Bánh khúc để được bao lâu

Bánh khúc để được bao lâu

Món bánh khúc thơm ngon thì không thể thiếu đi được lớp xôi mềm và dẻo bên ngoài cùng với đó là phần nhân đậu xanh và thịt mỡ bên trong. Đây đều là những nguyên liệu rất ngon và tốt cho sức khỏe. Món bánh khúc thường được ăn vào bữa sáng hoặc làm bữa ăn nhẹ vào buổi chiều đều ngon tuyệt.

Bánh khúc để được bao lâu
Ngoài cái tên bánh khúc ra nó còn được gọi với cái tên khác là xôi khúc vì bao bọc bên ngoài chiếc bánh khúc là một lớp xôi làm từ gạo nếp. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được hương vị thơm ngon của chiếc bánh với hương vị của lá khúc, mùi thơm của gạo nếp và đậu xanh cuối cùng sẽ là vị béo ngậy của thịt mỡ quyện lại với nhau rất ngon.
Vừa ăn vừa xuýt xoa với món gà hầm cay ngon ngọt tới miếng cuối cùng.
Chỉ cần chuẩn bị những nguyên liệu đã kể trên cùng với những bước chế biến món ăn không quá phức tạp là bạn đã có thể tự làm bánh khúc ngay tại nhà được rồi đấy, Bạn có thể làm món bánh từ tối hôm trước và để đến sáng hôm sau bắt đầu ăn cũng được. Hoặc làm thật nhiều để dùng làm bữa ăn sáng cho nhiều ngày. bạn chỉ cần làm bánh xong rồi đem bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh, khi nào chuẩn bị ăn thì lấy ra rồi đem đi hấp lại là xong. Vậy cách làm bánh khúc tại nhà như thế nào ngon, hãy cùng xem bài viết dưới đây nhé.
  • 1 cân gạo nếp thơm.
  • 200 gram đỗ xanh xát vỏ.
  • 100 gram thịt ba chỉ hoặc bạn dùng mỡ lợn để làm cũng được nhé.
  • 300 gram lá khúc tươi hoặc bạn dùng bột lá khúc để làm cũng được nhé. Dùng bột lá khúc sẽ để được lâu hơn là dùng lá khúc tươi đấy nhé.
Bánh khúc để được bao lâu
  • 200 gram bột gạo nếp.
  • 100 gram bột gạo tẻ.
  • Hành khô.
  • Hạt tiêu xay nhuyễn.
  • Gia vị nêm nếm gồm có: Nước mắm nguyên chất, dầu thực vật, muối ăn, bột ngọt.
Trước khi bắt tay vào làm bánh bạn cần phải đem đỗ và gạo nếp đi ngâm trước để gạo nếp và đỗ xanh nở ra. Thời gian ngâm gạo nếp là khoảng 4 đến 6 tiếng còn thời gian ngâm đỗ xanh là từ 2 đến 3 tiếng. Vì gạo cần ngâm lâu hơn đỗ nên bạn ngâm gạo trước rồi mới ngâm đỗ sau nhé. Phần gạo nếp và đỗ xanh sau khi đã ngâm đủ thời gian các bạn đem rửa lại với nước lã rồi để cho ráo nước. Sau khi ngâm gạo xong thì bắt tay vào làm bánh khúc nhé.     – Đem rau khúc đi rửa sạch với nước. Phần lá khúc già và lá khúc non để riêng ra với nhau rồi sau đó đem phần lá già đi xay trước. Vì phần lá khúc già có nhiều xơ nên bạn xay phần lá già với một chút nước để cho lá ra hết chất sau đó bạn lọc bỏ phần sơ đi chi lấy phần nước cốt lá. Rồi tiếp tục lấy phần nước cốt đó đi để xay tiếp với chỗ lá khúc non. – Lượng nước cho vào xay cũng không cần quá nhiều chỉ cần vừa đủ để bạn đem trộn với bột nếp là được. Sau khi xay xong chỗ lá non bạn cũng lọc riêng chỗ lá non và nước cốt ra rồi tiến hành làm bước tiếp theo nhé.
Bí kíp tẩm ướp gia vị cho món chân gà nướng ngon nhất.
    – Phần bột gạo nếp và bột gạo tẻ đem trộn lẫn với nhau rồi cho vào đó 1 ít muối ăn và 2 thìa dầu ăn. Tiếp tục bạn cho phần cái lá khúc non đã lọc ra ban nãy vào cùng rồi trộn đều cho phần lá khúc non trộn lẫn với bột. Từ từ cho phần nước cốt rau vào trộn với bột. Bạn nên cho từng chút một thôi nhé để cho bột ngấm nước từ từ. Cứ nhào bột cho đến khi bột dẻo và không dính tay là được nhé.
Bánh khúc để được bao lâu
    – Đỗ sau khi đã ngâm xong bắc lên nồi hấp chín, sau khi đỗ chín thì bạn đem giã ra cho mịn.
Bánh khúc để được bao lâu
– Tiếp đến là đem chỗ thịt ba chỉ đi thái miếng nhỏ rồi tẩm ướp thêm với các loại gia vị nấu ăn gồm có: 1 thìa nước mắm nguyên chất, nửa thìa muối ăn, hạt tiêu xay nhuyễn và một ít hành khô băm. Ướp thịt trong 30 phút là được nhé. Sau khi thịt đã ngấm đều gia vị thì đem thịt đi xào qua với một ít dầu ăn cho săn lại thì tắt bếp và để riêng ra. – Đem trộn thịt với phần đậu xanh đã giã nhuyễn rồi chia nhân thành những phần nhỏ. Dùng 2 lòng bàn tay vê tròn phần nhân này lại.     – Bạn véo lấy một phần vỏ bột nếp rồi dùng tay ấn tròn cho phần bột này mỏng ra sau đó cho nhân đậu xanh thịt vào giữa rồi bọc nhân lại. Lưu ý lượng bột bọc bánh phải vừa đủ để chiếc bánh được ngon nhất. – Sau khi nặn bánh xong bạn đem lăn qua chỗ gạo nếp để gạo bám đều bên ngoài phần vỏ bánh rồi bắt đầu đem bánh đi hấp. – Thời gian hấp bánh là khoảng 40 phút là bánh sẽ chín mềm là có thể ăn được nhé.
Ăn đến khi no bụng với món gà nướng phô mai thơm giòn béo ngậy.
Bánh khúc để được bao lâu
Như vậy là đã xong cách làm bánh khúc rồi. Nếu bạn thấy cách làm này của mình hay thì hãy làm theo nhé. Chức bạn làm thành công những chiếc bánh khúc ngon miệng để cùng gia đình mình thưởng thức nhé. 

