Bằng trắc là gì

Tiếng Việt có lẽ là môn học được nhiều người nước ngoài đánh giá là khó tiếp thu nhất, bởi vì hệ thống môn tiếng việt của ta rất đa dạng, không chỉ nằm ở các từ ngữ, ngữ pháp mà ngay cả việc sử dụng dấu cũng như vậy. Trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng chúng tôi phân tích sâu hơn và phân biệt thanh bằng, thanh trắc là như thế nào nhé.

Thanh bằng

Thanh bằng là thanh điệu bằng phẳng, không có sự cao giọng hay thấp giọng khi đọc. Và là những thanh điệu mà khi thể hiện, đường nét âm điệu diễn biến bằng phẳng, đồng đều từ đầu đến cuối, không có sự lên xuống bất thường nào.

Thanh bằng gồm những tiếng hay chữ không có dấu [ gọi là thanh ngang] và những tiếng hay chữ có dấu huyền. - Thanh ngang: thanh ngang hay còn gọi là thanh không dấu hoặc gọi là thanh không được thể hiện dấu trên chữ. Thanh này xuất hiện trong tất cả các âm tiết, trừ âm tiết khép. Ví dụ: cam, xuân, đông, công ty, mưa xuân,…. Nhưng thanh bằng không được thể hiện trên các âm tiết như: lach, bach, bat,lac, nhac, hat, het, bêt,…. - Dấu huyền: dấu huyền là một dấu thanh nằm trên các nguyên âm trong tiếng Việt. khi thể hiện trên các nguyên âm thì phát ra âm với giọng đi xuống. Dấu huyền được viết bằng một gạch ngang chéo từ trái sang phải. Dấu huyền thấp hơn thanh ngang một bậc, dấu này có thể xuất hiện trong các âm tiết không phải là âm tiết khép và đọc với giọng nặng hơn thanh ngang. Ví dụ về dấu huyền: cà, sàn, đầm, bằng, bà, bàn, ….

Thanh trắc

Thanh trắc là thanh điệu không bằng phẳng. Thanh này có âm diệu diễn biến phức tạp trong thanh điệu. thanh này khi lên khi xuống, thể hiện ra bằng một đường nét không bằng phẳng và không đồng đều.

Thanh trắc được thể hiện bằng các tiếng hay chữ có các dấu gồm: dấu sắc, dấu hỏi, dấu ngã, gấu nặng. - Dấu hỏi: dấu này có thanh điệu thuộc âm vực thấp. Khi phát âm, dấu hỏi có điểm bắt đầu và kết thúc thanh điệu đều ở âm vực thấp. Dấu hỏi thường xuất hiện trong tất cả các âm tiết không phải là âm tiết khép. Ví dụ: vả lại, hỏi han, cảm cúm, cảng biển, cảnh đẹp, hổn hểnh, cảm ơn, thể hiện,…. - Dấu ngã: dấu ngã là dấu có thanh điệu thuộc âm vực cao. Dấu này bắt đầu thấp hơn và kết thúc cao hơn, có thêm động tác nghẽn thanh hầu khi phát âm. Dấu này có thể xuất hiện trong các âm tiết không phải là âm tiết khép và đọc với giọng nặng hơn thanh ngang. Ví dụ: ngã, vẽ, xã, mãn nhãn, sững sờ,…. Dấu ngã không được thể hiện trên các âm tiết như: lach, bach, bat,lac, nhac, hat, het, bêt,…. - Dấu sắc: dấu sắc là dấu có thanh điệu thuộc âm vực cao. Khi phát âm, dấu này có điểm xuất phát thấp hơn thanh ngang một chút và điểm kết thúc ở âm vực cao. Đồng thời khi kết thúc còn phải có thêm động tác nghẽn thanh hầu khi đọc. Dấu sắc có thể xuất hiện trong tất cả các kiểu âm tiết. Ví dụ: khá lớn, bí quyết, chính thức, sáng sớm,…. - Dấu nặng: dấu nặng là dấu có thanh điệu thuộc âm vực thấp. Khi phát âm, dấu này có điểm xuất phát gần với độ cao xuất phát của thanh huyền nhưng kết thúc đột ngột ở độ cao thấp hơn. Dấu nặng xuất hiện ở tất cả các kiểu âm tiết. Ví dụ: lạ đời, chợ xuân, lợi ích, lạm dụng, trục trặc, bẹp ruột Trên đây là bài viết Thanh bằng, thanh chắc gồm những dấu nào, hi vọng các bạn đã bổ sung thêm kiến thức môn tiếng Việt vững chắc hơn. Chúng tôi sẽ gửi đến nhiều bài viết bổ ích khác trong lần sau. Hẹn gặp lại các bạn!
  • Chủ đề thanh bang thanh trac tiếng việt

