức, kĩ năng đã học về chủ đề. Ở hoạt động này, thông qua các câu hỏi ôn tập mang tính tổng quát, yêu cầu HS hoàn thiện tiếp các sơ đồ hoặc biểu bảng trong SGK sẽ giúp HS phát triển tư duy logic, tư duy tổng hợp và khái quát hoá.

+ Hoạt động thực hành vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào cuộc sống. Ở nhóm hoạt động này thường đưa ra các tình huống đòi hỏi HS phải vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề,...

3. Hỗ trợ học sinh hứng thú, tích cực học tập

Nội dung của các bài học được trình bày tinh giản, không cung cấp quá nhiều kiến thức mô tả cần phải ghi nhớ. Ngôn ngữ được sử dụng trong sáng, diễn đạt một cách dễ hiểu, gần gũi, thân thiện; đảm bảo logic khoa học và sư phạm giúp HS chủ động tìm tòi, phát hiện kiến thức mới. Các hình ảnh sinh động, có màu sắc hấp dẫn, kết hợp với các sơ đồ, biểu bảng là nguồn cung cấp thông tin giúp làm đơn giản hoá những kiến thức khoa học khó hiểu và trừu tượng.

4. Hỗ trợ giáo viên đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học

Sách TN&XH 2 có 3 dạng bài học đòi hỏi GV phải vận dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học một cách linh hoạt.

Hầu hết các bài trong SGK TN&XH 2 đều có các hoạt động thực hành và vận dụng kiến thức, kĩ năng vào đời sống thực tiễn.

5. Thể hiện được yêu cầu đổi mới đánh giá

Hoạt động đánh giá được thể hiện trong toàn bộ tiến trình của bài học thông qua các câu hỏi và bài tập từ hoạt động gắn kết, khám phá kiến thức mới - hình thành kĩ năng, luyện tập và vận dụng.

Đa số các hoạt động học tập trong SGK TN&XH 2 tạo cơ hội cho HS tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. Đặc biệt, bài Ôn tập và đánh giá chủ đề giúp GV đánh giá được năng lực tư duy logic của HS thông qua sơ đồ hệ thống kiến thức và đánh giá năng lực giải quyết vấn đề thông qua xử lí tình huống.

6. Đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu cần đạt của chương trình môn học

Sách TN&XH 2 đã đáp ứng được mục tiêu chương trình môn học: Góp phần hình thành và phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung cũng như năng lực khoa học

  • Về việc hình thành các phẩm chất chủ yếu cho HS:

+ Yêu con người, thiên nhiên, chăm chỉ có nhiều cơ hội hình thành và phát triển ở các bài học trong chủ đề Gia đình và chủ đề Thực vật và động vật.

+ Ý thức bảo vệ sức khoẻ của bản thân, gia đình, cộng đồng được hình thành chủ đạo ở chủ đề Gia đình và chủ đề Con người và sức khoẻ.

+ Ý thức giữ gìn, bảo vệ tài sản bản thân, gia đình, cộng đồng có thế mạnh ở

Chủ đề gia đình và Cộng đồng địa phương.

+ Tinh thần trách nhiệm với môi trường sống được hình thành rõ nét ở chủ đề Trường học, Thực vật và động vật.

- Về việc hình thành các năng lực chung cho HS: tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Về việc hình thành năng lực khoa học cho HS: Thành phần năng lực nhận thức khoa học; Thành phần năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh; Thành phần năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

Câu 2.

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Môn: Tự nhiên và xã hội

Ôn tập và đánh giá : Chủ đề gia đình

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS đạt được:

1. Về nhận thức khoa học:

- Hệ thống được nội dung đã học về chủ đề Gia đình: các thế hệ trong gia đình; nghề nghiệp của người lớn trong gia đình; phòng tránh ngộ độc khi ở nhà và giữ vệ sinh nhà ở.

2. Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh:

- Củng cố kĩ năng quan sát, đặt câu hỏi, thu thập thông tin, trình bày và bảo vệ ý kiến của mình.

3. Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:

- Xử lí tình huống để đảm bảo vệ sinh và an toàn cho bản thân và các thành viên trong gia đình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Giáo án ĐT, máy chiếu, SGK Tự nhiên và Xã hội 2.

- HS: SGK, VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

TG

Nội dung

HĐ của GV

HĐ của HS

ĐDDH

5

A.Khởi động

* Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh khi bước vào bài học.

Giới thiệu bài

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Cánh cụt về nhà

- GV phổ biến luật chơi: Có 3 chú chim cánh cụt bị lạc đàn, giải được một câu đố (gắn với thế hệ trong gia đình và tên các nghề nghiệp) HS sẽ cứu được một chú chim cánh cụt tương ứng.

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài mới: Ở tiết học trước cô và các con đã ôn tập lại các thế hệ và tình cảm giữa các thành viên trong gia đình; nghề nghiệp của người lớn trong gia đình. Tiết học này chúng ta sẽ tiếp tục ôn tập về cách tránh ngộ độc khi ở nhà và giữ vệ sinh nhà ở.

GV ghi tên bài:

- Ôn tập và đánh giá: Chủ đề gia đình (Tiết 2)

- HS lắng nghe luật chơi

- HS chơi trò chơi

- HS lắng nghe

- HS ghi tên bài

12

B. Ôn tập

1. Em đã học được gì về chủ đề Gia đình?

1.1.Hoạt động 1: Giới thiệu về gia đình em

* Mục tiêu:  HS: - Hệ thống được nội dung đã học về các thế hệ trong gia đình và nghề nghiệp của người lớn trong gia đình.

- Biết trình bày ý kiến của mình trong nhóm và trước lớp.

a) Bước 1. Làm việc cá nhân

- GV nêu yêu cầu

* Yêu cầu: Giới thiệu với các bạn trong nhóm về gia đình em theo gợi ý dưới đây:

+) Theo sơ đồ

+) Qua tập ảnh gia đình (dặn dò HS chuẩn bị tiết học trước)

- GV hướng dẫn HS làm câu 1 chọn một trong hai cách để giới thiệu về gia đình mình vào VBT

b) Bước 2: Làm việc nhóm 4

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4 lần lượt các thành viên giới thiệu về gia đình mình cho nhau nghe.

+ Phương án 1 :  Từng HS giới thiệu với các bạn trong nhóm về gia đình mình theo sơ đồ trang 23.

+ Phương án 2 : HS giới thiệu với các bạn trong nhóm về gia đình mình qua tập ảnh gia đình (HS đã được yêu cầu chuẩn bị từ tiết trước).

- GV quan sát, giúp đỡ HS nếu cần

c) Bước 3: Làm việc cả lớp

- GV mời đại diện các nhóm lên giới thiệu

- GV đặt câu hỏi, nhận xét.

