Bản án tranh chấp hợp đồng dịch vụ

Bình Luận 20 Bản án về chấp hợp đồng thương mại, hợp đồng DỊCH VỤ

Bình luận 20 Bản án về tranh chấp hợp đồng thương mại, Bản án về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa và Bản án tranh chấp về chấp hợp đồng dịch vụ. Và còn nhiều loại tài liệu hỗ trợ học tập cho các bạn sinh viên ngành Luật

Các bạn sinh viên cần hỗ trợ viết báo cáo thực tập và tiểu luận có thể tham khảo Luận văn Luật qua dịch vụ hỗ trợ viết thuê báo cáo thực tập nhé.

Bản án về tranh chấp hợp đồng thương mại số 1 – Bản án 171/2006/KT-PT ngày 06/9/2006 về việc tranh chấp hợp đồng vận chuyển container của Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội

  • Nguyên đơn: Công ty TCC
  • Bị đơn: Công ty Phili
  • Tóm tắt vụ án:
    • Nguyên đơn và Bị đơn ký hợp đồng vận chuyển từ TP.HCM đến Hamburg, sau đó Nguyên đơn thỏa thuận với ông Johnny Chew về việc vận chuyển từ Hamburg đến Praha.
    • Vào thời điểm Nguyên đơn thỏa thuận với ông Johnny Chew về việc vận chuyển từ Hamburg đến Praha thì ông Johnny Chew đã bị buộc thôi việc tại Công ty Phili.
    • Hai hóa đơn Nguyên đơn cung cấp thể hiện Bị đơn phải thanh toán số tiền vận chuyển là 6.502,60 USD. Trong đó 1000 USD đã được ông Johnny Chew trả với danh nghĩa cá nhân vào ngày 15/2/2004.
    • Ngày 21/3/2005, Nguyên đơn khởi kiện Bị đơn yêu cầu Bị đơn thanh toán khoản nợ gốc là 5.502,60 USD và lãi chậm trả 8%/năm tính từ ngày 01/3/2004.
  • Vấn đề pháp lý: Trách nhiệm thanh toán của người ký kết hợp đồng
  • Nhận định của Tòa:
    • Bản án sơ thẩm:
      • Áp dụng Điều 233 và 234 Luật Thương mại 1997, bác yêu cầu khởi kiện của Nguyên đơn.
    • Bản án phúc thẩm:
      • Xét thấy Hợp đồng vận chuyển giữa Công ty Phili và Công ty TCC là hợp đồng vận chuyển từ TP.HCM đến Hamburg. Sau đó từ Hamburg đến Praha thì không có hợp đồng giữa các Bên thể hiện cho việc này.
      • Hợp đồng vận chuyển từ TP.HCM đến Hamburg là do ông Johnny Chew người đại diện theo pháp luật của Bị đơn ký. Ông Johnny Chew đã bị buộc thôi việc từ 01/9/2002, nếu ông có ký hợp đồng vận chuyển tiếp với Nguyên đơn thì cá nhân ông Johnny Chew phải chịu trách nhiệm.
      • Việc vận chuyển từ TP. HCM đi Hamburg đã được Công ty Phili thanh toán thuế giá trị gia tăng với Công ty đại lý liên hiệp vận chuyển.
      • Về ông Johnny Chew, ông cũng đã có thừa nhận rằng việc vận chuyển hàng đi Praha là nợ của cá nhân ông.
      • Tòa án cấp Phúc thẩm quyết định giữ nguyên bản án của Tòa cấp sơ thẩm.
    • Nhận định cá nhân: Việc Nguyên đơn kiện Bị đơn là do Nguyên đơn không biết được về việc ông Johnny Chew đã bị thôi việc. Vậy lúc thỏa thuận về việc vận chuyển từ Hamburg đến Praha qua email với ông Johnny Chew thì ông Johnny Chew đã sử dụng danh nghĩa cá nhân hay là danh nghĩa của Công ty Phili để thỏa thuận việc này. heo em ông Johnny Chew đã sử dụng danh nghĩa của Công ty Phili, vì vậy mới dẫn đến việc Công ty TTC khởi kiện Công ty Phili mà không phải là ông Johnny Chew.
      • Viêc ông Johnny Chew làm như vậy liệu có bị phạt hành chính theo quy định của Luật thương mại 1997 hay không? Nếu như lập luận của em đúng thì ông Johnny Chew phải bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 258 Luật thương mại 1997. Ngoài ra khoản lợi nhuận ông Johnny Chew có được từ việc vận chuyển này phải thuộc về Công ty Phili do Công ty TTC cho rằng ông Johnny Chew đại diện cho Công ty Phili để thỏa thuận.

