Bài văn về ước mơ làm dược sĩ năm 2024

Ngành Dược luôn là một trong những ngành nghề thu hút nhiều thí sinh theo đuổi bởi vì sứ mệnh cao cả của nó. Dược sĩ không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thuốc men cho bệnh nhân, mà còn góp phần giáo dục và tư vấn về sử dụng thuốc đúng cách. Họ là những chiến sĩ thầm lặng đứng sau lưng người bệnh, sẵn sàng cống hiến và hy sinh vì cộng đồng.

Hãy cùng Trường Trung Cấp Y Dược Vạn Hạnh tìm hiểu ngay sau đây!

Nghề dược sĩ – sứ mệnh cao cả

Nghề dược sĩ là một trong những nghề đòi hỏi sự tận tâm và trách nhiệm rất cao. Tuy nhiên, đổi lại họ có cơ hội đóng góp to lớn cho xã hội và cứu giúp sinh mạng con người.

Chúng ta đều biết rằng, vai trò tư vấn và hướng dẫn đúng đắn cho người dùng của dược sĩ vô cùng quan trọng. Họ phải nắm chắc kiến thức dược lý, cách kê đơn và tư vấn cho bệnh nhân một cách khoa học. Hơn nữa, dược sĩ cũng là cầu nối giữa công ty dược với người bệnh. Họ là người trực tiếp tư vấn và giới thiệu các sản phẩm thuốc đến người tiêu dùng. Do đó, yếu tố đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm với xã hội là điều vô cùng quan trọng đối với mỗi dược sĩ.

Lý do nên chọn trở thành dược sĩ

Có rất nhiều lý do khiến ngành Dược trở thành sự lựa chọn hấp dẫn của rất nhiều bạn trẻ Việt Nam hiện nay. Dưới đây là một số lý do chính:

Công việc ý nghĩa, mang lại giá trị nhân văn

Như đã nói ở trên, dược sĩ có cơ hội đóng góp lớn cho cộng đồng bằng cách bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho người dân. Đây chính là động lực lớn nhất thúc đẩy các bạn trẻ lựa chọn theo đuổi con đường này. Bởi lẽ, không có gì ý nghĩa hơn việc được làm những điều có ích cho đời.

Thu nhập ổn định, môi trường làm việc chuyên nghiệp

So với nhiều ngành nghề khác, thu nhập của dược sĩ ở mức khá cao và ổn định. Theo thống kê, mức lương trung bình của dược sĩ dao động từ 7 – 15 triệu đồng/tháng tùy theo kinh nghiệm và vị trí làm việc. Bên cạnh đó, ngành Dược cũng được đánh giá cao về môi trường làm việc chuyên nghiệp, mức độ ổn định việc làm.

Cơ hội phát triển sự nghiệp đa dạng

Sự nghiệp của dược sĩ không chỉ dừng lại ở phạm vi bán thuốc. Sau khi tốt nghiệp, các dược sĩ có thể làm việc tại các cơ sở y tế, trung tâm nghiên cứu dược phẩm, công ty sản xuất kinh doanh dược phẩm hoặc mở nhà thuốc riêng.

Cơ hội việc làm cũng rất đa dạng như điều dưỡng, tư vấn viên, chuyên viên về dược phẩm… Hơn nữa, dược sĩ cũng có thể học tập, nghiên cứu để vươn tới những vai trò lãnh đạo hàng đầu như giám đốc sở y tế hay bệnh viện.

Thời gian đào tạo ngắn, chi phí phù hợp

Thời gian đào tạo dược sĩ chỉ mất 3 năm, thấp hơn so với nhiều ngành y dược khác. Điều này giúp các bạn sớm có bằng cấp và bắt đầu công việc. Mặt khác, học phí của các trường trung cấp dược cũng tương đối mềm so với đại học. Vì thế, theo học ngành Dược là sự lựa chọn tối ưu dành cho nhiều gia đình có điều kiện kinh tế eo hẹp.

