Bài văn bá đạo của học sinh hải phòng

Thông thường, học sinh tiểu học từ lớp 2 trở đi sẽ làm quen với môn Tập làm văn để trau dồi thêm khả năng sáng tạo và rèn luyện tiếng Việt.

Tuy nhiên, vì đầu óc còn non nớt và tùy vào suy nghĩ của từng em, mà các dòng chữ cũng theo đó có nhiều khác biệt với suy nghĩ của người lớn.

Ý nghĩa qua ngòi bút, góc nhìn của trẻ thơ cứ thế là đề tài khiến bao người phải phì cười vì hài hước có, ngô nghê cũng chẳng thiếu.

Hãy cùng đọc những bài văn bá đạo tả gia đình của trẻ em sau để có những giây phút thư giãn thật vui vẻ nhé!

1. Bài văn hớt lẻo chuyện bố ngắm các cô chân dài

Bài văn của bé tiểu học này đã vô tình phơi bày hết các thói hư tật xấu của bố, từ chuyện mê game đến cả việc ngắm các cô chân dài ở ngoài đường.

Nhiều người sau khi đọc xong bài văn đã đồng tình cho rằng: Đây là bài văn gây chia rẽ tình cảm gia đình nhất năm.

Một số cư dân mạng còn hài hước nhận xét, em học sinh tiểu học này chắc chắn đã viết văn trong lúc giận hờn bố nên mới kể bằng sạch tật xấu.

Kể một thôi, một hồi, có lẽ em cũng sợ bị bố đánh đòn nên lại nịnh ngay bằng một câu bày tỏ tình cảm cực ngọt ngào.

Bài văn bá đạo của em học sinh tiểu học

Nội dung bài văn cụ thể như sau:

“Năm nay bố em 39 tuổi. Bố em sống mũi cao, mắt to, tóc bạc. Cao 3m2 chia đôi. Sở thích của bố em là chơi cờ tướng và game.

Suốt ngày dán mắt vào điện thoại chơi các kiểu. Đến buổi trưa khi mẹ và em đi ngủ thì bố em len lén xách giày đi đá bóng đến tối mới về.

Mẹ dậy không thấy bố thì bảo về cho một trận no đòn. Bố em cứ nhìn thấy chân dài là rất thích. Em rất yêu bố em.”

Được biết, bài văn này được viết từ năm 2015 nhưng đến nay cộng đồng mạng vẫn chia sẻ lại.

Nhiều người không khỏi thắc mắc, sau khi đọc xong bài văn bất hủ này của con, không biết bà mẹ có tăng xông mà mắng chồng không nữa.

Dù cái kết ra sao thì có một điều mà ai cũng phải phì cười công nhận. Đó là đọc văn của trẻ nhỏ hài hước chẳng kém chương trình Gặp nhau cuối tuần.

2. Bài văn tả ông nội siêu bá đạo: ông chỉ cần “ho” 1 tiếng là tất cả trở về bình thường

Bài văn tả ông nội của một bạn học sinh tiểu học và loạt chi tiết “bá đạo” khi bạn ấy miêu tả về ông nội khiến ai cũng cười ngả nghiêng.

Bài văn tả ông nội siêu bá đạo của học sinh Tiểu học

Nội dung của bài văn như sau: “Trong gia đình, em yêu quý và thần tượng nhất là ông nội. Trong nhà, ông rất có tiếng nói. Bố mẹ em cãi nhau, chỉ cần ông ho 1 cái là tất cả trở về bình thường. Bà cũng sợ ông cả em rất nể ông.

Ông về hưu rồi nên chẳng làm gì cả, suốt ngày chỉ hái hoa, thưởng trà rồi trùm chăn ngủ. Đến bữa ăn thì ông chỉ ló đầu ra hỏi: “Cơm chín chưa bây? Tau đói lắm rồi'”.

Qua ngòi bút của học trò, ông nội là người rất quyền lực, chỉ cần gia đình có bất đồng, ông “ho” 1 tiếng thôi là mọi chuyện lại đâu vào đấy ngay. Ông được cả nhà từ bà tới bố mẹ và bạn ấy nể phục.

Bên cạnh đó, học trò còn tranh thủ “bóc phốt” ông mình chỉ hái hoa, thưởng trà, trùm chăn đi ngủ và đến bữa ăn mới ló đầu ra hỏi chuyện cơm nước.

Những hình ảnh này vô cùng gần gũi ở trong gia đình, qua đây cũng thấy được cái nhìn rất chân thật của học sinh về ông của mình.

3. Bài văn “kể xấu” bố quá chân thực của cậu bé cấp 1

Ai nấy đều đoán rằng, hẳn cậu bé phải rất yêu bố của mình mới có thể miêu tả hết sức chân thật và đáng yêu đến vậy.

Trẻ con luôn ngây thơ và thật thà từ suy nghĩ đến hành động. Vậy nên thời gian qua, không ít ông bố bà mẹ “khóc mếu” khi được phác họa siêu chân thực dưới ngòi bút của các con.

Nhiều người trêu rằng “một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ” thì văn miêu tả của trẻ phải bằng cả trăm thang thuốc. Bởi cứ đọc văn của trẻ là cười rũ rượi từ sáng đến chiều.

Bài văn tả về bố của một cậu bé tiểu học được hiện ra cực kỳ chân thật dưới ngòi bút của cậu con trai.

Bài văn tả bố của cậu con trai

Cụ thể bài văn như sau:

“Bố em năm nay đã 44 tuổi rồi. Bố làm ở bên cơ quan.

Bố trước kia rất hay uống rượu. Nhưng bố đã dừng rượu ngay khi bố biết bị bệnh. Màu da vàng, răng cũng hơi vàng.

Em đã xem vài cái ảnh lúc trẻ của bố. Em thấy lúc đám cưới và bây giờ bố đẹp trai nhất. Bố rất hiền và thương em lẫn em của em.

Bây giờ bố cũng khá già nên tóc đã có vài sợi bạc. Có bài nào khó em lại hỏi bố. Bố luôn ân cần giúp đỡ em. Bố giải rất dễ hiểu. Có lần em đã hỏi bố:

– Bố ơi, bố cao bao nhiêu và nặng bao nhiêu?

Bố cao bao nhiêu thì em không nhớ. Nhưng em vẫn nhớ lúc đó bố trả lời: “Bố 50 kg”. Rồi em hỏi tiếp: “Bố ơi, tại sao con thấp thế”.

Bố nói: “Có phải tại bố đâu, là do ông nội chứ”. Em hỏi tiếp: “Thế sao bác Tuấn cao thế”. Bố trả lời: “Vì bác giống bà”. Em liền bật cười.

Em rất yêu bố, bố là cứu tinh của em. Bố rất vui tính”.

Chân dung, tính cách và cả những thói quen thường ngày của bố cậu bé đều được miêu tả hết sức chân thật qua từng câu văn.

Miêu tả có phần phũ phàng là vậy nhưng khi đọc đến đoạn sau, dân tình mới càng thấy rõ nét hơn về người bố vui tính của cậu bé.

Đọc từng câu từng chữ trong bài, ai cũng bày tỏ bật cười vì quá hài hước. Dù kể xấu bố thế thôi chứ chắc hẳn cậu con trai phải yêu bố lắm thì mới viết được bài văn đáng yêu về bố mình như vậy, đặc biệt là câu chốt mới ấm lòng làm sao.

4. Bài văn bóc phốt “mẹ thích ăn diện” của học sinh tiểu học

Bài văn miêu tả mẹ đầy đáng yêu và chân thật của em học sinh tiểu học đã chiếm được cảm tình từ đông đảo cư dân mạng.

Với mỗi đứa trẻ đang ở độ tuổi tiểu học, tiếng Việt và Tập làm văn luôn là môn học để các em thoải mái bay bổng, viết ra những suy nghĩ thật như đếm của bản thân.

Cũng chính từ đây, nhiều phụ huynh trở thành đối tượng để chúng thỏa sức “bóc phốt”. Điển hình mới đây, trên mạng xã hội lan truyền bài văn của một học khi được ra đề bài tả về mẹ của mình.

Cụ thể khi được giao đề tài tả người thân, học sinh này đã chọn mẹ và có những dòng miêu tả thật hơn chữ thật nhưng cũng vô cùng khôn khéo.