XEM THÊM ==> Trọn bộ 362 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Luật Doanh Nghiệp

XEM THÊM ==> Quy Định Của Pháp Luật Về Công Ty TNHH Hai Thành Viên Trở Lê

XEM THÊM ==> Đề Tài tốt nghiệp: Pháp Luật Về Đăng Ký Doanh Nghiệp Ở Việt Nam

Bản án về tranh chấp hợp đồng thương mại số 2: Bản án 459/2006/KDTM-ST ngày 15/09/2006 về việc Tranh chấp hợp đồng đại lý mua bán cước giữ chỗ vận tải hàng không của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.

  • Nguyên đơn: Công ty kho vận Miền Nam
  • Bị đơn: Công ty C&I
  • Tóm tắt vụ án:
    • Nguyên đơn có ký với Bị đơn hợp đồng mua chỗ vận chuyển lô hàng với số tiền cước là 15.500 USD. Khi gởi lô hàng qua hãng hàng không thì Bị đơn đã gởi kèm bộ chứng từ thay vì phải gửi bằng đường bưu điện và đã không khai báo cho Nguyên đơn và hãng hàng không về việc này.
    • Vì vậy, khách hàng không nhận được hàng và vì phải làm lại bộ chứng từ nên mất 16 ngày mới nhận được hàng.
    • Bị đơn còn nợ Nguyên đơn số tiền là 7.500 USD, do giao hàng chậm trễ nên Nguyên đơn chia sẻ tiền cước là còn 4.770 USD nhưng Bị đơn không trả.
    • Nguyên đơn khởi kiện yêu cầu Bị đơn trả 4.770 USD, Bị đơn xác nhận số nợ và có yêu cầu phản tố đòi Nguyên đơn bồi thường số tiền thiệt hại là 9.540 USD do hang hàng không làm mất bộ chứng từ hàng hóa.
  • Vấn đề pháp lý: Nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại
  • Nhận định của Tòa án:
    • Về yêu cầu của Nguyên đơn, vì Bị đơn đã xác nhận nợ nên Bị đơn phải trả cho Nguyên đơn số tiền 4.770 USD
    • Về yêu cầu phản tố của Bị đơn, Tòa án căn cứ vào khoản III.1, điều III của Hợp đồng đại lý mua bán cước giữ chỗ vận tải hàng không số 11C7/01-05/HĐGNVCNT-QT ngày 01/01/2005 quy định trách nhiệm và quyền của Bị đơn. Khi có tranh chấp trong việc thất lạc bộ chứng từ hàng hóa thì Bị đơn có trách nhiệm khiếu nại trực tiếp với hãng hàng không để đòi bồi thường do việc thất lạc bộ chứng từ hàng hóa nên yêu cầu của Bị đơn là không có cơ sở.

* Nhận định cá nhân: Tôi cho rằng cấp sơ thẩm đã giải quyết đúng quy định pháp luật nhằm đảm quyền và lợi ích của cá nhân. Nhưng trên thực tế thì việc các bên phải thực hiện nghĩa vụ là hoàn toàn đúng quy định bởi điều này phù hợp với các điều khoản ghi rõ trong hợp đồng. Do đó, phán quyết của Tòa án là hoàn toàn chính xác.

Bản án về tranh chấp hợp đồng thương mại số 3: Bản án số 50/2007/KDTM –PT ngày 31/5/2007 về việc Tranh chấp hợp đồng vận chuyển của Tòa án nhân dân tối Cao tại thành phố Hồ Chí Minh

– Nguyên đơn: Bình Minh Tài

– Bị đơn: Nguyễn Thành Hưng

– Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Công ty Dutch Lady Việt Nam, ông Nguyễn Quang Tuấn

Tóm tắt vụ án:

o   Công ty Bình Minh Tài ký hợp đồng vận chuyển sữa Cô Gái Hà Lan từ Bình Dương ra Hà Nội. Trên đường vận chuyển, lái xe số 12H – 6388 gây tai nạn, tài xế bị chết, hàng hóa hư hỏng. Công ty Bình Minh Tải đã phải bồi thường cho Công ty Dutch Lady Vietnam số tiền 383.400.360đ. Nay Công ty TNHH Bình Minh Tải yêu cầu ông Nguyễn Thành Hưng với trách nhiệm là chủ xe bồi hoàn số tiền mà Công ty TNHH Bình Minh Tải đã bồi thường cho Công ty Dutch Lady Vietnam là 383.400.360đ.

o   Vấn đề pháp lý: Trách nhiệm thanh toán trong hợp đồng

– Nhận định của Tòa án:

o   Bản án sơ thẩm:

  Không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn là Công ty Bình Minh Tải đối với bị đơn là ông Nguyễn Thành Hưng..

o   Quyết định phúc thẩm:

  Hủy quyết định phúc thẩm.

  • Quyết định giám đốc thẩm:

Bản án về tranh chấp hợp đồng thương mại số 4: Quyết định giám đốc thẩm 05/2008/KDTM-GĐT ngày 03/6/2008 về việc tranh chấp hợp đồng dịch vụ giao nhận hàng hóa.

