Báo cáo xây dựng môi trường văn hóa trong trường học

Nguyễn Văn Luyến2022-03-18T15:20:52+07:00

Số văn bản: 24/BC-NSG
Trích yếu văn bản: Báo cáo xây dựng văn hóa ứng xử trong trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn năm học 2021-2022
Ngày ban hành: 18/03/2022
Loại văn bản: Báo cáo
Số trang: 3
Người ký: Nguyễn Trí Dũng

Báo cáo xây dựng môi trường văn hóa trong trường học

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập20
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm15
  • Hôm nay2,175
  • Tháng hiện tại87,649
  • Tổng lượt truy cập11,836,951

PHÒNG GDĐT ĐỒNG HỚI

TRƯỜNG THCS HẢI ĐÌNH

        Số:     /BC-THCSHĐ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

             Đồng Hải, ngày  15  tháng 5 năm 2021

BÁO CÁO

Kết quả triển khai thực hiện xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học

PHẦN THỨ NHẤT

TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI, KẾT QUẢ THỰC HIỆN

I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO

1. Công tác ban hành văn bản, chỉ đạo thực hiện

Nhà trường đã tổ chức triển khai các văn bản do cấp trên phát động. Cụ thể: Chỉ thị số 1737/CT-BGDĐT ngày 07/5/2018 của Bộ GD&ĐT; Công văn số 890/SGDĐT-TCCB ngày 15/05/2018 của Sở GD&ĐT Quảng Bình về việc tăng cường quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo; Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/4/2018 của Bộ GD&ĐT ban hành quy định về đạo đức nhà giáo; Kế hoạch số 2079/KH-UBND ngày 07/12/2018 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc thực hiện Đề án “Xây dựng văn hoá ứng xử trường học giai đoạn 2018-2025” về các quy tắc ứng xử, quy chế làm việc của cơ quan đơn vị.

2. Công tác phối hợp của các đoàn thể, ban, ngành

- Phối hợp với Công đoàn tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đến cán bộ, đoàn viên và người lao động về về các quy tắc ứng xử, quy chế làm việc của cơ quan đơn vị, trong đó yêu cầu công đoàn phải thường xuyên vận động cán bộ, đoàn viên và người lao động nhất là cán bộ, đoàn viên là cán bộ, nhà giáo, viên chức trong trường học phối hợp trong việc xây dựng văn hóa ứng xử cho học sinh và gương mẫu thực hiện ứng xử tại cơ quan, đơn vị, tổ chức và tại gia đình, cộng đồng, xã hội.

- Phối hợp với Chi Đoàn, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh tổ chức các hoạt động, các mô hình văn hóa ứng xử cho học sinh và đội ngũ giáo viên, cán bộ Đoàn, Đội trong trường học.

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Công tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học

a) Nội dung tuyên truyền

- Tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên ( CB,G,NV) học sinh và cha mẹ học sinh về các chủ trương, đường lối của đảng, chính sách pháp luật giáo dục đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử trong trường học; về mục đích, ý nghĩa, biện pháp, trách nhiệm của nhà trường, gia đình học sinh đối với việc xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học; về thái độ, hành vi, ngôn ngữ, chuẩn mực của CB,GV,NV và học sinh trong trường học, tuyên truyền chủ đề năm 2020 của Thành phố “năm đẩy mạnh hoạt động văn hóa và xây dựng nếp sống văn minh đô thị”.

- Tuyên truyền, giáo dục lòng yêu nước, yêu thương con người và truyền thống văn hóa ứng xử của dân tộc Việt Nam; nêu gương các CB,G,NV và người đứng đầu nhà trường trong xây dựng văn hóa ứng xử.

b) Phương tiện tuyên truyền

- Tùy theo đặc thù bậc học, đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, nhà trường tổ chức đa dạng hình thức tuyên truyền về văn hóa ứng xử; chọn lọc và phối hợp các hình thức tuyên truyền phù hợp với đặc điểm của đối tượng được tuyên truyền.

- Tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm, diễn đàn, các cuộc thi về ứng xử văn hóa trong trường học cho tất cả CB,GV,NV và học sinh tham gia, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, Internet và mạng xã hội trong hoạt động tuyên truyền.

- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin, truyền thông.

- Tuyên truyền thông qua các hoạt động, tọa đàm, hội thi, cuộc thi, tuyên dương nhằm nhân rộng điển hình tiên tiến.

