Bảng tính trả lãi vay ngân hàng mới nhất năm 2022

Khi vay ngân hàng, số tiền vay sẽ được ngân hàng áp dụng một mức lãi suất nhất định, điều này có thể gọi là lãi suất vay ngân hàng. Tùy vào số tiền, thời gian và ngân hàng mà bạn chọn vay sẽ có mức lãi suất khác nhau. Từ số tiền ban đầu cộng với phần lãi suất (thường được tính theo năm) mà ngân hàng sẽ tính được số tiền khách hàng phải trả hàng tháng.

Hình thức vay phổ biến nhất hiện nay được nhiều ngân hàng áp dụng chính là vay tín chấp và vay thế chấp. Mỗi hình thức sẽ có mức lãi suất và cách tính lãi khác nhau.

Bảng tính trả lãi vay ngân hàng mới nhất năm 2022
Nguồn: thebank.vn

Vay tín chấp

Đối với hình thức vay tín chấp, khách hàng sẽ không cần tài sản đảm bảo hay bảo lãnh. Ngân hàng sẽ xem xét độ uy tín của từng cá nhân và mức thu nhập trung bình của người đó để quyết định hạn mức và thời gian được vay. Hình thức này thường phù hợp với những người có nhu cầu vay tiêu dùng, phục vụ đời sống như du lịch, cưới hỏi, mua sắm các vật dụng có giá trị vừa và nhỏ,...

Thông thường, lãi suất vay ngân hàng theo hình thức tín chấp thường rơi vào khoảng 10 – 16%/năm nếu có ưu đãi. Khi hết ưu đãi, ngân hàng sẽ có thể áp dụng mức lãi suất từ 16 - 25%/năm.

Hình thức vay tín chấp sẽ cố định mức lãi suất trong khoảng thời gian vay vốn. Ngoài ra, với hình thức này, tiền lãi sẽ được tính theo dư nợ giảm dần, tức là tiền lãi sẽ được tính trên số tiền còn nợ thực tế sau khi đã trừ đi phần gốc mà cá nhân đã trả trước đó. Phương thức này đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho người dùng.

Xem thêm: Các ngân hàng cho vay tín chấp phổ biến hiện nay

Xem thêm: Lưu ý khi vay tiêu dùng trả góp

Vay thế chấp

Đối với vay thế chấp, cá nhân cần có tài sản đảm bảo trong thời gian vay. Mức lãi suất vay thế chấp sẽ giữ nguyên trong thời gian đầu, nhưng sau đó sẽ thả nổi theo thị trường.

Bảng tính trả lãi vay ngân hàng mới nhất năm 2022
Nguồn: 8thstreetgrille.com

Hiện nay, lãi suất vay ngân hàng theo hình thức thế chấp có mức lãi suất dao động từ khoảng 10 - 16%/năm. Tuy nhiên, hình thức vay này thường phù hợp với nhiều người có nhu cầu mua nhà, xe hơi, du học, kinh doanh,... với khoản tiền vay lớn, có thể lên đến hàng tỷ đồng. Vì vậy, các ngân hàng thường áp dụng chính sách ưu đãi đưa mức lãi suất về mức thấp trong thời gian đầu, chỉ từ 6%/năm để thu hút khách hàng.

Phân loại lãi suất cho vay tại ngân hàng

Lãi suất cố định

Lãi suất cố định có thể hiểu đơn giản là mức lãi được giữ nguyên cho đến khi kết thúc thời gian vay vốn. Loại lãi suất này thường được ngân hàng áp dụng cho các khoản vay ngắn hạn.

Ví dụ: Lãi suất cho vay trên hợp đồng là 8%, cố định trong 1 năm thì trong khoảng thời gian đó, dù lãi suất thị trường tăng hay giảm thì lãi vay vẫn giữ nguyên 8%.

