Bản đồ tỷ lệ 1 500 là gì

Bản đồ quy hoạch 1/500 là gì? Khi nào thì được cấp bản đồ quy hoạch 1/500 là các vấn đề mà hiện nay nhiều người thắc mắc khi xây dựng nhà cửa. Vậy ý nghĩa của bản đồ 1/500 là gì? Khi nào được cấp bản đồ quy hoạch 1/500. rình tự thủ tục để thực hiện việc xin phê duyệt bản đồ 1/500 là gì? Các thông tin này sẽ được giới thiệu cho bạn đọc thông qua bài viết dưới đây.

Bản đồ quy hoạch 1/500

>>>Xem thêm:  Thủ tục xin phép xây nhà trên đất quy hoạch treo

Bản đồ quy hoạch 1/500 là gì?

Ý nghĩa của bản đồ quy hoạch 1/500

Bản đồ quy hoạch 1/500 là bản vẽ của đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng được thể hiện theo tỷ lệ 1/500. Bản đồ quy hoạch 1/500 là bản vẽ có ý nghĩa quan trọng đối với việc xây dựng:

  • Giúp xác định vị trí, ranh giới công trình xây dựng
  • Là cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép xây dựng cho dự án hoặc cơ sở để làm hồ sơ xây dựng

Cơ quan cấp bản đồ quy hoạch 1/500

Theo quy định tại Điều 44 Luật quy hoạch đô thị 2009 được sửa đổi, bổ sung năm 2020 thì cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để cấp bản đồ quy hoạch 1/500 là:

  • Thủ tướng Chính phủ
  • Bộ xây dựng
  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
  • Ủy ban nhân dân cấp huyện

Các dự án cần lập bản đồ quy hoạch 1/500

Dự án cần lập bản đồ quy hoạch 1/500

Theo quy định của Luật Xây dựng 2014 sửa đổi bổ sung năm 2020 thì các dự án cần có bản đồ quy hoạch 1/500 bao gồm:

  • Quy hoạch chi tiết xây dựng trong khu chức năng đặc thù
  • Quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn
  • Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao
  • Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500 m2

>>>Xem thêm: Thủ tục xin cấp phép xây dựng

Điều kiện để được cấp

Để được phê duyệt bản đồ quy hoạch 1/500, tổ chức, cá nhân có nhu cầu sẽ nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan có thẩm quyền thẩm định sẽ thực hiện thẩm định dựa trên các cơ sở được quy định tại Điều 31 Nghị định 37/2010 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị cụ thể như sau:

  • Căn cứ vào ý kiến của các cơ quan liên quan
  • Căn cứ vào ý kiến của Hội đồng thẩm định
  • Nội dung nhiệm vụ
  • Đồ án quy hoạch đô thị

Sau khi thẩm định xong, cơ quan thẩm định sẽ báo cáo kết quả thẩm định với cơ quan có thẩm quyền phê duyệt

>>>Xem thêm:  Quy định mới về xây dựng từ năm 2021

Trình tự lập quy hoạch 1/500

Thành phần hồ sơ

Bước 1: Tổ chức cá nhân có nhu cầu nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

Bước 2: Cơ quan có trách nhiệm thẩm định nội dung của hồ sơ, lập kế hoạch để trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt

Bước 3: Tiếp nhận kết quả.

Hồ sơ để thực hiện được quy định tại Thông tư 10/2010/TT-BXD, cụ thể bao gồm:

  • Tờ trình đề nghị thẩm định, phê duyệt của chủ đầu tư, cơ quan tổ chức lập quy hoạch đô thị
  • Bản sao chứng thực Quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết của cơ quan có thẩm quyền
  • Bản sao chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của đơn vị tư vấn lập đồ án quy hoạch; chứng chỉ hành nghề của Kiến trúc sư, Kỹ sư
  • Bản chính hoặc bản sao ý kiến của khu dân cư có liên quan đến đồ án quy hoạch
  • Bản chính hoặc bản sao ý kiến của UBND có thẩm quyền
  • Bản chính hoặc bản sao ý kiến của Sở, ban, ngành, tổ chức có liên quan
  • Bản chính hoặc bản sao các văn bản có liên quan để làm rõ nội dung trong hồ sơ

Trên đây là những thông tin về bản đồ quy hoạch 1/500. Khi nào cần phải lập bản đồ 1/500. Ý nghĩa của bản đồ quy hoạch 1/500 là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền cấp bản đồ quy hoạch 1/500. Cần đáp ứng các điều kiện nào để được cấp bản đồ quy hoạch 1/500. Trình tự thực hiện việc lập quy hoạch 1/500. Bạn đọc còn thắc mắc vui lòng liên hệ TƯ VẤN LUẬT ĐẤT ĐAI qua HOTLINE: 1900.63.63.87 để được hỗ trợ.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: hoặc .

Các dự án chỉ được xây dựng sau khi có quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500. Trong ảnh là một góc khu đô thị mới Thủ Thiêm - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Vụ "thất lạc" bản đồ quy hoạch 1/5.000 khu đô thị mới Thủ Thiêm mới đây khiến nhiều người dân tự hỏi: Bản đồ quy hoạch có ý nghĩa gì mà gây tranh cãi dữ vậy?