Những ngày làm việc trong tuần thật là khó để dậy nấu một món nào đó cho cả nhà ăn sáng, nhưng thật đơn giản nếu chỉ đi hấp lại vài chiếc chút bánh khúc để cho cả nhà ăn.

Nguyên liệu:

- Rau khúc sau khi sơ chế: 0,5kg - Gạo nếp: 200gr - Bột nếp: 150gr - Bột tẻ: 100gr - Bột năng: 1 thìa cà phê - Thịt ba chỉ: 300 - 400 gr - Hành khô, hạt tiêu - Lá chuối tây

Cách làm:

Bước 1: Để bánh khúc ngon, rau khúc các bạn chọn lá nếp và nên hái vào lúc sáng sớm, khi trên các nhánh lá còn đọng những giọt sương, rau đem về rửa sạch, luộc và vắt bỏ nước rồi giã nhuyễn, nhặt xơ. Sau đó chế biến ngay hoặc cấp đông để dự trữ, 1kg lá khúc sẽ cho ta 0,5kg thành phẩm.

Bước 2: Trộn bột tẻ và bột nếp cùng với rau khúc, hạt nêm để làm phần vỏ bánh. Vừa nhào các bạn vừa chế thêm từng chút nước một đến khi thu được hỗn hợp bột ráo tay. Lá chuối rửa sạch, hơ lửa hoặc trần qua nước sôi cho lá mềm dễ gói, chia thành những miếng to cỡ 20 x 12cm và những tấm lá bé cỡ 7 x 6cm. Thịt thái mỏng, xào săn cùng hành và hạt tiêu. Trải miếng lá chuối ra phết 1 lớp bột bánh dầy 1cm rồi xếp thịt vào, sau đó phủ tiếp 1 lớp bột bánh lên trên, vun lại cho vuông vắn.

Bước 3: Rắc lên mặt bánh chút gạo nếp đã ngâm nở rồi đặt 1 miếng lá chuối nhỏ lên, gấp 2 mép bên cạnh của lá to vào rồi bẻ gập 2 đầu lá xuống phía dưới (như hình).

Bước 4: Xếp bánh vào chõ, hấp trong khoảng 30 phút là bánh chín. Tuy nhiên mình thường hấp lâu hơn từ 10-20 phút nữa để cho miếng thịt bên trong chín nục, mỡ tứa ra ngấm đều vào vào phần vỏ, khi ăn bánh có vị thơm ngậy àm không hề có cảm giác béo ngấy.