  • Nguyên đơn: Công ty TFS
  • Bị đơn: Công ty KRV
  • Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Công ty GFT

Tóm tắt vụ án:

  • Công ty KRV và Công ty TFS có ký với nhau Hợp đồng dịch vụ giao nhận hàng hóa, theo đó Công ty TFS sẽ giao hàng may mặc từ TP.HCM sang Miami, Florida. Cước phí vận chuyển lô hàng là 61.395,20 USD.
  • Sau khi Công ty TFS hoàn tất nghĩa vụ giao hàng, phía Công ty KRV thanh toán số tiền 33.000 USD thông qua GFT.
  • TFS yêu cầu Tòa án xét xử buộc Công ty KRV phải thanh toán số tiền còn nợ là 28.395,20 USD và tiền lãi phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
  • KRV lập luận rằng trong điều khoản thanh toán ghi trên yêu cầu vận chuyển của KRV gửi TFS ngày 26/02/2004 và trong vận đơn hàng không đã ghi rõ “Cước phí trả trước bởi GFT”. Do đó, GFT mới là người có trách nhiệm thanh toán cước phí vận chuyển cho TFS và phỉa thanh toán trước khi vận chuyển.
  • Vấn đề pháp lý: Trách nhiệm thanh toán trong hợp đồng
  • Nhận định của Tòa án:
    • Bản án sơ thẩm:
      • Chấp nhận yêu cầu của TFS, buộc KRV phải trả số tiền 28.395,20 USD.
    • Quyết định phúc thẩm:
      • Đình chỉ xét xử vụ án do Người kháng cáo là KRV đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai nhưng vẫn vắng mặt.
    • Quyết định giám đốc thẩm:
      • Tòa án cấp sơ thẩm xác định quan hệ giữa KRV và TFS là quan hệ hợp đồng vận chuyển hàng không là không đúng, quan hệ giữa 2 bên là quan hệ hợp đồng dịch vụ giao nhận hàng hóa. Vận đơn mà TFS đã đưa cho KRV chỉ là vận đơn thứ cấp nên phải áp dụng Luật thương mại 1997 từ Điều 163 đến Điều 171 quy định về “Dịch vụ giao nhận hàng hóa”.
      • Áp dụng khoản 4 Điều 167, khoản 7 Điều 168 Luật thương mại 1997, khi TFS không nhận được khoản tiền thanh toán từ GFT, TFS phải thông báo cho KRV để xin chỉ dẫn thêm nhưng TFS không làm. Việc này dẫn đến hậu quả là thiệt hại xảy ra cho TFS vì đã không thực hiện đúng chỉ dẫn của khách hàng nên KRV không có lỗi để bồi thường thiệt hại.
      • Ngoài ra còn có chứng cứ chứng minh việc TFS đã xác định rõ người có trách nhiệm trả tiền cho mình là GFT chứ không phải là KRV, vì GFT không thanh toán nên mới khởi kiện đòi KRV.
      • Vì vậy, Hội đồng xét xử Giám đốc thẩm quyết định hủy bản án sơ thẩm để xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

Bản án về tranh chấp hợp đồng thương mại số 5. Bản án số 108/2017/KDTM-ST ngày 11/8/2017 về Tranh chấp hợp đồng dịch vụ logistics của Tòa án nhân dân quận Tân Bình – thành phố Hồ Chí Minh

– Nguyên đơn: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phân Phối và Thương Mại T

– Bị đơn: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Xuất nhập khẩu Thực phẩm C

– Bên liên quan: Công ty S

Tóm tắt vụ án:

Ông B – giám đốc Công ty T liên lạc với ông L giám đốc công ty C nhờ Công ty C đứng ra nhập khẩu lô hàng đậu nành từ Công ty S ở Thái Lan về Việt Nam. Ông B đã thỏa thuận hàng hóa, số lượng, giá cả với Công ty S bên Thái Lan, sau đó Công ty C đã ký kết hợp đồng mua bán với Công ty S để nhập khẩu lô hàng đậu nành trị giá 2.700 USD về Việt Nam. Ông B đã đến Công ty C để thanh toán tiền 02 lần [đủ 100% giá trị HĐ – 60.485.000 đồng] nhưng Công ty T vẫn chưa được nhận hàng từ Công ty S Thái Lan. Công ty T khởi kiện yêu cầu Công ty C bồi thường số tiền 60.485.000 đồng. Tại buổi hòa giải, công ty T có thay đổi số tiền yêu cầu bồi thường là 39.312.000 đồng

– Vấn đề pháp lý: Trách nhiệm thanh toán trong hợp đồng

– Nhận định của Tòa án:

o   Bản án sơ thẩm:

 Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phân Phối và Thương Mại T đòi Công ty Trách nhiệm hữu hạn Xuất nhập khẩu Thực phẩm C bồi thường số tiền 39.312.000 đồng.