- GV tổ chức bình chọn những bạn giới thiệu ấn tượng về gia đình mình

* Tiêu chí : chia sẻ được thông tin về gia đình mình, nói rõ ràng, lưu loát, truyền cảm.

- GV tuyên dương, động viên HS giới thiệu ấn tượng về gia đình mình.

GV chuyến ý sang HĐ 2: Ở hoạt động này các con đã biết giới thiệu về các thế hệ và nghề nghiệp của người lớn trong gia đình. Qua đó các con cũng nêu được những việc làm thể hiện tình cảm gắn kết mọi người trong đình với nhau nữa. Cô khen cả lớp mình nào. Bây giờ cô và các con cùng chuyển qua Hoạt động 2: Chia sẻ thông tin và tranh ảnh.

- HS đọc yêu cầu

- HS lắng nghe và làm bài vào VBT theo hướng dẫn.

- HS lắng nghe hướng dẫn và làm việc nhóm 4 giới thiệu về gia đình mình.

- HS trong nhóm đặt câu hỏi cho bạn giới thiệu.

- Đại diện 3- 4 nhóm lên giới thiệu

- HS khác đặt câu hỏi, nhận xét

- HS nếu ý kiến cá nhân và bình chọn

- HS lắng nghe.

14

1.2. Hoạt động 2: Chia sẻ thông tin và tranh ảnh.

* Mục tiêu:  HS: - Thu thập được thông tin và tranh ảnh về công việc, nghề nghiệp có thu nhập và công việc tình nguyện. - Chia sẻ được với các bạn những thông tin và tranh ảnh đã thu thập.

a) Bước 1. Làm việc theo nhóm

- GV đưa ra yêu cầu:  Chia sẻ với các bạn thông tin và tranh ảnh về công việc nghề nghiệp có thu nhập và công việc tình nguyện

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4 chia sẻ với các bạn ảnh về công việc có thu nhập và công việc tình nguyện- - GV khuyến khích HS sáng tạo trong trình bày sản phẩm, có thể trình bày theo bảng nhóm / sơ đồ tư duy / và treo bảng nhóm sau khi hoàn thành

- GV theo dõi, giúp đỡ HS

b) Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV tổ chức cho HS xem các bảng nhóm của các nhóm khác.

- GV yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày.

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết gia đình có bốn thế hệ gồm những ai và xưng hô với nhau như thế nào?

c) Bước 3: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV hoàn thiện kết quả trình bày của các nhóm; Tuyên dương nhóm chia sẻ nhiều thông tin, tranh ảnh và có cách trình bày sáng tạo.

- 1 HS đọc yêu cầu thảo luận

- HS làm việc theo nhóm 4

+ Từng HS chia sẻ thông tin và tranh ảnh đã thu thập về công việc, nghề nghiệp có thu nhập và công việc tình nguyện.

+ Nhóm trao đổi cách trình bày các thông tin và tranh ảnh của nhóm

- HS xem tranh của các nhóm khác

- Đại diện một số nhóm lên trình bày kết quả làm việc.

- HS khác đặt câu hỏi, nhận xét và bổ sung thông tin.

- HS lắng nghe

TIẾT 2

2.Xử lí tình huống.

Hoạt động 3: Xử lí tình huống.

Mục tiêu: Xử lí tình huống để đảm bảo vệ sinh và an toàn cho bản thân và các thành viên trong gia đình.

a) Bước 1: Làm việc nhóm 4

- GV gọi HS đọc yêu cầu thảo luận

+) Câu 1 : Nếu là Hà hoặc bạn An, em sẽ làm gì trong hai tình huống dưới đây? Vì sao?

+) Câu 2 : Hãy trao đổi trong nhóm và đóng vai thể hiện cách xử lí tình huống đã chọn?

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 xử lí tình huống và đóng vai.

+) Nhóm lẻ : Từng cá nhân đọc tình huống 1 trong SGK, nhóm thảo luận tìm cách xử lí tình huống và đóng vai thể hiện cách xử lí của nhóm.

+) Nhóm chẵn : Từng cá nhân đọc tình huống 2 trong SGK, nhóm thảo luận tìm cách xử lí tình huống và đóng vai thể hiện cách xử lí của nhóm.

- GV theo dõi, giúp đỡ HS (nếu cần)

b) Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV mời các nhóm đóng vai, xử lí tình huống của nhóm mình

+) TH1: Nhà bạn Hà đồ đạc chưa gọn gàng, bừa bãi

+) TH2: Em bạn An uống phải chai sữa (nước hoa quả) đã hỏng, quá hạn sử dụng nên bị đau bụng.

- GV nhận xét, tuyên dương nhóm đóng vai tự tin, xử lí tốt tình huống

+) Tình huống 1 : Em sẽ quét dọn nhà cửa cho sạch sẽ và sắp xếp đồ ngăn nắp, gọn gàng.

+) Tình huống 2 : Em sẽ gọi điện hoặc báo cho người lớn đưa em bé đi bệnh viện để cấp cứu kịp thời.

à GV chuyển ý: Qua hai tình huống trên cô thấy rằng các con đã biết xử lí tính huống khi nhà cửa chưa sạch sẽ hay TH có người bị ngộ độc, đau bụng khi ăn, uống phải đồ ăn hỏng. Và ở trong bài học hôm nay cô muốn các con cam kết với cô cùng gia đình thực hiện những việc làm để giữ nhà ở sạch sẽ và an toàn nhé!
c) Bước 3: Làm việc cá nhân

- GV nêu yêu cầu: Em hãy viết cam kết và cùng gia đình thực hiện để giữ nhà cửa sạch sẽ và an toàn.

- GV chiếu mẫu cam kết và phát cho HS tờ cam kết.

- GV yêu cầu HS tự viết cam kết những việc làm cùng gia đình thực hiện để giữ nhà cửa sạch sẽ và an toàn.

- GV yêu cầu HS đọc cam kết

- GV nhận xét, đánh giá.

à GV kết luận: Nhà ở sạch sẽ, thoáng mát, ngăn nắp, gọn gàng sẽ mang lại cảm giác thoải mái,Đồng thời chúng ta cũng cần bảo quản, cất giữ đồ dùng, thức ăn, đồ uống đúng cách để phòng tránh ngộ độc. Qua đó chúng ta cần tuyên truyền và hướng dẫn mọi người biết cách phòng chống ngộ độc thức ăn và giữ gìn nhà cửa sạch sẽ để mọi người cùng có một môi trường sống và sức khỏe tốt.

- HS đọc yêu cầu thảo luận

- HS thảo luận theo nhóm 4 đọc tình huống trong SGK, tìm cách xử lí tình huống và đóng vai thể hiện cách xử lí của nhóm.

- Đại diện nhóm lẻ và nhóm chẵn lên bảng đọc tình huống và đóng vai thể hiện cách xử lí tình huống.

