Bao nhiêu tuổi cần người giám hộ năm 2024

11 tuổi có cần người giám hộ hay không? Người giám hộ cho người chưa thành niên trong trường hợp bố mẹ đã mất là ai? Gia đình Nguyễn Văn An [sinh 1997] và Nguyễn Thị Bình [sinh 2009] bao gồm 4 người: bố, mẹ và hai anh em An, Bình. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, An đi làm công nhân ở nhà máy da giày cách nhà 40km. Năm 2020, bố mẹ của An và Bình đã qua đời trong một vụ tai nạn giao thông. Nhà An và Bình ở gần ông bà nội nên sau cái chết của bố mẹ, hai anh em về ở với ông bà để tiện cho việc đi học của Bình khi An đi làm xa. Hỏi Bình mới 11 tuổi có cần người giám hộ không và ai sẽ là người giám hộ cho Bình? Tôi cảm ơn.

11 tuổi có cần người giám hộ không?

Theo quy định tại quy định:

1.Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.

2.Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.

3.Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

4.Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Theo đó, Bình là người chưa thành niên [11 tuổi] khi bố mẹ Bình chết. Vì vậy đòi hỏi phải có người giám hộ cho Bình.

Người giám hộ cho người chưa thành niên trong trường hợp bố mẹ đã mất là ai?

Theo Khoản 1 Điều 47 Bộ luật dân sự 2015 quy định người được giám hộ bao gồm:

  1. Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ;
  1. Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ;
  1. Người mất năng lực hành vi dân sự;
  1. Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Đồng thời Điều 52 Bộ luật này quy định:

Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 47 của Bộ luật này được xác định theo thứ tự sau đây:

1.Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ.

2.Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 Điều này thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ.

3.Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ.

Do đáp ứng được các điều kiện của cá nhân làm người giám hộ nên An sẽ là người giám hộ đương nhiên cho Bình. Tuy nhiên, nếu An không đủ điều kiện làm người giám hộ cho Bình thì ông nội, bà nội là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc cả hai làm người giám hộ cho Bình.

Người giám hộ có bắt buộc phải có mặt trong lúc lấy lời khai của người được giám hộ là người dưới 18 tuổi không?

Theo Điều 420 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về việc tham gia tố tụng của người đại diện, nhà trường, tổ chức như sau:

Việc tham gia tố tụng của người đại diện, nhà trường, tổ chức
1. Người đại diện của người dưới 18 tuổi, thầy giáo, cô giáo, đại diện của nhà trường, Ðoàn thanh niên, tổ chức khác nơi người dưới 18 tuổi học tập, lao động và sinh hoạt có quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng theo quyết định của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án.
2. Người đại diện của người dưới 18 tuổi được tham gia việc lấy lời khai, hỏi cung người dưới 18 tuổi; đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu, khiếu nại, tố cáo; đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu liên quan đến việc buộc tội người dưới 18 tuổi trong hồ sơ vụ án sau khi kết thúc điều tra.
3. Những người quy định tại khoản 1 Điều này khi tham gia phiên tòa có quyền đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu và đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng; phát biểu ý kiến, tranh luận; khiếu nại các hành vi tố tụng của những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và các quyết định của Tòa án.

Căn cứ Điều 421 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị hại, người làm chứng; hỏi cung bị can; đối chất như sau:

Lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị hại, người làm chứng; hỏi cung bị can; đối chất
1. Khi lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị hại, người làm chứng, hỏi cung bị can là người dưới 18 tuổi, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thông báo trước thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung cho người bào chữa, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
2. Việc lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, hỏi cung bị can phải có mặt người bào chữa hoặc người đại diện của họ.
Việc lấy lời khai của người bị hại, người làm chứng phải có người đại diện hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ tham dự.
3. Người bào chữa, người đại diện có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can là người dưới 18 tuổi nếu được Điều tra viên, Kiểm sát viên đồng ý. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa, người đại diện có thể hỏi người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can.
4. Thời gian lấy lời khai người dưới 18 tuổi không quá hai lần trong 01 ngày và mỗi lần không quá 02 giờ, trừ trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp.
...

Theo quy định trên, người giám hộ có thể tham gia trong quá trình lấy lời khai của người được giám hộ là người dưới 18 tuổi. Tuy nhiên việc tham gia này là không bắt buộc.

Người giám hộ có được quyền tự mình bào chữa cho người được giám hộ là người dưới 18 tuổi bị buộc tội không?

Theo quy định tại Điều 422 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 về bào chữa như sau:

Bào chữa
1. Người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa.
2. Người đại diện của người dưới 18 tuổi bị buộc tội có quyền lựa chọn người bào chữa hoặc tự mình bào chữa cho người dưới 18 tuổi bị buộc tội.
3. Trường hợp người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi không có người bào chữa hoặc người đại diện của họ không lựa chọn người bào chữa thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải chỉ định người bào chữa theo quy định tại Điều 76 của Bộ luật này.

Như vậy, người giám hộ có quyền tự mình bào chữa cho người được giám hộ là người dưới 18 tuổi bị buộc tội.

Người giám hộ cho người dưới 18 tuổi là ai?

-Trường hợp không có người giám hộ là anh chị, ông bà nội, ông bà ngoại như đã nêu trên thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ. Và Điều 136 BLDS quy định người đại diện theo pháp luật của cá nhân như sau: - Cha, mẹ đối với con chưa thành niên. - Người giám hộ đối với người được giám hộ.

Trẻ bao nhiêu tuổi không cần người giám hộ?

– Những người từ 15 đến dưới 18 tuổi không bắt buộc phải có người giám hộ nếu họ phát triển bình thường về thể chất.

Người dù bao nhiêu tuổi khi tham gia các giao dịch dân sự cần người đại diện?

Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

Người giám hộ của trẻ là gì?

Giám hộ là gì? Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi do được Toà án chỉ định hoặc Uỷ ban nhân dân cử hoặc do luật quy định…

Chủ Đề