  • Ưu điểm: Bởi vì lãi suất giữ nguyên trong suốt kỳ hạn vay nên khách hàng có thể tính trước được các chi phí liên quan đến khoản vay. Tiền lãi không thay đổi ngay cả khi lãi suất thị trường tăng lên.
  • Nhược điểm: Hạn chế của các khoản vay áp dụng lãi suất cố định đó là khi lãi suất thị trường giảm thì lãi suất vay sẽ vẫn giữ nguyên mà không được giảm.

Lãi suất thả nổi

Lãi suất thả nổi là loại lãi có thể thay đổi, điều chỉnh theo thời gian tùy vào thị trường, áp dụng cho tất cả các khoản vay. Lãi suất thả nổi thường được tính dựa vào lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng hoặc 24 tháng cộng với biên độ lãi suất.

Ví dụ: Giả sử với thời gian vay 1 năm, lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng là 5.5%, biên độ lãi suất của ngân hàng là 3,5% thì lãi suất vay thả nổi là 9%.

  • Ưu điểm: Bởi vì lãi suất thả nổi sẽ điều chỉnh tăng giảm theo thị trường nên khi lãi suất thị trường giảm thì thường lãi suất vay của khách hàng cũng được giảm.
  • Nhược điểm: Khách hàng khó tính toán được chi phí vay do lãi suất thay đổi theo thị trường. Hơn hết khi lãi suất thị trường tăng thì lãi vay sẽ tăng cao gây bất lợi cho khách hàng.
Bảng tính trả lãi vay ngân hàng mới nhất năm 2022

Lãi suất hỗn hợp

Lãi suất hỗn hợp là loại lãi suất được kết hợp giữa thả nổi và cố định, thường được áp dụng cho các khoản vay trung bình hoặc dài hạn theo gói ưu đãi của mỗi ngân hàng.

Ví dụ: Ngân hàng áp dụng lãi suất 8% cho khoản vay mua nhà trong 12 tháng đầu. Từ tháng 13, lãi suất có thể sẽ được thả nổi theo công thức lãi suất vay = lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng + biên độ lãi suất. Giả sử lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng là 7%, biên độ lãi suất là 3% thì lãi suất vay kể từ tháng 13 trở đi = 7% + 3% = 10%.

  • Ưu điểm: Lãi suất cố định ban đầu thường là mức lãi suất ưu đãi, giúp khách hàng giảm số tiền lãi phải trả trong thời gian vốn gốc còn cao.
  • Nhược điểm: Sau thời gian ưu đãi tiền lãi sẽ tính theo lãi suất thả nổi. Vậy nên khi lãi suất thị trường tăng thì lãi vay cũng sẽ tăng theo.

Cách tính lãi suất vay ngân hàng

Theo dư nợ giảm dần

Với phương pháp tính lãi theo số dư giảm dần, tiền lãi chỉ được tính trên số tiền bạn còn nợ (sau khi trừ đi số tiền gốc bạn đã trả mỗi tháng trước đó). Đây là cách tính phổ biến được các ngân hàng sử dụng cho hình thức vay tiêu dùng đến cho vay sản xuất kinh doanh dưới hình thức thế chấp tài sản đảm bảo.

Tiền gốc hàng tháng = Số tiền vay/Số tháng vay

Tiền lãi tháng đầu = Số tiền vay * Lãi suất vay theo tháng

Tiền lãi các tháng tiếp theo = Số tiền gốc còn lại * Lãi suất vay

Ví dụ minh họa: Anh Nguyễn Văn A vay ngân hàng số tiền 20 triệu, kỳ hạn 12 tháng và lãi suất vay là 12%/năm.

Áp dụng công thức thì số tiền anh A phải trả theo hình thức trả lãi theo dư nợ giảm dần như sau:

  • Tiền gốc trả mỗi tháng = 20 triệu/12 = 1,666 nghìn đồng.
  • Tiền lãi tháng đầu = (20 triệu x 12%)/12 = 200 nghìn đồng.
  • Tiền lãi tháng thứ 2 = (20 triệu - 1,666 triệu) x 12%/12 = 183 nghìn đồng.
  • Tương tự, bạn có thể tính lãi cho các tháng sau.