Bài văn tả mẹ của học sinh tiểu học

Bài văn được viết như sau:

“Mẹ em tên đầy đủ là A, dáng mẹ gầy, mắt đen, răng mẹ em trắng, tóc mẹ dài thơm. Mẹ em đã đeo kính. Mẹ em thích mua đồ như váy, áo cho em của em và em, mua guốc, giày, mỹ phẩm.

Mẹ thích ăn mặc diện, mẹ em thích ăn món như rau, quả nhập khẩu, nước ấm với mật ong, bưởi. Mẹ em cũng rất ít ăn cơm vì mẹ em sợ béo không mặc được váy.

Công việc mẹ thường làm là đi ủy ban, sáng đưa tiền cho em đi ăn sáng thi thoảng úp mì tôm cho em của em, quan trọng một điều là mẹ em rất yêu bố em, bố mẹ em chưa bao giờ cãi nhau mà nhiều gia đình không làm được điều đó.

Em rất yêu mẹ của em”, nguyên văn bài tập của em học sinh.

Bài văn của học sinh không khác gì một trang nhật ký “tố cáo” mẹ, từ việc thích ăn diện đến ăn đồ nhập khẩu, ít ăn cơm vì sợ béo.

Tuy vậy, điều khiến dân mạng vừa buồn cười vừa ngưỡng mộ về gia đình cô bé khi đọc bài văn này là: “mẹ em rất yêu bố em, bố mẹ em chưa bao giờ cãi nhau mà nhiều gia đình không làm được điều đó”.

Câu chốt hạ phía trên quả là làm cho người lớn ngẫm nghĩ ít nhiều và cũng lia lịa gật đầu đồng ý với cô bé.

Bởi trong cuộc sống hôn nhân ít nhiều cũng phải xảy ra cãi vã giữa vợ và chồng, tuy nhiên gia đình của cô bé lại không xảy ra điều đó hoặc những lúc bố mẹ có xích mích, họ lại cẩn trọng không để con biết hoặc nghe thấy.

5. Bài văn miêu tả mẹ của cậu bé tiểu học với loạt khuyết điểm

Dù kể được rất nhiều tật xấu của mẹ, lại còn từng bị chửi mắng nhiều lần nhưng cậu nhóc vẫn màn kết bài cực ấm áp.

Bài văn miêu tả hàng loạt các khuyết điểm của mẹ

Nguyên văn bài làm như sau:

“Mẹ lại đến đây để chửi tôi đây. Mẹ được ông bà tôi đẻ ra, từ đó mẹ là mẹ tôi. Mẹ được bao phủ bởi lớp mụn chi chít.

Mẹ tầm 36 tuổi. Mẹ là người yêu động vật. Như khi con mèo gặp, mẹ đá như cầu thủ bóng đá. Mẹ hơi thấp có 1 mét 50.

Trông mẹ có vẻ chậm đấy nhưng chậm thật. Tôi rất yêu mẹ tôi”.

Sau một hồi kể xấu mẹ, cậu nhóc này bất ngờ chốt hạ bằng một câu bày tỏ tình cảm đầy ngọt ngào.

Đây quả thực là pha bẻ lái ngoạn mục, khiến dân mạng không thể nhịn cười. Có thể thấy, bài văn miêu tả mẹ của cậu bé khi tuân theo bố cục nào cả nhưng lại vô cùng dễ thương bởi những lời lẽ thật thà.

Qua bài văn cũng có thể thấy tình cảm mà cậu bé dành cho mẹ, bên cạnh đó, cộng đồng mạng lại quan ngại và khuyên bà mẹ nên nhẹ nhàng với con hơn để lần sau tránh bị “bóc phốt” công khai.

6. Bài văn miêu tả mẹ với loạt chi tiết “bá đạo”

Sự ngây ngô của các em học sinh tiểu học thường khiến cho người lớn chúng ta không khỏi bật cười.

Mới đây, một bài văn miêu tả với nhân vật chính là người mẹ gây chú ý trên MXH vì những lời văn hết sức hồn nhiên mà không kém phần thực tế.

Bài văn tả mẹ với những miêu tả chân thực

Bài viết có nội dung như sau:

“Mẹ em sinh năm 1989. Mẹ em lùn, tóc hơi nâu. Nước da trắng hồng. Mặt mẹ tròn và đầy đủ mắt, mũi, miệng, lông mi, lông mày, tai. Mắt mẹ rất sáng, sáng nhất khi nhặt được tiền.