- HS khác nhận xét, hoàn thiện cách xử lí tình huống của từng nhóm.

- HS lắng nghe

- HS đọc yêu cầu

- HS quan sát và lắng nghe GV hướng dẫn

- HS viết cam kết

- 3- 4 HS đọc cam kết

C. Đánh giá

- Con hãy nhắc lại những nội dung chúng ta đã học ở chủ đề Gia đình?

- Con thích nhất nội dung nào trong chủ đề Gia đình? Tại sao con lại thích nội dung đó?

- GV đánh giá sản phẩm của HS

- HS trả lời
+ Bài 1: Các thế hệ trong gia đình

+ Bài 2: Nghề nghiệp

+ Bài3: Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà

+ Bài 4: Giữ vệ sinh nhà ở

- 3- 4 HS nêu ý kiến

4

D. Củng cố, dặn dò

- GV nhắc nhở HS thực hành theo cam kết giữ nhà cửa sạch sẽ và an toàn.

- GV nhận xét tiết học, dặn dò chuẩn bị tiết sau.

- HS trả lời

- HS lắng nghe, ghi nhớ* Rút kinh nghiệm, bổ sung:

Câu 3. Các phương pháp, kĩ thật và hình thức tổ chức dạy học, cách đánh giá HS dự kiến sẽ SD trong kế hoạch bài học đã thực hiện ở câu 2 như sau

Để HS nắm được hệ thống kiến thức và vận dụng tốt vào thực tế Chủ đề: Gia đình, giáo viên cần vận dụng linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực. Khuyến khích sử dụng các phương tiện nghe nhìn, phương tiện kĩ thuật hiện đại hỗ trợ quá trình dạy học, đồng thời coi trọng việc sử dụng các phương tiện truyền thống giúp học sinh hứng thú, tích cực học tập

Tổ chức quá trình dạy học theo hướng hệ thống, ôn tập kiến thức, phù hợp với tiến trình nhận thức, năng lực nhận thức, cách thức học tập khác nhau của từng cá nhân HS, tạo điều kiện giúp người học phát huy tính tích cực, độc lập, phát triển các năng lực chung và năng lực cá nhân của từng HS.

Đối với bài dạy Ôn tập và đánh giá  Chủ đề: Gia đình, GV sử dụng phương pháp quan sát tranh, đóng vai xử lí tình huống, thảo luận, phỏng vấn qua các hoạt động. Ngoài ra GV còn sử dụng phương pháp vấn đáp, thảo luận nhóm để khắc sâu kiến thức cho các em.

Hình thức, kĩ thuật dạy học: GV sử dụng kĩ thuật phòng tranh: GV cho HS quan sát, xem tranh các nhóm khác sưu tầm được và biết đặt câu hỏi khi nhóm bạn trình bày sản phẩm; GV tổ chức cho HS đóng vai tạo ra tình huống để HS biết cách xử lí tình huống khi nhà cửa chưa sạch sẽ, khi có người hay bản thân bị ngộ độc thực phẩm à Từ đó các con có ý thức giữ gìn nhà ở sạch sẽ, phòng tránh ngộ đọc thực phẩm, biết cách bảo quản thức ăn, ăn uống an toàn.

Đánh giá học sinh dự kiến sẽ sử dụng trong kế hoạch bài học như sau:

Trong bài này, giáo viên kết hợp đánh giá quá trình và đánh giá kết quả học tập của học sinh qua các hoạt động. Cụ thể:

  • Giáo viên đánh giá học sinh: GV quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét bằng lời quá trình học tập của HS thông qua việc học sinh trả lời câu hỏi hoặc học sinh chia sẻ những điều em biết, em hiểu trong các hoạt động. Khen ngợi, động viên HS; nhận xét định tính về các câu trả lời cũng như việc hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất của HS trong quá trình học tập.
  • Tổ chức cho học sinh đánh giá lẫn nhau. GV tổ chức cho HS được tham gia đánh giá và nhận xét lẫn nhau trong quá trình học nhóm nhằm hình thành và phát triển năng lực tự học, bồi dưỡng hứng thú học tập cho HS trong quá trình học môn Tự nhiên và Xã hội.
  • Học sinh tự đánh giá bản thân mình qua việc nghe giáo viên và các bạn trình bày chia sẻ kết quả, học sinh tự đánh giá được kết quả của mình, để tự điều chỉnh cách học của bản thân.

Như vậy thông qua đánh giá GV rút kinh nghiệm, điều chỉnh HĐ dạy học ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của HS để động viên, khích lệ; phát hiện những khó khăn của HS để hướng dẫn, giúp đỡ; đưa ra nhận định phù hợp về những ưu điểm nổi bật và những hạn chế của mỗi HS để có biện pháp khắc phục kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập của học sinh.

3. Bài thu hoạch tập huấn lớp 2 môn Đạo Đức sách Cánh Diều

BÀI THU HOẠCH

BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA LỚP 2

NĂM HỌC 2021-2022

Họ và tên:...................................

Ngày, tháng, năm sinh:.............................

Trường:.............................

Phòng GD&ĐT..............................

Câu hỏi

Câu 1. Đồng chí hãy xây dựng Phân phối chương trình cả năm đối với 01 môn học/hoạt động giáo dục lớp 2 theo sách giáo khoa đã được trường đồng chí lựa chọn sử dụng cho năm học 2021-2022. (5 điểm)

Câu 2. Căn cứ vào Phân phối chương trình trên, đồng chí hãy xây dựng 01 kế hoạch bài dạy theo định hướng phát triển năng lực học sinh. (5 điểm)

Bài làm

Câu 1. Phân phối chương trình Đạo đức lớp 2.

ĐẠO ĐỨC

Chủ đề

Tuần

Tên bài

Ghi chú

1. Quý trọng thời gian

1

Bài 1: Qúy trọng thời gian (tiết 1)

2

Bài 1: Qúy trọng thời gian (tiết 2)

3

Bài 1: Qúy trọng thời gian (tiết 3)

2. Kính trọng thầy giáo, cô giáo và yêu quý bạn bè

5

Bài 2: Kính trọng thầy giáo, cô giáo (tiết 1)

6

Bài 2: Kính trọng thầy giáo, cô giáo (tiết 2)

7

Bài 3: Yêu quý bạn bè (tiết 1)

8

Bài 3: Yêu quý bạn bè (tiết 2)

3. Nhận lỗi và sửa lỗi

9

Bài 4: Nhận lỗi và sửa lỗi (tiết 1)

10

Bài 4: Nhận lỗi và sửa lỗi (tiết 2)

4. Tìm kiếm sự hỗ trợ

11

Bài 5: Khi em bị bắt nạt (tiết 1)

12

Bài 5: Khi em bị bắt nạt (tiết 2)

13

Bài 6: Khi em bị lạc (tiết 1)