Bình Luận 20 Bản án về chấp hợp đồng thương mại, hợp đồng DỊCH VỤ

Bản án về tranh chấp hợp đồng dịch vụ số 6. Bản án số 34/2017/KDTM-PT ngày 31/8/2017 về Tranh chấp hợp đồng vận chuyển của Tòa án nhân dân cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh

  • Nguyên đơn: Công ty H
  • Bị đơn: Công ty Tr
  • Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Công ty H1

Tóm tắt vụ án:

  • Công ty H đã ký hợp đồng với Công ty H1 để nhập khẩu xe ô tô tại cảng Hải Phòng. Công ty H đã thanh toán tiền xe và giá cước vận tải. Bên bán đã đóng hàng trong 2 contener từ Hoa Kỳ về đến cảng trả hàng tại Hải Phòng. Hàng đến cảng nhưng Công ty mạng lưới vận tải Tr không giao hàng.
  • Công ty Tr gửi giấy báo tàu đến có nội dung yêu cầu thanh toán cước phí vận tải biển và phí lưu contener là sai vì giá mua hàng đã bao gồm phí vận chuyển. Do đó công ty H đã khởi kiện đòi phát lệnh giao hàng
  • công ty H khởi kiện yêu cầu Công ty Tr giải quyết trả hàng theo vận đơn và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh do không thực hiện nghĩa vụ giao hàng
  • Vấn đề pháp lý: Trách nhiệm vận chuyển và giao hàng hóa
  • Nhận định của Tòa án:
    • Bản án sơ thẩm:
      • Chấp nhận yêu cầu của H, buộc công ty Tr phải chịu cước phí, phí lưu kho. Không chấp nhận yêu cầu bồi thường
      • Quyết định phúc thẩm: Không chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn và bị đơn.

Bản án về tranh chấp hợp đồng thương mại số số 7. Bản án số 18/2018/KDTM-ST ngày 5/1/2018 về Tranh chấp hợp đồng dịch vụ vận chuyển của Tòa án nhân dân quận Phú Nhuận – thành phố Hồ Chí Minh

– Nguyên đơn: Công ty Cổ phần J

– Bị đơn: Công ty Cổ phần Y

Tóm tắt vụ án:

Công ty Cổ phần J và Công ty Cổ phần Y có ký hợp đồng vận chuyển hàng hóa với nội dung: Công ty Y ủy quyền cho Công ty J thực hiện vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không. Công ty J đã thực hiện đầy đủ hợp đồng. Tuy nhiên, công ty Y không thanh toán cho côngY theo đúng cam kết. Do vậy, Công ty J yêu cầu Công ty Y có trách nhiệm thanh toán số tiền còn nợ206.205.232

– Vấn đề pháp lý: Trách nhiệm thanh toán trong hợp đồng

– Nhận định của Tòa án:

o   Bản án sơ thẩm: Chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của công Y. Buộc công ty Công ty Cổ phần J số tiền nợ cước dịch vụ vận chuyển là 206.205.232 đồng.

XEM THÊM ==> Tổng hợp 55 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Hợp Đồng Lao Động

XEM THÊM ==> Danh sách 70 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Hợp Đồng Dân Sự, Mới Nhất

Bản án về tranh chấp hợp đồng dịch vụ số 7. Bản án số 03/2018/KDTM-PT về Tranh chấp hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ của Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng

Nguyên đơn: Công ty bảo hiểm BIC

Bị đơn: Công ty Nhã Phương

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Công ty T&C

Tóm tắt vụ án:

  • Công ty T&C ký hợp đồng vận chuyển hàng hóa với Công ty Nhã Phương, theo đó Công ty T&C sẽ vận chuyển 01 container lạnh của Công ty Nhã Phương chở hàng đi từ Hải Phòng đến cửa khẩu Bình Nghi, Lạng Sơn. Trước đó, Công ty Nhã Phương đã ký hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển cho vỏ container lạnh nêu trên với Công ty bảo hiểm BIC.
  • Quá trình điều khiển thì tài xế của Công ty T&C điều khiển xe gây tai nạn. Công ty BIC đã chi trả số tiền bồi thường cho Công ty Nhã Phương. Do vậy Công ty BIC khởi kiện yêu cầu Công ty T&C hoàn trả lại số tiền sau khi trừ tiền bán thanh lý vỏ container còn lại 370.784.211 đồng.
  • Vấn đề pháp lý: Trách nhiệm hợp đồng vận chuyển hàng hóa
  • Nhận định của Tòa án:

Bản án sơ thẩm: Chấp nhận một phần khởi kiện của nguyên đơn. Buộc bị đơn Công ty Cổ phần Tphải bồi hoàn cho nguyên đơn Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Nkhoản tiền 185.392.000 đồng

  • Quyết định phúc thẩm: Chấp nhận một phần kháng cáo của công ty T&C. Sửa 1 phần bản án sơ thẩm: Công ty Cổ phần T&C phải trả cho Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm N92.696.000đồng.