Bình thường ngửi hoa thì mẹ chẳng ngửi được gì nhưng ngửi thức ăn thì rất thính. Tai mẹ có mấy cái lỗ vì mới tháo khuyên tai. Bụng mẹ có vết khâu mà đợt trước không đẻ mổ.

Chân mẹ to vì mỡ rất lắm. Mẹ hay cho em bé bú. Mỗi khi cho bú, mẹ cho bú ti bên trái chứ không cho bú bên phải. Mỗi khi xem điện thoại mẹ xem cái gì bổ ích không xem toàn thấy xem lai chim [livestream – PV] bán quần áo.”

Có thể thấy, người mẹ qua lời kể của em học sinh này vừa nhiều điểm tốt nhưng cũng không ít điểm “bá đạo”.

Cụ thể, bên cạnh những ưu điểm như màu tóc nâu, nước da trắng hồng thì mẹ còn tồn tại những điều “bá đạo” như:

“Mắt sáng khi nhặt được tiền, ngửi thức ăn cực kỳ “thính”, có mấy lỗi đeo khuyên tai cùng lúc, xem điện thoại thì toàn xem livestream bán quần áo…”

Ngoài ra, em học sinh này cũng không quên chú ý đến những vết khâu trên bụng mẹ, những khuyết điểm của mẹ do sinh em bé hay những điều mẹ làm để chăm sóc cho gia đình.

7. Bài văn của học sinh lớp 4 tả “mặt mẹ như con khủng long vồ em ăn thịt”

Năm 2014, giáo viên giao bài kiểm tra với nội dung “Tả người thân trong gia đình”, một học sinh nữ lớp 4 đã tả lại cảnh mẹ đánh một cách dữ dằn.

Bài văn tả mẹ của học sinh lớp 4

Nguyên văn như sau: “Hôm đó, mẹ em tặng cho em hai quả tét vào mông. Thì ra, cô giáo đã nói với mẹ em là:

– Chị ơi, con chị [giờ nào cũng xin cô đi xì mũi thôi] học tiếng Việt kém lắm.

– À, thế à! Mẹ em đáp lại với vẻ mặt như một “con sư tử hà đông”.

Lúc đánh em, mặt mẹ như con “khủng long” đang định vồ lấy em để ăn thịt”.

Theo chia sẻ của giáo viên chủ nhiệm, học sinh nữ có bài văn tả mẹ “bá đạo” này là một người thông minh, cá tính và rất hài hước.

Em hay làm trò cười cho các bạn khác và khá thân thiết với thầy cô giáo. Bài văn tả mẹ với hình ảnh so sánh mặt mẹ như con sư tử Hà Đông, con khủng long… đã khiến nhiều phụ huynh bật cười.

Tuy nhiên, cũng có không ít bà mẹ… giật mình vì “nguy cơ con gái mình sẽ tả mẹ như vậy”.

8. Bài văn tả mẹ không đẹp nhưng ai cũng phải ngước nhìn

Trên diễn đàn Chúng tôi yêu giáo dục tiểu học vừa chia sẻ bài văn tả mẹ hài hước của thành viên tên Tạ Văn Khôi. Bài văn này nhanh chóng thu hút được sự chú ý của nhiều người.

Bài văn tả mẹ do thành viên Tạ Văn Khôi chia sẻ.

Bài văn có nội dung như sau:

“Mẹ em tên Hiền. Mẹ không xinh lắm nhưng bác bán thịt lợn đầu ngõ vẫn phải ngước nhìn.

Mẹ rất chăm chỉ. Ngày nào mẹ cũng làm việc từ tinh mơ đến khi chiều tối. Nếu mẹ của bạn Trần Nhật Minh là ngọn gió thì mẹ em là cơn lốc.

Mẹ về đến nhà là cuốn sạch cái sân đầy lá mít cùng sỏi đá lẫn trái sấu non mà chúng em bày ra ban chiều.

Mẹ cuốn đàn lợn vào giấc ngủ sâu êm đềm, quần áo lấm lem bùn đất vào chậu giặt. Tóm lại mẹ có thể cuốn tất cả trừ một người lúc nào cũng say mèm là bố em.