2. Xây dựng và thực hiện bộ quy tắc ứng xử trong trường học

- Hiệu trưởng có trách nhiệm quán triệt đến toàn thể CB,GV,NV, học sinh, cha mẹ học sinh và khách đến liên hệ công tác biết để cùng thực hiện Bộ quy tắc ứng xử. Bộ quy tắc ứng xử phải được niêm yết tại bảng tin, bảng thông báo, website nhà trường, trong phòng học, phòng làm việc và những nơi cần thiết khác của nhà trường; gửi đến từng thành viên nhà trường qua hệ thống Email, hệ thống liên lạc điện tử.

- Phát huy tính gương mẫu của CB,GV,NV và trách nhiệm của người đứng đầu nhà trường trong thực hiện văn hóa ứng xử, chú trong xây dựng nhân cách người thầy luôn mẫu mực trong tác phong, ngôn phong, hành vi, thái độ.

3. Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục văn hóa ứng xử trong trường học

- Xây dựng hoàn thiện nội dung giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh, nhà trường đã chú trọng thể hiện được giá trị cốt lỗi trong văn hóa ứng xử: Nhân ái, tôn trọng, trách nhiệm, hợp tác, trung thực sao cho phù hợp với học sinh từng bậc học. Kết hợp giáo dục về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để nâng cao phẩm chất, năng lực ứng xử cho CB,GV,NV và học sinh. Cụ thể:

a) Nội dung giáo dục văn hóa ứng xử

- Bổ sung, hoàn thiện nội dung giáo dục văn hóa ứng xử trong các hoạt động giáo dục, trong chương trình giáo dục phổ thông, lựa chọn các nội dung giáo dục văn hóa ứng xử, lối sống văn hóa có giá trị và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, tình cảm của học sinh; giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật, giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống và các hoạt động trải nghiệm để hình thành các phẩm chất nhân ái, tự trọng bản thân, tôn trọng, trách nhiệm với bạn bè, chia sẻ, bao dung với người khác.

- Tổ chức các chuyên đề cho cha mẹ học sinh, giáo viên tham gia chia sẻ, lắng nghe nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của học sinh.

- Xây dựng quy định, hướng dẫn cụ thể trong thực hiên nếp sống, thói quen văn minh, lịch sự đối với các chủ thể trong trường học, như: Văn hóa xếp hàng nơi công cộng, triển khai quy tắc tự giáo dục (tự phục vụ) trong các hoạt động liên quan (thư viện, căn tin, trực nhật...)

b) Đổi mới phương pháp, hình thức trong giáo dục văn hóa ứng xử

- Đổi mới phương pháp dạy học các môn học: Giáo dục công dân, Ngữ văn, Lich sử,... theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. Trong đó, đặc biệt coi trong phương pháp trải nghiệm, các hoạt động giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, ứng xử văn hóa, giáo dục kiến thức pháp luật cho học sinh. Thực hiện hiệu quả công tác tư vấn tâm lý học sinh.

- Phát huy vai trò của tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản (TNCS) Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong (TNTP) Hồ Chí Minh trong việc tổ chức tối đa hình thức giáo dục ứng xử văn hóa, thể hiện tinh thần yêu nước, tôn trọng giá trị lịch sử truyền thống văn hóa tốt đẹp cho học sinh; tăng cường giáo dục, định hướng để học sinh sử dụng hiệu quả công nghệ thông tin, mạng xã hội trong học tập, rèn luyện, hướng nghiệp, khởi nghiệp, giải trí lành mạnh và thể hiện ứng xử văn hóa trong môi trường mạng Internet, các mạng xã hội, thực hiện nghiêm Luật an ninh mạng.

- Khuyến khích học sinh tham gia tuyên truyền về trường học văn hóa, những hành vi ứng xử đẹp, phê phán hành vi chưa đẹp trong nhà trường; nâng cao thẩm mỹ nghệ thuật cho học sinh thông qua các hoạt đọng giáo dục và quan tâm đến các sự kiện thời sự - chính trị của đất nước, quốc tế.

- Tạo cơ chế để học sinh phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập, rèn luyện và tham gia giám sát các hoạt động nhà trường, việc thực hiện văn hóa ứng xử và dân chủ trong trường học; ngăn cản các hành vi vi phạm quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học.

- Đa dạng hóa hình thức giáo dục văn hóa ứng xử thông qua các hoạt động tập thể, các câu lạc bộ, cuộc thi, diễn đàn, tọa đàm, đối thoại...; đặc biệt phát huy vai trò hướng dẫn về ứng xử văn hóa của các học sinh tiêu biểu của khóa trên đối với học sinh các khóa tiếp theo.