Bạn có thể theo dõi bảng sau đây để hình dung rõ nhất về số tiền lãi phải trả mỗi tháng.

STTKỳ trả nợTiền gốc còn lạiGốcLãiTổng tiền
027/07/202220,000,000000
127/08/202218,333,3331,666,667200,0001,866,667
227/09/202216,666,6661,666,667183,3341,850,001
327/10/202214,999,9991,666,667166,6671,833,334
427/11/202213,333,3321,666,667150,0001,816,667
527/12/202211,666,6651,666,667133,3341,800,001
627/01/20239,999,9981,666,667116,6671,783,334
727/02/20238,333,3311,666,667100,0001,766,667
827/03/20236,666,6641,666,66783,3341,750,001
927/04/20234,999,9971,666,66766,6671,733,334
1027/05/20233,333,3301,666,66750,0001,716,667
1127/06/20231,666,6631,666,66733,3341,700,001
1227/07/202301,666,66716,6671,683,334
TỔNG CỘNG20,000,0001.300.00021.300.000

Tính trên dư nợ ban đầu

Cách tính trên dư nợ gốc là phương pháp tính lãi suất tính theo số tiền gốc không thay đổi hàng tháng. Nói một cách dễ hiểu là dù tiền gốc có giảm thì lãi vẫn được giữ nguyên cho đến cuối kỳ. Công thức tính lãi trên dư nợ gốc như sau:

Tiền lãi hàng tháng = Dư nợ gốc * Lãi suất vay/Thời gian vay

Ví dụ minh họa: Anh Nguyễn Văn A vay 20 triệu, trong thời gian 12 tháng với lãi suất vay ngân hàng là 12%/năm. 

  • Áp dụng công thức thì số tiền gốc anh A phải trả mỗi tháng: 20 triệu/12 tháng = 1,666 triệu đồng.
  • Số lãi phải trả ngân hàng mỗi tháng là: (20 triệu x 12%)/12 tháng =  200 ngàn đồng.
  • Tổng số tiền anh A phải trả hàng tháng là 1,866 triệu đồng.

Bạn có thể theo dõi bảng sau đây để hình dung rõ nhất về số tiền lãi phải trả mỗi tháng.

STTKỳ trả nợTiền gốc còn lạiGốcLãiTổng tiền
027/07/202220,000,000000
127/08/202218,333,3331,666,667200,0001,866,667
227/09/202216,666,6661,666,667200,0001,866,667
327/10/202214,999,9991,666,667200,0001,866,667
427/11/202213,333,3321,666,667200,0001,866,667
527/12/202211,666,6651,666,667200,0001,866,667
627/01/20239,999,9981,666,667200,0001,866,667
727/02/20238,333,3311,666,667200,0001,866,667
827/03/20236,666,6641,666,667200,0001,866,667
927/04/20234,999,9971,666,667200,0001,866,667
1027/05/20233,333,3301,666,667200,0001,866,667
1127/06/20231,666,6631,666,667200,0001,866,667
1227/07/202301,666,667200,0001,866,667
TỔNG CỘNG20,000,0002,400,00022,400,000

Sử dụng công cụ tính

Để ước tính số tiền lãi và gốc phải trả hàng tháng của khoản vay, bạn có thể sử dụng công cụ tính lãi vay trên trang web của ngân hàng hoặc các trang web tài chính khác. Cách sử dụng công cụ này rất đơn giản, bạn chỉ cần nhập số tiền vay, kỳ hạn vay, lãi suất và lựa chọn cách thức tính tiền lãi. Hệ thống sẽ cung cấp cho bạn kết quả ước tính chi tiết về số tiền lãi bạn sẽ phải trả cho ngân hàng trong suốt kỳ hạn vay.

Bảng tính trả lãi vay ngân hàng mới nhất năm 2022
Bảng tính trả lãi vay ngân hàng mới nhất năm 2022

Vay ngân hàng lãi suất bao nhiêu?