14

Bài 6: Khi em bị lạc (tiết 2)

15

Bài 6: Khi em bị lạc (tiết 3)

16

Bài 7: Tiếp xúc với người lạ (tiết 1)

17

Bài 7: Tiếp xúc với người lạ (tiết 2)

18

ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I ( tiết 1)

5. Bảo quản đồ dùng cá nhân và gia đình

19

Bài 8: Bảo quản đồ dùng cá nhân (tiết 1)

20

Bài 8: Bảo quản đồ dùng cá nhân (tiết 2)

21

Bài 9: Bảo quản đồ dùng gia đình (tiết 1)

22

Bài 9: Bảo quản đồ dùng gia đình (tiết 2)

23

Bài 9: Bảo quản đồ dùng gia đình (tiết 3)

6. Thể hiện cảm xúc bản thân

24

Bài 10: Kiềm chế cảm xúc bản thân (tiết 1)

25

Bài 10: Kiềm chế cảm xúc bản thân (tiết 2)

26

Bài 10: Kiềm chế cảm xúc bản thân (tiết 3)

27

Bài 11: Kiềm chế cảm xúc tiêu cực (tiết 1)

28

Bài 11: Kiềm chế cảm xúc tiêu cực (tiết 2)

7. Tuân thủ quy định nơi công cộng

29

Bài 12: Em với quy định nơi công cộng ( tiết 1)

30

Bài 12: Em với quy định nơi công cộng ( tiết 2)

31

Bài 12: Em với quy định nơi công cộng ( tiết 3)

8. Quê hương em

32

Bài 13: Em yêu quê hương ( tiết 1)

33

Bài 13: Em yêu quê hương ( tiết 2)

34

Bài 13: Em yêu quê hương ( tiết 3)

35

ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ II ( tiết 1)

Câu 2. Xây dựng 1 kế hoạch bài dạy theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

Thứ ...ngày ..tháng..năm

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Môn: Đạo đức - Lớp 2

CHỦ ĐỀ: QUÝ TRỌNG THỜI GIAN

BÀI 1: QUÝ TRỌNG THỜI GIAN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Học xong bài này, em sẽ:

- Nêu được một số biểu hiện của quý trọng thời gian

- Nêu được vì sao phải quý trọng thời gian

- Thực hiện được việc sử dụng thời gian hợp lí.

* Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

* Năng lực riêng: Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi

3. Phẩm chất: Hình thành phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên:

- SGK, SGV, Vở bài tập đạo đức 2

- Bộ tranh đức tính chăm chỉ theo thông tư 43/2020/TT-BGDĐT

- Máy tính, máy chiếu.(nếu có)

2. Đối với học sinh:

- SGK. Vở bài tập Đạo đức 2.

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

4. Bài thu hoạch tập huấn lớp 2 môn Hoạt động trải nghiệm sách Cánh Diều

Câu 1. Một số điểm mới trong SGK Hoạt động trải nghiệm lớp 2.

Chú trọng các việc làm cụ thể, thực tế, không nói chung chung, không học qua tranh ảnh, lí thuyết. Từ đó, những khó khăn nảy sinh cũng rất thực tế, mỗi HS, mỗi vùng miền, địa phương sẽ có vấn đề riêng của mình.

Ví dụ: Làm đèn lồng; thực hành sắp xếp đồ dùng học tập; tự lựa chọn quần áo, giày dép phù hợp cho hôm sau đến trường; tự chuẩn bị trang phục cho buổi biểu diễn thời trang,

Nhóm biên soạn có ý thức tạo sự kết nối lô gic với những nội dung hành động cụ thể đã soạn ở lớp 1. Ví dụ: Ở lớp 1, HS xây dựng cảm xúc với đồ dùng học tập của mình, rèn luyện kĩ năng quản lí đồ, không đánh mất đồ dùng học tập. Lớp 2, HS thực hiện chăm sóc đồ dùng học tập hằng ngày chứ không chỉ quản lí: cất bút đúng vào hộp bút, cất giấy vào bao đựng giấy, gọt bút chì khi bút bị cùn, lau dọn bàn học (Góc học tập của em). Tiếp theo, ở mức cao hơn, HS biết tự sắp xếp đồ dùng cá nhân mang theo trong các chuyến đi cùng tập thể, cùng gia đình (Hành trang lên đường). Ngoài ra, HS tạo được cảm xúc với những món đồ mình được bố mẹ, người thân tặng...

Lớp 1, HS đã biết sơ qua về khái niệm rác thải, đã quan sát thùng rác của nhà mình.

Lớp 2, HS được hướng dẫn đánh giá thực trạng môi trường xung quanh mình theo phiếu khảo sát về rác, nước, bụi.

Tính đa dạng trong các phương thức và phương pháp tổ chức HĐTN

- Các HĐ được thiết kế trong SGK không bị lặp lại đều đều. Các phương thức HĐTN được đưa vào sách một cách linh hoạt, gây được sự bất ngờ, tạo sự tò mò, thú vị, cảm hứng tham gia cho HS, tạo điều kiện tiếp cận thực tế cuộc sống ở mức cao nhất có thể. Đó là các phương thức:

+ Phương thức thể nghiệm tương tác (biểu diễn, sân khấu hoá, diễn tương tác);

+ Phương thức nghiên cứu, đo lường, thí nghiệm;

+ Phương thức cống hiến  đóng góp sức mình vào các HĐ xã hội, có ảnh hưởng đến người xung quanh;

+ Phương thức khám phá, tìm hiểu thực tế.

- Đối với đối tượng HS tiểu học, nhóm biên soạn đặc biệt nhấn mạnh việc thay đổi các hình thức hoạt động:

+ Quan sát

+ Dự đoán, đặt câu hỏi khám phá

+ Thí nghiệm, thực nghiệm

+ Thảo luận, phỏng vấn

+ Kể chuyện, diễn tiểu phẩm, đọc thêm thông tin, đọc thơ tương tác 11 tài liệu tập huấn giáo viên

+ Vẽ tranh

+ Viết hoặc vẽ một thông điệp

+ Lập sơ đồ tư duy, làm ngôi sao thông tin

+ Trò chơi giáo dục

+ Sắm vai để xử lí tình huống

+ Giao lưu nhân vật

+ Sưu tầm đồ vật, sưu tầm bài hát, câu ca dao

+ Dự án chung của nhóm, của tổ

- Các hình thức thực hiện nhiệm vụ đưa ra cũng rất đa dạng: nhiệm vụ dành cho cá nhân; nhiệm vụ dành cho cặp đôi; nhiệm vụ dành cho hoạt động nhóm; nhiệm vụ dành cho cả lớp.

