Bao lâu lên được bếp trưởng

Một bếp trưởng không phải là người có nhiều chứng chỉ hay bằng cấp mà là các bạn phải làm việc để có được sự công nhận từ những người khác. Nhưng con đường để trở thành một bếp trưởng đòi hỏi người học nấu ăn phải chịu khó học tập, phấn đấu, chăm chỉ tìm tòi để tích lũy kinh nghiệm và hoàn thiện bản thân. 

Những bạn trẻ nào có theo học nghề đầu bếp đều mong muốn sau này mình có thể trở thành một bếp trưởng, đây là một vị trí vô cùng hấp dẫn với mức lương cao ngất. 


Vậy con đường để trở thành một bếp trưởng sẽ đi theo những bậc thang nào?. Hãy theo dõi lộ trình dưới đây để biết con đường bạn phải đi nếu chọn mục tiêu này.


 

Bao lâu lên được bếp trưởng

Bếp trưởng luôn là mục tiêu phấn đấu của mọi người học nấu ăn

Sau khi hoàn thành các khóa học nấu ăn thì khi xin đi làm tại những nhà hàng, khách sạn thì vị trí đầu tiên các bạn đảm nhận sẽ là thực tập sinh.
Nhiệm vụ: học việc và làm những công việc được giao trong bếp do người quản lý phân công như lau dọn, vệ sinh nhà bếp, làm sạch nguyên liệu, bưng bê....
Mức lương: từ 3 – 4 triệu đồng/tháng

Sau một thời gian thực tập sinh cùng với những kinh nghiệm đã có bạn sẽ được chuyển lên làm phụ bếp.
Nhiệm vụ của phụ bếp:

- Đảm bảo vệ sinh nhà bếp - Chuẩn bị nguyên liệu cho các nhóm - Tính toán thành phần các món ăn và khẩu phần ăn.

- Giúp việc cho thực khách gọi món (nếu cần)

Mức lương: 4- 5 triệu đồng/tháng

Trong các nhà bếp lớn, mỗi nhóm bộ bếp sẽ có đầu bếp và tr lý để làm giúp các công việc cho từng bộ phận.
Nhiệm vụ của trợ lý bếp

- Trợ lý bếp là người hỗ trợ cho trưởng nhóm - Thay mặt trưởng nhóm khi họ vắng mặt. - Chuẩn bị các nguyên liệu và dụng cụ theo chỉ đạo của Trưởng nhóm.

- Hỗ trợ các đầu bếp trong quá trình thực hiện.

Mức lương: 5- 6 triệu/tháng.

Đầu bếp là người thực hiện các món ăn  hoặc một phần của món ăn. Các đầu bếp thường được phân vào những nhóm để làm công việc theo thế mạnh của mình
Nhiệm vụ:

- Nấu bếp phục vụ các bữa ăn sáng, ăn trưa, tiệc, hội nghị theo yêu cầu của khách hàng. - Chuẩn bị nguyên liệu theo định mức quy định. - Nhận, bảo quản thực phẩm, đảm bảo chất lượng và độ tươi mới của thực phẩm. - Chế biến món ăn theo thực đơn được phân công, đảm bảo đúng công thức chế biến. - Định mức tiêu hao thực phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Kiểm tra lại món ăn đã làm trước khi phục vụ khách hàng.

Mức lương: 6 – 8 triệu/tháng

Đầu bếp tại những nhà hàng luôn có mức lương rất cao

Là người đứng đầu về một món ăn nhất định. Có trách nhiệm chính trong sự thành công của món ăn mà thực khách yêu cầu. Trưởng nhóm bếp có vị trí rất quan trọng khi chịu trách nhiệm làm tất cả các vấn đề của bếp.
Nhiệm vụ của trưởng nhóm:

- Chuẩn bị nguyên liệu. - Chế biến thức ăn. - Đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm

- Quản lý các đầu bếp và phụ bếp....

