Bảo hiểm đầu tư là gì

1. Bảo hiểm liên kết đầu tư là gì?

Bảo hiểm liên kết đầu tư là sản phẩm bảo hiểm nhân thọ mà người tham gia bảo hiểm có thể đầu tư vào quỹ bảo hiểm để sinh lời với mức lãi suất từ 5-15%/ năm. Người tham gia bảo hiểm có thể kiểm soát rủi ro đầu tư bằng việc lựa chọn quỹ mà mình cho là phù hợp nhất, cụ thể quỹ liên kết chung có lãi suất cam kết còn quỹ liên kết đơn vị có lãi suất đầu tư phụ thuộc vào chiến lược đầu tư của quỹ.

Phí của sản phẩm liên kết đầu tư gồm hai phần:

Phần phí rủi ro

Khoản phí để chi trả cho quyền lợi mà bạn mua. Ví dụ: tử vong, thương tật toàn bộ vĩnh viễn, tai nạn, nội trú, ngoại trú..

Phần phí đầu tư

Khoản tiền còn lại sau khi trừ phí rủi ro, được tích lũy và sử dụng để đầu tư vào quỹ liên kết chung hoặc quỹ liên kết đơn vị.

Ví dụ minh họa: Sản phẩm PRU- ĐẦU TƯ LINH HOẠT của công ty bảo hiểm Prudential

Phí bảo hiểm hàng năm: 20,210,400 VND

Phí Bảo hiểm sẽ được phân bổ như sau:

Cụ thể, năm đầu tiên:

  • Phí Bảo hiểm ban đầu : 17,179,000 VND
  • Phần còn lại được phân bổ vào đầu tư: 3,032,000 VND

Việc tách bạch giữa tài khoản bảo hiểm và tài khoản đầu tư thêm giữa người mua bảo hiểm có thể linh hoạt rút tiền đầu tư bất cứ thời điểm nào mà không ảnh hưởng đến quyền lợi bảo hiểm.

Hiện nay trên thị trường có 2 loại hình bảo hiểm liên kết đầu tư là Sản phẩm bảo hiểm liên kết chungSản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị.

So sánh bảo hiểm liên kết chung và liên kết đơn vị

Sản phẩm bảo hiểm liên kết chung

Sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị

Bản chất

Phần tiền đầu tư phân bổ vào quỹ liên kết chung

Phần tiền đầu tư phân bổ vào quỹ liên kết đơn vị

Lãi suất đầu tư

Có mức lãi suất cam kết

Lãi dao động: 4-7%/năm

Không có mức lãi suất cam kết

Lãi dao động: 6-15%

Danh mục đầu tư của quỹ

Quỹ đầu tư vào tài sản sinh lợi ổn định:

  • Tiền gửi có kỳ hạn
  • Trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu chính phủ
  • Chứng chỉ tiền gửi

Quỹ đầu vào đa dạng tài sản khác nhau, tùy mức độ rủi ro của từng quỹ và khẩu

3 loại quỹ chính:

  • Quỹ tăng trưởng: trên 80% cổ phiếu
  • Quỹ cân bằng: 50% cổ phiếu, 50% trái phiếu và tiền gửi
  • Quỹ thận trọng: trên 80% trái phiếu và tiền gửi

Rủi ro cho người tham gia bảo hiểm

Thấp [do có lãi suất cam kết]

Trung bình [khi quỹ hoạt động không tốt tài khoản của bạn có thể bị âm]

Ví dụ minh họa:

Sản phẩm Điểm tựa đầu tư và Hạnh trình hạnh phúc thuộc dòng sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư của công ty bảo hiểm Manulife. Hành trình hạnh phúc là sản phẩm bảo hiểm liên kết chung, còn Điểm tựa đầu tư là sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị.

Cùng so sánh sản phẩm Điểm tựa đầu tư và Hạnh trình hạnh phúc để hiểu thêm về sản phẩm liên kết đầu tư

Sản phẩm

Hành trình hạnh phúc

Điểm tựa đầu tư

Chi phí [VND]

22,630,000

14,494,000

Số tiền nhận về [VND]

250,717,000

261,355,000

Phí tích lũy [VND]

9,735,000

8,874,000

Phí bảo vệ [VND]

12,895,000

56,200,000

Tỷ lệ phân bổ phí

Tích lũy: 43%

Bảo vệ: 57%

Tích lũy: 61%

Bảo vệ: 39%

Quyền lợi cơ bản

Tử vong: 700 triệu đồng

Tử vong do tai nạn: 700 triệu đồng

Tử vong: 1,9 tỷ đồng

Tử vọng và thương tật do tai nạn: 300 triệu đồng

Quỹ

Quỹ liên kết chung

Quỹ liên kết đơn vị:

  • Quỹ tăng trưởng
  • Quỹ cân bằng

Lãi suất mức cao

6.5%/năm

8.05%/năm

Sản phẩm Điểm tựa đầu tư có tổng quyền lợi cơ bản có giá trị lớn hơn Hạnh trình hạnh phúc, và lãi suất đầu tư hấp dẫn hơn. Có thể sản phẩm liên kết đơn vị có nhiều ưu thế hơn sản phẩm liên kết chung về mặt quyền lợi và lợi nhuận đầu tư cao hơn đáng kể nếu quỹ liên kết đơn vị hoạt động tốt.

2. Sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị

Bảo hiểm liên kết đơn vị phân bổ tiền đầu tư vào quỹ liên kết đơn vị do chính công ty bảo hiểm thành lập, bên mua hưởng toàn bộ kết quả đầu tư và chịu mọi rủi ro đầu tư từ các quỹ đã chọn tương ứng phí bảo hiểm đầu tư.

Các quỹ đầu tư có mức độ rủi ro càng cao thì lợi nhuận càng cao. Khác với quỹ liên kết chung, quỹ liên kết không cam kết mức lãi suất tối thiểu nên lợi nhuận biến động theo thị trường. Bản chất của quỹ liên kết đơn vị giống quỹ mở, với việc ủy thác cho chuyên gia của quỹ thay mình đầu tư.

Ví dụ: Nếu quỹ hoạt động không đạt hiệu quả đầu tư thì khách hàng có thể hưởng lãi thấp hoặc không có lãi, ngược lại khi quỹ đầu tư lãi cao thì khách hàng có thể nhận lãi cao lên đến 15%.

Tùy vào mức độ chấp nhận rủi ro, có thể chia Quỹ liên kết đơn vị thành 3 loại:

  • Quỹ Tăng Trưởng
  • Quỹ Cân Bằng
  • Quỹ Bảo toàn

Quỹ Bảo Toàn

Quỹ Cân Bằng

Quỹ Tăng Trưởng

Danh mục đầu tư

Tập trung chính vào danh mục trái phiếu, tiền gửi và các chứng khoán nợ có thu nhập cố định

Đầu tư linh hoạt vào trái phiếu, cổ phiếu theo một tỷ trọng nhất định

Đầu tư vào các cổ phiếu niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán

Mức độ rủi ro

Mức an toàn

Mức cân bằng

Mức trung bình

Lợi nhuận kỳ vọng

5-7%/ năm

9-14%/ năm

13 16%/ năm

Quỹ liên kết đơn vị có lợi thế hơn so quỹ liên kết chung về mặt tỷ suất lợi nhuận và sự đa dạng hình thức quỹ phù hợp từng khẩu vị rủi ro khác nhau. Các quỹ liên kết đơn vị với chiến lược chọn danh mục khác nhau dẫn đến lợi suất đầu tư khác nhau. Nhà đầu tư cần xác định khẩu vị rủi ro và mục tiêu tài chính của mình để lựa chọn loại quỹ phù hợp.

Bảng so sánh lãi suất quỹ liên kết đơn vị của các công ty bảo hiểm từ 2016-2020

Nhìn chung trong 5 năm qua [2016-2020], quỹ Bảo hiểm Tăng Trưởng [hơn 80% đầu tư vào cổ phiếu] có tỷ suất lợi nhuận hàng năm [trung bình 14%] vượt trội so với các loại quỹ còn lại, điển hình quỹ cổ phiếu Việt Nam của Prudential có tỷ suất lợi nhuận trung bình hàng năm 15.5%, cao hơn tỷ suất lợi nhuận trung bình hàng năm 14% của chỉ số Vn-Index.

Tuy nhiên quỹ bảo hiểm Tăng Trưởng biến động theo năm, không phải năm nào cũng tăng, năm 2018 có tỷ suất lợi nhuận âm. Vì vậy, nếu bạn chịu được mạo hiểm để có khả năng thu lời lớn, bạn có thể lựa chọn đầu tư vào quỹ Tăng trưởng. Và bạn nên nắm giữ ít nhất 1 năm để tránh rủi ro từ những biến động trong ngắn hạn.

Bản chất của quỹ tăng trưởng giống quỹ mở Cổ phiếu, đọc thêm bài viết Quỹ mở

Quỹ Bảo hiểm Cân Bằng đầu tư 50% vào cổ phiếu, tài sản còn lại đầu tư vào trái phiếu, tiền gửi kỳ hạn hoặc tài sản có thu nhập cố định khác. Chiến lược phân bổ tỷ trọng đầu tư của các quỹ có sự khác nhau tùy vào công ty Bảo hiểm. Lợi thế của quỹ Cân Bằng là việc đa dạng hóa danh mục đầu tư trong diễn biến thị trường có nhiều biến động, nhờ thế giảm thiểu rủi ro đầu tư. Tỷ suất lợi nhuận trung bình hàng năm của các quỹ cân bằng dao động 9-14%.

Quỹ Bảo hiểm Bảo Toàn có độ rủi ro thấp với danh mục đầu tư chủ yếu vào tiền gửi, trái phiếu. Quỹ được thiết kế cho nhà đầu tư có mong muốn rủi ro cực thấp, tỷ suất lợi nhuận trung bình hàng năm dao động 5-6%, mức lãi thấp hơn so với lãi suất tiết kiệm [5-7% kỳ hạn 1 năm].

