Bài toán về thấu kính hội tụ lớp 9

Bài viết Phương pháp giải bài tập xác định tiêu cự của thấu kính với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Phương pháp giải bài tập xác định tiêu cự của thấu kính.

Phương pháp giải bài tập xác định tiêu cự của thấu kính cực hay

Phương pháp giải:

Học sinh cần nắm được kiến thức về định lí Ta – lét và công thức thấu kính.

1. Định lý Ta-lét trong tam giác.

Quảng cáo

Nếu một đường thẳng song song với một cạnh của tam giác và cắt hai cạnh còn lại thì nó định ra trên hai cạnh đó những đoạn thẳng tương ứng tỉ lệ.

2. Thấu kính hội tụ

- Ảnh thật

Ảnh ảo

Quảng cáo

3. Thấu kính phân kì

Trong đó: d là khoảng cách từ vật đến thấu kính

d’ là khoảng cách từ ảnh đến thấu kính

f là tiêu cự của thấu kính

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1

Một vật sáng AB đặt trước thấu kính hội tụ có tiêu cự f, vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ, điểm A nằm trên trục chính. Vật sáng AB qua thấu kính cho ảnh thật A’B’. Chứng minh rằng

Lời giải:

AB//A’B’ áp dụng định lí Ta-lét ta có

Tứ giác OABI là hình bình hành [ vì có AB//OI, BI//AO] có một góc vuông là góc A, vậy là hình chữ nhật, và cho ta: OI=AB.

A’B’ // OI. Áp dụng định lí Ta-lét ta có

Từ [1] và [2] suy ra:

Quảng cáo

Ví dụ 2

Một thấu kính hội tụ có tiêu cự f. Đặt một vật AB trước thấu kính, cho AB vuông góc với trục chính, cách thấu kính một khoảng OA < f. Đặt OA = d, khoảng cách từ thấu kính đến ảnh cách thấu kính là d’. Chứng minh:

Lời giải:

Tứ giác OABI là hình bình hành[ vì có AB//OI, BI//AO] có một góc vuông là góc A, vậy là hình chữ nhật, và cho ta: OI=AB.

AB//A’B’ áp dụng định lí Ta-lét ta có

A’B’ // OI. Áp dụng định lí Ta-lét ta có

[2]

Từ [1] và [2] suy ra:

Quảng cáo

Ví dụ 3

Một vật sáng AB đặt trước thấu kính phân kì có tiêu cự f, trên trục chính và vuông góc với thấu kính, cách thấu kính một khoảng OA=d. Gọi d’=OA’ là khoảng cách từ thấu kính đến ảnh A’B’. Chứng minh rằng:

Lời giải:

Tứ giác OABI là hình bình hành[ vì có AB//OI, BI//AO] có một góc vuông là góc A, vậy là hình chữ nhật, và cho ta: OI=AB.

AB//A’B’ áp dụng định lí Ta-lét ta có

A’B’ // OI. Áp dụng định lí Ta-lét ta có

[2]

Từ [1] và [2] suy ra:

Bài tập trắc nghiệm tự luyện

Câu 1. Một tia sáng chiếu đến thấu kính hội tụ. Tia sáng có phương song song trục chính của thấu kính, tia ló cắt trục chính tại một điểm cách quang tâm O của thấu kính 15cm. Tiêu cự của thấu kính này là:

  1. 7,5cm
  1. 15cm
  1. 30cm
  1. 10cm

Lời giải:

Đáp án: B

Tia sáng có phương song song trục chính của thấu kính thì tia ló cắt trục chính tại tiêu điểm F’ của thấu kính. Vì vậy tiêu cự của thấu kính là 15cm.

Câu 2. Một điểm sáng S đặt trước thấu kính phân kì L cho ảnh S’. Biết khoảng cách từ vật và ảnh đến thấu kính là 24cm và 6cm. Tiêu cự của thấu kính là:

  1. 6cm
  1. 7cm
  1. 8cm
  1. 9cm

Lời giải:

Đáp án: C

Áp dụng công thức thấu kính phân kì

Câu 3. Một điểm sáng S đặt trước thấu kính hội tụ L và cách thấu kính 20cm. Trên màn chắn cách thấu kính 12cm người ta thu được ảnh S’. Tiêu cự của thấu kính là:

  1. 12cm
  1. 9,5cm
  1. 10cm
  1. 7,5cm

Lời giải:

Đáp án: D

Vì ảnh S’ có thể hứng được trên màn chắn, nên S’ là ảnh thật.

