Bảng lãi suất cho vay ngân hàng 2023

NHNN tiếp tục mục tiêu giảm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp, người dân trong năm 2022 - 2023. Ảnh: Trọng Hiếu

Ngân hàng Nhà nước [NHNN] vừa có văn bản trả lời kiến nghị cử tri tại các tỉnh Bạc Liêu, Yên Bái, TP.HCM, Hải Phòng về giảm lãi suất vốn vay ngân hàng, nới lỏng điều kiện cho vay với các khoản vay mới.

NHNN cho biết, trong thời gian tới sẽ tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng [TCTD] tiết giảm chi phí hoạt động để tiếp tục hạ mặt bằng lãi suất. Song song với đó là tiếp tục rà soát cơ chế, thủ tục cho vay phù hợp với thực tiễn thị trường, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tín dụng, an toàn hệ thống nhằm hỗ trợ các đối tượng vay vốn, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Về vấn đề tiếp tục giảm lãi suất, NHNN cho biết trước tác động tiêu cực của dịch COVID-19, năm 2020, mức lãi suất điều hành đã giảm mạnh 1,5 - 2%, đây là mức giảm lãi suất nhanh và mạnh nhất khu vực. Đồng thời NHNN cũng đã tiếp tục giữ lãi suất điều hành ở mức thấp trong năm 2021 nhằm giảm chi phí tiếp cận vốn, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay. Nhờ vậy, mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm khoảng 1%/năm trong năm 2020 và 0,82%/năm trong năm 2021.

Đặc biệt, số tiền mà hệ thống các TCTD đã thực hiện miễn giảm lãi, phí, tham gia công tác an sinh xã hội lên tới gần 40.000 tỷ đồng, được sử dụng bằng chính nguồn lực tài chính của mình.

Đối với giai đoạn 2022-2023, NHNN cho biết cơ quan này đang triển khai xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Theo đó, sẽ phấn đấu giảm lãi suất cho vay khoảng 0,5 - 1% trong 2 năm 2022 - 2023, nhất là đối với lĩnh vực ưu tiên.

Cùng với đó, để bảo đảm an sinh xã hội và đời sống của người dân, đặc biệt là người lao động, người nghèo, người yếu thế chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19, tại Nghị quyết số 43/2022/QH [ngày 11/1/2022] và Nghị quyết số 11/NQ-CP [ngày 30/1/2022] về chính sách tài khoá, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đã chỉ đạo hỗ trợ lãi suất 2%/năm trong 2 năm 2022-2023 đối với các khoản vay có lãi suất cho vay trên 6%/năm và được Ngân hàng Chính sách xã hội giải ngân trong giai đoạn 2022-2023 với tổng nguồn vốn hỗ trợ lãi suất tối đa 3.000 tỷ đồng.

Về đề nghị nới lỏng điều kiện cho vay, NHNN cho biết, các giải pháp đặc thù ngành ngân hàng đã và đang triển khai thời gian qua là nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19. Tuy nhiên, mục tiêu xuyên suốt và nhất quán của chính sách tiền tệ là phải đảm bảo kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ và an toàn hoạt động của các TCTD. Bởi vậy, việc quy định các điều kiện cấp tín dụng là cần thiết để đảm bảo chất lượng tín dụng, kiểm soát nợ xấu phát sinh và cần cân nhắc hết sức kỹ lưỡng việc nới lỏng các điều kiện này.

Để tăng khả năng tiếp cận vốn, ngoài những giải pháp từ ngành ngân hàng, cần có sự phối hợp đồng bộ từ các chính sách khác về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh theo chủ trương của Quốc hội, Chính phủ.

Trong thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục chỉ đạo các TCTD triển khai thiết thực, hiệu quả các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp; khuyến khích các TCTD tiết giảm chi phí hoạt động để tiếp tục giảm lãi suất cho vay, đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh; tiếp tục rà soát cơ chế, thủ tục cho vay phù hợp hơn với thực tiễn thị trường và tình hình mới nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tín dụng, an toàn hệ thống để hỗ trợ các doanh nghiệp được vay vốn ngân hàng thuận lợi.

Mặt bằng lãi suất liên tục tăng mạnh sau 2 lần Ngân hàng Nhà nước [NHNN] tăng lãi suất điều hành thêm 1% và trần lãi suất huy động kỳ hạn dưới 6 tháng lên 6%, song sức ép lên lãi suất trong 2 tháng cuối năm còn lớn, khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ [Fed] tăng thêm lãi suất.

