Bảo vệ và xây dựng đất nước là gì

Bảo vệ Tổ quốc là gì? Bảo vệ Tổ quốc tiếng Anh là gì? Nghị luận vì sao phải bảo vệ Tổ quốc?

Bảo vệ tổ quốc không chỉ là trách nhiệm mà nó còn là tình yêu đối với đất nước, đối với dân tộc trong mỗi chúng ta mặc dù chúng ta đã và đang sống trong thời kì hòa bình và ổn định. Tuy nhiên, Bảo vệ Tổ quốc là gì? Nghị luận vì sao phải bảo vệ Tổ quốc? chúng ta vẫn luôn phải cố gắng để xây dựng và bảo vệ tổ quốc giàu và vững mạnh hơn. Dưới đây chúng rất tôi sẽ đem tới cho bạn đọc một nội dung liên quan để trả lời cho câu hỏi Bảo vệ Tổ quốc là gì? Nghị luận vì sao phải bảo vệ Tổ quốc.

Bảo vệ và xây dựng đất nước là gì

Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568

1. Bảo vệ Tổ quốc là gì?

Mỗi chúng ta đều có trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc, đây là nhiệm vụ và trách nhiệm của mỗi công dân trong bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là chính nơi mà chúng ta sinh sống. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời. Việc bảo vệ Tổ quốc là sự nghiệp của toàn dân phải thực hiện và đây cũng chính là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.

2. Bảo vệ Tổ quốc tiếng Anh là gì? 

Bảo vệ Tổ quốc tiếng Anh là “Protect the country“.

3. Nghị luận vì sao phải bảo vệ Tổ quốc:

Đất nước ta trải qua bốn nghìn năm văn hiến dựng nước và giữ nước để có cuộc sống bình yên ngày nay nhân dân ta đã trải qua những năm tháng lịch sử hào hùng của dân tộc những khóa khăn gian khổ mà cha ông ta phải dành cả mạng sống để đánh đổi.

Kết quả của quá trình dựng nước và giữ nước đầy gian khổ, hy sinh, dân tộc ta đã tạo nên một truyền thống đoàn kết, anh dũng, kiên cường, thông minh, sáng tạo, với tinh thần khát khao độc lập, tự chủ và tinh thần bảo vệ Tổ quốc được rèn luyện qua bao năm.

Giờ đây, Non sông đất nước Việt Nam do các vị vua Hùng và ông cho ta đã hàng ngàn năm xây đắp, gìn giữ đã được độc lập và tự do chúng ta là người dân Việt Nam, ai cũng có lòng tự hào tự tôn dân tộc và yêu nước sâu sắc. Đấy là bổn phận, là tình cảm, là trách nhiệm và nghĩa vụ thiêng liêng của tất cả những ai mang dòng máu Lạc Hồng.

Chúng ta biết tới bác đã từng dặn dò: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Đây là một câu nói có ý nghĩa rất sâu sắc bởi sự thiêng của đất nước và dân tộc mà tất cả các thế hệ người Việt phải ra sức giữ gìn, xây dựng bảo vệ Tổ quốc và phát triển để cho Tổ quốc thân yêu ngày càng giàu đẹp và trường tồn.

Với đặc điểm về vị trí địa lý của nước ta nằm  nằm ở phía rìa đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á. Phía Bắc giáp Trung Quốc. Phía Tây giáp Lào và Campuchia. Phía Đông và phía Nam giáp biển Đông. Vùng biển nước ta tiếp giáp với vùng biển các nước Trung Quốc, Campuchia, Philippin, Malaixia, Brunây, Inđônêxia, Thái Lan. Có thể thấy vị trí địa lý của Việt Nam rất đặc biệt và quan trọng.

Xem thêm: Đoàn kết là gì? Nghị luận về sức mạnh của tinh thần đoàn kết?

Với vị trí thuận lợi và nước ta nằm ở vị trí đặc biệt quan trọng ở khu vực Đông Nam Á, khu vực năng động, nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới đó cũng là lí do mà chúng ta vẫn luôn bị các thế lực thù địch âm mưu xâm chiếm, phá hoại. Việc bảo vệ đất nước là hết sức quan trọng và cần thiết.