Bảng lãi suất vay 20 ngân hàng phổ biến hiện nay

Hiện nay, mỗi ngân hàng sẽ có mức lãi suất và cách tính lãi khác nhau tùy vào hình thức vay và thời hạn mà khách hàng vay. 

Tham khảo bảng lãi suất vay ngân hàng sau đây (cập nhật tháng 8/2022):

Ngân hàngMức lãi suấtThời gian ưu đãiGhi chú
Ngân hàng Standard Chartered

6.49%

12 tháng

Khoản vay lên đến 10 tỷ đồng.

Thời hạn vay vốn lâu dài, lên đến 25 năm.

Xác định hạn mức vay vốn ngay khi chưa cần tài sản thế chấp của khách hàng.

Ngân hàng Shinhan Bank

6.9%

12 tháng

Lãi suất thả nổi, được tính trên dư nợ giảm dần.

Tài trợ đến 70% giá trị TSĐB.

Thời hạn khoản vay lâu dài, lên tới 20 năm.

Không tính phí phạt khi trả nợ trước hạn sau 3 năm đầu tiên.

Ngân hàng Woori Bank

7%

12 tháng

Thời gian vay vốn tối đa được 15 năm.

Chấp nhận cho vay bù đắp với thời gian không quá 12 tháng.

Ngân hàng Hong Leong Bank

7.75%

12 tháng

Tài trợ lên đến 70% TSĐB.

Thời hạn khoản vay vốn lâu dài, lên tới 20 năm.

Tính lãi suất vay vốn cho khách hàng dựa trên dư nợ giảm dần.

Ngân hàng BIDV

7.8%

12 tháng

Không mất phí định giá tài sản đảm bảo.

Tính lãi suất vay vốn cho khách hàng dựa trên dư nợ giảm dần.

Mức cho vay có thể lên tới tối đa 100%.

Thời hạn khoản vay lên tới 20 năm.

Ngân hàng HSBC

7.99%

12 tháng

Có thể lựa chọn lãi suất cố định lên đến 3 năm.

Khoản vay có thể lên đến 70% giá trị tài sản đảm bảo.

Thời hạn trả góp có thể đạt tối đa 25 năm.

Ngân hàng NCB

7.99%

12 tháng

Thời hạn vay vốn có thể đạt tối đa 25 năm.

Tài trợ lên đến 80% giá trị thẩm định của tài sản đảm bảo.

Tính lãi suất vay dựa trên dư nợ giảm dần.

Ngân hàng MSB

8%

12 tháng

Khoản vay lên đến 20 tỷ đồng.

Thời hạn vay vốn có thể đạt tối đa 20 năm.

Hạn mức cho vay lên đến 80% nhu cầu.

Ngân hàng Vietcombank

8.1%

12 tháng

Khoản vay lên đến 10 tỷ đồng.

Thời hạn vay vốn có thể đạt tối đa 25 năm.

Có thể dùng chính bất động sản định mua làm tài sản đảm bảo.

Xác định hạn mức vay ngay khi chưa cần tài sản đảm bảo.

Ngân hàng Vietinbank

8.1%

12 tháng

Khoản vay lên đến 10 tỷ đồng.

Thời hạn vay vốn có thể đạt tối đa 25 năm.

Có thể dùng chính tài sản khách hàng định mua làm tài sản thế chấp.

Xác định hạn mức vay vốn ngay khi chưa cần tài sản thế chấp của khách hàng.

Ngân hàng Techcombank

8.29%

12 tháng

Thời hạn vay vốn có thể đạt tối đa 25 năm.

Xác định hạn mức vay ngay khi chưa cần tài sản thế chấp.

Ngân hàng SeABank

8.5%

12 tháng

Khoản vay có thể lên đến 70% giá trị tài sản đảm bảo.

Thời hạn vay vốn lên đến 20 năm và có thể được ân hạn trả nợ gốc trong 12 tháng đầu tiên.

Ngân hàng OCB

8.68%

12 tháng

Đáp ứng tối đa 100% tổng chi phí phương án vay vốn (có thêm tài sản đảm bảo).