Mặt bằng lãi suất huy động có thể tiếp tục tăng trong các tháng cuối năm 2022. Ảnh: Đức Thanh

Lãi suất tăng mạnh

Theo biểu lãi suất cập nhật mới nhất ngày 28/10 của VPBank, mức lãi suất cao nhất hiện nay là 8,9%/năm dành cho khách hàng gửi tiền qua kênh online từ 50 tỷ đồng trở lên, lãnh lãi cuối kỳ, kỳ hạn từ 12-36 tháng. Tiền gửi kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng theo hình thức kể trên có mức lãi suất dao động khoảng 5,6-6%/năm; đối với các kỳ hạn từ 6-12 tháng, lãi suất cao nhất là 8,7%/năm và thấp nhất là 7,9%/năm. Với kỳ hạn từ 1 tháng trở lên, người gửi tiền được cộng thêm 0,1% lãi suất nếu thuộc nhóm khách hàng ưu tiên và lãi suất tối đa lên đến 9,4%/năm.

Cũng bắt đầu điều chỉnh tăng từ ngày 28/10, Nam A Bank áp dụng lãi suất tiền gửi lên đến 11%/năm, nhưng chỉ cho 3 tháng đầu đối với các khoản tiền gửi tại sản phẩm Happy Future kỳ hạn 9 tháng, còn 6 tháng sau chỉ có lãi suất 5,95%/năm; ở kỳ hạn 12 tháng, 6 tháng đầu có lãi suất 9,9%/năm, 6 tháng sau là 5,95%/năm; kỳ hạn 18 tháng thì 12 tháng đầu có lãi suất 8,9%/năm, 6 tháng sau là 5,95%/năm…

Trong khi đó, SCB niêm yết mức lãi suất tiết kiệm cao nhất lên tới 9,3%/năm kể từ ngày 25/10. Ngân hàng Bản Việt điều chỉnh lãi suất tiền gửi từ ngày 26/10, tăng 0,5 - 1,2%/năm theo từng kỳ hạn gửi, trong đó mức lãi suất cao nhất lên tới 8,9%. Tại CBBank, mức lãi suất tiền gửi cao nhất hiện là 8,9%/năm, dành cho tiền gửi thuộc gói sản phẩm Vạn Phát Lộc, kỳ hạn từ 13 tháng cho đến dưới 24 tháng.

Không chỉ khối ngân hàng tư nhân, các ngân hàng có vốn nhà nước cũng tăng lãi suất huy động thêm 1%/năm từ ngày 27/10.

Thực tế trên khiến ngân hàng đẩy dần lãi suất cho vay để đảm bảo chi phí và lợi nhuận trong kinh doanh. Hiện mức lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp không thuộc lĩnh vực ưu tiên đã tăng thêm 1-2% so với cùng kỳ năm ngoái. Các nhà băng cho vay trong khoảng 8-10% tùy từng nhóm khách hàng và mục tiêu vay vốn.

Đáng chú ý, với nhóm khách hàng cá nhân, mức lãi suất cho vay mới và khoản vay cũ tại phần lớn ngân hàng đã tăng ít nhất 2-3% so với đầu năm nay. Thông thường, nhà băng ưu đãi lãi suất cho khoản vay mới trong 3 tháng đến một năm đầu tiên, trước khi áp dụng mức lãi suất thả nổi. Hiện lãi suất ưu đãi cho khoản vay mới dành cho cá nhân đã tăng từ 9-9,5% lên mức tối thiểu 11,5-13%/năm tại nhà băng tư nhân và khoảng 11,5-12%/năm tại khối ngân hàng vốn nhà nước.

Các chuyên gia kinh tế - tài chính cho rằng, trần huy động được nâng lên cho phép các ngân hàng đang cần vốn trả lãi suất cao hơn cho người gửi tiền. Đây là thời điểm tốt cho người gửi tiền tiết kiệm, bởi lãi suất vẫn có xu hướng nhích lên. Nhưng việc nâng trần lãi suất huy động sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới doanh nghiệp, người dân cần vốn, kể cả ngân hàng khi chi phí đầu vào đội lên so với trước.

TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng ủng hộ NHNN tăng lãi suất điều hành, vì không còn cách nào khác. Nguyên do là áp lực lạm phát toàn cầu ở mức cao. Trong bối cảnh này, Fed đã 5 lần điều chỉnh tăng lãi suất mục tiêu lên mức 3 - 3,25%/năm và dự báo còn tiếp tục tăng trong các tháng cuối năm 2022 và năm 2023. Ngoài ra, việc USD lên giá mạnh đã làm gia tăng áp lực lên mặt bằng lãi suất và tỷ giá trong nước, tạo sức ép lên lạm phát.