Mẹ rất khéo tay. Luống rau mẹ cuốc chẳng cần gieo hạt gì sau dăm hôm đã mọc đầy những ngọn rau giền cơm.

Rau giền cơm mẹ nấu có kèm vài ngọn rau sam ngon lắm! Ngoài canh rau, mẹ còn biết luộc trứng, luộc cả thịt. Món luộc của mẹ chẳng bao giờ bị mặn cả. Ngon lắm!”.

Sau khi đọc xong bài văn tả mẹ hết sức chân thực và sinh động này, nhiều thầy cô giáo, phụ huynh học sinh đã tỏ ra thích thú và đưa ra các ý kiến phản hồi.

9. Bài văn tả bà nội suốt ngày ngồi lướt Facebook

Tập làm văn là yếu tố đánh giá khả năng học tập của học sinh tiểu học. Những thế hệ 8x, 9x có lẽ vẫn nhớ bài văn tả ông bà luôn gắn với “mái tóc bạc phơ, miệng móm mém, đôi mắt hiền từ”.

Thế nhưng ở thời đại hiện nay, nhiều hình tượng ông bà kiểu mới đã xuất hiện.

Trong bài văn kể về người thân trong gia đình của một học sinh tiểu học được chia sẻ mới đây đã khiến cư dân mạng cười bò vì những chi tiết “bá đạo”.

Học trò này miêu tả về bà nội bằng tất cả những gì chân thực nhất, giải dị nhất nhưng cái kết khiến ai cũng cười ngả nghiêng.

Bài văn chỉ vỏn vẹn mấy câu nhưng khiến cư dân mạng phải ‘cười ra nước mắt’.

Cụ thể, bạn học sinh cho hay:

“Nhà em có nuôi một bà nội suốt ngày ngồi lướt Facebook. Ngày nào bà cũng điện thoại nói chuyện với cô tận 3 tiếng, có hôm mải buôn quá không tắt bếp nên cháy cả nồi.

Da của bà nhăn nheo. Răng bà trắng, vàng hoặc đen. Bà cũng thỉnh thoảng dạy em học bài. Em rất yêu quý bà em”.

Không chỉ bóc phốt bà có đam mê Facebook mà bạn nhỏ còn khẳng định bà ngày nào cũng buôn điện thoại với con gái. Thậm chí bà còn mải buôn chuyện đến mức cháy cả nồi khiến dân tình chỉ biết cười ra nước mắt.

Người cháu cũng không quên thêm vào những câu văn miêu tả ngoại hình của bà ‘da của bà nhăn nheo’, răng của bà có tới 3 màu trắng, vàng hoặc đen.

Nhưng ngoài những lúc buôn chuyện ra thì thỉnh thoảng bà vẫn dạy bạn nhỏ học bài. Dù bài văn là ‘bóc phốt’ bà từ đầu đến cuối nhưng bạn học sinh vẫn khẳng định rất yêu quý bà của mình.

Ngay sau khi được chia sẻ bài văn đã thu hút sự chú ý lớn từ cư dân mạng. Nhiều người không khỏi bật cười trước những câu từ hài hước của bạn nhỏ.

Một số cư dân mạng còn đùa vui rằng, bà nội mặc dù có tuổi nhưng vẫn rất xì-teen. Điều này cũng là niềm vui với con cháu.

10. Bài văn của cậu bé lớp 1 miêu tả cả ‘phây búc của mẹ’

Bài văn của cậu bé được mẹ chia sẻ lên mạng xã hội khiến nhiều người phải bật cười vì ngôn từ siêu lầy lội cùng những câu văn tả thực đến từng chi tiết.

Bài văn miêu tả phây búc của mẹ

Cậu bé tiết lộ mẹ làm giáo viên nên đôi khi bị bệnh nghề nghiệp:

“Mỗi khi em được nghỉ học, em hay chạy ra sân chơi bắn súng nước với anh của em.

Mẹ em đi ra quát to: “Đi vào lớp nhanh lên” , quát xong mẹ em lại bẩu [bảo] ‘à quên, đi vào nhà nhanh lên”.