Có thể nói việc bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Mọi âm mưu và hành động chống lại độc lập, chủ quyền, thông nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đều bị trừng trị theo pháp luật.

Tại bản “Tuyên ngôn độc lập”, Bác hồ đã nói: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. Từ câu nói đó ta có thể thấy bảo vệ Tổ quốc là hết sức quan trọng và là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của mỗi người dân Việt Nam với sự nghiệp bảo vệ đất nước.

Hiện nay đất nước ta đang bước vào một thế kỉ mới, một thời kì hội nhập kinh tế mới, một thời kì toàn cầu hóa để phát triển cùng các nước láng giềng. Vì vậy mỗi người, mỗi cá nhân chúng ta cần phải góp phần vào việc giúp đất nước phát triển, và trách nhiệm của những thanh niên hiện nay là rất quan trọng, những người thanh niên cần phải chuẩn bị hành trang của mình đầy đủ, để có thể đi tới một nơi thật xa mà gần trong tương lai chúng ta.

Hành trang ở đây không phải là những vật dụng cần thiết cho một chuyến đi, mà là những tri thức, kĩ năng, thói quen được coi là những điều kiện cần và đủ để thanh niên có thể đi đến một nơi thật xa mà gần trong tương lai của họ, và cũng chính là điều kiện để họ có thể giúp cho đất nước phát triển hơn hoặc bằng so với các nước láng giềng. Vì vậy trách nhiệm của thanh niên hiện nay là rất quan trọng có thể quyết định tương lai của đất nước sau này.

Thế mà, có những thanh niên đã không ý thức được trách nhiệm của mình đối với đất nước hiện nay là quan trọng như thế nào, mà chỉ việc lo ăn chơi mà không cố gắng học tập để có thể giúp cho tương lai của mình và đất nước. Về trách nhiệm của mỗi chúng ta thì phải ra sức cố gắng học tập thật tốt và không tham gia vào các tệ nạn của xã hội mà làm cho đất nước bị thụt lùi so với các nước bạn bè. Thanh niên phải xác định được lý tưởng sống của mình và tương lai của mình để có thể giúp cho đất nước phát triển tốt hơn trong tương lai.

Khi chúng ta sinh ra đều mang trong mình một sứ mệnh riêng, nhưng hơn tất cả, sứ mệnh chung của chúng ta đặc biệt là giới trẻ thì trách nhiệm đối với đất nước là một sứ mệnh vô cùng quan trọng. Vậy trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương đất nước là gì? đây là câu hỏi đang được đặt ra với trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương, đất nước là trách nhiệm giữ gìn nền độc lập, tích cực xây dựng nước nhà ngày càng vững mạnh. Theo đó nên mỗi chúng ta khi sinh ra được sống trong nền hòa bình đã là một sự may mắn, chính vì vậy chúng ta cần phải cống hiến nhiều hơn để phát triển nước nhà vững mạnh, có thể chống lại mọi kẻ thù.

Không cần quá xa vời, chỉ cần từ những hành động thiết thực như mỗi người khi học tập, lao động, tạo lập cho mình một cuộc sống tốt đẹp cũng chính là cống hiến cho tổ quốc. Bên cạnh đó, mỗi chúng ta cần phải yêu thương, giúp đỡ đồng bào, đoàn kết với mọi người vì điều đó không chỉ giúp cho chúng ta được yêu thương, trân trọng mà còn thể hiện sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc.

Xem thêm: Thành công là gì? Nghị luận xã hội về sự thành công trong cuộc sống?

Không những vậy chúng ta cần phải luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh,… Mặc dù hiện nay vẫn còn có nhiều bạn chưa có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, chỉ biết đến bản thân mình, coi việc chung là việc của người khác,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án và nên điều chỉnh thái độ cũng như suy nghĩ của mình.

Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình

Tuổi hai mươi làm sao không tiếc?

Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ Quốc?