4. Nâng cao năng lực ứng xử văn hóa và năng lực giáo dục văn hóa ứng xử

- Tổ chức và phối hợp với các bộ phận chuyên môn xây dựng tài liệu bồi dưỡng, tập huấn về năng lực ứng xử văn hóa cho đội ngũ CB,GV,NV - đặc biệt là đội ngũ giáo viên chủ nhiệm (GVCN), cán bộ Công đoàn, cán bộ Đoàn TNCS, cán bộ Đội TNTP của đơn vị.

- Tạo điều kiện để đội ngũ GVCN, cán bộ Công đoàn, cán bộ Đoàn TNCS, cán bộ Đội TNTP tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn về các nội dung có liên quan đến nội dung ứng xử văn hóa trong trường học do các đơn vị chuyên môn tổ chức.

5. Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong xây dựng văn hóa ứng xử

a) Nhà trường

- Tổ chức trao đổi về xây dựng văn hóa ứng xử trong các cuộc họp, sinh hoạt tập thể; gặp gỡ với gia đình người học để phối hợp, thông tin, xử lý trong quá trình tổ chức giáo dục, đào tạo.

- Chủ động đề xuất, phối hợp với các đơn vị, tổ chức trên địa bàn để tuyên truyền, xây dựng môi trường văn hóa, phối hợp tổ chức giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh trong và ngoài trường học; biểu dương kịp thời cá nhân, tập thể có thành tích; nhân rộng điển hình nói lời hay, cử chỉ đẹp.

- Hiệu trưởng phân công trong Ban giám hiệu cùng 01 hoặc 02 giáo viên quản lý và phát huy hiệu quả trang thông tin điện tử của đơn vị; xây dựng nhiều kênh thông tin nhằm thu thập các phản ánh, trao đổi, xử lý thông tin từ CB,GV,NV học sinh, cha mẹ học sinh, các cá nhân có liên quan về văn hóa ứng xử trong trường học và trên môi trường mạng; góp phần thực hiện dân chủ trong điều kiện hội nhập quốc tế. Thiết lập cơ chế tiếp nhận thông tin, xử lý kịp thời, đạt hiệu quả giáo dục đối với các hành vi baọ lực học đường, vi phạm quy tắc ứng xử.

- Tổ chức xử lý các cá nhân có hành vi vi phạp bộ quy tắc ứng xử, công bố công khai tại đơn vị về kết quả xử lý các vụ việc liên quan.

b) Gia đình

- Tổ chức trao đổi về xây dựng văn hóa ứng xử trong các cuộc họp phụ huynh; gặp gỡ với gia đình học sinh để phối hợp, thông tin, xử lý trong quá trình tổ chức giáo dục.

- Có trách nhiệm chính trong việc giáo dục văn hóa ứng xử, mẫu mực trong văn hóa ứng xử tại gia đình và cộng đồng.

 - Phối hợp với nhà trường cập nhật, trao đổi thông tin, tổ chức giáo dục văn hóa ứng xử trong trường học; tham gia tích cực trong các buổi họp, gặp gỡ trao đổi, xử lý các tình huống có liên quan.

- Tích cực tham gia xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, nêu gương cho người học trong ứng xử văn hóa.

- Tôn trọng và tạo điều kiện để học sinh tham gia đầy đủ, hiệu quả, nghiêm túc kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường, nhất là các hoạt động liên quan đến xây dựng văn hóa ứng xử.

- Có hình thức phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh trong việc tham gia xây dựng và bảo vệ cảnh quan môi trường.

- Phối hợp với nhà trường xây dựng và thực hiện các nội dung, phương pháp hình thức giáo dục đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử trong gia đình cho học sinh

c) Chính quyền địa phương

- Xác định nhiệm vụ xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học là nội dung quan trọng của công tác xây dựng đời sống văn hóa ở địa phương; chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường tổ chức giáo dục văn hóa ứng xử trong trường học theo thẩm quyền.

- Có trách nhiệm chính trong tuyên truyền, vận động, phối hợp các lực lượng trên địa bàn, tạo điều kiện để xây dựng văn hóa ứng xử cho người học tại cộng đồng, hỗ trợ người học gặp khó khăn, xử lý kịp thời các vi phạm, đảm bảo an toàn cho người học.

- Đưa nội dung xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học trên địa bàn thành một trong các nội dung công tác của đơn vị và tổng kết, đánh giá hằng năm.

- Huy động và sử dụng các thiết chế văn hóa tại địa phương, thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa ngoài nhà trường.