Tương tự: Vần trắc,Thanh trắc,Luật trắc

Thanh trắc là thanh điệu không bằng phẳng. Thanh này có âm điệu diễn biến phức tạp trong thanh điệu. Thanh này khi lên khi xuống, thể hiện ra một đường nét không bằng phẳng và không đồng đều. 

Thanh trắc được thể hiện bằng các tiếng hoặc chữ có dấu: sắc, hỏi, ngã, nặng.

Nếu chữ thứ 2 câu đầu dùng thanh trắc thì gọi là bài có "luật trắc". 

Thanh trắc có 2 loại: Thượng bình thanh và hạ bình thanh

  • Trượng bình thanh [tiếng bổng]: là những tiếng có dấu sắc và ngã.

  • Hạ bình thanh [tiếng chìm hoặc trầm]: là những tiếng có dấu hỏi và nặng.

1. LUẬT ĐỐI

Ở câu số ba và câu số bốn, bởi vì hai câu này được gọi là hai câu THỰC và hai câu năm và câu sáu là hai câu LUẬN.... hai cặp câu này luôn luôn đối nhau, danh từ [noun] đối danh từ, động từ [verb] đối động từ, tính từ [adjective] đối tính từ, quan trọng hơn cả là hai cặp câu này phải Ý đối Ý.

2. BẤT LUẬN VÀ KHỔ ĐỘC

Vì sự theo đúng luật bằng trắc như trên đã định là một việc rất khó, nên có lệ bất luận [không kể], nghĩa là trong câu thơ có một vài chữ không cần phải đúng luật. 
a] Trong bài thơ ngũ ngôn thì chữ thứ nhất và thứ ba của một câu, không cần đúng luật: tức nhất, tam bất luận. 
b] Trong bài thơ thất ngôn thì chữ thứ nhất, thứ ba và thứ năm của một câu không cần đúng luật: tức là nhất, tam, ngũ bất luận.
Tuy theo lệ bất luận có thể thay đổi luật mấy chữ trong câu thơ, nhưng đang trắc mà đổi ra bằng bao giờ cũng được, chứ đang bằng mà đổi ra trắc thì trong vài trường hợp sự thay đổi ấy làm cho câu thơ thành ra khổ độc [khó đọc] không được. Những trường hợp ấy là:
- Trong bài thơ ngũ ngôn, chữ thứ nhất các câu chẵn và chữ thứ ba của các câu đang bằng mà đổi ra trắc là khổ độc.
- Trong bài thơ thất ngôn, chữ thứ ba các câu chẵn và chữ thứ năm các câu lẻ đang bằng mà đổi ra trắc là khổ độc.
- Thất luật: Một câu thơ đặt sai luật nghĩa là một chữ đang bằng mà đổi ra trắc hoặc trái lại, thế thì gọi là thất luật [sao mất luật] không được.

3. HỌA THƠ

Với người khác, nghĩa là sẽ dùng lại tất cả những VẦN của bài thơ muốn họa tức là bài thơ của người đầu tiên [gọi là bài Xướng Thi] để diễn tả theo ý thơ của mình…
 Còn các thể loại về họa Đường thi thì quá nhiều.
 Ngoài ra còn nhiều, rất nhiều vấn đề khác, khuôn khổ này chỉ giới hạn ở luật Bằng, Trắc thôi.

Chủ Đề