Áp dụng công thức:

Câu 4. Một điểm sáng S đặt trước thấu kính hội tụ L và cách thấu kính 10cm. Ảnh của S qua thấu kính L là ảnh ảo và cách thấu kính 30cm. Tiêu cự của thấu kính là:

  1. 30cm
  1. 20cm
  1. 15cm
  1. 12cm

Lời giải:

Đáp án: C

Vì ảnh là ảnh ảo. Áp dụng công thức thấu kính hội tụ với ảnh ảo ta có

Câu 5. Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ và cách thấu kính 10cm. Ảnh ảo A’B’ của vật qua thấu kính cao gấp 4 lần vật. Tiêu cự của thấu kính là:

  1. 13,3cm
  1. 14,2cm
  1. 15,5cm
  1. 16cm

Lời giải:

Đáp án: A

ảnh cao gấp 4 lần vật nên khoảng cách từ ảnh đến thấu kính gấp 4 lần khoảng cách từ vật đến thấu kính

\=> d' = 40 cm

Vì ảnh là ảnh ảo. Áp dụng công thức thấu kính hội tụ với ảnh ảo ta có

Câu 6. Qua thấu kính hội tụ, vật AB có ảnh là A'B' có độ lớn bằng vật. Hỏi tiêu cự của thấu kính trên bằng bao nhiêu? Biết rằng ảnh A'B' cách thấu kính một khoảng d' = 16 cm.

Lời giải:

Ảnh có độ lớn bằng vật nên đây là ảnh thật và khoảng cách từ ảnh đến thấu kính bằng khoảng cách từ vật đến thấu kính. Suy ra d = 16cm

Áp dụng công thức:

\=> f = 8 cm

Vậy tiêu cự thấu kính là 8cm

Câu 7. Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ và cách thấu kính 15cm tạo ảnh A’B’ ngược chiều với vật. Biết A’B’ = 4AB. Không sử dụng công thức thấu kính, em hãy vẽ hình và xác định tiêu cự của thấu kính.

Lời giải:

ảnh A’B’ ngược chiều với vật nên đây là ảnh thật

ΔA’OB’ ~ ΔAOB

\=> OA' = 4 . OA' = 60cm

- ΔOF’I ~ ΔA’F’B’

\=>

Thay A’B’ = 4AB và OA’ = 60cm vào [1]

\=> OF' = 20cm

Vậy tiêu cự của thấu kính là 20cm

Câu 8. Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ và cách thấu kính 12cm tạo ảnh A’B’ cao gấp 3 lần vật và cùng chiều với vật. Không sử dụng công thức thấu kính, em hãy vẽ hình và xác định tiêu cự của thấu kính.

Lời giải:

Vì ảnh lớn hơn vật và cùng chiều với vật, nên ảnh này là ảnh ảo

ΔA’OB’~ ΔAOB

− ΔOF’I ~ ΔA’F’B’

\=> F’A’ = 3.OF’

\=> F’O + OA’ = 3.OF’ => OA’ = 2.OF’

\=> OF’ = 18cm

Câu 9. Đặt vật AB cao 12cm vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ [A nằm trên trục chính] và cách thấu kính 24cm thì thu được một ảnh thật cao 4cm. Vẽ hình và tính tiêu cự của thấu kính. [không sử dụng công thức thấu kính]

Lời giải:

Khoảng cách từ ảnh đến thấu kính hội tụ là:

ΔOAB ~ ΔOA'B' suy ra

Xét hai tam giác OIF' và A'B'F' ta có:

OIF' ~ A'B'F' Do OI = AB nên:

Do OI = AB nên:

\=> OF' = f = 6 [cm]

Vậy tiêu cự của thấu kính là 6cm

Câu 10. Một vật sáng AB dạng đoạn thẳng được đặt tại một vị trí trước một thấu kính hội tụ, sao cho AB vuông góc với trục chính của thấu kính và A nằm trên trục chính. Qua thấu kính ta thu được một ảnh thật lớn gấp 2 lần vật. Sau đó, giữ nguyên vị trí vật AB và dịch chuyển thấu kính dọc theo trục chính, theo chiều ra xa vật một đoạn 10cm, thì thấy ảnh của nó cũng dịch chuyển đi một đoạn 10cm so với vị trí ảnh ban đầu. Tính tiêu cự f của thấu kính.

