Bao nhiêu ủy viên trung ương đảng

Kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán

[ĐCSVN] - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai vừa ký ban hành Quy định 114-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ.

Chiều 30/1, Đại hội XIII bầu Ban chấp hành Trung ương khóa mới gồm 200 người, trong đó có 180 Ủy viên chính thức và 20 Ủy viên dự khuyết.

Kết quả bầu cử ghi nhận 19 nữ Ủy viên Trung ương, như: bà Trương Thị Mai [Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng khóa XII, Trưởng Ban Dân vận Trung ương]; bà Nguyễn Thị Thu Hà [Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình]; bà Nguyễn Thanh Hải [Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên]; bà Bùi Thị Minh Hoài [Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương]; bà Nguyễn Thuý Anh [Chủ nhiệm Uỷ ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội]...

13 Ủy viên là người dân tộc thiểu số. 62 Bí thư tỉnh, thành và 8 Phó bí thư là Ủy viên chính thức.

Trong các Ủy viên chính thức có 15 Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ và 4 Chủ tịch UBND tỉnh thành.

Số ủy viên dưới 50 tuổi là 58 người, chiếm khoảng 29%; trong đó, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Nguyễn Anh Tuấn là uỷ viên Trung ương chính thức trẻ nhất với 42 tuổi; độ tuổi từ 51 đến 60 tuổi có 126 người, chiếm 63%; từ 61 trở lên có 16 người, chiếm 8,0%.

Đoàn đại biểu Đảng bộ Quân đội tại Đại hội XIII. Ảnh: Giang Huy

Khác với khóa XII có bốn Phó thủ tướng đủ tuổi tái cử, khóa XIII chỉ có hai Phó thủ tướng tiếp tục vào Trung ương là các ông Phạm Bình Minh [Bộ trưởng Ngoại giao], Vũ Đức Đam. Bộ Giáo dục và Đào tạo là Bộ duy nhất không có người trúng cử Ban chấp hành Trung ương khóa XIII.

Đại biểu quân đội chiếm tỷ lệ cao nhất trong danh sách Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII với 23 ủy viên, tỷ lệ gần 12,8%. Trong đó có Thượng tướng Phan Văn Giang, Uỷ viên Trung ương Đảng khóa XII, Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Quốc phòng. Tướng Giang năm nay 61 tuổi, quá tuổi tái cử theo quy định, nhưng đã được Trung ương khóa XII đề cử theo diện "trường hợp đặc biệt".

6 lãnh đạo Bộ Công an trúng cử Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII gồm: Đại tướng, Bộ trưởng Tô Lâm và các Thứ trưởng Trần Quốc Tỏ, Lương Tam Quang, Nguyễn Duy Ngọc, Lê Quốc Hùng, Lê Tấn Tới. Trung tướng Lương Tam Quang [56 tuổi] và Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc [57 tuổi] đều quá tuổi lần đầu vào Trung ương [theo quy định lần đầu vào Trung ương không quá 55 tuổi] và đã được Trung ương khóa XII giới thiệu là "trường hợp đặc biệt" tại hội nghị Trung ương 15.

Ban Nội chính Trung ương có bốn Ủy viên Trung ương khóa XIII. Ngoài Trưởng Ban Phan Đình Trạc, còn có ba Phó ban Trần Quốc Cường, Võ Văn Dũng, Phạm Gia Túc. Hai "trường hợp đặc biệt" trúng cử là Phó trưởng Ban thường trực Võ Văn Dũng [61 tuổi] và Phó trưởng Ban Phạm Gia Túc [56 tuổi].

Ngày 29/1, Đại hội XIII của Đảng bước vào ngày làm việc thứ 5. Trong ngày làm việc này, Đại hội tiếp tục xem xét về công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII.

Trước đó, trong phiên họp vào chiều 28/1, Đại hội đã nghe báo cáo và xem xét công tác nhân sự.