- Chủ động đề xuất, phối hợp với các đơn vị, tổ chức trên địa bàn tuyên truyền, xây dựng môi trường văn hóa, phối hợp tổ chức giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh trong và ngoài trường học; biểu dương kịp thời cá nhân, tập thể có thành tích; nhân rộng điển hình “nói lời hay, cử chỉ đẹp”.

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Kết quả nổi bật

Toàn bộ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường thực hiện đúng Chuẩn mực đạo đức và bộ quy tắc ứng xử.

Có những cán bộ, giáo viên, nhân viên tiêu biểu, là tấm gương để học sinh, đồng nghiệp noi theo về lối sống, cách ứng xử văn hóa, văn minh, về ý thức trong việc giữ gìn truyền thống văn hóa của dân tộc.

2. Kết quả cụ thể

- 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường chấp hành nghiêm chỉnh Pháp luật của Nhà nước, kỷ luật, kỷ cương của ngành; nội quy, quy chế của đơn vị.

- 100% cán bộ quản lý ứng xử với giáo viên, nhân viên, học sinh, phụ huynh hoc sinh và khách đến trường đúng quy tắc.

- 100% giáo viên ứng xử với cán bộ quản lý, đồng nghiệp, nhân viên, học sinh, phụ huynh hoc sinh và khách đến trường đúng quy tắc.

- 100% nhân viên ứng xử với cán bộ quản lý, giáo viên, đồng nghiệp, học sinh, phụ huynh hoc sinh và khách đến trường đúng quy tắc.

- 100% Ứng xử của học sinh với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đúng quy tắc.

Phần lớn ứng xử của học sinh với học sinh đúng quy tắc.

- Hầu hết phụ huynh ứng xử với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, phụ huynh và học sinh đúng quy tắc.

- 100% khách đến trường ứng xử với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh đúng quy tắc.

3. Đánh giá thực hiện các chỉ tiêu cụ thể

a) Quy tắc ứng xử chung

100% cán bộ, giáo viên, nhân viên chấp hành nghiêm chỉnh Pháp luật của Nhà nước, kỷ luật, kỷ cương của ngành; nội quy, quy chế của đơn vị. Thực hiện tốt lối sống lành mạnh, tích cực, quan tâm chia sẻ và giúp đỡ người khác. Bảo vệ, giữ gìn cảnh quan đơn vị; xây dựng. Sắp xếp, trang trí lớp học phù hợp với trẻ, thuận tiện cho trẻ sử dụng, đảm bảo tuyệt đối an toàn cho cô và trẻ, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, xanh, sạch, đẹp. Đối với Ban giám hiệu và nhân viên bài trí bàn ghế, phòng làm việc một cách khoa học, gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ.

100% cán bộ, giáo viên, nhân viên không hút thuốc, sử dụng đồ uống có cồn, chất cấm trong nhà trường theo quy định của pháp luật; không tham gia tệ nạn xã hội.

100% không sử dụng mạng xã hội để phát tán, tuyên truyền, bình luận những thông tin hoặc hình ảnh trái thuần phong mỹ tục, trái đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước hoặc làm ảnh hưởng xấu đến môi trường giáo dục. Không gian lận, dối trá, vu khống, gây nguy hiểm. Hết giờ làm việc trước khi ra về phải dọn dẹp vệ sinh, ngắt điện, tắt máy vi tính, khóa các chốt cửa bảo đảm an toàn cho đơn vị.

b) Ứng xử của cán bộ quản lý nhà trường

100% cán bộ quản lý ứng xử với học sinh bằng ngôn ngữ chuẩn mực, dễ hiểu, yêu thương, trách nhiệm, bao dung, tôn trọng sự khác biệt, đối xử công bằng, lắng nghe và động viên, khích lệ học sinh. Không xúc phạm, ép buộc, trù dập học sinh.

100% cán bộ quản lý ứng xử với giáo viên, nhân viên bằng ngôn ngữ chuẩn mực, tôn trọng, khích lệ, động viên; nghiêm túc, gương mẫu, đồng hành trong công việc; bảo vệ uy tín, danh dự, nhân phẩm và phát huy năng lực của giáo viên và nhân viên; đoàn kết, dân chủ, công bằng, minh bạch. Không hách dịch, gây khó khăn, xúc phạm, định kiến, thiên vị, vụ lợi, né tránh trách nhiệm hoặc che dấu vi phạm, đỗ lỗi. hỗ trợ, hợp tác, chia sẻ, thân thiện. Không xúc phạm, gây khó khăn, phiền hà, vụ lợi.