Chưa hết áp lực cuối năm

Các nhà phân tích của Công ty cổ phần Chứng khoán Rồng Việt [VDSC] nhận định, tỷ giá - lãi suất đang là một vòng xoáy. NHNN có thể điều chỉnh tăng thêm 0,5-1% lãi suất điều hành trong 2 tháng cuối năm vì đây là công cụ khả dĩ nhất để giảm bớt áp lực tỷ giá. Với tình hình thanh khoản hệ thống hiện tại và áp lực bên ngoài chưa chấm dứt, không loại trừ khả năng tiền đồng có thể mất giá 10-15% trong năm 2022.

TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, sức ép tăng lãi suất đang rất lớn. Dù NHNN đã nới biên độ tỷ giá nhằm góp phần giảm áp lực tăng lãi suất, song từ nay đến cuối năm, nhiều khả năng các ngân hàng sẽ tiếp tục tăng lãi suất cho vay.

Theo VDSC, từ đầu tháng 10/2022 đến nay, tiền đồng đã mất giá 4,1% so với cuối tháng 9, gần xấp xỉ mức mất giá của tiền đồng trong suốt 9 tháng đầu năm. Lũy kế từ đầu năm đến nay, tiền đồng đã mất giá xấp xỉ 8,8% trên thị trường chính thức, có xu hướng rơi vào kịch bản xấu và kỳ vọng mức mất giá 10% cho cả năm 2022. Tỷ giá liên ngân hàng biến động tăng mạnh song hành với việc NHNN liên tục nâng tỷ giá trung tâm thời gian gần đây, nới biên độ tỷ giá và tăng giá bán USD cho các ngân hàng thương mại, do đó giải pháp tốt nhất là tăng lãi suất.

TS. Huỳnh Trung Minh, chuyên gia tài chính cho rằng, sắp tới, khi Fed tiếp tục tăng lãi suất, tỷ giá của Việt Nam cũng sẽ biến động theo, để kìm mức độ mất giá của VND, thì có thể dùng dự trữ ngoại hối hoặc tăng lãi suất. Tuy nhiên, lãi suất điều hành cũng đã được tăng trong tháng 9 và tháng 10/2022, dự trữ ngoại hối đã chạm ngưỡng an toàn là 3 tuần nhập khẩu.

Nhiều ý kiến cho rằng, việc điều chỉnh tăng các mức lãi suất điều hành là giải pháp kịp thời, phù hợp với xu hướng chung trên toàn thế giới và điều kiện thị trường trong nước, cho thấy NHNN luôn nhìn nhận phản ứng của thị trường, khi sau lần tăng lãi suất điều hành thứ nhất, áp lực lên thị trường vẫn lớn. Bên cạnh đó, tăng lãi suất điều hành là công cụ quan trọng để giảm bớt áp lực lên mặt bằng lãi suất, tỷ giá trong nước và sức ép của lạm phát để ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ nền kinh tế phục hồi trong bối cảnh USD lên giá mạnh.

Theo một chuyên gia lĩnh vực tài chính - tiền tệ, CPI tháng 9/2022 của Mỹ tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2021, dù giảm 0,1% so với tháng 8/2022 do giá năng lượng giảm 2,1%, nhưng tăng mạnh hơn so với mức dự kiến là 8,1%. Như vậy, khả năng Fed sẽ đưa lãi suất cơ bản USD lên 4,5- 4,75% vào cuối năm 2022, sau đó có thể tăng nhỏ hơn vào tháng 2 và tháng 3/2023. Chu kỳ thắt chặt tiền tệ lần này của Fed có thể đưa lãi suất tăng lên trên 5%. Do đó, áp lực lên tỷ giá là khó tránh.

Các nhà phân tích tài chính dự báo, mặt bằng lãi suất huy động có thể tiếp tục tăng trong các tháng cuối năm 2022 với một số lý do: nhu cầu tín dụng tăng khi nền kinh tế phục hồi; thanh khoản thị trường chịu nhiều áp lực khi tăng trưởng huy động không theo kịp tăng trưởng tín dụng; nhu cầu tiền mặt mùa Tết Nguyên đán tăng cao vào cuối năm tiếp tục gây áp lực lên thanh khoản hệ thống.

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề