Bao nhiêu lâu phải quan trắc lại môi trường năm 2024

heo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 thì chủ dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu sản xuất, kinh doanh dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có trách nhiệm phải lập kế hoạch quan trắc môi trường hàng năm và gửi về cơ quan có thẩm quyền để giám sát.

- Hiện nay, theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường thì không còn quy định Doanh nghiệp phải lập kế hoạch quan trắc môi trường hàng năm gửi về cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, chủ dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu sản xuất, kinh doanh dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp phải có trách nhiệm thực hiện một số nội dung như sau:

+ Thực hiện quan trắc môi trường theo giấy phép môi trường được phê duyệt hoặc quan trắc nước thải, bụi, khí thải công nghiệp theo quy định tại Điều 111, Điều 112 Luật Bảo vệ môi trường, Điều 97, Điều 98 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.

+ Lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ hàng năm [kỳ báo cáo tính từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 của năm báo cáo] theo quy định tại Điều 119 Luật Bảo vệ môi trường, Điều 66 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT. Báo cáo được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT và gửi về cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 66 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT trước ngày 15/01 của năm tiếp theo [đối với chủ dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường và đăng ký môi trường] hoặc trước ngày 20/01 của năm tiếp theo [đối với chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu sản xuất, kinh doanh dịch vụ tập trung hoặc cụm công nghiệp].

- Theo quy định tại Điều 16 và khoản 1, khoản 4 Điều 43 của Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/07/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thì một số hành vi vi phạm quan trắc môi trường và lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường như sau:

+ Việc “thực hiện không đúng, không đầy đủ nội dung về quan trắc nước thải, bụi, khí thải công nghiệp định kỳ, quan trắc, giám sát môi trường khác [về thông số, vị trí, tần suất giám sát] theo nội dung quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường” sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt từ 120.000.000 - 160.000.000 đồng.

+ Việc “không thực hiện nội dung về quan trắc nước thải, bụi, khí thải công nghiệp định kỳ, quan trắc, giám sát môi trường khác trong trường hợp phải thực hiện theo quy định” sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt từ 160.000.000 - 200.000.000 đồng.

+ Việc “không lập báo cáo, báo cáo không đúng, không đầy đủ hoặc không gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định” sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt từ 10.000.000 – 20.000.000 đồng.

+ Việc “không cung cấp thông tin, dữ liệu về môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định” sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt từ 30.000.000 – 40.000.000 đồng.

+ Việc “không cung cấp dữ liệu, thông tin về môi trường, kết quả quan trắc môi trường không trung thực cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định; báo cáo số liệu kết quả quan trắc nước thải, khí thải, chất thải khác không đúng với thực tế ô nhiễm của dự án, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp” sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt từ 200.000.000 – 300.000.000 đồng.

Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị các chủ dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu sản xuất, kinh doanh dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp thực hiện theo đúng quy định./.

Báo cáo quan trắc môi trường là hồ sơ môi trường quan trọng mà các dự án có phát sinh chất thải, tiếng ồn, độ rung phải thực hiện theo quy định của Nhà nước. Tuy nhiên, có nhiều doanh nghiệp vẫn chưa hiểu rõ về tần suất báo cáo quan trắc môi trường đối với dự án của mình khiến quá trình quan trắc gặp không ít trở ngại, mất nhiều thời gian và tốn kém chi phí.

Tần suất lập báo cáo quan trắc môi trường

1. Quy định về tần suất báo cáo quan trắc môi trường

Thông tư 24/2017/TT-BTNMT quy định về tần suất báo cáo quan trắc môi trường như sau:

  • Đối với quan trắc ngoài trời tiếng ồn, độ rung thì tần suất quan trắc lần lượt là 6 lần/năm, 4 lần/năm và 3 tháng/lần.
  • Đối với quan trắc nước mặt lục địa tối thiểu 6 lần/năm.
  • Đối với quan trắc nước dưới đất thực hiện 4 lần/năm.
  • Đối với quan trắc nước biển thì 4 lần/năm [nước ven bờ], 2 lần/năm [nước gần bờ] và 1 lần/năm [nước xa bờ].
  • Đối với quan trắc nước thải/khí thải tùy thuộc vào đối tượng, chương trình quan trắc trong các hồ sơ môi trường [ĐTM, kế hoạch bảo vệ môi trường].
  • Đối với quan trắc môi trường đất với tần suất 1 lần/năm.
  • Đối với quan trắc chất lượng trầm tích thực hiện 2 lần/năm [nước ngọt] và 1 lần/năm [nước lợ].

Tần suất thực hiện báo cáo quan trắc môi trường

2. Tần suất quan trắc theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP

2.1. Đối với nước thải

  • Đối với dự án thuộc đối tượng lập báo cáo đánh giá tác động bảo vệ môi trường đã đi vào hoạt động chính thức có khối lượng nước thải đầu ra từ 20 m3/ngày đêm trở lên thì thực hiện quan trắc 3 tháng/lần.
  • Đối với dự án thuộc đối tượng phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường đã đi vào hoạt động chính thức có khối lượng nước thải đầu ra từ 20 m3/ngày đêm trở lên thì doanh nghiệp phải tiến hành quan trắc 6 tháng/lần.

Quan trắc nước thải công nghiệp

Xem thêm bài viết về thời hạn nộp báo cáo quan trắc môi trường!

2.2. Đối với khí thải

  • Những dự án đã đi vào hoạt động thuộc đối tượng lập báo cáo đánh giá tác động môi trường [ĐTM] có tổng lưu lượng khí thải đầu ra từ 5.000 m3 khí thải/giờ trở lên thì quan trắc 3 tháng/lần.
  • Những dự án thuộc đối tượng lập kế hoạch bảo vệ môi trường đã đi vào hoạt động có tổng lưu lượng khí thải đầu ra từ 5.000 m3 khí thải/giờ trở lên thì quan trắc 6 tháng/lần.

Trường hợp dự án gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng về nước thải, khí thải, tiếng ồn, độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật ngoài việc chịu xử phạt vi phạm hành chính còn phải thực hiện quan trắc thành phần ô nhiễm đã gây ra. Theo đó thì các thành phần, tần suất và thông số quan trắc được quy định trong báo cáo ĐTM đã được phê duyệt hoặc xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường.

Các dự án thuộc những trường hợp trên phải tổng hợp số liệu thông tin thành báo cáo quan trắc môi trường định kỳ hoàn chỉnh. Sau đó, bạn phải tích hợp trong báo cáo công tác BVMT [quy định theo Thông tư 25/2019/TT-BTNMT] trình nộp lên cơ quan thẩm định 1 lần/năm. Đây cũng là quy định mới có hiệu lực thi hành từ năm 2020. Vì thế bạn cần thực hiện đầy đủ các chương trình lấy mẫu, tổng hợp số liệu, ghi chép đầy đủ trong báo cáo để cơ quan phê duyệt xem xét.

3. Dịch vụ lập báo cáo quan trắc môi trường uy tín, chuyên nghiệp

.jpg]Dịch vụ lập báo cáo quan trắc môi trường uy tín

Công ty môi trường Hợp Nhất chuyên lập các loại hồ sơ môi trường quan trọng cho doanh nghiệp, trong đó có quan trắc và lập báo cáo hoàn chỉnh. Ngoài ra, chúng tôi cũng chuyên lập nhiều loại hồ sơ khác như báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường, giấy phép môi trường... theo đúng yêu cầu về thời gian, tần suất, quy trình và đáp ứng những vấn đề pháp lý liên quan.

Chủ Đề