* Hoạt động trải nghiệm luôn gắn với HĐ chia sẻ, phản hồi

- Đây là một trong những thời điểm không thể thiếu của quá trình HĐTN: những khó khăn nảy sinh khi thực hiện nhiệm vụ, thảo luận cách khắc phục, chia sẻ cảm xúc tích cực khi đã hoàn thành nhiệm vụ, chia sẻ những bài học kĩ năng được rút ra sau trải nghiệm. Quá trình phản hồi không chỉ là đánh giá kết quả HĐTN mà còn giúp HS tạo động lực tiếp tục hành động, hành động thật chứ không dừng lại ở hành động hình thức hoặc đối phó.

Đa dạng hoá các hình thức nhận phản hồi và phản hồi của phản hồi; thu hoạch sản phẩm; cánh đánh giá và tự đánh giá: HS có thể chia sẻ theo cặp đôi, theo nhóm, tổ hoặc viết, vẽ vào những tờ bìa thu hoạch. HS cũng có thể tham gia trưng bày sản phẩm (triển lãm), làm các cuốn cẩm nang nhỏ, tờ rơi, vẽ các bức tranh, sơ đồ tư duy và trình bày trước lớp, viết nhật kí,...

- Với HS lớp 2, nhóm biên soạn đã đưa kĩ năng lập Sơ đồ tư duy vào HĐTN, bước đầu giúp HS thực hiện thao tác phân loại và rèn luyện tư duy khái quát. Trong SGK có đề xuất cách đánh giá và tự đánh giá HĐTN của cá nhân HS (dùng hình ảnh cây trải nghiệm với lá, hoa được dán thêm vào làm cây trải nghiệm đó sum sê, phong phú  là hồ sơ thu hoạch HĐTN của mỗi cá nhân) nhưng GV có thể đưa ra những hình thức đánh giá khác như thu thập vật báu cho hòm kho báu, thu thập ngôi sao cho bầu trời sao,

* Kết nối với gia đình

- Các HĐSGH được thiết kế tạo điều kiện kết nối HS với người thân trong gia đình: Từ việc quan sát người thân, làm một việc chăm sóc người thân, cùng người thân xem lại những tấm ảnh cũ, mượn ảnh trong an-bum ảnh gia đình đến chia sẻ với các bạn với cảm xúc tự hào, chia sẻ về phản hồi từ bố mẹ, người thân khi mình làm được một việc nhà hay kể một câu chuyện vui, đánh dấu vào cuốn lịch những ngày đáng nhớ của gia đình, đến việc lên kế hoạch cho một HĐ chung của gia đình và thực hiện kế hoạch đó (đi chơi xa, tổng vệ sinh nhà cửa, cùng về thăm ông bà ngày cuối tuần,).

- Sự phản hồi, chia sẻ của HS trên lớp; việc lất ý kiến đánh giá về HĐTN của con từ phía bố mẹ tạo sự kết nối giữa GV và phụ huynh, giữa gia đình và nhà trường.

* Kết nối với cộng đồng

- Nhiều chủ đề và các HĐTN được thiết kế trong SGK tạo điều kiện để HS kết nối với cộng đồng gần (hàng xóm láng giềng) và cộng đồng rộng hơn (các bạn HS vùng sâu vùng xa, vùng bị ảnh hưởng của bão lũ, các cộng đồng yếm thế trong xã hội).

- Những HĐ được thiết kế chú trọng việc giao lưu, quan sát, chia sẻ, đồng cảm với cộng đồng, tạo những ảnh hưởng nhất định với cộng đồng (nhắc nhở mọi người xung quanh bảo vệ môi trường; làm quen, kết nối với hàng xóm láng giềng, cùng tổng vệ sinh khu phố, làng xóm,).

Câu 2.

Thứ ...ngày ..tháng..năm

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Môn: Hoạt động trải nghiệm - Lớp 2

HĐ giáo dục theo CĐ - Bài 2: Nụ cưới thân thiện

I. MỤC TIÊU: Sau khi tham gia các hoạt động trong chủ đề, HS:

1. Kiến thức, kĩ năng

- Biết mang lại niềm vui cho người khác và cho bản thân

- Biết giữ thái độ thân thiện, vui tươi với mọi ng xung quanh.

2. Phát triển năng lực, phẩm chất

- Có kỹ năng tự điều chỉnh hành vi bản thân, thể hiện cách ứng xử phù hợp

- Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.

II. ĐỒ DÙNG

- GV: Bài giảng điện tử, tivi, Micro, Ảnh/ clip các kiểu cười khác nhau, các câu truyện cười, truyện hài,.

- HS: SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TG

Nội dung

HĐ của GV

HĐ của HS

PT

3

I. Khởi động

- GV chiếu clip về những nụ cười thân thiện và nghe bài hát Nụ cười.

- GV yêu cầu HS thể hiện theo các nụ cười trong clip hoặc hát theo lời bài hát.

? Các con cảm thấy thế nào khi vừa xem xong clip?

- GV: Vậy các con đã thể hiện sự vui vẻ, thoải mái của mình như nào và ở đâu thì chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài học ngày hôm nay nhé. Bài 2: Nụ cười thân thiện

- GV gọi 1 HS nhắc lại tên đầu bài

- HS xem

- HS thể hiện nụ cười của bản thân

- HS: Cảm thấy vui vẻ, thoải mái.

- HS lắng nghe

- HS đọc

SL 2, 3

10-12

II. Khám phá chủ đề

1. Hoạt động 1:

Kể về những bạn trong lớp có nụ cười thân thiện

MT: HS nhận ra được nét thân thiện, tươi vui của các bạn. Đồng thời muốn học tập các bạn ấy.

- GV tổ chức cho học chơi trò chơi Phóng viên nhí

- GV hướng dẫn: Cô sẽ mời một bạn đóng vai là phóng viên để đi phỏng vấn các bạn với những câu hỏi sau:

? Hãy kể tên về một bạn có nụ cười thân thiện?

? Bạn cảm thấy thế nào khi bạn cười với mình?

? Bạn cảm thấy như nào khi bạn cười với mọi người?

GV: Con hãy kể tên một số tình huống có thể khiến con nở một nụ cười thân thiện?

GVKL: Ta cảm thấy vui, thích thú, ấm áp, phấn khởi khi cười. Ta cười khi gặp bố mẹ, bạn bè, được đi chơi, được tặng quà, khi thấy bạn cười, được quan tâm, được động viên hay được yêu thương.

- HS lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu của GV

- HSTL

- Cảm thấy vui vẻ, thoải mái, thấy yêu bạn hơn.

- Cảm thấy vui, thoải mái,

- HSTL: Được tặng quà, được khen.

- HS lắng nghe

- SL 4, 5

8- 10

2. Hoạt động 2: Kể chuyện vui hoặc làm những động tác vui nhộn

MT: Giúp HS được trải nghiệm việc mang lại niềm vui, nụ cười cho bản thân và cho bạn bè.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4 tìm các câu chuyện hài hay các động tác gây cười và trình diễn trước các bạn trong nhóm.