Các trưởng nhóm bếp thường được phân chia theo món ăn như

- Nhóm làm món sốt: chuẩn bị các loại nước sốt, món hầm.. - Nhóm làm món cá: chế biến tất cả các món ăn về cá, nước chấm thích hợp. - Nhóm làm món nước - Nhóm làm món chiên, xào

- Nhóm làm bánh, đồ ngọt.....

Mức lương: 8 – 10 triệu đồng/tháng

Các bếp phó là trợ lý trực tiếp của các bếp trưởng. Họ có nhiệm vụ giúp bếp trưởng trong các công việc của nhà bếp gồm cả chuyên môn lẫn hành chính.
Nhiệm vụ của bếp phó

- Lên thực đơn món ăn, đồ uống - Sắp xếp kế hoạch chi tiêu của bếp

- Quản lý một bộ phận, khu vực riêng như an toàn thực phẩm, đặt hàng, mua nguyên liệu...

Mức lương: 10 – 14 triệu đồng/tháng.

Tại những nhà hàng lớn thì bếp trưởng thường không phải là người trực tiếp nấu các món ăn, ngoại trừ theo yêu cầu đặc biệt.
Nhiệm vụ chính của bếp trưởng đó là

- S

oạn thảo thực đơn. - Nấu những món chính, đặc biệt quan trọng hoặc khó làm. - Sáng tạo các món mới - Quản lý toàn bộ khu vực bếp. - Hướng dẫn nghiệp vụ cho các đầu bếp. - Kiểm tra món ăn trước khi đưa ra cho khách - Đảm bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm và nhà bếp.

- Quản lý nhân sự và tài sản được giao.

Mức lương: 14 – 18 triệu đồng/tháng

Vị trí này thường chỉ có tại những nhà hàng lớn, có lượng người làm bếp đông đảo. Bếp trưởng điều hành là người có trình độ ẩm thực và cả trình độ quản lý cao nhất trong một bếp.

Bếp trưởng điều hành có nhiệm vụ:

- Quản lý tất cả mọi việc trong bếp - Quản lý nhân sự - Quản lý tài chính - Quản lý thực đơn.

- Sáng tạo các thực đơn và món mới.

Mức lương: hơn 18 triệu đồng/tháng

Bao lâu lên được bếp trưởng
 

Bếp trưởng là vị trí mà hầu hết những ai theo con đường làm nghề bếp chuyên nghiệp đều mong muốn được chạm đến. Để đạt đến vị trí này đòi hỏi bạn phải trải qua một quá trình dài làm việc, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm. Không chỉ dày dạn chuyên môn mà một bếp trưởng thành công còn phải hội tụ rất nhiều kỹ năng và tính cách khác.

Bao lâu lên được bếp trưởng
Paul Sorgule chia sẻ những bí quyết để trở thành một bếp trưởng thành công

Bếp Trưởng Paul Sorgule chia sẻ 13 cách làm thế nào để trở thành một người đầu bếp thành công từ hàng chục năm kinh nghiệm của anh ấy trong những nhà bếp chuyên nghiệp và từ việc vận hành công việc kinh doanh của riêng mình.

Học cách dẫn dắt cũng như cách quản lý

Một bếp trưởng giỏi là phải thành thạo trong việc lãnh đạo mọi người hoàn thành nhiệm vụ, lên kế hoạch, tổ chức để hướng đến những kết quả tốt đẹp và giải quyết vấn đề khi có sự cố phát sinh. Một người bếp trưởng thành công phải là người quản lý con người và mọi thứ thật chắc chắn.

Người lãnh đạo hàng đầu cần thực sự tạo ra một môi trường mà ở đó nhân viên luôn khao khát được học hỏi kiến thức, khao khát thành công, san sẻ một mục tiêu chung và cảm thấy mình là một phần quan trọng trong một nhóm người cùng chịu trách nhiệm đạt được những mục tiêu đó.