Như vậy, có thể thấy ngành Dược mang đến nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn cho các bạn trẻ. Đặc biệt, các dược sĩ còn được góp phần quan trọng cho sự phát triển của ngành y tế và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Trường Trung cấp Y Dược Vạn Hạnh sẽ là nơi giúp các bạn hoàn thành ước mơ trở thành dược sĩ. Đây là một trong những trường đào tạo dược sĩ hàng đầu tại TP.HCM với nhiều ưu điểm nổi bật:

  • Đội ngũ giảng viên có chuyên môn cao, phong phú kinh nghiệm
  • Cơ sở vật chất đầy đủ, trang thiết bị hiện đại
  • Giảng dạy chương trình tiên tiến, lấy người học làm trung tâm
  • Tổ chức các hoạt động thực hành, thực tập tại bệnh viện
  • Cơ hội học bổng, tham gia nghiên cứu khoa học
  • Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm cao

Ngoài cung cấp kiến thức chuyên ngành vững vàng, trường còn đặc biệt chú trọng giáo dục tinh thần nhân văn, trách nhiệm xã hội cho các học viên. Đó sẽ là phẩm chất quan trọng giúp các dược sĩ tương lai hoàn thành sứ mệnh của mình vì hạnh phúc cộng đồng.

Với những ưu điểm trên, Trường Trung cấp Y Dược Vạn Hạnh chắc chắn sẽ là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn. Hãy đăng ký nhập học để bắt đầu hành trình thực hiện ước mơ trở thành dược sĩ chuyên nghiệp của mình!

Để hiện thực hóa ước mơ, bà không ngại khó, vượt qua trở ngại tuổi tác để chinh phục tấm bằng đại học.

Tiếp nối ngọn lửa nghề giáo

Tốt nghiệp đại học ở tuổi “thất thập”, bà Lựu không giấu được niềm vui mừng khi ước mơ đã trở thành hiện thực. “Tôi rất vui và tự hào vì đã hoàn thành xong chương trình học để có tấm bằng tốt nghiệp chuyên ngành Dược mà mình yêu thích”, bà Lựu chia sẻ. Điều khiến nhà trường, giảng viên và sinh viên quý mến bà Lựu là ý chí và nghị lực vượt bậc trong học tập. “Quả ngọt” của sự nỗ lực là tấm bằng tốt nghiệp đại học Dược loại giỏi mà bà nhận được.

Bà Lựu tiết lộ, lý do khiến bà phấn đấu học tập chính là nghề giáo mà bà đã dành trọn tuổi thanh xuân để cống hiến. Cả cuộc đời gắn bó với nghề dạy học nên việc tiếp tục đi học ở tuổi nghỉ hưu đã giúp bà được tiếp tục sống trong không khí trường lớp, học trò. Bà Lựu kể, trước đây bà làm giáo viên dạy cấp tiểu học, sau khi về hưu bà đi học dược sĩ trung học rồi tiếp tục học lên bậc cao đẳng. Đến năm 2020 bà quyết định học lên bậc đại học để hiện thực hóa ước mơ trở thành dược sĩ và làm tấm gương để con cháu, học trò noi theo. Đặc biệt, việc học của bà có mục tiêu rõ ràng là để “theo kịp” ba người con đang công tác ở lĩnh vực y, dược.

Sinh sống tại xã Lợi Bình Nhơn [TP Tân An, tỉnh Long An], bà Lựu phải vượt quãng đường hơn 130km để học đại học. Cuối tuần, từ lúc 3 giờ sáng, bà Lựu khăn gói ra đường đón xe đò đi từ TP Tân An [Long An] đến TP Cần Thơ. Tuy tuổi cao, đường sá xa xôi, nhưng bà quyết tâm vượt khó và không vắng buổi học nào.

Nhớ lại hành trình đi học 4 năm qua, bà Lựu chia sẻ: “Việc học không khó, quan trọng là bản thân biết cố gắng, nỗ lực hết mình, đi học đầy đủ, tích cực nghe giảng và ghi chép. Bên cạnh đó tôi cũng dành thời gian chăm chỉ đọc sách, tìm ra phương pháp học phù hợp. Điều khiến bản thân tôi phấn chấn nhất chính là tình cảm mà thầy cô, bạn học dành cho. Tôi lớn tuổi nhất lớp, thậm chí là người có tuổi cao ở ngôi trường đại học, được thầy cô, mọi người rất yêu quý và sẵn sàng hỗ trợ trong việc học”.