- GV gọi đại diện các nhóm lên thể hiện trước cả lớp

- GV + Con cảm thấy thế nào khi mang lại niềm vui cho các bạn?

+ Vì sao con lại cười trước sự thể hiện của bạn?

- GVKL: Trong cuộc sống, ta luôn đón nhận niềm vui, nụ cười từ người khác và cũng mang lại niềm vui và nụ cười cho mọi người xung quanh.

- HS thảo luận theo nhóm 4

- HS trình bày

- Cảm thấy vui vẻ, thấy mình là người có ích,.

- HSTL: Vì câu chuyện buồn cười, vì hành động của bạn buồn cười

- HS lắng nghe

- SL 6, 7

10- 12

3. Hoạt động 3: Thể hiện nụ cười thân thiện

MT: Đưa ra các tình huống để nhắc nhở HS không quên giữ thái độ thân thiện, vui tươi với mọi người xung quanh

- GV: Cô có một tình huống như sau: Hôm nay là sinh nhật bạn Mai. Bạn Huy do quá vội vàng tới dự sinh nhật nên đã bị vấp ngã. Khi đứng dạy bạn rất khó chịu, nói những lời khó nghe và khi chụp ảnh chung thì bạn lại cau có. Bạn Lan cũng do chưa cẩn thận nên cũng bị ngã nhưng khi đứng dậy bạn Lan vui vẻ và nói Các cậu thấy màn biểu diến của tớ thế nào

- GV mời 1 vài HS lên đóng vai

- GV + Theo các con vì sao bạn Lan khi đứng dậy bạn

vẫn tỏ thái độ vui vẻ?

- GV + Khi mẹ đi làm về rất mệt nhưng vẫn vui vẻ mỉm cười với con, con sẽ cảm thấy thế nào?

+ Khi con ra đường gặp một bạn hàng xóm, nhưng bạn lại cau có, khó chịu với con thì con sẽ bản thấy thế nào?

+ Vậy theo các con lúc nào cũng tươi cười với người khác có dễ không?

- GV: Các con thấy không nụ cười rất quan trọng với chúng ta. Tuy nhiên trong cuộc sống không phải lúc nào các con cũng có thể dễ dàng nở nụ cười được nhưng các con hãy cố gắng suy nghĩ tích cực hơn, biết nghĩ cho mọi người để ta có thể có những nụ cười thân thiện nhé.

- HS lắng nghe

- HS đóng vai

- HSTL: Vì bạn không muốn mọi người phải lo lắng cho mình, phải buồn vì thái độ khó chiu của mình,..

- HSTL : cảm thấy vui, cảm thấy yêu mẹ, cảm thấy thương mẹ,

- HSTL: cảm thấy buồn, cảm thấy khó chịu,.

- HSTL: phải suy nghĩ tích cực tích cực, biết nghĩ cho người khác

- HS lắng nghe

SL 8, 9

3

III. Củng cố-dặn dò:

? Bài học hôm nay giúp các con biết thêm được điều gì?

- GV: Sau tiết học này về nhà các con hãy cùng bố mẹ đọc hoặc kể về một câu chuyện hài hước nhé.

- GV nhận xét tiết học.

- 1 HS trả lời

- HS lắng nghe

SL 10

* Rút kinh nghiệm, bổ sung:

Câu 3. Các phương pháp, kĩ thật và hình thức tổ chức dạy học, cách đánh giá HS dự kiến sẽ SD trong kế hoạch bài học đã thực hiện ở câu 2 như sau

Giáo viên cần vận dụng linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực. Khuyến khích sử dụng các phương tiện nghe nhìn, phương tiện kĩ thuật hiện đại hỗ trợ quá trình dạy học, đồng thời coi trọng việc sử dụng các phương tiện truyền thống.

Tổ chức quá trình dạy học theo hướng kiến tạo, phù hợp với tiến trình nhận thức, năng lực nhận thức, cách thức học tập khác nhau của từng cá nhân HS, tạo điều kiện giúp người học phát huy tính tích cực, độc lập, phát triển các năng lực chung và năng lực Hoạt động trải nghiệm học.

Đối với bài dạy Nụ cười thân thiện, GV sử dụng phương pháp quan sát tranh, đóng vai, thảo luận, phỏng vấn qua các hoạt động. Ngoài ra GV còn sử dụng phương pháp vấn đáp, thảo luận nhóm để khắc sâu kiến thức cho các em.

Hình thức, kĩ thuật dạy học: GV cho HS đi phỏng vấn các bạn để nhận diện được sự thân thiện của các bạn; GV tổ chức cho HS đóng vai tạo ra tình huống để nhắc nhở HS không quên giữ thái độ thân thiện, vui tươi với mọi người xung quanh.

Đánh giá học sinh dự kiến sẽ sử dụng trong kế hoạch bài học như sau:

Trong bài này, giáo viên kết hợp đánh giá quá trình và đánh giá kết quả học tập của học sinh qua các hoạt động. Cụ thể:

- Giáo viên đánh giá học sinh: GV quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét bằng lời quá trình học tập của HS thông qua việc học sinh trả lời câu hỏi hoặc học sinh chia sẻ những điều em biết, em hiểu trong các hoạt động. Khen ngợi, động viên HS; nhận xét định tính về các câu trả lời cũng như việc hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất của HS trong quá trình học tập.

- Tổ chức cho học sinh đánh giá lẫn nhau. GV tổ chức cho HS được tham gia đánh giá và nhận xét lẫn nhau trong quá trình học nhóm nhằm hình thành và phát triển năng lực tự học, bồi dưỡng hứng thú học tập cho HS trong quá trình học môn Hoạt động trài nghiệm.

- Học sinh tự đánh giá bản thân mình qua việc nghe giáo viên và các bạn trình bày chia sẻ kết quả, học sinh tự đánh giá được kết quả của mình, để tự điều chỉnh cách học của bản thân.

Như vậy thông qua đánh giá GV rút kinh nghiệm, điều chỉnh HĐ dạy học ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của HS để động viên, khích lệ; phát hiện những khó khăn của HS để hướng dẫn, giúp đỡ; đưa ra nhận định phù hợp về những ưu điểm nổi bật và những hạn chế của mỗi HS để có biện pháp khắc phục kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập của học sinh.