Mỗi bếp trưởng muốn phát triển lâu dài cần phải bộc lộ được khả năng dẫn dắt của mình. Đây là những lời khuyên tâm huyết của bếp trưởng dành cho các bạn làm bếp trẻ.

Hiểu rằng doanh thu sẽ thúc đẩy lợi nhuận ròng

Kiểm soát chi phí là cần thiết, nhưng để thành công lâu dài, một nhà hàng không bao giờ có thể dùng phương pháp duy nhất là cắt giảm chi phí. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của bếp trưởng là làm việc thật siêng năng để nâng cao doanh số.

Điều này có thể được thực hiện bằng cách tạo ra những thúc đẩy để tăng lượng khách ghé thăm. Nâng cao những con số trong hóa đơn chi trả của thực khách thông qua việc thiết kế thực đơn hữu ích, lên chiến lược về giá và đào tạo nhân viên phục vụ thật hiệu quả. Đây là những yêu tố sẽ thúc đẩy việc khách hàng tự muốn trả thêm tiền.  

Dữ liệu, dữ liệu và dữ liệu

Ra quyết định trong bất cứ công việc nào mà thiếu đi các dữ liệu quan trọng là một việc bất khả thi. Có thể nói rằng, một vài quyết định được đưa ra tốt nhất khi chúng đến từ linh cảm, nhưng ngay cả thế chúng cũng phải dựa trên những nền tảng vững chắc của các dữ liệu đã được thống kê.

Các bếp trưởng cần phải biết cách kiểm tra giá trị trung bình, những món ăn nào bán tốt nhất ở nhiều thời điểm khác nhau; việc kinh doanh nào là tốt nhất trong những ngày nhất định và tệ hơn trong những ngày còn lại; có bao nhiêu món trong thực đơn đóng góp vào tổng thể thành công về tài chính; chi phí chế biến từng món ăn; số nhân công cần thiết để chế biến những món ăn chủ chốt…

Các chi tiết càng cụ thể, hữu ích càng tốt, tuy nhiên, dữ liệu chỉ thực sự có giá trị khi nó đã được nghiên cứu và áp dụng.

Là một người suy nghĩ về phía trước – sống ở hiện tại và lên kế hoạch cho tương lai

Bếp trưởng luôn có tư duy rộng mở để không ngừng học hỏi, và khi được đánh giá tốt, nắm bắt cơ hội kịp thời thì họ sẽ giúp một nhà hàng thành công trong nhiều thập kỷ. Người đầu bếp giỏi nhất luôn suy nghĩ vượt lên trước những đối thủ và thậm chí là trước cả khách hàng. Họ có thể dự đoán được những gì mọi người sẽ muốn trong tương lai.

Tâm thư đầu bếp trong nghề nhắn nhủ giới trẻ khi chọn con đường vào nghề bếp >>đọc tại đây<<

Bao lâu lên được bếp trưởng
Bếp trưởng thường hoạch định tương lai cho cả bản thân và những người cộng sự

Thức ăn và dịch vụ tuyệt vời là cái giá để trả cho sự công nhận

Không một chút nghi ngờ, các bếp trưởng phải là những bậc thầy trong nấu nướng và có thể đào tạo được những đầu bếp khác có khả năng tái tạo được mùi vị, hương liệu, trình diễn đầy cảm hứng trước thực khách và lôi kéo họ trở lại nhà hàng, hết lần này đến lần khác.

Một vài bếp trưởng được thiên phú hoặc có trình độ cao hơn trong chuyện này, tuy nhiên, một bậc thầy về nấu ăn không phải lúc nào cũng đi cùng với thành công của một nhà hàng.

Các món ăn ngon là vấn đề khá quan trọng, nhưng bản thân nó thôi thì chưa đủ. Một dịch vụ xuất sắc sẽ không bao giờ bị khước từ.