Bánh sau khi hấp xong thường có cảm giác hơi nhão, vì vậy các bạn nên đợi đến khi bánh nguội bớt, còn hơi ấm ấm ăn sẽ ráo bánh và ngon hơn.

Phần bánh khúc chưa ăn đến các bạn dùng nilon thực phẩm bọc kín từng chiếc lại rồi bảo quản trong tủ lạnh, có thể để được hơn 1 tuần, khi ăn chỉ cần lấy bánh ra quay trong lò vi sóng vài phút là bánh lại nóng hổi, dẻo ngon như khi vừa được chế biến.

Những ngày làm việc trong tuần thật là khó để dậy nấu một món nào đó cho cả nhà ăn sáng, nhưng thật đơn giản nếu chỉ đi hấp lại vài chiếc chút bánh khúc để cho cả nhà ăn.

Nguyên liệu:

1 mớ cải cúc

1kg gạo nếp ngon

500g bột nếp

200g thịt ba chỉ

150g thịt mỡ

4-5 củ hành tím thái mỏng

200g đậu xanh.

Bước 1:

Gạo nếp, đậu xanh ngâm qua đêm.

Mỡ thái miếng vừa đem đảo, phần mỡ nước thu được để ở nhiệt độ phòng cho nguội.

Hành thái lát mỏng, đem phi thơm với 1 phần mỡ đã thu được ở trên.

Bước 2:

Đậu xanh để ráo nước, đem đồ chín.

Gạo nếp cho ra rổ cho ráo nước, trộn với 1 chút muối hạt cho xôi có vị đậm đà.

Bước 3:

Cải cúc bỏ gốc, rửa sạch. Đem xay với chút xíu nước rồi trộn với bột nếp. Có thể cho nước cải cúc vào lò vi sóng vài giây cho nước ấm, hoặc trộn bằng nước lạnh cũng được. Nếu trộn bằng nước lạnh sẽ phải hấp bánh lâu hơn nhưng bột sẽ không dính tay, nếu trộn bằng nước nóng thì bột sẽ rất dính tay đấy nhưng bù lại lúc xôi chín cũng là lúc bánh chín. Bạn cũng có thể pha thêm 100 -200 g bột tẻ cho phần vỏ bánh cứng hơn một chút.

Bước 4:

Đổ toàn bộ phần mỡ nước và ½ hành tím đã phi thơm vào tô to chứa đậu xanh, dùng bao tay bóp nhuyễn. Nêm với 1 chút bột canh, tiêu rồi viên thành từng viên nhỏ.

Phần bột nếp vo thành từng viên tròn tương ứng với số viên đậu xanh.

Bước 5:

Thịt ba chỉ thái miếng nhỏ đem ướp với phần hành tím đã phi thơm còn lại, gia vị: bột canh, tiêu.

Cho thịt vào chảo đảo cho thịt chín và tiết ra 1 chút mỡ.

Bước 6:

Bóp dẹt từng viên đậu xanh, cho thịt vào giữa.

Bóp dẹt viên bột nếp cải cúc, cho nhân đậu xanh có thịt vào giữa gói kín lại.

Bước 7:

Lăn vào rổ gạo nếp cho các hạt nếp bọc quanh bánh .

Chuẩn bị xửng hấp, cho 1 lớp gạo nếp lên trên, tiếp theo là bánh, sau đó lại là 1 lớp gạo nếp. Không nên xếp bánh dày đặc quá, bánh sẽ khó chín. Với liều lượng như trên mình làm được 15 cái bánh.

Khi hấp bánh bạn nhớ dùng 1 khăn xô (hoặc bất kì loại vải nào thấm nước) lót lên trên bề mặt bánh, sau đó mới đậy vung để hơi bốc lên không bị rỏ trực tiếp xuống lớp xôi phía dưới, xôi sẽ khô ráo và không bị nát.

Bánh khúc hấp xong để nguội, bọc kín, cho vào ngăn đá tủ lạnh, sáng hôm sau bạn có thể đem hấp lại khoảng 10-15 phút là được. Dùng làm món ăn sáng rất phù hợp:

Bánh khúc hấp lại vẫn mềm thơm như mới, cả nhà sẽ có một bữa sáng thật ngon và đủ chất:

Chúc các bạn làm được những chiếc bánh thật ngon cho gia đình mình thưởng thức nhé!

Cách làm bánh dorayaki
Cách làm bánh gối ngon nhất
Cách làm bánh rán ngọt
Cách làm bánh kem
Cách làm bánh flan: công thức và nguyên liệu
Cách làm bánh bột lọc ngon
Cách làm bánh xèo thơm phưng phức

(st)