5. Bài thu hoạch tập huấn môn Mỹ thuật 2 sách Cánh Diều

CÂU HỎI

Câu 1: Đồng chí hãy xây dựng Phân phối chương trình cả năm với 01 môn học / hoạt động giáo dục lớp 2 theo sách giáo khoa đã được trường đồng chí lựa chọn sử dụng cho năm học 2021  2022. (5 điểm)

Câu 2: Căn cứ vào Phân phối chương trình trên, đồng chí hãy xây dựng 01 kế hoạch bài dạy theo định hướng phát triển năng lực học sinh.  (5 điểm)

BÀI LÀM

Câu 1 : PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MÔN MĨ THUẬT LỚP 2

BỘ SÁCH CÁNH DIỀU

CHỦ ĐỀ

SỐ

THỜI LƯỢNG

TÊN BÀI

Học vui cùng màu sắc

1

Tiết 1, 2

Tiết 3,4

Bài 1:Vui chơi với màu

Bài 2 : Màu đậm , màu nhạt

Sáng tạo với nét

2

Tiết 5, 6

Tiết 7, 8

Bài 3: Cùng học vui với nét

Bài 4 : Sáng tạo cùng sản phẩm thủ công

Trang trí bằng chấm , nét lặp lại

3

Tiết 9, 10

Tiết 11, 12

Bài 5 : Khu vườn vui vẻ

Bài 6 : Hộp bút thân quen

Học vui với tranh in

4

Tiết 13, 14

Tiết 15, 16

Tiết 17, 18

Bài 7 : Làm quen với tranh in

Bài 8 : Hoa quả mùa xuân

Bài 9 : Cùng nhau ôn tập học kì 1

Những hình khối lặp lại

5

Tiết 19, 20

Tiết 21, 22

Bài 10 : Chiếc túi xinh xắn

Bài 11 : Phương tiện giao thông

Nhịp điệu vui

6

Tiết 23, 24

Tiết 25, 26

Bài 12 : Làm quen với nhịp điệu

Bài 13 : Chiếc bánh sinh nhật

Cuộc sống vui nhộn

7

Tiết 27, 28

Tiết 29, 30

Tiết 31, 32

Tiết 33, 34, 35

Bài 14 : Con vật quen thuộc

Bài 15 : Trang phục em yêu thích

Bài 16 : Một ngày thú vị của em

Bài 17 : Cùng nhau ôn tập học kì 2

Câu 2:

MĨ THUẬT

CHỦ ĐỀ 7: CUỘC SỐNG VUI NHỘN

Bài 14: CON VẬT NUÔI QUEN THUỘC (Tuần 27-28)

I. MỤC TIÊU

Về phẩm chất:

- Biết chuẩn bị đồ dùng, công cụ, họa phẩm để thực hành.

- Biết giữ vệ sinh cá nhân và lớp học trong và sau khi thực hành.

- Tôn trọng sự lựa chọn hình thức thực hành và tạo sản phẩm của bạn bè.

- Yêu quý động vật, có ý thức chăm sóc, bảo vệ động vật.

Về năng lực

Chủ đề góp phần hình thành, phát triển ở HS các năng lực sau:

2.1. Năng lực đặc thù môn học

+ Biết chia sẻ ý tưởng và giới thiệu sản phẩm.

+ Biết dùng lượng họa phẩm, chất liệu, vật liệu phù hợp với hình thức tạo con vật.

+ Biết được con vật có thể được tạo từ nhiều nguyên vật liệu khác nhau sẵn có trong tự nhiên, đời sống.

2.2. Năng lực chung

+Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập; tự lựa chọn vật liệu, công cụ, họa phẩm,để tạo hình, khối con vật.

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, thảo luận với bạn và trưng bày, nhận xét sản phẩm.

+Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết vận dụng công cụ, họa phẩm để thử nghiệm cách tạo hình, khối con vật từ các vật liệu khác nhau, kết hợp vẽ trang trí lặp lại để tạo sản phẩm theo ý thích.

2.3. Năng lực đặc thù của HS

- Năng lực ngôn ngữ: Vận dụng kĩ năng nói trong trao đổi, giới thiệu, nhận xét.

- Năng lực tính toán: Vận dụng sự hiểu biết màu sắc trong việc lựa chọn trang phục, đồ dùng học tập, sinh hoạt hằng ngày.

II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC

1. Giáo viên

- SGK,v v ở thực hành; giấy màu, bút viết bảng hoặc màu dạ; kéo, bút chì, hồ dán. Máy tính, máy chiếu/ti vi.

- Tranh, ảnh các con vật quen thuộc, sản phẩm của học sinh về con vật, hình minh họa cách làm

2. Học sinh

- SGK, v ở thực hành, giấy bìa, giấy thủ công, hộp có sẵn như hộp sữa, hộp bánh kẹo, màu vẽ, kéo, hồ dán

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- Phương pháp:  Thuyết trình, vấn đáp, trực quan, mẫu, thực hành sáng tạo, thảo luận nhóm, luyện tập, đánh giá;

- Hình thức tổ chức:  Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của HS

Hoạt động của GV

1. Khởi động

- Lớp trưởng báo cáo sĩ số. HS để đồ dùng lên mặt bàn.

- Xem video về con vật.

+ HS kể tên một số con vật mình quan sát được trong video.

- HS ghi nhớ tên đầu bài.

2. Khám phá

* Hoạt động 1: Quan sát con vật.

+ Kể tên những con vật mình thường thấy trong cuộc sống.

+ 3-4 HS trả lời theo cảm nhận.

* HS lắng nghe và ghi nhớ.

* Hoạt động 2: Quan sát sản phẩm tạo hình, khối về con vật.

+ 3 HS trả lời.

+ Đại diện 1 nhóm lên trình bày phần thảo luận, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

* HS lắng nghe và ghi nhớ.

* Hoạt động 3: Cảm nhận, chia sẻ.

+ Chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của bạn.

+ HS lên giới thiệu sản phẩm của mình.

+ HS tự đánh giá về sp của mình và của bạn.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

3. Tổng kết tiết học

- GV đặt câu hỏi:

+ Con có thể tạo hình con vật nuôi quen thuộc bằng cách nào khác?

+ Qua bài học này con có cảm nhận gì?

- GV nhận xét kết quả thực hành, ý thức học, chuẩn bị bài của H

- Kiểm tra sĩ số và đồ dùng của HS.

- Cho HS xem video về con vật.

+ Kể tên một số con vật con quan sát được trong video?

- GV dẫn dắt vào bài mới, nêu và ghi tên đầu bài

- GV đặt câu hỏi:

+ Kể tên những con vật con thường thấy trong cuộc sống hàng ngày?

- GV cho HS quan sát ảnh chụp con vật và đặt câu hỏi:

- Hãy chỉ ra những điểm nổi bật của các con vật này?

* GV chốt: Mỗi con vật có hình dáng khác nhau. Mỗi bộ phận của con vật có dạng khối khác nhau

- GV cho HS quan sát ảnh chụp sản phẩm con vật, đặt câu hỏi:

+ Mỗi cặp sản phẩm này mô tả con vật nào?

+ GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 2 (1 phút) câu hỏi: Hình dạng con vật ở mỗi cặp sản phẩm đó có khác nhau không?