Bản án về tranh chấp hợp đồng thương mại số 9. Bản án số 02/2018/KDTM-ST ngày 5/11/2018 về Tranh chấp hợp đồng cung ứng dịch vụ vận chuyển của Tòa án nhân dân thành phố Phủ Lý – tỉnh Hà Nam

– Nguyên đơn: Công ty K

– Bị đơn: Công ty U

Tóm tắt vụ án:

Công ty K thực hiện dịch vụ vận chuyển và nâng hạ hàng hóa theo yêu cầu của Công ty U, xác nhận bằng lời nói, và thực hiện theo đúng hợp đồng. Theo dịch vụ logisticsc c tổng giá trị là: 113.677.763đ. Sau khi K uất các hóa đơn theo từng lần vận chuyển thì U vẫn không thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho K. Nay Công ty K khởi kiện yêu cầu Công ty U thanh toán số tiền thu lao chậm trả và tiền lãi chậm trả.

– Vấn đề pháp lý: Trách nhiệm thanh toán trong hợp đồng

– Nhận định của Tòa án:

o   Bản án sơ thẩm: Chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của công K. Buộc công ty Công ty Công ty U phải trả cho Công K tổng số tiền là 192.727.997đ [làm tròn thành 192.728.000đ].

Bản án về tranh chấp hợp đồng thương mại số 10. Bản án số 41/2018/KDTM-PT ngày 22/11/2018 về Tranh chấp bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng vận chuyển của Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng

Nguyên đơn: Công ty A

Bị đơn: Công ty B

Người liên quan: Công ty M

Tóm tắt vụ án: Công ty A và Công ty B ký kết Hợp đồng vận chuyển. Theo yêu cầu của Công ty A, Công ty B đã bố trí xe container do lái xe C của Công ty B điều khiển chở hàng là đá xẻ ốp lát dạng tấm mài bong 01 mặt dùng trong xây dựng đựng trong container từ Công ty T ở tỉnh Yên Bái đi Hải Phòng. Khi xe ô tô trên đường vận chuyển thì bị xảy ra tai nạn. Công ty A đã bồi thường toàn bộ chi phí thiệt hại do Công ty B gây ra cho Công ty M số tiền là 448.763.240 đồng.

  • Vấn đề pháp lý: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng vận chuyển
  • Nhận định của Tòa án:
    • Bản án sơ thẩm:
      • Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn: Buộc bị đơn phải bồi thường cho nguyên đơn số tiền là 448.763.240đ
      • Quyết định phúc thẩm: Giữ nguyên bản án sơ thẩm

Bản án về tranh chấp hợp đồng thương mại số 11. Bản án số 02/2019/KDTM-ST ngày 31/5/2019 về Tranh chấp hợp đồng vận chuyển hàng hóa của Tòa án nhân dân huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương

Nguyên đơn: Công ty V

Bị đơn: Công ty A

Tóm tắt vụ án:

Công ty V thuê Công ty A vận chuyển hàng hóa là cọc bê tông, cước vận chuyển là 420.000.000đ/chuyến [đã bao gồm VAT], chi phí cầu cảng, phí bốc xếp hàng 65.003.400đ, tổng cộng bằng 485.003.400đ. Công ty A đã hoàn thành nghĩa vụ vận chuyển, xuất hóa đơn, đề nghị thanh toán cùng với biên bản quyết toán hàng hóa nhưng Công ty A cũng không thực hiện thanh toán như thỏa thuận. Do vậy công ty A yêu cầu công ty V trả tiền còn nợ là 260.000.000đ và tiền lãi chậm trả theo mức lãi suất là 9%/năm.

  • Vấn đề pháp lý: Trách nhiệm thực hiện hợp đồng vận chuyển
  • Nhận định của Tòa án:
    • Bản án sơ thẩm: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty A Buộc Công ty V phải thanh toán trả Công ty A khoản tiền còn nợ từ hợp đồng vận chuyển nợ gốc là 260.000.000đ và tiền lãi phát sinh là 58.203.000đ.

Bản án về tranh chấp hợp đồng thương mại số 12. Bản án số 01/2019/KDTM-ST ngày 18/6/2019 về Tranh chấp hợp đồng cung ứng dịch vụ của Tòa án nhân dân quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng

Nguyên đơn: Công ty Cảng Hoàng D

Bị đơn: Công ty Cảng Hoàng D

Tóm tắt vụ án:

Công ty V thuê Công ty A vận chuyển hàng hóa là cọc bê tông, cước vận chuyển là 420.000.000đ/chuyến [đã bao gồm VAT], chi phí cầu cảng, phí bốc xếp hàng 65.003.400đ, tổng cộng bằng 485.003.400đ. Công ty A đã hoàn thành nghĩa vụ vận chuyển, xuất hóa đơn, đề nghị thanh toán cùng với biên bản quyết toán hàng hóa nhưng Công ty A cũng không thực hiện thanh toán như thỏa thuận. Do vậy công ty A yêu cầu công ty V trả tiền còn nợ là 260.000.000đ và tiền lãi chậm trả theo mức lãi suất là 9%/năm.