Chỉ mới học lớp 1 mà cậu bé này đã có tài quan sát cực kỳ tốt khi miêu tả đủ mọi trạng thái của bố mẹ trong ngày.

Thậm chí cậu bé còn kể:

“Phây búc của mẹ em tên là Hạnh Tồ còn của bố em là Chi Cồ. Mỗi khi đi làm về mẹ hay bẩu: ‘Chi Cồ ơi, hôm nay ở lớp mệt quá, Chi Cồ nấu ăn nhé’.

Xong bố em lại bẩu ‘không nấu được, thế có ăn được không?’. Mẹ em bẩu ‘ăn tốt’, xong bố em lại bẩu ‘khôn thế’.

11. Bài văn tiểu học tả chuyện ở nhà khiến cô giáo mời phụ huynh lên gấp

Gần đây, cộng đồng mạng đang truyền tay nhau một bài văn bị cô giáo chấm điểm 1 và để lại lời phê: “Mai mời phụ huynh lên gặp cô!”.

Bài văn của một học sinh lớp 3, kể về nghề nghiệp “khó nói” của mẹ mình và khiến bất kỳ ai cũng phải bật cười khi đọc.

Bài văn của cậu bé khiến cô giao phải mời phụ Huynh

Nguyên văn bài văn như sau:

“Công việc của mẹ em là làm nội trợ. Hàng ngày khi kim ngắn chỉ vào số 6, kim dài chỉ số 3 là cả nhà phải giữ im lặng cho mẹ làm việc.

Có lần em và em trai em đùa nghịch rõ to đã bị mẹ tát cho mỗi đứa một cái và bảo “chúng mày im đi không, nhầm hết bảng phách của tao bây giờ”.

Trong lúc làm việc mẹ em rất tập trung, thỉnh thoảng lại nói “một nhân bảy mươi bạch thủ, tổng chia hết cho 3, l‌ô rơi”.

Mẹ bảo phải học toán thật giỏi mới làm được. Hôm em xem trên vô tuyến có chú chim bồ câu đưa thư, em lại nhớ đến mẹ cứ hay quát bố “chuyển giấy cho nhà Dung Phượng chưa, có mỗi việc đấy mà quên suốt thế, nó n‌ổ cho một cái thì bán nhà ra đê mà ở”.

Sợ bố hay quên lại phải bán nhà ra đê nên em đã nảy ra một suy nghĩ bảo với mẹ “mẹ ơi mẹ nuôi chim bồ câu đi, mẹ buộc giấy vào chân chim bồ câu để nó chuyển giấy đến nhà bác Phượng đi, nó n‌ổ một cái thì không phải bán nhà, con sợ ra đê lắm”.

Mẹ định giơ tay tát em đã chạy kịp “nó mà bay đến đồn công an thì chết tao à”. Mẹ bảo có ai hỏi thì phải bảo là “tao làm nội trợ”.

Còn công việc của bố em là đi đánh bài và nấu cơm cho cả nhà”.

Trong rất nhiều bình luận để lại dưới bài văn, phần lớn không đồng ý với điểm 1 mà cô giáo dành cho em học sinh.

Bởi cộng đồng mạng cho rằng bài văn tả rất chân thực, cô giáo cũng dạy học sinh không được nói dối nên bé chỉ tả đúng những chuyện trong nhà.

Dù có sai chính tả đôi chút nhưng việc bị mời phụ huynh lên gặp là không đáng.

Ngoài ra, công việc “lô đề, cờ bạc” của bố mẹ nếu có như trong bài viết cũng là sự phạm pháp của bố mẹ, chứ không liên quan gì đến học sinh.

Thậm chí nhiều cư dân mạng còn mạnh dạn tự chấm điểm cho bài văn là 6 điểm. Rất khó có thể đánh giá một cô cậu học trò tiểu học chỉ qua một bài văn, nhất là ở độ tuổi còn quá bé như các em.

Hơn nữa, Tập làm văn là bộ môn giúp mỗi trẻ có thêm thời gian để rèn luyện, trau dồi hơn khả năng tiếng Việt của bản thân. Vì thế, hãy xem việc đọc được một bài văn hài hước như đang “nạp” 10 thang thuốc bổ để tinh thần sảng khoái, tươi vui nhé.

Chủ Đề