Bản kế hoạch dạy học và giáo dục

Mục lục bài viết

  • 1. Kế hoạch dạy học là gì?
  • 2. Ý nghĩa cơ bản của việc lập kế hoạch dạy học
  • 3. Phân biệt kế hoạch dạy học theo hướng dạy học tích cực với giáo án truyền thống
  • 4. Cách lập, xây dựng kế hoạch dạy học
  • 4.1 Một số lưu ý trong khilập kế hoạch dạy học
  • 4.2 Xây dựng kế hoạch dạy học theo từng bước cụ thể

1. Kế hoạch dạy học là gì?

Kế hoạch dạy học là kế hoạch của một tiết học thể hiện tinh thần cơ bản của chương trình môn học, thể hiện được mối liên hệ hữu cơ giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp và kết quả , được gọi là 4 thành tố cơ bản của bài học. Hay nói cách khác, kế hoạch dạy học là một bản thiết kế và hướng dẫn cụ thể cho việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy một môn học hay một bài học, bao gồm các nội dung: xác định mục tiêu giảng dạy, dự kiến các nguồn lực học tập, tổ cức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện hoạt dộng dạy - học.

Kế hoạchdạy họcsẽ là một sẽ là một sơ đồ logic để người giáo viên tiến hành bài giảng của mình một cách logic và tuân theo những ý đồ giảng dạy đã lên sẵn ý tưởng để đạt được những hiệu quả mong muốn nhất.

[Lập, xây dựng kế hoạch dạy học - ảnh minh họa]

2. Ý nghĩa cơ bản của việc lập kế hoạch dạy học

+ Lập kế hoạch dạy học có một vai trò đặc biệt quan trọng, bởi nó giúp giáo viên quản lý thời gian dành cho mỗi đơn vị bài học được tốt hơn

+ Lập kế hoạch bài học theo hướng dạy học tích cực giúp cho giờ học phát huy được tính tích cực, tự giác , chủ động, sáng tạo của cá nhân giáo viên và học sinh

3. Phân biệt kế hoạch dạy học theo hướng dạy học tích cực với giáo án truyền thống

Dạy học tích cực đòi hỏi người giáo viên phải đóng vai trò là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để học sinh tự lực , chiếm lĩnh nội dung học tập , chủ động đạt được các mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình. Trước kia, theo mô hình dạy học thụ động, giáo viên đóng vai trò thông báo, giảng giải kiến thức, truyền thụ một chiều, sử dụng phương pháp dạy học thuyết trình là chính, giáo viên chủ yếu độc thoại, còn học sinh thụ động tiếp thu bằng ách ghi nhớ máy móc, học thuộc lòng. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh đòi hỏi học sinh phải tự tìm kiếm phương pháp dạy học truyền thống với các phương pháp dạy học tích cực , sử dụng các phương tiện day học hiện đại có ứng dụng công nghệ thông tin

4. Cách lập, xây dựng kế hoạch dạy học

4.1 Một số lưu ý trong khilập kế hoạch dạy học

+ Nghiên cưu tài liệu chương trình, sách giáo khoa GDPT hiện hành và các điều kiện để xây dựng kế hoạch. Xác định những phẩm chất , năng lực chung, năng lực đặc thù cần hình thành và phát triển qua từng nội dung dạy học và giáo dục. Xác định các hoạt động học tập , hoạt động tự giáo dục của học sinh

+ Xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch tỏ chức hoạt động giáo dục mới. Kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục mới là bản kế hoạch được xây dựng sau khi đã cấu trúc , sắp xếp lại nội dung dạy học và giáo dục. Trên cơ sở kế hoạch dạy học , giáo dục này, thực hiện phân phối lại chương trình các môn học, hoạt động giáo dục phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương

+ Triển khai thực hiện kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt độnggiáo dục đã được xây dựng theo đúng định hướng đã hình thành, phát triển phẩm chất , năng lực của học sinh, các trường có thể tổ chực thực hiện thí điểm ở môt lớp với một chương, một chủ đề nào đó vào thời điểm thích hợp để đánh giá tính khả thi, tính hiệu quả của bản kế hoạch dạy học, kếhoạch hoạt động giáo dục đó. Điều chỉnh , bổ sung , triển khai nhân rọng giáo dục theo hướng hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh

+ Tổ chức đánh giá hoạt động học tập, hoạt động giáo dục của học sinh theo định hướng hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Đánh giá kết quả học tập, giáo dục của học inh theo định hướng hnhf thành , phát triển phẩm chất , năng lực nhằm xác định đượcmức độ phát triển của học sinh trong từng giai đoạn, đồng thời góp phần hướng dẫn, điều chính cách dạy của thầy và cách học của trò

4.2 Xây dựng kế hoạch dạy học theo từng bước cụ thể

- Bước 1: Xác định mục tiêu học tập

+ Bất cứ bảng kế hoạch nào cũng phải xác định mục tiêu đầu tiên. Hãy suy nghĩ về những gì bạn muốn học sinh của mình học được trong buổi học, môn học. Xác định đúng được mục tiêu sẽ đưa bản kế hoạch đi đúng hướng, hỗ trợ việc giảng dạy và học tập. Và mục tiêu được xác định này phải là mục tiêu chung của cả tập thể lớp học

+ Để xác định được mục tiêu cho việc học, hãy trả lời các câu hỏi sau: Chủ để buổi học là gì? muốn dạy gì cho học sinh? học sinh phải hiểu được những giá trị nào trong buổi học? Học sinh sẽ làm được gì sau khi kết thúc buổi học? Gía trị cốt lõi của buổi học mà học sinh cần đạt được là gì? Sau khi xác định mục tiêu tổng quan, hãy đặt thêm một số câu hỏi sau: Những khái niệm, ý tưởng hoặc kỹ năng quan trọng nhất à hoạc sinh cần nắm bắt là gì? Tại sao những yếu tố này lại quan trọng đến thế? Những yếu tố này lại quan trọng đến thế? Những yếu tố này quan trọng đến thế? Những yếu tố nào không thể bỏ qua, phải truyền đạt đầy đủ? Những kiến thức, yếu tố nào có thể bỏ qua khi không đủ giờ giảng dạy?

+ Xácđịnh thêm những gì quan trọng và thít yếu là điều cần thiết khi lập kế hoạch giảng dạy. Như thế bạn sẽ biết được cái gì quan trọng và không quá quan trọng, điềunày sẽ vô cùng hữu ích khi thời gian giảng dạy ít ỏi hoăc trong nhũng tình huống đặc biệt khác

- Bước 2: Xây dựng nội dung phần giới thiệu

Sau khi đã có mục tiêu, bước tiếp theo là xây dựng nội dung bài học, đầu tiên là phần giới thiệu. Giới thiệu một cách sáng tạo sẽ kích thich được sự hứng thú của học sinh. Điều này cũng giúp xem xét mức độ am hiểu về chủ đề bài học của tập thể lớp học. Bạn có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để thu hút học trò của mình. Vídụ như ví dụ thực tế, sự kiện lịch sử, tình huống ứng dụng thực tế, video clip ngắn, câu hỏi thăm dò... khi hiểu hơn về sự hiểu biết của các em về chủ đề, bạn cũng sẽ biết nên tập trung dạy những gì hơn.

Để làm tốt phần giới thiệu, bạn có thể tham khảo thêm cách dạy học của những giáo viên giàu kinh nghiệm. Nên đa dạng hóa cách giới thiệu, mở đầu để làm những buổi học trở nên sinh động và thu hút hơn.

- Bước 3: Xây dựng nội dung chính của buổi học, các hoạt động dạy học

Tiếp theo là phần nội dung chính trong buổi học. Chuẩn bị nhiều các để giải thích tài liệu nhằm thu hút sự chú ýcủa học sinhtốt hơn. Đồng thời, khi lập kế hoạch, cũng phái ước tính thời gian cụ thể cho từng hoạt động. Để đảm bảo truyền đạt đầy đủ nội dung cần học đến các em.

- Bước 4: Lên kế hoạch kiểm tra, đánh giá sự hiểu biết của học sinh

Trong suốt quá trình giảng dạy, giáo viên phải thường xuyên kiểm tra mức độ hiểu biết của học sinh. Suy nghĩ về các câu hỏi để kiểm tra mức độ tập trung cũng như tiếp thu bài giảng của học trò. Dự đoán các câu trả lời mà học sinhsẽ đươc ra và cách bạn đáp lại. Khi lập kế hoạch bài giảng , hãy quyết định những câu hỏi nào co thể dùng hỏi cá nhân, câu nào cho nhm, cho cả tập thể lớp. Khi kế hoạch giảng dạy có phần này thì sẽ cân bằng dược việc giảng dạy và tiếp thu kiến thức.