Giải thích một số thuật ngữ:

NAV[ Net Asset Value] là giá trị tài sản hiện tại đang có của quỹ mở, được xác định bằng tổng giá trị thị trường các tài sản và các khoản đầu tư do Quỹ sở hữu trừ đi các nghĩa vụ nợ của Quỹ được tính đến ngày gần nhất trước Ngày Định Giá.

NAV/CCQ là giá chứng chỉ quỹ

  • Lợi suất đầu tư hàng năm được tính bằng công thức tăng trưởng:

Lợi suất đầu tư = [Giá cuối / Giá đầu] 1

Trong đó:

Giá cuối: giá trị cuối kỳ của chứng chỉ quỹ [ NAV/CCQ]

Giá đầu: giá trị đầu kỳ của chứng chỉ quỹ [ NAV/CCQ]

  • Tỷ suất lợi nhuận trung bình hàng năm [CAGR] được tính bằng công thức:

CARG = [[Giá cuối / Giá đầu] x 365 / [ngày cuối ngày đầu]] 1

Chỉ số CAGR nhằm để biểu thị mức độ sinh lời trung bình hàng năm theo từng mốc thời gian được lựa chọn. CAGR cho nhà đầu tư thấy được bức tranh tổng, số tiền lãi trung bình sinh ra trong một khoảng thời gian dài, thay vì chỉ tập trung vào ngắn hạn 1 năm.

3. Sản phẩm bảo hiểm liên kết chung

Bảo hiểm liên kết chung phân bổ tiền đầu tư vào quỹ liên kết chung, bên mua được hưởng quyền lợi từ kết quả đầu tư thực tế của quỹ với tỷ suất đầu tư không thấp hơn mức tối thiểu quy định tại hợp đồng bảo hiểm.

Bản chất của quỹ liên kết chung khá giống với tiền gửi ngân hàng, đều cam kết mức lãi suất nhất định. Tuy nhiên, lãi suất ngân hàng được cố định theo các kỳ hạn, lãi suất quỹ liên kết chung có thể cao hơn lãi suất cam kết phụ thuộc vào tình hình đầu tư của quỹ.

Ví dụ: Quỹ liên kết chung của Công ty bảo hiểm Manulife sẽ cam kết chi trả mức lãi suất đầu tư trong suốt thời hạn hợp đồng và không thấp hơn 5% trong 4 năm đầu, 3% từ năm hợp đồng thứ 5 đến năm hợp đồng thứ 10 và 2% cho các năm hợp đồng còn lại.

Bảng so sánh lãi suất quỹ liên kết chung của các công ty bảo hiểm từ 2016-2020

Công ty bảo hiểm

Lãi suất quỹ liên kết chung

2016

2017

2018

2019

2020

5/2021

Prudential

5-6.5%

4-6.5%

5-6.5%

5-6.5%

5-6.5%

5.1%

Manulife

6.5%

6.2%

5.1%

5.0%

5.0%

5.0%

AIA

6.8%

6.3%

5.7%

5.2%

5.0%

5.0%

Dai-ichi

6.3-6.6%

6.1-6.4%

5.0%

5-5.3%

4.5-5.1%

4.2-5.1%

Nhìn chung, lãi suất của các quỹ liên kết chung trong 5 năm qua [ 2016-2020] có xu hướng giảm, từ mức 7% xuống còn 5%. So với mặt bằng lãi suất gửi tiết kiệm [trung bình 6%/năm], lãi suất quỹ đang thấp hơn.

Lãi suất giữa các công ty bảo hiểm chênh lệch nhau không đáng kể, về bản chất sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư tập trung vào yếu tố bảo hiểm là chủ yếu.

Đọc thêm: Nên mua bảo hiểm hay gửi tiết kiệm ngân hàng?

Kết luận:

Sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư là một loại hình đặc biệt của Bảo hiểm nhân thọ, thỏa mãn cả hai nhu cầu bảo vệ trước các rủi ro tiết kiệm đầu tư thu lợi nhuận, phù hợp với người muốn được bảo hiểm nhưng có nhu cầu đầu tư cao hơn bảo hiểm.

Bảo hiểm liên kết đơn vị phù hợp với nhu cầu đầu tư, với tỷ suất lợi nhuận lên đến 15%/năm. Bảo hiểm liên kết chung phù hợp với người chỉ đơn thuần muốn bảo hiểm, không muốn đầu tư nhiều thông qua công ty bảo hiểm.

    Chọn gói bảo hiểm tốt nhất cùng chuyên gia của GoMoney

    Họ tên:

    Số điện thoại:

    Email:

    Quyền lợi bạn quan tâm:

    Tử vongTai nạnNội trú - Ngoại trúBệnh hiểm nghèoThai sảnHưu TríGiáo dụcKhác

    Video liên quan

    Chủ Đề