100% cán bộ quản lý ứng xử với phụ huynh bằng ngôn ngữ chuẩn mực, tôn trọng, hỗ trợ, hợp tác, chia sẻ, thân thiện. Không xúc phạm, gây khó khăn, phiền hà, vụ lợi.

100% cán bộ quản lý ứng xử với khách đến trường bằng ngôn ngữ chuẩn mực, tôn trọng, lịch sự. Không xúc phạm, gây khó khăn, phiền hà.

c) Ứng xử của giáo viên

100% giáo viên ứng xử với học sinh bằng ngôn ngữ chuẩn mực, dễ hiểu, khen hoặc phê bình phù hợp với đối tượng, hoàn cảnh; mẫu mực, bao dung, trách nhiệm, yêu thương, tôn trọng sự khác biệt, đối xử công bằng, tư vấn, lắng nghe và động viên khích lệ các em, tích cực phòng, chống bạo lực học đường; xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện. Không xúc phạm, gây tổn thương, vụ lợi, không trù dập, định kiến, bạo hành, xâm hại, không thờ ơ, né tránh hoặc che dấu các hành vi vi phạm của học sinh.

100% giáo viên ứng xử với cán bộ quản lý bằng ngôn ngữ tôn trọng, trung thực, cầu thị, tham mưu tích cực và thể hiện rõ chính kiến, phục tùng sự chỉ đạo, điều hành và phân công của lãnh đạo theo quy định. Không xúc phạm, gây mất đoàn kết, không thờ ơ, né tránh hoặc che dấu các hành vi sai phạm của cán bộ quản lý.

100% giáo viên ứng xử với đồng nghiệp và nhân viên bằng ngôn ngữ đúng mực, trung thực, thân thiện, cầu thị, chia sẻ, hỗ trợ, tôn trọng sự khác biệt, bảo vệ uy tín, danh dự và nhân phẩm của đồng nghiệp, nhân viên. Không xúc phạm, vô cảm, gây mất đoàn kết.

100% giáo viên ứng xử với phụ huynh bằng ngôn ngữ đúng mực, trung thực, tôn trọng, thân thiện, hợp tác, chia sẻ. Không xúc phạm, áp đặt, vụ lợi.

100% giáo viên ứng xử với khách đến trường bằng ngôn ngữ đúng mực, tôn trọng. Không xúc phạm, gây khó khăn, phiền hà.

d) Ứng xử của nhân viên

100% nhân viên ứng xử với học sinh bằng ngôn ngữ chuẩn mực, tôn trọng, khoan dung, trách nhiệm, giúp đỡ yêu thương, tôn trọng sự khác biệt, đối xử công bằng. Không xúc phạm, gây tổn thương, vụ lợi, không trù dập, định kiến, bạo hành, xâm hại.

100% nhân viên xử với cán bộ quản lý, giáo viên bằng ngôn ngữ đúng mực, trung thực, tôn trọng, hợp tác, chấp hành các nhiệm vụ được giao. Không né tránh trách nhiệm, xúc phạm, gây mất đoàn kết, vụ lợi.

100% nhân viên xử với đồng nghiệp bằng ngôn ngữ đúng mực, hợp tác thân thiện. Không xúc phạm, gây mất đoàn kết, né tránh trách nhiệm.

100% nhân viên xử với phụ huynh và khách đến trường bằng ngôn ngữ đúng mực, tôn trọng. Không xúc phạm, gây khó khăn, phiền hà.

 e) Ứng xử của học sinh

Hầu hết cách ứng xử của học sinh với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên: Kính trọng, lễ phép, trung thực, chia sẻ, chấp hành các yêu cầu theo quy định. Không bịa đặt thông tin; không xúc phạm tinh thần, danh dự, nhân phẩm, bạo lực.

Phần lớn cách ứng xử của học sinh đối với học sinh: Ngôn ngữ đúng mực, thân thiện, trung thực, hợp tác, giúp đỡ và tôn trọng sự khác biệt. Không nói tục, chửi bậy, miệt thị, xúc phạm, gây mất đoàn kết; không bịa đặt, lôi kéo; không phát tán thông tin để nói xấu, làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm người học khác.

f) Ứng xử của phụ huynh

 Phụ huynh ứng xử với học sinh bằng ngôn ngữ đúng mực, tôn trọng, chia sẻ, khích lệ, thân thiện, yêu thương. Không xúc phạm, bạo lực.

Phụ huynh ứng xử với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên: Tôn trọng, trách nhiệm, hợp tác, chia sẻ. Không bịa đặt thông tin, không xúc phạm tinh thần, danh dự, nhân phẩm.