Để thúc đẩy doanh số, các nhà hàng cần khuyến khích những nhân viên phục vụ có vốn kiến thức rộng và kỹ năng mềm dẫn dắt trải nghiệm của những khách hàng đầu tiên, để họ quay trở lại vào những lần sau nữa.

Biết cách xây dựng thương hiệu

Chủ sở hữu và điều hành luôn tìm kiếm những bếp trưởng có khả năng tạo ra, cải tiến và thúc đẩy thương hiệu của nhà hàng, khiến cái tên của nhà hàng được gợi nhắc trong những cuộc hội thoại. Mục tiêu của bất cứ chương trình xúc tiến và quảng bá nào cũng là để đạt được hiệu quả của marketing truyền miệng.

Cách để đạt được điều đó là thông qua xây dựng và gia tăng nhận diện thương hiệu. Mà cách để xây dựng thương hiệu cho nhà hàng lại nằm ở việc quảng bá hình ảnh của bếp trưởng và đội ngũ của anh ấy hay cô ấy.

Những người bếp trưởng giỏi nhất học cách trở thành nhân vật của công chúng và sẵn sàng hiện diện trong nhà hàng, tiếp xúc với thực khách, trở thành gương mặt của chuỗi hệ thống và đặt bản thân họ vào vai trò của một đại sứ thương hiệu. Các bếp trưởng theo đuổi sự nghiệp lâu dài không thể giấu mình mãi đằng sau những cánh cửa.

Hãy là một người lắng nghe tuyệt vời

Những người làm bếp khao khát trở thành một bếp trưởng có sự nghiệp vững chắc luôn đặt đôi tai và đôi mắt của họ tập trung vào tất cả mọi thứ xung quanh mình. Lắng nghe những gì đối thủ đang làm; lắng nghe đội ngũ nhân viên của mình và tập trung vào quan điểm của họ; lắng nghe thực khách.

Cam kết học hỏi mỗi ngày

Khát khao học hỏi là một trong những ưu tiên quan trọng hàng đầu của bất cứ một doanh nhân thành đạt nào. Điều đó cũng rất chính xác với những đầu bếp và kể cả bếp trưởng. “Bạn đã học được gì hôm nay?” Bạn có thể trả lời chi tiết câu hỏi này với kỹ năng mới, thực tiễn, quá trình, hương vị… được không?

Nếu không, vậy thì bạn đang lãng phí cơ hội xây dựng thương hiệu bản thân cũng như khiến mình trở nên nhạt nhòa trong mắt những chủ sở hữu, người điều hành doanh nghiệp, đồng nghiệp, đội ngũ nhân viên hay thực khách ghé ăn ở nhà hàng. Hãy làm việc này trở thành một phần trong những thói quen hàng ngày của bạn.

Đầu tư vào bản thân

Đừng chờ đợi nhà tuyển dụng đề xuất đầu tư phát triển kỹ năng của bạn. Hãy luôn luôn tìm kiếm những cơ hội đó và tìm một lý do khiến sự tham gia của bạn vào việc đầu tư đó có ý nghĩa. Nếu doanh nghiệp không có quỹ hoặc không muốn đầu tư, vậy bạn hãy tìm kiếm những cách thức khác ở bên ngoài để giải quyết bài toán chi phí.

Bạn cần phải đầu tư vào tương lai của chính mình. Vay mượn tiền, làm thêm giờ, hay bắt đầu một chiến dịch gọi vốn cộng đồng – chỉ cần bạn muốn, sẽ luôn có cách để thực hiện. Việc không ngừng tập trung đầu tư vào bản thân luôn mang lại kết quả xứng đáng.

Đầu tư vào đội ngũ của bạn

Một bếp trưởng xuất sắc sẽ mang đến những cơ hội tương tự cho đội ngũ nhân viên của mình. Khi nhân viên của bạn thấy bạn luôn sẵn sàng để giúp họ phát triển, họ sẽ đền đáp bạn với sự nhiệt huyết và đam mê.