Hồ sơ, thủ tục nhanh chóng.

Ngân hàng SHB

8.9%

12 tháng

Tài sản thế chấp đa dạng.

Phương thức trả nợ linh hoạt cho người dùng.

Miễn phí cho khách hàng đăng ký dịch vụ ngân hàng điện tử.

Miễn phí phát hành và phí thường niên năm đầu tiên đối với thẻ ghi nợ nội địa lần đầu và thẻ tín dụng quốc tế.

Ngân hàng PVcomBank

8.99%

12 tháng

Thời hạn vay vốn của khách hàng tối đa 15 năm.

Hỗ trợ cho vay đa dạng, hầu hết các dự án BĐS trên thị trường.

Ngân hàng VPBank

9.5%

12 tháng

Thời hạn vay vốn có thể đạt tối đa 25 năm.

Miễn phí trả nợ trước kỳ hạn từ sau năm thứ 4 trở đi.

Ngân hàng ACB

9.5%

12 tháng

Thời hạn vay vốn tối đa 15 năm.

Khoản vay có thể lên đến 80% giá trị tài sản.

Ngân hàng TPBank

10.5%

12 tháng

Miễn phí trả nợ trước kỳ hạn sau 2/3 thời gian vay vốn.

Giải ngân ngay khi vừa ký hợp đồng mua bán công chứng.

Có thể vay tới 90% nếu khách hàng dùng tài sản đảm bảo khác đang sở hữu.

Ngân hàng Sacombank

11%

12 tháng

Thời hạn vay vốn có thể đạt tối đa 25 năm.

Chấp nhận tài sản thế chấp là Quyền tài sản phát sinh từ Hợp đồng mua bán/chuyển nhượng bất động sản.

Miễn phí phạt đối với khách hàng thanh toán thêm phần nợ gốc tối đa 20 triệu đồng/kỳ.

Ngân hàng EximBank

11.5%

12 tháng

Thời hạn vay vốn có thể đạt tối đa 25 năm.

Hỗ trợ lên đến 80% giá trị bất động sản định mua.

Giải ngân linh hoạt, nhận tiền trước khi hoàn thành thủ tục thế chấp.

Lãi suất vay mua nhà thấp nhất hiện nay

Chú thích: 

  • LSTK (Lãi suất tiết kiệm);
  • LSCS (Lãi suất cơ sở);
  • CPV (Chi phí vốn).
Ngân hàngLãi suất ưu đãi (%/năm)Tỷ lệ cho vay tối đa (%)Kỳ hạn vay tối đa (năm)Biên độ lãi suất ưu đãiPhí trả nợ trước hạn (%)
BIDV6,2-6,610020LSTK 24T + 3,2%1
Vietcombank6.797015LSTK 24T + 3,5%1
Vietinbank7,708020LSTK 36T + 3,5%2
Agribank7,58515LSTK 13T + 3%1
HongLeong Bank6,198020LSCS + 1,5%3
Standard Chartered6,197525CPV - 1,5%6
VIB8,39030LSTK 12T + 3,9%2,5
Sacombank8,510025LSTK 13T + 4,7%2
OCB6,9910020LSTK 13T + 3,5%1
Techcombank6,69703510,50,5-1
VPBank5,97535LSCS + 4%4
Maritime Bank4,999035LSCS + 3,5%3
HSBC6,27025LSCS + 0,75%3
TPBank5,99020LSTK 12T + 3,5%3
Woori Bank6,17015LSTK 12T + 2,3%1,55

* Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính tham khảo, bạn có thể truy cập website chính thức của ngân hàng để biết thêm thông tin chính xác.

