Bảng thanh toán tiền lương 2023

Chiều 9/10, Ban Tuyên giáo Trung ương phát thông báo về Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII, trong đó cho biết Trung ương đã dành nhiều thời gian nghiên cứu, thảo luận, đóng góp ý kiến vào các báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2022; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2023; kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước ba năm 2023-2025; phương án điều chỉnh tiền lương, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công trong năm 2023.
Sau khi thảo luận, Ban chấp hành Trung ương Đảng giao Bộ Chính trị căn cứ ý kiến thảo luận của Trung ương và báo cáo tiếp thu, giải trình của Bộ Chính trị, chỉ đạo tiếp thu, hoàn chỉnh, ban hành kết luận. Đồng thời, Bộ Chính trị chỉ đạo Ban cán sự đảng Chính phủ hoàn chỉnh các báo cáo nêu trên, trong đó có phương án điều chỉnh tiền lương để trình Quốc hội khóa XV xem xét, quyết định.
Sáng cùng ngày, trong phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 6, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình về các vấn đề kinh tế, xã hội, ngân sách, quy hoạch và phương án điều chỉnh tiền lương.
Theo Nghị quyết 27 năm 2018 của Trung ương, việc cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang dự kiến thực hiện vào tháng 7/2021. Tuy nhiên, do đại dịch Covid-19 kéo dài, chủ trương này liên tục phải lùi. Tháng 11/2021, Quốc hội đồng ý lùi thời điểm cải cách chính sách tiền lương; đồng thời, chưa nâng lương cho người thu nhập thấp, mới đi làm trong năm 2022; ưu tiên điều chỉnh lương hưu cho người nghỉ hưu trước năm 1995.
  Lần điều chỉnh tăng lương cơ sở áp dụng với cán bộ, công chức, viên chức gần nhất là từ 1/7/2019, tăng từ 1,39 triệu đồng lên 1,49 triệu đồng. Theo đó, công chức trình độ đại học mới đi làm [hưởng lương bậc 1 với hệ số 2,34] sẽ nhận lương 3.486.600 đồng.
  Tại phiên họp tháng 6/2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ khẩn trương xây dựng phương án, chuẩn bị nguồn lực, sớm trình Quốc hội quyết định cải cách chính sách tiền lương vào thời điểm thích hợp.
  Ngày 29/9, tiếp xúc cử tri Hải Phòng trước kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chia sẻ, trong ba năm gần đây, do nguyên nhân khách quan, nhất là tác động của dịch bệnh Covid-19, lộ trình cải cách tiền lương bị chậm lại. Tuy nhiên, đây là vấn đề cấp thiết, do đó Quốc hội sẽ bàn vấn đề này tại kỳ họp thứ tư vào cuối năm.

Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc trình Quốc hội phương án tăng lương công chức, viên chức từ 1.7.2023. Nhà nước dự kiến sẽ tăng chi 60.000 tỉ đồng từ ngân sách để đảm bảo.

Báo cáo phân bổ ngân sách T.Ư năm 2023 chiều 20.10, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, Chính phủ trình Quốc hội quyết định việc chưa thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 của T.Ư trong năm 2023.

Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo tại Quốc hội. Ảnh: GIA HÂN.

Từ ngày 1.7.2023, thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng [khoảng 20,8%]; tăng chi lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đối tượng do ngân sách nhà nước đảm bảo khoảng 12,5%.

Theo ông Phớc, cùng với mức điều chỉnh tăng 7,4% đã thực hiện năm 2022 thì cơ bản tương đương mức tăng lương cơ sở.

Cạnh đó, hỗ trợ thêm đối với đối tượng nghỉ hưu trước năm 1995 có mức hưởng thấp; tăng chi trợ cấp ưu đãi người có công và tăng chi các chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở khoảng 20,8%.

Từ ngày 1.1.2023, điều chỉnh tăng phụ cấp ưu đãi nghề đối với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở theo Kết luận số 25 năm 2021 của Bộ Chính trị.

Các bộ, cơ quan T.Ư, địa phương tiếp tục thực hiện các giải pháp tạo nguồn cải cách chính sách tiền lương theo quy định. Trong giai đoạn 2023-2025, cho phép tiếp tục loại trừ một số khoản thu khi tính tăng thu ngân sách địa phương so với dự toán để dành nguồn cải cách tiền lương tại Nghị quyết 34 năm 2021 của Quốc hội.

Đối với các cơ quan, đơn vị đang thực hiện các cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù, Chính phủ đề nghị tiếp tục thực hiện cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù được cấp có thẩm quyền quy định đối với một số cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước cho tới khi thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27 năm 2018 của T.Ư Đảng.

Chính phủ cũng đề nghị năm 2023 giữ nguyên mức lương hiện hưởng như năm 2022 đối với các cơ quan, đơn vị đang thực hiện các cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù [tính theo mức lương cơ sở 1,49 triệu đồng/tháng].

Về ngân sách để tăng lương công chức, viên chức, báo cáo của Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho hay, dự kiến sẽ tăng chi ngân sách nhà nước khoảng 60.000 tỉ đồng, trong tổng số tăng chi khoảng khoảng 338.000-340.000 tỉ đồng của năm 2023.

Về nguồn ngân sách cho tăng lương, Chính phủ cho biết, cùng với việc sử dụng nguồn cải cách tiền lương tích lũy của ngân sách T.Ư và ngân sách địa phương, dự kiến bố trí dự toán chi ngân sách T.Ư năm 2023 là 12.500 tỉ đồng để đảm bảo nguồn thực hiện.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Nguyễn Phú Cường. Ảnh: GIA HÂN.

Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách Quốc hội Nguyễn Phú Cường cho biết, Ủy ban nhất trí lùi thời gian cải cách tiền lương với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang như Nghị quyết 27.

Ủy ban này cũng nhất trí với phương án tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng và tăng khoản hỗ trợ một số đối tượng chính sách như Chính phủ trình.

Theo ông Cường, lương cơ sở chưa được điều chỉnh từ năm 2020 tới nay, nếu giữ mức như hiện nay [1,49 triệu đồng/tháng] sẽ ảnh hưởng tới đời sống một bộ phận người lao động trong khu vực nhà nước, một số đối tượng người nghỉ hưu trước năm 1995, người có công, phụ cấp nghề với cán bộ y tế, y tế dự phòng hiên thấp, nên điều chỉnh tăng lương cho các đối tượng này là phù hợp.

Cơ quan thẩm tra cũng nhất trí việc tăng lương với phương án Chính phủ trình, đồng thời giữ nguyên mức lương hiện hành năm 2022 với các cơ quan, đơn vị thực hiện cơ chế thu nhập tài chính đặc thù.

Lê Hiệp

Tiện ích thông tin

QR Code

Tin khác

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề