Bảo hiểm xã hội quận hà đông văn phú năm 2024

- Thời gian làm việc: Sáng [8h00-12h00] - Chiều [14h00-17h00], làm việc từ Thứ 2 - Thứ 6 [Nghỉ Thứ 7, Chủ nhật và các ngày Lễ, Tết theo quy định của Nhà nước].

Tải trọn bộ hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội: Tại đây.

Nộp hồ sơ bảo hiểm xã hội quận Hà Đông, thành phố Hà Nội tại địa chỉ nào? [Hình từ Internet]

Bảo hiểm xã hội quận Hà Đông, thành phố Hà Nội có vị trí và chức năng như thế nào?

Bảo hiểm xã hội quận Hà Đông là trung tâm bảo hiểm xã hội cấp huyện trực thuốc thành phố. Vì vậy, bảo hiểm xã hội quận Hà Đông có vị trí và chức năng như một BHXH cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, như sau:

Căn cứ Điều 5 Quyết định 2355/QĐ-BHXH năm 2022 quy định như sau:

Vị trí, chức năng của Bảo hiểm xã hội huyện
1. Bảo hiểm xã hội huyện là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh đặt tại huyện, có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện theo quy định.
2. Bảo hiểm xã hội huyện chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh và chịu sự quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
3. Bảo hiểm xã hội huyện có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản và trụ sở riêng.
4. Không tổ chức đơn vị Bảo hiểm xã hội huyện tại đơn vị hành chính là thành phố trực thuộc tỉnh, nơi có trụ sở Bảo hiểm xã hội tỉnh đóng trên địa bàn.

Như vậy, Bảo hiểm xã hội quận Hà Đông là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh đặt tại huyện; Thực hiện các chức năng như sau:

- Giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;

- Quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện theo quy định, chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh và chịu sự quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn của Ủy ban nhân dân cấp huyện, có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản và trụ sở riêng.

Bảo hiểm xã hội quận Hà Đông thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn gì?

Theo quy định tại Điều 6 Quyết định 2355/QĐ-BHXH năm 2022 quy định về Bảo hiểm xã hội huyện thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn như sau:

- Xây dựng trình Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh kế hoạch dài hạn, ngắn hạn về phát triển bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn và chương trình công tác hàng năm; tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt.

- Phối hợp với các phòng, ban liên quan tham mưu cho Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện xây dựng, ban hành nghị quyết, kế hoạch chỉ đạo tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện.

- Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bảo hiểm xã hội tỉnh, cụ thể:

- Giải quyết các khiếu nại, kiến nghị, phản ánh về việc thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đối với các tổ chức, cá nhân tham gia và các cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định.

- Thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính; công tác kiểm soát thủ tục hành chính và công tác pháp chế theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội tỉnh.

Tổ chức triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN vào hoạt động của Bảo hiểm xã hội huyện.

- Tổ chức thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định.

- Thực hiện số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính và số hóa hồ sơ, tài liệu hành chính, nghiệp vụ;

- Thực hiện công tác lưu trữ hồ sơ, tài liệu hành chính, nghiệp vụ; hồ sơ của người tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế [gồm cả giấy và điện tử] theo quy định.

- Hướng dẫn việc thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế cho các tổ chức, cá nhân tham gia.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn, các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế để giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định.

Phối hợp với các đơn vị có liên quan trình Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng kế hoạch giao chỉ tiêu phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên cơ sở kế hoạch được giao.

- Đề xuất, kiến nghị, phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. Tham gia đoàn thanh tra, kiểm tra do Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh thành lập.

- Có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn.

Gửi văn bản kiến nghị khởi tố kèm theo chứng cứ, tài liệu có liên quan đến cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng tại cấp huyện để xem xét, khởi tố theo quy định của pháp luật khi phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của Bộ luật Hình sự.

- Đề nghị các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương thực hiện điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo phân cấp quản lý.

- Định kỳ cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng các chế độ, thủ tục thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế cho người lao động, người sử dụng lao động hoặc khi người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức công đoàn yêu cầu;

- Cung cấp đầy đủ và kịp thời tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Triển khai thực hiện các quy chế, chương trình, kế hoạch phối hợp với các cơ quan, đơn vị theo ký kết của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và của Bảo hiểm xã hội tỉnh.

- Quản lý viên chức, người lao động của Bảo hiểm xã hội huyện.

- Tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số; khai thác và bảo mật dữ liệu công nghệ thông tin; thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo, thi đua - khen thưởng theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội tỉnh.

- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh giao và theo quy định của pháp luật.

Chủ Đề