Lãi suất vay mua ô tô ưu đãi hiện nay

Ngân hàngLãi suất (%/năm)Vay tối đaThời gian vay (năm)
Vietcombank7,5100% giá trị xe7
VietinBank7,7780% giá trị xe5
BIDV7,3100% giá trị xe7
Agribank7,585% tổng chi phíLinh hoạt
Techcombank8,1980% giá trị xe8
VPBank7,49100% nhu cầu8
Eximbank980% giá trị TSĐB10
VIB8,680% giá trị xe8
TPBank7,675% giá trị xe6
Sacombank8,5100% nhu cầu10
ACB7,5Linh hoạt7
MBBank6,9980% giá trị xe7
SHB7,890% giá trị xe8
OCB5,99100% giá trị xe10
SeABank8,585% nhu cầu9
HDBank8100% giá trị xe7
Standard Chartered7,356,5 tỷ6
Hong Leong Bank7,3970% giá trị xe mua5
Shinhan Bank8100% giá trị xe7

* Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính tham khảo, bạn có thể truy cập website chính thức của ngân hàng để biết thêm thông tin chính xác.

Lãi suất vay thế chấp sổ đỏ tốt nhất hiện nay

Ngân hàng

Lãi vay thế chấp sổ đỏ 

(%/năm)

Tỷ lệ cho vay
Ngân hàng Agribank7,580-85% giá trị tài sản đảm bảo
Ngân hàng BIDV1180% giá trị tài sản đảm bảo
Ngân hàng Vietcombank7,770% giá trị tài sản đảm bảo
Ngân hàng Vietcapital870% giá trị tài sản đảm bảo
Ngân hàng Vietinbank770% giá trị tài sản đảm bảo
Ngân hàng HSBC760% giá trị tài sản đảm bảo
Ngân hàng VPBank9,675% giá trị tài sản đảm bảo
Ngân hàng Sacombank12,3100% giá trị tài sản đảm bảo
Ngân hàng VIB10,270% giá trị tài sản đảm bảo

* Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính tham khảo, bạn có thể truy cập website chính thức của ngân hàng để biết thêm thông tin chính xác.

Bí quyết vay ngân hàng có lãi suất tốt nhất

Để vay tiền với mức lãi suất thấp khách hàng nên lựa chọn hình thức vay thế chấp. Ví dụ khi cần vay tiền để mua nhà, bạn có thể sử dụng chính căn nhà để làm tài sản đảm bảo. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tham khảo các mức lãi suất và các chính sách ưu đãi từ nhiều ngân hàng khác nhau để lựa chọn cho mình tổ chức cho vay phù hợp nhất.

Bảng tính trả lãi vay ngân hàng mới nhất năm 2022
Nguồn: topnganhang.net  

Trước khi ký kết hợp đồng vay vốn, bạn nên đọc kỹ các điều khoản trong hợp đồng. Nếu chưa rõ điều nào, hãy trao đổi với nhân viên và yêu cầu cập nhật cụ thể, rõ ràng các cam kết ưu đãi trong hợp đồng. Đặc biệt, bạn cần quan tâm đến mức phí phạt cụ thể trên hợp đồng vay vốn. Trong trường hợp trả nợ quá hạn, ngân hàng sẽ áp dụng lãi suất từ 1,1 - 1,5 lần lãi suất bình thường. Trường hợp trả nợ trước hạn, ngân hàng sẽ áp dụng mức phí phạt từ khoảng 1 - 3% trên dư nợ.

Mặc dù cách tính lãi suất dựa trên dư nợ ban đầu thấp hơn so với dư nợ giảm dần, nhưng nếu xét tổng khoản tiền lãi mà bạn phải trả theo phương thức dư nợ ban đầu nhiều khi lại cao hơn so với phương thức tính lãi theo dư nợ giảm dần. Vậy nên khi vay vốn, bạn cần tìm hiểu và tính toán thật kỹ để xem xét trường hợp của mình áp dụng cách tính lãi nào sẽ có lợi hơn. 

Xem thêm: Làm thế nào để được vay tiền lãi suất thấp nhất?

Nên vay tiêu dùng tại ngân hàng hay qua công ty tài chính?