100% phụ huynh ứng xử với phụ huynh: Chào hỏi niềm nở, chỉ dẫn, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của cha mẹ học sinh, giải quyết công việc khách quan, tận tình, chu đáo,... Giữ vững mối quan hệ; thường xuyên trao đổi để cùng phối hợp giáo dục các em tiến bộ; tạo mọi điều kiện giúp đỡ các em tích cực tham gia các hoạt động, nhưng không lợi dụng tình cảm hoặc tiền bạc của phụ huynh, vụ lợi cá nhân làm mất uy tín nhà giáo.

i) Ứng xử của khách đến trường

100% khách đến trường ứng xử với học sinh bằng ngôn ngữ đúng mực, tôn trọng, thân thiện. Không xúc phạm, bạo lực.

100% khách đến trường ứng xử với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên: Đúng mực, tôn trọng. Không bịa đặt thông tin, Không xúc phạm tinh thần, danh dự, nhân phẩm.

4. Kết quả thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm trong 3 năm từ năm 2018 đến năm 2020.

a) Hoàn thành xuất sắc kế hoạch, nhiệm vụ năm học:

* Học sinh

- Thực hiện tốt công tác duy trì tốt số lượng (Không có học sinh bỏ học); đơn vị đạt phổ cập THCS trong các năm 2018, 2019, 2020

- Chất lượng giáo dục:

Năm học

Học lực

Hạnh kiểm

Giỏi

Khá

TB

Yếu

Tốt

Khá

TB

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

2018-2019

212

54

152

38.5

30

7.5

392

99.3

3

0.7

2019-2020

225

53.4

154

36.6

42

10

410

97.4

11

2.6

2020-2021

281

58.2

172

35.6

30

6.2

476

98.5

7

1.5

- Chất lượng học sinh năng khiếu, kết quả cuộc thi các cấp:

+ Cuộc thi KHKT các năm đều có giải cấp tỉnh và thành phố: đặc biệt năm 2019- 2020: Cấp tỉnh: đạt giải ba; cấp thành phố: 01 giải nhất. Năm học 2020-2021: cấp thành phố: 01 giải nhất, 01 giải nhì; cấp tỉnh: 01 giải nhì.

+ Thi học sinh giỏi các cấp trong vòng ba năm, nhà trường đều đạt những thành tích cao. Cụ thể: Năm học 2018-2019 đạt tất cả 72 giải, năm học 2019-2020 đạt 58 giải, năm học 2020-2021 đạt 63 giải.

* Về giáo viên

- Trong 3 năm từ 2018-2020: 100% cán bộ giáo viên, nhân viên đạt lao động tiến tiến và hoàn thành nhiệm vụ. Có 12 cán bộ, giáo viên, nhân viên  đạt CSTĐ cấp cơ sở. Đặc biệt trong năm 2019-2020: 01 cá nhân được UBND tỉnh tặng giấy khen;  01 cá nhân được Liên đoàn lao động tặng giấy khen về điển hình tiên tiến  giai đoạn 2015 - 2020;  Trường được Chủ tịch UBND tỉnh khen tặng danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến xuất sắc”; Công đoàn đạt danh hiệu: Công đoàn hoàn thành tốt nhiệm vụ; Liên Đội: đạt danh hiệu Liên đội vững mạnh xuất sắc; Chi đoàn đạt danh hiệu: Chi đoàn vững mạnh xuất sắc.

- 100% cán bộ, viên chức, lao động có ý thức bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và trình độ chính trị. Đến tại thời điểm này có 100%  giáo viên, nhân viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn.

- 100% cán bộ viên chức, lao động thực hiện tốt nghĩa vụ và đạo đức cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật, không ngừng nâng cao chất lượng các hoạt động phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao.

b) Thực hiện nếp sống văn minh, môi trường văn hóa công sở

- 100% gia đình cán bộ viên chức, lao động đạt danh hiệu "Gia đình văn hoá".

- Nhà trường chỉ đạo thường xuyên các bộ phận tổ chức lao động, vệ sinh môi trường, tích cực trồng cây xanh tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp trong trường học.

- 100% học sinh có nước uống hợp vệ sinh và được khám sức khoẻ định kỳ.

- Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" của nhà trường đã triển khai kế hoạch và chỉ đạo chặt chẽ đến các tổ chức trong nhà trường. Phổ biến các qui định về nếp sống văn minh nơi đô thị của phường, hương ước, qui ước của tổ dân phố nơi địa bàn trường đóng. Tất cả cán bộ viên chức thực hiện tốt nghĩa vụ người công dân nơi cư trú và tích cực tham gia các phong trào hoạt động của địa phương; việc cưới, việc tang, lễ hội.