Một môi trường đầu tư vào con người sẽ thu hút những cá nhân xuất sắc và đem lại cho các bếp trưởng cơ hội đạt được những mục tiêu về tài chính.

Nếu doanh nghiệp không thể tạo nguồn quỹ cho đội ngũ nhân nhân viên tham gia các hội thảo, lớp học hay họp báo, thì người bếp trưởng có thể đề nghị việc đào tạo nội bộ tập trung vào trải nghiệm của chính họ.

Bao lâu lên được bếp trưởng
Chia sẻ thông tin với nhân viên là cách để cùng nhau phát triển

Tập trung vào những thứ đang diễn ra

Bên cạnh việc tập trung vào xu hướng ẩm thực và phong cách nấu nướng, một bếp trưởng giỏi phải luôn để ý đến những thay đổi về tài chính thông qua các phân tích dữ liệu cụ thể.

Có sự thay đổi nào trong những gì thực khách lựa chọn ở thực đơn, sự bất thường trong doanh số bán, thay đổi về chi phí nguyên vật liệu, sự chuyển đổi tinh tế trong việc bán thêm sản phẩm từ nhân viên phục vụ, hoặc chi phí leo thang liên quan đến những tiện ích – đặc biệt là chi phí nhiên liệu trong bếp?

Tất cả những yếu tố trên và nhiều hơn nữa, đều cần phải được nhận biết bởi một bếp trưởng nhạy bén và luôn sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu.

Sẵn sàng để thay đổi

Tất cả những chi tiết này chỉ thực sự mang đến kết quả giá trị nếu một người bếp trưởng luôn sẵn sàng ghi nhớ mọi thứ bằng trái tim và tạo ra những thay đổi cần thiết để mang lại hiệu quả tài chính tốt hơn cho nhà hàng. Thái độ cứng nhắc, bảo thủ có thể dẫn đến những quyết định kinh doanh không đúng đắn.

Chia sẻ thông tin

Cuối cùng, các bếp trưởng và bếp trưởng tương lai hiểu rằng thành công của họ hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng tập hợp một đội ngũ luôn nỗ lực để đứng đầu và thích nghi, họ là những người có thể trở thành ngọn hải đăng đầy hy vọng cho bất cứ tổ chức nào.

Sau cùng, hãy khuyến khích nhân viên tham gia vào quá trình đánh giá tài chính và chia sẻ nhiều nhất có thể với những người có khả năng tạo sự khác biệt lớn nhất.

Để có thể trở thành một bếp trưởng thành công, việc học hỏi, tích lũy kiến thức, kỹ năng mà đặc biệt là các kỹ năng mềm như đã nói ở trên rất quan trọng. Hiểu được điều này, Bếp Trưởng Á Âu đã lồng ghép các bài học về kỹ năng mềm cần thiết của một đầu bếp, bếp trưởng chuyên nghiệp vào chương trình đào tạo.

Điều này giúp học viên có thêm kiến thức, kỹ năng để dễ dàng hòa nhập vào môi trường làm việc thực tiễn cũng như rút ngắn khoảng cách bước đến vị trí bếp trưởng trong tương lai gần.

Bao lâu lên được bếp trưởng
Học viên thực hành kỹ năng đào tạo nghề

Học viên sẽ có được những kỹ năng như giao tiếp, cơ cấu và quản lý nhà bếp chuyên nghiệp, quy trình vận hành trong nhà bếp, xây dựng khẩu phần dinh dưỡng, cấu trúc thực đơn, kỹ năng đánh giá nhân sự, tiêu chuẩn bài trí phục vụ bàn tiệc, kiếm soát chi phí, lập dự án kinh doanh ẩm thực, kỹ năng đào tạo nghề…

Nếu muốn tìm hiểu thêm về chương trình học, bạn có thể điền vào form bên dưới hoặc liên hệ đến tổng đài 1800 6148 (miễn phí cước gọi) để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết hơn.