Cả hai hình thức vay tiêu dùng qua ngân hàng hay qua công ty tài chính đều có những ưu, nhược điểm riêng mà phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Dưới đây là bảng so sánh giữa hai hình thức vay tiêu dùng này mà ZaloPay đã tổng hợp:

 Vay tiêu dùng qua ngân hàngVay tiêu dùng qua công ty tài chính
Thủ tục vayThủ tục vay tiêu dùng qua ngân hàng thường phức tạp hơn vì khách hàng phải chứng minh thu nhập và khả năng trả nợ của mình. Đồng thời, các khoản vay với số tiền lớn cần có tài sản đảm bảo.Thủ tục nhanh chóng, đơn giản. Khách hàng chỉ cần các giấy tờ nhân thân như căn cước công dân/chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu,...
Hạn mức cho vayHạn mức cho vay cao hơn, có thể từ 10 triệu đồng cho đến 500 triệu đồng.Hạn mức cho vay thấp hơn, thường không vượt quá 100 triệu đồng.
Mục đích vayChỉ cho khách hàng vay với khoản tiền lớn để sửa chữa nhà, mua ô tô,...Đáp ứng nhu cầu vay rộng rãi cho khách hàng.
Lãi suất vayLãi suất vay thường thấp hơn, trung bình rơi vào khoảng 6 - 17%/năm.Lãi suất vay cao hơn, từ 12- 22%/năm.

Có thể thấy rằng việc vay vốn qua công ty tài chính nhanh chóng và dễ dàng hơn nhiều so với ngân hàng, từ đó đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt hơn nên thường được nhiều người ưu tiên lựa chọn. Ngoài ra, việc trả tiền lãi hàng tháng khi vay qua công ty tài chính cũng dễ dàng và thuận tiện hơn rất nhiều, với đa dạng hình thức thanh toán online khác nhau. 

Tham khảo thêm: Những điều bạn cần biết khi vay tiền mặt trả góp hàng tháng

Thanh toán khoản vay tiêu dùng dễ dàng, nhanh chóng qua ví điện tử ZaloPay

Việc trả tiền lãi vay hàng tháng của khách hàng trở nên tiện lợi và nhanh gọn hơn nhiều nhờ tính năng thanh toán các khoản vay tiêu dùng của ví điện tử ZaloPay. Bên cạnh đó bạn có thể thanh toán ngay trong ứng dụng Zalo mà không cần tải thêm ứng dụng khác, bằng cách mở ứng dụng Zalo, chọn “Khám phá” và mở ví ZaloPay. Ngoài ra, ví điện tử ZaloPay còn có tính năng nhắc hẹn thanh toán, điều này sẽ giúp bạn không bỏ sót bất kỳ hóa đơn nào hay bị phạt tiền do đóng trễ. 

Bảng tính trả lãi vay ngân hàng mới nhất năm 2022

Một trong những ưu điểm của dịch vụ thanh toán khoản vay tiêu dùng của ZaloPay là những chương trình ưu đãi vô cùng hấp dẫn. Khách hàng có thể áp mã khuyến mãi khi thanh toán hóa đơn để tiết kiệm chi phí hơn. Hơn nữa, ZaloPay còn là đối tác tin cậy của nhiều nhà cung cấp dịch vụ cho vay hàng đầu Việt Nam hiện nay, ví dụ như FE Credit, Home Credit, Mcredit,..., nên bạn có thể dễ dàng thanh toán các khoản vay chỉ với vài thao tác đơn giản.

Như vậy, bài viết trên đây đã chia sẻ tất tần tật những kiến thức quan trọng mà người dùng cần biết về lãi suất vay ngân hàng. Trước khi vay vốn, bạn cần tìm hiểu thật kỹ và lựa chọn ngân hàng hay công ty tài chính phù hợp với mình. Bên cạnh yếu tố lãi suất vay vốn, bạn cũng có thể nghiên cứu các phương thức thanh toán khoản vay để đưa ra sự lựa chọn tối ưu nhất. Đừng quên sử dụng dịch vụ tiện ích thanh toán khoản vay tiêu dùng tại ví điện tử ZaloPay để có thể nhận được nhiều ưu đãi hấp dẫn nhất.