- Trường đã xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa trong cơ quan và hầu hết cán bộ công chức, viên chức thực hiện tốt.

- Tích cực tham gia các hội thi do ngành và địa phương tổ chức. Đặc biệt phối hợp với phụ huynh tổ chức các hoạt động, các trò chơi dân gian nhân ngày thành lập Đoàn. Để nâng cao nhận thức về xã hội cũng như nâng cao đời sống văn hoá tinh thần, nhà trường cùng công đoàn tổ chức cho đoàn viên đi dã ngoại nhân các ngày lễ trong năm.

c) Gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước

- Tổ chức thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến kịp thời đến toàn thể cán bộ viên chức về chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, các văn bản của ngành như: Triển khai học tập Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ chính trị về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

- Cán bộ viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, yêu nghề có trách nhiệm với công việc được giao, có ý thức xây dựng khối đoàn kết nhất trí. Phát huy tốt vai trò lãnh đạo của Đảng trong trường học. Triển khai và thực hiện có hiệu quả quy chế dân chủ trong nhà trường, xây dựng qui chế phối hợp giữa chuyên môn và công đoàn trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Thường xuyên củng cố và phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường.

- Tích cực tham gia phong trào văn hoá văn nghệ, TDTT do địa phương, ngành Giáo dục tổ chức. Thực hiện nghiêm túc việc treo cờ, khẩu hiệu, băng rôn hưởng ứng trong các dịp lễ, tết.

5. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

5.1 Hạn chế

- Công tác tuyên truyền các văn bản pháp luật đến học sinh  và phụ huynh còn chưa nhiều và chủ yếu lồng ghép vào các nội dung như chào cờ, hoạt động giữa giờ, ngoài giờ lên lớp...

- Trang phục lên lớp của một số giáo viên, nhân viên đôi khi chưa được chỉnh chu.

- Một số học sinh trong các buổi học thêm trang phục chưa đúng quy định, ngôn ngữ chưa đúng chuẩn mực, chưa thật thân thiện, hợp tác giúp đỡ bạn.

5.2. Nguyên nhân của hạn chế

a) Nguyên nhân khách quan

- Địa bàn trải rộng, một số phụ huynh cuộc sống còn khó khăn không đủ điều kiên quan tâm đến con cái; việc tuyên truyền các văn bản và quy chế đến phụ huynh còn khó khăn.

b) Nguyên nhân chủ quan

- Một số cán bộ viên chức chưa thật sự thấm nhuần đầy đủ và thực hiện nghiêm túc Quy tắc ứng xử của ngành do đó đôi lúc còn  quên các quy tắc ứng xử trong trường học.

- Một số học sinh do đặc tính lứa tuổi nên các em còn hiếu động, cá tính, thích thể hiện bản thân.

5.3. Biện pháp khắc phục

- Đầu năm học Ban giám hiệu nhà trường phối hợp với công đoàn và các tổ chức trong nhà trường phổ biến quán triệt đến cán bộ giáo viên, nhân viên và phụ huynh, học sinh Quy tắc ứng xử trong nhà trường.

- Phê bình, chấn chỉnh, xử lý các vi phạm đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường vi phạm các quy tắc ứng xử trong trường học

- Lấy quy tắc ứng xử trong trường học làm tiêu chí để đánh giá, xếp loại cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong năm học.

- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy tắc này của cán bộ, giáo viên, nhân viên.

6. Một số bài học kinh nghiệm

Hiệu trưởng chịu trách nhiệm phổ biến, quán triệt đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và tổ chức thực hiện nghiêm túc quy tắc này.

- Công khai Quy tắc ứng xử trong nhà trường bằng mọi hình thức tới toàn thể Cán bộ, giáo viên, nhân viên. Trách nhiệm của người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu đơn vị tổ chức thực hiện; kiểm tra, giám sát, phê bình, chấn chỉnh, xử lý các vi phạm hoặc đề nghị cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý các vi phạm đối với cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị theo phân cấp quản lý khi thực hiện Quy tắc ứng xử.

- Phối hợp với tổ chức Công đoàn trong việc tuyên truyền, phổ biến, theo dõi, đánh giá xếp loại cán bộ, giáo viên, nhân viên hàng năm.

- Quán triệt, hướng dẫn, tổ chức thực hiện Quy tắc này, làm căn cứ để đánh giá, xếp loại cán bộ, giáo viên, nhân viên. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy tắc này của cán bộ, giáo viên, nhân viên. Phê bình, chấn chỉnh, xử lý các vi phạm đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường.

