Bảo hiểm thất nghiệp áp dụng khi nào năm 2024

Trong thời gian tìm kiếm một công việc mới, người lao động rất cần đến khoản hỗ trợ từ bảo hiểm thất nghiệp để có thể trang trải cuộc sống. Tuy nhiên, thời hạn được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không phải là vô hạn. Pháp luật đã quy định về thời gian mà một người lao động đủ điều kiện được phép hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Có thể hưởng bảo hiểm thất nghiệp tối đa trong bao nhiêu tháng? 12 tháng là thời gian tối đa mà một người lao động đạt đủ điều kiện được hưởng trợ cấp thất nghiệp có thể nhận được. Các bạn hãy lưu ý nhé!

Tôi muốn hỏi về đối tượng đóng bảo hiểm thất nghiệp mong các bạn hỗ trợ tư vấn! Công ty tôi có người thủ kho nghỉ thai sản 6 tháng nên trong thời gian đó công ty có thuê 1 người lao động khác thay thế tạm thời

GIẢI ĐÁP:

Thứ nhất, về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người có HĐLĐ trong 6 tháng

Căn cứ theo Điều 43 Luật Việc làm 2013 quy định như sau:

“Điều 43. Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp

1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:

  1. Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
  1. Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
  1. Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

2. Trường hợp người lao động trên đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Như vậy, theo quy định trên thì người làm việc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng cũng thuộc đối tượng đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Bạn cho biết công ty của bạn có người thủ kho nghỉ thai sản 6 tháng nên trong thời gian đó công ty có thuê 1 người lao động khác thay thế tạm thời. Đối chiếu quy định trên thì người này cũng sẽ phải đóng bảo hiểm thất nghiệp, trừ trường hợp người này đang hưởng lương hưu hàng tháng.

Thứ hai, về vấn đề đóng bảo hiểm khi cùng lúc làm việc ở nhiều công ty

Căn cứ Khoản 1 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định như sau:

“Điều 42. Quản lý đối tượng

1. Người lao động đồng thời có từ 02 HĐLĐ trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất, đóng BHTNLĐ, BNN theo từng HĐLĐ”.

.jpg]

Theo đó, người lao động bên bạn cùng lúc làm việc theo 2 hợp đồng lao động thì sẽ chỉ đóng bảo hiểm theo hợp đồng đầu tiên. Khi người lao động nghỉ việc ở công ty đầu tiên thì công ty của bạn mới có trách nhiệm tham gia đóng cho người này [Khoản 2 Điều 11 Nghị định 28/2015/NĐ-CP].

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau đây: Vấn đề hưởng trợ cấp thôi việc khi cùng lúc làm nhiều công ty

Thứ ba, về bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động nước ngoài

Căn cứ Khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013 có hướng dẫn như sau:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Người lao động là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động và có nhu cầu làm việc.

Như vậy, người lao động thuộc đối tượng đóng bảo hiểm thất nghiệp phải là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động và có nhu cầu làm việc. Theo đó, người lao động nước ngoài tại công ty của bạn sẽ không phải tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Theo quy định tại điều 57 Luật Việc làm năm 2013 thì mức đóng bảo hiểm thất nghiệp được quy định như sau:

“Điều 57. Mức đóng, nguồn hình thành và sử dụng Quỹ bảo hiểm thất nghiệp

1. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm thất nghiệp được quy định như sau:

  1. Người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng;
  1. Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp;
  1. Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và do ngân sách trung ương bảo đảm”.

Theo đó, người lao động sẽ đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng 1% tiền lương tháng; còn người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bao gồm mức lương, phụ cấp lương [phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự] và các khoản bổ sung khác theo quy định.

Bảo hiểm thất nghiệp được áp dụng từ khi nào?

Các quy định bảo hiểm thất nghiệp bắt đầu có hiệu lực và được thực hiện bắt đầu kể từ ngày 01/01/2009. Mặc dù những quy định có liên quan đến BHTN đã được đề cập đến trong Luật BHXH 2006, theo đó tại Khoản 1 điều 140 Luật này có quy định chi tiết về thời điểm bắt đầu áp dụng chế độ bảo hiểm thất nghiệp.

Bảo hiểm thất nghiệp 1 tháng được bao nhiêu tiền?

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 5 lần mức lương tối ...

Bảo hiểm thất nghiệp tính như thế nào 2023?

Như vậy, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp năm 2023 được tính theo tháng và bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp. - Với người lao động thuộc chế độ tiền lương Nhà nước, mức hưởng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở.

Chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp khi nào?

Người lao động bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp trong các trường hợp sau: hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp; có việc làm; thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hưởng lương hưu hằng tháng; sau 2 lần từ chối nhận việc làm do trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang ...

Chủ Đề