Theo bà Lựu, một trong những động lực quan trọng nữa để bà học ngành Dược là hiện thực hóa ước mơ của người chồng quá cố. Bà Lựu nhớ lại, năm 48 tuổi chồng bà có nguyện vọng mở nhà thuốc để kiếm thêm thu nhập, vì kinh tế khi ấy rất khó khăn. Tuy nhiên, không may ông bị bệnh rồi qua đời, để lại ước mơ còn dang dở. Sau khi chồng mất, một mình bà tần tảo sớm khuya nuôi dạy ba người con ăn học. Nhờ sự chăm chỉ, chịu thương chịu khó, các con bà học hành thành đạt, công tác trong ngành Y, Dược tại tỉnh Long An. Con cái yên bề gia thất, bà quyết định học ngành Dược để tiếp nối ước mơ của chồng. Sau khi về hưu [55 tuổi], bà Lựu đăng ký học dược tá ở tỉnh Tiền Giang, sau đó học trung cấp dược sĩ rồi học lên cao đẳng Dược.

Bà Nguyễn Thị Hồng Lựu nhận bằng tốt nghiệp ngành Dược. Ảnh: NVCC

“Người ta làm được, mình làm được”

Học xong cao đẳng Dược, bà Lựu chuẩn bị hồ sơ, gọi điện tới nhiều trường để đăng ký nguyện vọng và cuối cùng chọn Trường ĐH Nam Cần Thơ. Do nộp hồ sơ trễ, nhà trường đã mở lớp ôn thi được 3 tuần nên bà chỉ còn 1 tuần để ôn luyện. “Để kịp cho việc học, tôi tức tốc đi xe khách đến Cần Thơ nộp hồ sơ dự thi, rồi vào lớp ôn tập ngay. Rất may, là một “học trò đặc biệt” nên tôi được thầy cô nhiệt tình hướng dẫn. Hết giờ học, tôi về tập trung học bài thật kỹ nên thi đỗ vào ngành Dược học khóa 8, hệ liên thông cao đẳng lên đại học”.

Hành trình 130km đi học rồi trở về vào mỗi cuối tuần gắn với bà Lựu ròng rã 4 năm qua. Đường xa, khối lượng bài học, bài tập, thực hành nhiều có lúc khiến bà mệt mỏi. Nhưng bản thân bà luôn lạc quan tâm niệm: “Việc học tập là không có giới hạn, chỉ cần có mục tiêu, luôn quyết tâm và phấn đấu đến cùng. Dù tuổi tác đã ngoài 70 nhưng không có gì phải lo sợ, người ta làm được thì mình làm được. Tôi cũng cố gắng lấy được tấm bằng đại học để có thể hoàn thành ước mơ mở nhà thuốc. Nếu sức khỏe cho phép tôi sẽ học lên thạc sĩ. Các bạn trẻ hãy không ngừng việc học dù bằng cách nào bởi kiến thức là vô tận. Tôi đã làm được, các bạn hãy tự tin lên”, bà Lựu xúc động nhắn nhủ.

Nói về người “bạn học” đặc biệt này, sinh viên Phạm Hải Yến cho biết: “Cô Lựu vừa là sinh viên, vừa là bạn học đặc biệt của cả lớp em. Trong lớp, mọi người còn hay gọi cô là “má” hay “ngoại”. Mọi người rất cảm phục ý chí, quyết tâm học tập của bà. Vào lớp học cô hay chọn ngồi bàn đầu để tập trung chú ý và có những điều gì chưa rõ sẽ nhờ giảng viên, sinh viên cùng lớp giảng lại. Mỗi khi thấy cô Lựu phát biểu, trả lời đúng câu hỏi của giảng viên, cả lớp vỗ tay khích lệ. Mọi người đều lấy tấm gương của cô để làm động lực và sự quyết tâm để vươn lên trong học tập và cuộc sống của mình”.

TS.DS Đỗ Văn Mãi - Phó Trưởng khoa thường trực Khoa Dược [Trường ĐH Nam Cần Thơ] cho biết: Bà Lựu năm nay đã 75 tuổi nhưng suốt quá trình học tập rất chăm chỉ, hòa đồng, chịu khó và luôn tìm tòi học hỏi, đam mê nghiên cứu. Tuy được quan tâm, giúp đỡ nhưng bà luôn tự thân nỗ lực vượt khó trong học tập, nghiên cứu, rèn luyện. Đây là điều đáng quý và đem lại sự thành công, minh chứng với bằng tốt nghiệp loại giỏi đúng thời gian đào tạo của một dược sĩ đại học. Bà Lựu là tấm gương sáng cho đàn em và con cháu noi theo.

Chủ Đề