Ý nghĩa và nhiệm vụ của từng loại bản đồ được quy định cụ thể tại các văn bản luật và dưới luật về quy hoạch, xây dựng và có tính bắt buộc các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan phải có trách nhiệm tuân thủ.

Quy hoạch bắt buộc phải có bản đồ

Luật Quy hoạch đô thị năm 2009, phần giải thích từ ngữ [điều 3] định nghĩa: "Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị".

Khoản 6, điều 3 giải thích: "Đồ án quy hoạch đô thị là tài liệu thể hiện nội dung của quy hoạch đô thị, bao gồm các bản vẽ, mô hình, thuyết minh và quy định quản lý theo quy hoạch đô thị". Có nghĩa là các bản vẽ [bản đồ] là tài liệu bắt buộc phải có trong mỗi đồ án quy hoạch.

Điều 23 luật này quy định nhiệm vụ của quy hoạch chung là xác định tính chất, vai trò của đô thị, yêu cầu cơ bản cho việc nghiên cứu để khai thác tiềm năng, động lực phát triển, hướng phát triển, mở rộng đô thị, bố trí hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị trong nội thị và khu vực ngoại thị.

Trong khi đó, nhiệm vụ của quy hoạch phân khu phải xác định phạm vi ranh giới, diện tích, tính chất khu vực lập quy hoạch, chỉ tiêu dự kiến về dân số, sử dụng đất, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật; yêu cầu, nguyên tắc cơ bản về phân khu chức năng để bảo đảm phù hợp về không gian kiến trúc, đấu nối hạ tầng kỹ thuật với quy hoạch chung đã được phê duyệt và các khu vực xung quanh.

Bản đồ quy hoạch giao thông 1/2.000 khu đô thị mới Thủ Thiêm - Ảnh: BQL KĐTM Thủ Thiêm

Riêng nhiệm vụ quy hoạch chi tiết phải xác định giới hạn về chỉ tiêu sử dụng đất, dân số; yêu cầu, nguyên tắc về tổ chức không gian kiến trúc, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật trong khu vực lập quy hoạch, bảo đảm phù hợp với quy hoạch chung, quy hoạch phân khu đã được phê duyệt và khu vực xung quanh.

Tùy theo chức năng, nhiệm vụ của từng đồ án [quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết] mà các bản đồ được quy định tỉ lệ tương ứng.

Chẳng hạn, khoản 2 điều 25 Luật quy hoạch đô thị quy định: "Bản vẽ của đồ án quy hoạch chung thành phố trực thuộc trung ương được thể hiện theo tỉ lệ 1/25.000 hoặc 1/50.000. Đồ án quy hoạch phải thể hiện rõ khu vực nội thị và các khu vực dự kiến phát triển".

Tương tự, tỉ lệ bản đồ quy hoạch chung đối với thành phố thuộc tỉnh, thị xã là 1/10.000 hoặc 1/25.000 [khoản 2 điều 26] và đối với thị trấn là 1/5.000 hoặc 1/10.000 [khoản 2, điều 27].

Ý nghĩa của một số loại bản đồ

Bản đồ quy hoạch chung tỉ lệ 1/5.000 có giá trị xác định các khu vực chức năng, những định hướng tính giao thông, sẽ rõ ràng mốc giới, địa giới của các phần đất dành để phát triển hạ tầng đường, cầu, cống, điện, trường học, khu dân cư, cây xanh, hồ nước... 

Có thể nói, bản đồ quy hoạch 1/5.000 là cơ sở gốc để xác định mục tiêu phát triển, kêu gọi đầu tư cũng như vấn đề giải phóng mặt bằng, đền bù, di dân...

Bản đồ quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/2.000 nhằm phân chia và xác định chức năng sử dụng đất và mạng lưới công trình hạ tầng nhằm cụ thể hóa nội dung của quy hoạch chung đô thị.

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất phân khu 1/2.000 khu đô thị mới Thủ Thiêm - Ảnh: BQL KĐTMTT

Nội dung của quy hoạch phân khu bao gồm: xác định phạm vi ranh giới, diện tích, tính chất khu vực lập quy hoạch, chỉ tiêu dự kiến về dân số, sử dụng đất, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đối với từng ô phố và đấu nối hạ tầng kỹ thuật chung; xác định chức năng sử dụng đất cho từng khu đất; nguyên tắc tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan và đánh giá tác môi trường chiến lược.

Mặt khác quy hoạch này có nhiều nội dung xác định vị trí công trình kỹ thuật và ranh giới trên đất. Do đó quy hoạch này liên quan mật thiết với quyền sờ hữu về đất đai [về quyền sử dụng đất], vì vậy nó có giá trị pháp lý cao, nó là căn cứ để giải quyết tranh tụng.

Bản đồ quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 cụ thể hóa nội dung quy hoạch phân khu và quy hoạch chung. 

Bản đồ quy hoạch chi tiết bố trí cụ thể tất cả các công trình trên đất. Về hạ tầng kỹ thuật, quy hoạch chi tiết bố trí đến từng ranh giới lô đất. 

Nói cách khác, bản đồ quy hoạch chi tiết 1/500 chính là quy hoạch tổng mặt bằng của các dự án dầu tư xây dựng, là cơ sở để định vị công trình, thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật xây dụng công trình và thực hiện xây dựng.

Bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm thất lạc là bản đồ nào?

LỘC HÀ

Video liên quan

Chủ Đề