  • Vấn đề pháp lý: Trách nhiệm thực hiện hợp đồng vận chuyển
  • Nhận định của Tòa án:
    • Bản án sơ thẩm: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty A Buộc Công ty V phải thanh toán trả Công ty A khoản tiền còn nợ từ hợp đồng vận chuyển nợ gốc là 260.000.000đ và tiền lãi phát sinh là 58.203.000đ.

Bản án về tranh chấp hợp đồng thương mại số 13. Bản án số 15/2019/KDTM-ST ngày 10/7/2019 về tranh chấp hợp đồng Logistics của Tòa án nhân dân huyện Lạc Sơn – tỉnh Hòa Bình.

Nguyên đơn: Công ty TNHH một thành viên dịch vụ giao nhận K

Bị đơn: Công ty Cổ phần may xuất khẩu A

Tóm tắt vụ án:

Năm 2017, Công ty giao nhận K giao kết hợp đồng dịch vụ Logistics với Công ty may xuất khẩu A và không lập thành văn bản. Phía Công ty K đã thực hiện đầy đủ dịch vụ và giao trả hóa đơn thuế giá trị gia tăng cho Công ty A. Tuy nhiên, Công ty A chậm thanh toán giá dịch vụ cho Công ty K. Số tiền chậm thanh toán là 753.601.954 đồng. Do vậy, Công ty K khởi kiện với yêu cầu Công ty A thanh toán trả khoản tiền dịch vụ còn lại là 733.601.954 đồng và khoản tiền lãi do chậm trả là 60.714.635 đồng

Vấn đề pháp lý: Trách nhiệm thực hiện hợp đồng hợp đồng Logistics

  • Nhận định của Tòa án:
    • Bản án sơ thẩm: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn: buộc Công ty Cổ phần may xuất khẩu A có nghĩa vụ thanh toán trả phí dịch vụ Logistics cho Công ty TNHH một thành viên dịch vụ giao nhận K số tiền là 733.601.954 đồng và khoản tiền lãi do chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán là 52.283.119 đồng. Tổng cộng là 885.073.

Bản án về tranh chấp hợp đồng dịch vụ số 14. Bản án số 03/2019/KDTM-ST ngày 19/7/2019 về Tranh chấp hợp đồng dịch vụ của Tòa án nhân dân thành phố Rạch Giá – tỉnh Kiên Giang

Nguyên đơn: Công ty TNHH Tiếp vận vận tải quốc tế V

Bị đơn: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên N

Tóm tắt vụ án:

Công ty TNHH Tiếp vận vận tải quốc tế V ký kết Hợp đồng dịch vụ giao nhận với Công N. Theo đó Công ty V vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, đường hàng không, vận chuyển nội địa, khai báo Hải quan, làm dịch vụ C/O Form D. Đồng thời, Công ty N có trách nhiệm phải thanh toán đủ 100% trị giá hóa đơn của từng lô hàng cho Công ty V trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tàu chạy. Công ty N không thực hiện nghĩa vụ trả nợ mặc dù đã được nhắc nhở nhiều lần. Do vậy Công ty TNHH Tiếp vận vận tải quốc tế V yêu cầu Tòa án buộc Công ty N phải trả số tiền 55.474.813 đồng

Vấn đề pháp lý: Trách nhiệm thực hiện hợp đồng hợp đồng dịch vụ

Bản án sơ thẩm: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn: Buộc Công ty N phải có nghĩa vụ thanh toán cho Công tiếp vận vận tải quốc tế V số tiền 55.474.813 đồng.

Bản án về tranh chấp hợp đồng dịch vụ số 15. Bản án số 05/2019/KDTM-ST ngày 12/8/2019 về Tranh chấp hợp đồng vận chuyển của Tòa án nhân dân huyện Việt Yên – tỉnh Bắc Giang

Nguyên đơn: Công ty S

Bị đơn: Công ty Ch

Người liên quan: Công ty S

Tóm tắt vụ án:

Công ty S ký Hợp đồng vận chuyển với Công ty Ch với thời hạn 12 tháng trong đó bên thuê vận chuyển là Công ty S, còn bên cung cấp dịch vụ vận chuyển là Công ty Ch.  Nội dung bắt buộc công ty Ch phải thực hiện và tuân thủ đúng các yêu cầu và đảm bảo thực hiện các nguyên tắc trong quá trình bốc dỡ, di chuyển hàng hóa.