- Bước 5: Xây dựng kết luận

Giáo viên cần đưa ra kết luận khi kết thúc buổi học. Việc tổng kết bài học sẽ tổng hợp tại kiến thức chính. Giúp học sinh có động lực hơn để ôn tập kiến thực khi ở nhà. Và còn có thể giúp học sinh hứng thú chờ đón bài học tiếp theo hơn.

Cuối cùng là kiểm tra, đánh giá lại nếu người kết luận buổi học là học trò của mình. Từ đó hướng dẫn ôn tập kiến thức khi ở nhf. Đồng thời, gợi mở vf buổi học sau bằng nhiều cách khác nhau. Như giới thiệu sơ về bài học kế tiếp, dưa ra một số câu hỏi để các em tự nghiên cứu trước ở nhà...

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay tới số: 1900.6162 để được giải pháp

Một kế hoạch dạy học hoàn chỉnh, chỉn chu sẽ giúp việc dạy học của giáo viên hiệu quả hơn và giúp các em học sinh dễ dàng trong cách nắm được nội dung bài học theo trình tự nhất định.

Vậy kế hoạch dạy học là gì? Quy trình xây dựng kế hoạch giáo dục của giáo viên ra sao? Liệu kế hoạch dạy học có phải là giáo án hay không? Tất cả sẽ được giải đáp thông qua nội dung bài viết dưới đây của chúng tôi.

Kế hoạch dạy học là một bản thiết kế và hướng dẫn cụ thể cho việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy một môn học hay một bài học, bao gồm các nội dung: xác định mục tiêu giảng dạy; dự kiến các nguồn lực học tập; thiết kế các hoạt động giảng dạy, học tập; tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động dạy – học.

Xây dựng kế hoạch dạy học

Xây dựng kế hoạch là sự xác định một cách có căn cứ khoa học những mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ [thời hạn, tốc độ, tỉ lệ cân đối] về sự phát triển một quá trình và định ra những phương tiện cơ bản để thực hiện có kết quả những mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đó. Nói một cách đơn giản, xây dựng kế hoạch là quyết định trước xem sẽ phải làm cái gì, làm như thế nào, khi nào làm và ai sẽ làm cái đó. Xây dựng kế hoạch bao gồm các bước: tiền kế hoạch, chẩn đoán, hình thành bản kế hoạch, hoàn chỉnh bản kế hoạch.

Ví dụ: Xây dựng kế hoạch dạy học môn Toán là xây dựng bản thiết kế xác định những mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, cách thức thực hiện những mục tiêu đó trong việc giảng dạy môn Toán, qua đó kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện hoạt động dạy – học.

Quy trình xây dựng kế hoạch giáo dục của giáo viên

Xây dựng kế hoạch dạy học các bài học và các chuyên đề lựa chọn: Ở giai đoạn này, GV căn cứ vào căn cứ vào nội dung dạy học của khối lớp được phân công đảm nhận, căn cứ vào phân phối chương trình chung đã được tổ chuyên môn thống nhất để xác định bài học, số tiết, thời điểm dạy học, thiết bị dạy học, địa điểm dạy học.

– Đối với tên gọi, số tiết các bài học và các chuyên đề lựa chọn cũng như trình tự sắp xếp của nó GV xác định dựa trên kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn.

– Để xác định thời điểm dạy học các bài học và chuyên đề lựa chọn, GV cần căn cứ vào: Khung thời gian thực hiện chương trình môn Sinh học [số tiết/tuần] và quy định về thời lượng dành cho môn Sinh học do nhà trường quy định; Thời lượng [số tiết] để dạy bài học/chuyên đề lựa chọn đã được xác định trong kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn. Khi xác định thời điểm dạy học các bài học và các chuyên đề lựa chọn cần chú ý tránh thời gian tiến hành các bài kiểm tra đánh giá định kì mà đã được xác định trong kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn. Bên cạnh đó, thời điểm dạy học đối với các chuyên đề lựa chọn cần được sắp xếp phù hợp với logic nội dung các bài học để thuận lợi cho việc tiếp nhận tri thức của học sinh.