- Các tổ trưởng tổ chuyên môn, tổ văn phòng tổ chức cho giáo viên, nhân viên trong tổ nghiên cứu, học tập, thực hiện nghiêm túc Quy tắc ứng xử đã ban hành và thực hiện đề xuất thưởng, phạt cá nhân trong tổ theo mức độ vi phạm. Phối hợp với lãnh đạo nhà trường theo dõi, đánh giá xếp loại cán bộ, giáo viên, nhân viên hàng năm.

- Thực hiện và vận động các đồng nghiệp thực hiện đúng các quy định tại Quy tắc ứng xử. Nếu phát hiện cá nhân vi phạm Quy tắc này phải kịp thời góp ý, đồng thời phản ánh với lãnh đạo nhà trường để xử lý tùy theo mức độ vi phạm.

PHẦN THỨ HAI

NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ

GIẢI PHÁP TRONG THỜI GIAN TỚI

I. MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Các nhiệm vụ trọng tâm

- Tiếp tục xây dựng và thực hiện quy tắc ứng xử trong trường học,

- Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục văn hóa ứng xử trong trường học;

- Nâng cao năng lực ứng xử văn hóa và năng lực giáo dục văn hóa ứng xử;

- Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong xây dựng văn hóa ứng xử.

2. Một số chỉ tiêu phấn đấu cụ thể

- 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường chấp hành nghiêm chỉnh Pháp luật của Nhà nước, kỷ luật, kỷ cương của ngành; nội quy, quy chế của đơn vị.

- 100% cán bộ quản lý ứng xử với giáo viên, nhân viên, học sinh, phụ huynh hoc sinh và khách đến trường đúng quy tắc.

- 100% giáo viên ứng xử với cán bộ quản lý, đồng nghiệp, nhân viên, học sinh, phụ huynh hoc sinh và khách đến trường đúng quy tắc.

- 100% nhân viên ứng xử với cán bộ quản lý, giáo viên, đồng nghiệp, học sinh, phụ huynh hoc sinh và khách đến trường đúng quy tắc.

- 100% ứng xử của học sinh với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đúng quy tắc:

-  100 % ứng xử của học sinh với học sinh đúng quy tắc.

 - 100% phụ huynh ứng xử với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, phụ huynh và học sinh  đúng quy tắc

 - 100% khách đến trường ứng xử với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh đúng quy tắc.

3. Giải pháp thực hiện

- Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền để nâng cao nhận thức về xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học, truyền thông qua tổ chức cuộc thi, hội nghị, hội thảo, tọa đàm, diễn đàn về ứng xử văn hóa trong trường học cho nhà giáo, người học tham gia; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, Internet và mạng xã hội trong hoạt động tuyên truyền.

- Tiếp tục xây dựng  hoàn thiện và thực hiện Quy tắc ứng xử trong trường học, trong đó quy tắc ứng xử phải được niêm yết tại các bảng tin, bảng thông báo, website nhà trường, trong phòng học, phòng làm việc và những nơi cần thiết khác của nhà trường; gửi tới từng thành viên nhà trường qua hệ thống Email, hệ thống liên lạc điện tử, cha mẹ học sinh…

- Phải nâng cao năng lực ứng xử văn hóa và năng lực giáo dục văn hóa ứng xử bằng cách cung cấp tài liệu bồi dưỡng, tập huấn về năng lực ứng xử văn hóa cho đội ngũ cán bộ quản lý, tổ chức các chuyên đề, các hoạt động về giáo dục văn hóa ứng xử trong chương trình đào tạo giáo viên trong các cơ sở đào tạo sư phạm để xây dựng đội ngũ nhà giáo gương mẫu, có lòng tự trọng, nhân cách và lối sống văn hóa.

- Cần tăng cường sức mạnh tổng hợp của các lực lượng, tổ chức trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh đảm bảo đủ thiết chế văn hóa, kinh phí, thời gian tối thiếu cho hoạt động giáo dục và rèn luyện văn hóa ứng xử ngoài giờ trên lớp của nhà trường; xây dựng quy định cụ thể của môi trường văn hóa đạt tiêu chuẩn trường, lớp xanh, sạch, đẹp.

II. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ: Không

Nơi nhận:

- Phòng GDĐT;     

- Chủ tịch Công đoàn cơ sở;

- Ban TTND trường;                                                  

- Lưu: VT. 

HIỆU TRƯỞNG

Trương Thị Thu Hiền