Công ty Ch thì cho rằng Công ty Ch chỉ đứng ra ký kết hợp đồng với S còn việc vận chuyển là thuê bên Công Q vận chuyển. Toàn bộ lái xe và xe vận chuyển là của Công ty Q. Nếu bồi thường thì công ty S chỉ bồi thường theo hạn mức tham gia bảo hiểm

Vấn đề pháp lý: Trách nhiệm thực hiện hợp đồng hợp đồng vận chuyển hàng hóa

Bản án sơ thẩm: Chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của Công ty S và Chấp nhận yêu cầu phản tố của Công ty Ch. Buộc Công ty Ch phải bồi thường cho Công ty S số tiền 230.900.000 đồng. Được đối trừ vào số tiền theo yêu cầu của Công ty cổ phần Ch với số tiền là 20.900.000 đồng. Công ty Ch còn phải bồi thường cho Công ty S số tiền là 210.000.000 đồng.

Bản án về tranh chấp hợp đồng dịch vụ số 16. Bản án số 10/2019/DS-ST ngày 17.9.2019 về Tranh chấp hợp đồng dịch vụ của Tòa án nhân dân quận Thanh Khê – thành phố Đà Nẵng

Nguyên đơn: Công ty cổ phần quốc tế Lô-gi-stíc H

Bị đơn: Công ty cổ phần thủy sản V

Người liên quan: Công ty Q

Tóm tắt vụ án:

Công ty cổ phần quốc tế Lô-gi-stíc H với Công ty cổ phần thủy sản V thì Công ty cổ phần quốc tế Lô-gi-stíc H có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ tiếp nhận và vận chuyển những lô hàng xuất khẩu của Công ty cổ phần thủy sản V từ Việt Nam đến các nước khác. Công ty H đã thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung trong hợp đồng. Tuy nhiên, công ty V không thực hiện. Công ty H khởi kiện yêu cầu thực hiện thanh toán hợp đồng.

Vấn đề pháp lý: Trách nhiệm thực hiện hợp đồng hợp đồng Logistic

Bản án sơ thẩm: Chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của Công ty H . Buộc Công ty Cổ phần Thủy sản V phải trả cho Công ty Cổ phần quốc tế Lôgistic H số tiền: 637.996.924đ

Bản án về tranh chấp hợp đồng dịch vụ số 17. Bản án số 06/2019/KDTM-ST ngày 8/11/2019 về Tranh chấp hợp đồng vận chuyển của Tòa án nhân dân quận Lê Chân – Thành phố Hải Phòng

Nguyên đơn: Công ty L

Bị đơn: Công ty Đ

Tóm tắt vụ án:

Công ty cổ phần L có ký Hợp đồng vận chuyển với Công Đ. Công ty L nhận cấp phương tiện Sà lan để vận chuyển hàng sắt thép. Quá trình thực hiện công ty L đã thực hiện đủ nhưng công ty Đ không tiến hành thanh toán số nợ. Công ty L khởi kiện yêu cầu công ty Đ phải thanh toán cho Công ty cổ phần L số tiền còn nợ đọng là 442.535.600 đồng, không yêu cầu trả lãi.

Vấn đề pháp lý: Trách nhiệm thực hiện hợp đồng hợp đồng vận chuyển hàng hóa

Bản án sơ thẩm: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty L. Buộc Công ty Đ phải thanh toán cho Công ty L số tiền còn nợ là 442.535.600

Bản án về tranh chấp hợp đồng dịch vụ số 18. Bản án số 28/2019/KDTM-ST ngày 11/11/2019 về Tranh chấp hợp đồng dịch vụ Logistics của Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa – tỉnh Đồng Nai

Nguyên đơn: Công ty DT L VN

Bị đơn: Công ty OT

Tóm tắt vụ án:

Giữa Công ty DT L VN và Công ty OT ký kết Hợp đồng dịch vụ giao nhận theo đó Công ty OT đồng ý giao cho Công ty DT L VN làm đại diện vận chuyển hàng hóa đến các địa điểm mà Công ty OT yêu cầu. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, trong năm 2018 có 03 lô hàng đã được Công ty DT L VN vận chuyển hoàn tất theo yêu cầu của OT, nhưng đến nay Công ty OT vẫn chưa thanh toán các khoản phí liên quan cho Công DT L VN. Do vậy Công ty DT L VN khởi kiện yêu cầu thực hiện.

Công ty OT cho rằng Giữa Công ty DT L VN và Công ty OT không có hợp đồng dịch vụ giao nhận ngày 25/12/2016; Việc Công ty DT L VN vận chuyển hàng hóa của Công ty OT là dựa trên sự câu kết giữa nhân viên giao nhận của Công ty OT và nhân viên xuất nhập khẩu của Công ty DT L VN. Công ty OT không đồng ý với nội dung đơn khởi kiện của Công ty DT L VN

Vấn đề pháp lý: Trách nhiệm thực hiện hợp đồng hợp đồng dịch vụ Logistic

Bản án sơ thẩm: Chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của Công ty TNHH DT L. Buộc Công ty OT có nghĩa vụ phải thanh toán cho Công ty TNHH DT L số tiền 461.838.526đ.