Lời giải:

Gọi ảnh của AB qua thấu kính lúc ban đầu là A’B’. Ảnh của AB qua thấu kính lúc sau là A’’B’’.

- Gọi khoảng cách từ vật đến thấu kính lúc đầu và lúc sau là d và d1, khoảng cách từ ảnh đến thấu kính lúc đầu và lúc sau là d’ và d’1.

Ban đầu vật cho ảnh thật nên d > f. Mà d1 = d + 10 suy ra d1 > f. Hay ảnh A’’B’’ cũng là ảnh thật.

Áp dụng công thức thấu kính hội tụ với ảnh thật ta có

Ban đầu ảnh cao gấp 2 lần vật

\=> d' = 2d

Ta có:

[1]

- Sau khi dịch thấu kính 10cm thì : d1 = d + 10.

Giả sử ảnh A''B'' di chuyển ra xa thấu kính 10cm => d’1 = d’

Thay vào [*]

[*] và [**] mâu thuẫn nhau

Vậy ảnh A’’B’’ dịch chuyển lại gần thấu kính hơn

O’A” = OA’ - 10 - 10 = OA’ - 20

hay: d1' = d' - 20 =2d -20

.

Ta có phương trình:

- từ [1] và [2] suy ra

\=> 3d2 - 300 = 3d2 - 10d

\=> d = 30

Thay vào [1]

\=> f = 20cm

Vậy tiêu cự thấu kính là 20cm

Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 9 có đáp án và lời giải chi tiết khác:

  • Dạng 8: Cách vẽ ảnh của vật qua thấu kính phân kì cực hay
  • Dạng 10: Cách giải bài tập xác định vị trí của vật đến thấu kính cực hay
  • Dạng 11: Cách giải bài tập xác định vị trí của ảnh qua thấu kính cực hay
  • Dạng 12: Cách xác định hệ số phóng đại của ảnh qua thấu kính cực hay
  • Dạng 13: Phương pháp giải bài tập về kính lúp cực hay
  • Dạng 14: Cách xác định hệ số phóng đại của ảnh qua kính lúp cực hay
  • Dạng 15: Phương pháp giải bài tập về máy ảnh cực hay
  • Dạng 16: Cách giải bài tập về máy ảnh nâng cao cực hay

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Vật Lí lớp 9 hay khác:

  • Giải bài tập Vật lý 9
  • Giải sách bài tập Vật Lí 9
  • Giải VBT Vật Lí 9
  • Đề thi Vật Lí 9
  • Gói luyện thi online hơn 1 triệu câu hỏi đầy đủ các lớp, các môn, có đáp án chi tiết. Chỉ từ 200k!

Săn SALE shopee tháng 12:

  • Đồ dùng học tập giá rẻ
  • Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L'Oreal mua 1 tặng 3
  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 9 có đáp án

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại //tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 9 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình Vật Lý lớp 9.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Thấu kính hội tụ là gì lớp 9?

Thấu kính hội tụ là thấu kính có màu trong suốt, với phần rìa mỏng hơn phần giữa. Chúng thường được giới hạn bởi hai mặt cầu hoặc một mặt phẳng và một mặt cầu. Đây là thấu kính mà chùm tia sáng sau khi đi qua kính sẽ hội tụ tại một điểm.

D 0 là thấu kính gì?

Ký hiệu của tiêu cự là chữ f. Người ta quy ước: Thấu kính hội tụ có tiêu cự dương, f > 0. Thấu kính phân kì có tiêu cự âm, f < 0.

Quan tâm của thấu kính là gì?

Quang tâm: [O] là điểm chính giữa thấu kính, mọi tia sáng đi qua quang tâm O của thấu kính đều truyền thẳng. Trục chính: là đường thẳng qua quang tâm O và vuông góc với mặt thấu kính. Tiêu điểm: [F, F'] là điểm hội tụ của chùm tia sáng đi qua thấu kính hoặc phần kéo dài của chúng.

Có bao nhiêu loại thấu kính?

Các loại thấu kính.

Thấu kính lồi kép đối xứng..

Thấu kính hai mặt lồi không đối xứng..

Thấu kính lồi..

Thấu kính khum dương..

Thấu kính hai mặt lõm đối xứng..

Thấu kính hai mặt lõm không đối xứng..

Thấu kính lõm Plano..

Thấu kính khum âm..

Chủ Đề