Theo Quy định số 214-QĐ/TW [ ngày 2/1/2020] của Bộ Chính trị về khung tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, tiêu chuẩn chức danh các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương phải bảo đảm đầy đủ tiêu chuẩn chung, đồng thời đáp ứng các tiêu chuẩn: Tiêu biểu của Đảng về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực công tác. Có ý thức, trách nhiệm cao, kiến thức toàn diện; tích cực tham gia thảo luận, đóng góp, hoạch định đường lối, chính sách và sự lãnh đạo tập thể của Ban Chấp hành Trung ương. Có năng lực tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách, nhiệm vụ của Đảng, chiến lược phát triển đất nước trong giai đoạn mới ở lĩnh vực, địa bàn công tác được phân công quản lý, phụ trách. Có năng lực dự báo, xử lý, ứng phó kịp thời, hiệu quả những tình huống đột xuất, bất ngờ; có khả năng làm việc độc lập. Có tố chất, năng lực lãnh đạo, quản lý cấp chiến lược; có hoài bão, khát vọng đổi mới vì dân, vì nước. Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở các chức danh lãnh đạo chủ chốt cấp dưới trực tiếp và tương đương.

Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương phải là những cán bộ trẻ; cơ bản đáp ứng được tiêu chuẩn của Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương; qua thực tiễn công tác thể hiện có năng lực, triển vọng phát triển về tố chất lãnh đạo, quản lý cấp chiến lược; được quy hoạch chức danh Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương và lãnh đạo chủ chốt tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương, ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương nhiệm kỳ tới và các nhiệm kỳ tiếp theo.

Theo Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Mai Văn Chính, công tác nhân sự Đại hội XIII có tầm quan trọng đặc biệt. Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XII tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, chuẩn bị ngay từ đầu nhiệm kỳ.

Quy trình công tác nhân sự có điểm mới là tiến hành 5 bước thay vì 3 bước như trước đây. Đồng thời, cụ thế hóa cho nhân sự tái cử và lần đầu tham gia theo từng nhóm đối tượng, chức danh. Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII bảo đảm chất lượng, số lượng, cơ cấu hợp lý, có kế thừa, ổn định, đổi mới, phát triển liên tục và có sự chuyển tiếp vững vàng các thế hệ.

Các Hội nghị Trung ương 13, 14, 15 đã xem xét thận trọng, kỹ lưỡng và thống nhất cao danh sách ứng viên Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII trình Đại hội.

Đáng chú ý, theo ông Mai Văn Chính, công tác chuẩn bị nhân sự tham gia Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII có số dư từ 10-15%. Đại hội có thể đề cử, giới thiệu thêm nhưng số dư không quá 30%.

Ông Mai Văn Chính cho biết trong danh sách đề cử, Trung ương khóa XII đã giới thiệu một số Uỷ viên Trung ương khoá XII thuộc trường hợp "đặc biệt" tái cử khoá XIII và một số nhân sự lần đầu thuộc trường hợp "đặc biệt" tham gia Ủy viên Trung ương chính thức.

Ban Chấp hành Trung ương khóa XII cũng đã thông qua nhân sự là Uỷ viên Bộ Chính trị khoá XII thuộc trường hợp "đặc biệt" tái cử khoá XIII và danh sách đề cử các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước nhiệm kỳ khoá XIII.

“Trường hợp "đặc biệt" được giới thiệu vào Ban Chấp hành Trung ương khóa mới xuất phát từ tình hình thực tiễn và căn cứ vào tiêu chuẩn, điều kiện, nhất là trên cơ sở sự tiêu biểu, nổi trội về phẩm chất chính trị, năng lực thực tiễn, uy tín trong Đảng và nhân dân, cũng như yêu cầu, đòi hỏi ở các vị trí đặc biệt quan trọng, lĩnh vực trọng yếu của các cơ quan Trung ương”, ông Mai Văn Chính thông tin.

"Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đã cân nhắc thận trọng, tổng thể, theo quy trình chặt chẽ, kỹ lưỡng, khách quan để lựa chọn một số nhân sự trường hợp 'đặc biệt' cả tái ứng cử và giới thiệu lần đầu để trình Đại hội XIII xem xét, quyết định," ông Mai Văn Chính cho hay.

Chủ Đề