Bản án về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa số 19. Bản án số 10/2019/KDTM-PT ngày 20/11/2019 về Tranh chấp hợp đồng vận chuyển tài sản của Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương

Nguyên đơn: Công ty S- đại diện ông Ng

Bị đơn: Vũ Đình N

Người liên quan: Ông H, Ông N, Công Ty S, bà Vũ Thị S [vợ ông Ng], Công ty M, Ông Q

Tóm tắt vụ án:

Công ty S do ông Ng đại diện đã ký hợp đồng vận chuyển hàng hóa là sập gỗ với ông Vũ Đình N- là cá nhân có đăng ký kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa. Trong hợp đồng không ghi rõ đầy đủ mà thể hiện qua giao dịch miệng và điện thoại. Công ty S thuê ông Vũ Đình N vận chuyển 4 tấm gỗ trị giá là 450.000.000đ từ Hải Dương đến Hồ Chí Minh giao cho ông H với cước phí vận chuyển trọn gói là 11.000.000đ. Ông N không giao cho ông H mà giao cho người khác. Khi giao hành ông Ng yêu cầu ông N không giao cho người khác mà giao cho ông H theo nội dung hợp đồng nhưng ông N cho rằng nếu mất hàng sẽ đền. Sau đó, ông Ng nhận người mua hàng chuyển 230.000.000 đồng vào tài khoản công ty và 220.000.000 đồng vào tài khoản bà  S [vợ ông Ng]. Nhưng sau đó ông Ng kiểm tra lại thì chỉ có 450.000 đồng không phải số tiền ban đầu. Công Ty M bảo không mua của công ty S mà mua của ông Q. Do đó, ông N phải có nghĩa vụ bồi thường.

Vấn đề pháp lý: Trách nhiệm thực hiện hợp đồng hợp đồng dịch vụ Logistic

Bản án sơ thẩm: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty S. Hủy hợp đồng vận chuyển ngày 15/12/2017 giữa Công ty S với ông Vũ Đình N. Buộc ông N phải bồi thường thiệt hại cho Công ty S giá trị hàng hóa bị mất là 449.550.000đ. Không chấp nhận yêu cầu phản tố của ông Vũ Đình N về việc buộc Công ty S phải trả 11.000.000đ tiền phí vận chuyển.

– Bản án phúc thẩm: tuyên hủy bản án sơ thẩm.

Bản án về tranh chấp hợp đồng dịch vụ số 20. Bản án số 01/2020/KDTM-ST ngày 10/01.2020 về Tranh chấp kiện đòi bồi thường thiệt hại hàng hóa theo hợp đồng vận chuyển bằng đường biển của Tòa án nhân dân quận Ngô Quyền – thành phố Hải Phòng

Nguyên đơn: Tổng Công ty B M

Bị đơn: Công ty P V

Bên liên quan: Công ty HS, Công ty HA, Công ty cổ phần vận tải biển HL

Tóm tắt vụ án:

Tổng Công ty B M nhận bảo hiểm cho lô hàng 131 cuộn/2.708,96 tấn thép cuộn cán nguội được vận chuyển từ cảng SSIT Phú Mỹ đến cảng Nghi Sơn, Thanh Hóa của Công ty H S. Lô hàng trên được chở theo Hợp đồng đại lý vận chuyển hàng hóa bằng tàu biển giữa Công ty Cổ phần Vận tải biển H A và Công ty Cổ phần Đại lý Vận tải biển H L. Trên đường vận chuyển thì xảy ta va chạm tàu và toàn bộ số hàng bị chìm. Theo báo cáo giám định nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn là do yếu tố con người. Căn cứ theo hợp đồng bảo hiểm, Tổng Công ty B M chấp nhận bồi thường cho Công ty H S số tiền theo 02 4 đơn bảo hiểm là 30.193.028.303 đồng. Cùng ngày Công ty H S đã thế nhiệm để chuyển cho Tổng Công ty B M quyền liên quan đến lô hàng.

Tổng Công ty B M có đơn khởi kiện đề nghị Tòa án giải quyết: Buộc người vận chuyển là Công ty P V là người gây nên tổn thất phải bồi thường số tiền tương ứng tỷ lệ lỗi 42% là 12.681.071.887 và tiền lãi trả chậm là 1.619.702.822 đồng.

Vấn đề pháp lý: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại hàng hóa theo hợp đồng vận chuyển bằng đường biển

Bản án sơ thẩm: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Công ty P V phải bồi hoàn khoản tiền mà Công ty B M đã bồi thường cho Công ty H S và khoản tiền lãi chậm thanh toán.

Video liên quan

Chủ Đề