– Để xác định thiết bị dạy học, GV căn cứ vào tình hình thiết bị dạy học được mô tả ở phần đặc điểm tình hình trong kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn, căn cứ đặc điểm nội dung bài học, chuyên đề lựa chọn và khả năng của bản thân trong việc thu thập, xây dựng phương tiện dạy học để xác định và liệt kê các phương tiện dạy học phù hợp.

– Đối với địa điểm dạy học, GV căn cứ trên đặc điểm nội dung bài học và các ý tưởng dạy học của cá nhân, căn cứ trên đặc điểm phòng học bộ môn/phòng thí nghiệm/phòng đa năng/sân chơi, bãi tập được mô tả trong kế hoạch của tổ chuyên môn để xác định và liệt kê địa điểm dạy học.

Xây dựng kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ khác [nếu có]: Ngoài các nội dung trên, nếu GV được phân công hoặc có dự kiến các nhiệm vụ khác như bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu và tổ chức các hoạt động giáo dục… thì cũng cần xây dựng kế hoạch cho các nội dung này. Không có khuôn mẫu trình bày cho các nhiệm vụ này, tuy nhiên GV cần chú ý đối với kế hoạch cho mỗi nhiệm vụ cần thể hiện được mục tiêu, nội dung, thời gian, địa điểm, các phương tiện và lực lượng hỗ trợ, phối hợp [nếu có]. Bên cạnh đó, GV có thể dự kiến và thể hiện rõ bằng các số liệu cụ thể về một số nhiệm vụ liên quan khác như: số tiết dự giờ, số tiết thao giảng, báo cáo chuyên đề…

Kế hoạch dạy học có phải là giáo án không

Thông thường khi làm bất cứ việc gì chúng ta đều phải có kế hoạch cho nó. Những người làm kinh doanh có kế hoạch kinh doanh, người kiến trúc sư có bản vẽ thiết kế và giáo viên chúng ta thì có một cái án được gọi là “giáo án” hay kế hoạch dạy học.

Giáo án là kế hoạch và dàn ý giờ lên lớp của giáo viên, bao gồm đề tài của giờ lên lớp, mục đích giáo dục và giáo dưỡng, nội dung, phương pháp, thiết bị, những hoạt động cụ thể của thầy và trò, khâu kiểm tra đánh giá… Tất cả được ghi ngắn gọn theo trình tự thực tế sẽ diễn ra trong giờ lên lớp.

Giáo án là sự chuẩn bị cho việc lên lớp và quyết định phần lớn sự thành công của bài học. Nói một cách khác, giáo án là bản thiết kế cho tiến trình một tiết học, là bản kế hoạch mà người giáo viên dự định sẽ thực hiện giảng dạy trên lớp trên nhóm đối tượng học sinh nào đó. Với một bài học nào đó, với những đối tượng học sinh khác nhau, với những giáo viên khác nhau thì sẽ có những bản kế hoạch dạy học [giáo án] khác nhau.

Vai trò của việc xây dựng kế hoạch dạy học là gì

Kế hoach bài dạy là kịch bản lên lớp của mỗi giáo viên đới với học sinh và nội dung cụ thể trong một không gian và thời gian nhất định. Xây dựng kế hoạch bài dạy là giai đoạn chuẩn bị lên lớp. Hoạt động này có vai trò rất quan trọng, quyết định đến sự thành công của bài dạy.

– Việc xây dựng kế hoạch bài dạy có ý nghĩa đối với mỗi giáo viên, thể hiện ở các khía cạnh cụ thể như sau:

+ Thiết lập môi trường dạy học phù hợp.

+ Định hướng tam lí giảng dạy.

+ Giới hạn các yếu tố liên quan đến chủ đề giảng dạy.

+ Sử dụng hiệu quả kiến thức đã có.

+ Phát triển kỹ năng dạy học.

+ Sử dụng hiệu quả thời gian.

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về Kế hoạch dạy học là gì? Khách hàng quan tâm theo dõi nội dung bài viết, có vướng mắc khác vui lòng phản ánh trực tiếp để chúng tôi hỗ trợ được nhanh chóng, hiệu quả.

Video liên quan

Chủ Đề