* GV chốt: Cùng là 1 con vật, có thể dùng nhiều cách, nhiều chất liệu khác nhau để mô tả lại hình khối của chúng.d. Hoạt động

- GV tổ chức cho HS quan sát sp của cả lớp, chọn 6 sp trưng bày để nhận xét:

+ Con có nhận xét hay cảm nhận gì về sp của bạn?

+ HS lên giới thiệu về sản phẩm của mình?

+ HS tự đánh giá về sp của mình và của bạn?

- GV nhận xét, đánh giá.

+ 2-3 HS trả lời.

+ 2 HS trả lời: Yêu quý, chăm sóc, bảo vệ con vật.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

Câu 2:

MĨ THUẬT

CHỦ ĐỀ 1: HỌC VUI CÙNG SẮC MÀU

BÀI 1: VUI CHƠI VỚI MÀU ( TIẾT 1)

I. MỤC TIÊU

1. Về phẩm chất:

- Biết sử dụng và bảo quản một số vật liệu, chất liệu thông dụng như màu vẽ, giấy màutrong thực hành sáng tạo;

- Biết đoàn kết hợp tác làm việc nhóm cùng các bạn;

- Có ý thức giữ gìn đồ dùng, sản phẩm mĩ thuật, bảo vệ môi trường.

2. Về năng lực

Chủ đề góp phần hình thành, phát triển ở HS các năng lực sau:

2.1. Năng lực đặc thù môn học

- Nhận biết được các màu cơ bản; sử dụng màu cơ bản để thực hành, sáng tạo sản phẩm theo ý thích

- Biết trưng bày, nêu tên sản phẩm và phân biệt màu cơ bản.

2.2. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, thảo luận quá trình học/thực hành trưng bày, nêu tên sản phẩm.

2.3. Năng lực đặc thù của HS

- Năng lực ngôn ngữ: Vận dụng kĩ năng nói trong trao đổi, giới thiệu, nhận xét.

- Năng lực tính toán: Vận dụng sự hiểu biết màu sắc trong việc lựa chọn trang phục, đồ dùng học tập, sinh hoạt hằng ngày.

II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC

1. Giáo viên

- Một số hình ảnh minh họa có sử dụng ba màu cơ bản: đỏ, vàng, lam.

- Màu vẽ, giấy màu,

2. Học sinh

- SGK, VBT; giấy trắng, tẩy/gôm, bìa, giấy màu, keo dán, kéo, bút lông, bảng pha màu, tăm bông, vật liệu (lõi giấy, vỏ hộp cũ),

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- Phương pháp:  Thuyết trình, vấn đáp, trực quan, mẫu, thực hành sáng tạo, thảo luận nhóm, luyện tập, đánh giá;

- Hình thức tổ chức:  Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của HS

Hoạt động của GV

1. Khởi động

- HS lắng nghe

- HS chơi cá nhân

2. Khám phá

a. Hoạt động 1: Quan sát nhận biết

- HS quan sát và đọc tên ba màu cơ bản

- HS tìm ba màu cơ bản có trong lớp học của mình và ở trong cuộc sống mà em nhìn thấy.

- HS chỉ được những màu cơ bản có trong những tác phẩm

b. Hoạt động 2: Thực hành sáng tạo

- HS nhắc lại ba màu cơ bản

- HS chia sẻ cách vẽ và tô màu theo ý thích của mình

c. Hoạt động 3: Luyện tập thực hành

- HS thực hành cá nhân: Chọn một hình ảnh mình thích và tô màu từ ba màu cơ bản

VD: Bông hoa màu đỏ, quả chuối, quả bòng màu vàng, cái mũ màu lam.

d. Hoạt động 4: Trưng bầy và chia sẻ

- HS chia sẻ sản phẩm của mình : kể tên vật liệu, chất liệu, hình thức tạo hình, màu sắc

- HS khác nhận xét bổ sung ý kiến của mình cho bạn.

3. Tổng kết tiết học

- HS nhận xét bình bầu những bạn có ý thưc trong tiết học.

- Chuẩn bị đồ dùng học tập cho tiết 2 và bảo quản sản phẩm ở tiết 1.

- Kiểm tra đồ dùng của HS

- Tổ chức chơi trò chơi: Đoán màu qua đồ vật.

- GV hướng dẫn cách chơi: GV nêu tên một loài hoa hoặc quả hay bất kì hình ảnh nào và yêu cầu HS nêu màu của hình ảnh đó( VD: Quả chuối khi chin có màu gì? Nước biển có màu gì?...)

- GV nhận xét HS chơi và hướng dẫn vào bài học

- Gv sử dụng ba màu cơ bản: đỏ, vàng, lam

- Yêu cầu HS đọc ba màu đó

- Yêu cầu HS tìm ba màu cơ bản trong lớp và trong đời sống.

- GV cho HS quan sát một số bức tranh trong đó có sử dụng ba màu cơ bản

* KL: Các màu cơ bản xuất hiện trong thiên nhiên, trong đời sống và trong sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.

- Yêu cầu HS nhắc lại ba màu cơ bản

- Gv cho HS quan sát một số sản phẩm vẽ nhiều màu vàng, nhiều màu đỏ, nhiều màu lam.

- Gv hướng dẫn vẽ và tô màu

- GV yêu cầu HS chọn một hình ảnh mình thích để vẽ và tô màu

- GV quan sát gợi ý HS làm bài.

- GV hướng dẫn trưng bày sản phẩm

- Nhận xét sản phẩm của HS.

- Nhận xét kết quả học tập và ý thức của HS trong tiết học

- Gợi mở nội dung học ở tiết 2

Ngoài Bài thu hoạch tập huấn lớp 2 sách Cánh Diều đầy đủ các môn trên. Các thầy cô có thể tham khảo chi tiết và đầy đủ Bài thu hoạch tập huấn lớp 2 như sau:

  • Bài thu hoạch tập huấn môn Toán lớp 2 sách Cánh Diều
  • Bài thu hoạch tập huấn môn Tự nhiên xã hội 2 sách Cánh Diều
  • Bài thu hoạch tập huấn môn Đạo đức 2 sách Cánh Diều
  • Bài thu hoạch tập huấn môn Hoạt động trải nghiệm lớp 2 sách Cánh Diều

Sau khi học xong lớp tập huấn thay sách giáo khoa lớp 2 mới, thầy cô phải viết bài thu hoạch tập huấn SGK lớp 2 để trình bày lại những gì đã học. Để giúp thầy cô có thêm ý tưởng và cách làm chuẩn mực. Mời thầy cô tham khảo Bài thu hoạch tập huấn lớp 2 sách Cánh Diều đầy đủ các môn, để nhanh chóng hoàn thiện bài thu hoạch cho mình một cách tốt nhất nhé!

Video liên quan