(Trường ca “Những người đi tới biển” – Thanh Thảo)

Như vậy qua những câu thơ trên của Thanh Thảo đã thể hiện lí tưởng cao đẹp của thế hệ trẻ thời chống Mĩ cứu nước. Qua đó tác giả nhắc nhở thế hệ trẻ chúng ta hôm nay đó là với bất cứ thời đại nào, mỗi con người chúng ta nhất là thế hệ thanh niên cũng luôn phải ý thức vai trò trách nhiệm của mình đối với đất nước.

Vơi cuộc sống xã hội ngày nay cùng với xu thế toàn cầu là xu thế hội nhập, khoa học kĩ thuật phát triển với tốc độ cao, vậy thế hệ trẻ cần phải học tập tích lũy tri thức để góp phần phát triển đất nước theo kịp thời đại, hội nhập với xu thế phát triển chung của quốc tế. Bên cạnh đó, phải rèn luyện sức khỏe để có khả năng cống hiến và bảo vệ đất nước. Lực lượng thanh niên cũng cần quan tâm theo dõi đến tình hình chung của đất nước, tỉnh táo trước hành động của mình không bị kẻ xấu lợi dụng và để chuẩn bị hành trang và kiến thức tốt nhất đê tham gia bảo vệ tổ quốc và sự toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc.

(TG) - Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chiến lược cơ bản, xuyên suốt quá trình cách mạng Việt Nam, là vấn đề có tính quy luật của sự tồn tại và phát triển đất nước. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, nắm vững và xử lý tốt mối quan hệ lớn này có ý nghĩa định hướng cho việc xử lý các mối quan hệ khác nhằm đưa đất nước trở thành nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN).

Bảo vệ và xây dựng đất nước là gì
Ảnh minh hoạ

NHẬN THỨC QUAN HỆ XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định:Trong nhận thức và giải quyết các mốiquan hệ lớn, phản ánh các quy luật mang tính biện chứng, những vấn đề lý luận cốt lõi trong đường lối đổi mới của Đảng,cần tiếp tục nắm vững và xử lý tốt các mốiquan hệ lớn, trong đó có mốiquan hệ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt NamXHCN(1).

Quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt NamXHCN là mối quan hệ cơ bản, lớn nhất và có tính chất bao trùm, xuyên suốt toàn bộ sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước. Đây là mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam phản ánh quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam là dựng nước phải đi đôi với giữa nước.

Xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) là phát triển toàn diện, vững mạnh tất cả các yếu tố cấu thành hình thái kinh tế - xã hội XHCN về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội để nước ta trở thành một nước XHCN phồn vinh, nhân dân có cuộc sống tự do, hạnh phúc, một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Bảo vệ Tổ quốc XHCN là sử dụng tổng hợp các lực lượng và các biện pháp chống lại sự xâm phạm, phá hoại dưới mọi hình thức để giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN; bảo vệ sự nghiệp đổi mới, bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và nền văn hóa; giữ vững ổn định chính trị và môi trường hoà bình, phát triển đất nước theo định hướng XHCN. Bảo vệ Tổ quốc hiện nay được xác định một cách toàn diện là bảo vệ cả mặt tự nhiên – lịch sử và mặt chính trị - xã hội, là đảm bảo cả an ninh sinh tồn và an ninh phát triển của đất nước trong một chỉnh thể thống nhất.

Mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN là khách quan, tất yếu, thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau, tạo tiền đề, điều kiện cho nhau, cùng hướng tới một mục tiêu chung là độc lập, tự do, hạnh phúc. Xây dựng và bảo vệ là hai yếu tố, hai mặt thống nhất của một quá trình phát triển. Bất kỳ ở đâu và lĩnh vực nào có hoạt động xây dựng thì ở đó đều có hoạt động bảo vệ và ngược lại, ở đâu và lĩnh vực nào có hoạt động bảo vệ, thì ở đó có hoạt động xây dựng.

Bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ được mới có đất nước để xây dựng; có giữ vững được môi trường hòa bình, ổn định mới có điều kiện để xây dựng, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội đất nước; bảo vệ được Đảng, Nhà nước, chế độ XHCN, bảo vệ nhân dân, bảo vệ lợi ích quốc gia, bảo vệ nền văn hóa dân tộc mới có tiền đề, điều kiện để xây dựng và phát triển đất nước theo con đường XHCN. Đồng thời, ngược lại, có xây dựng, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao sức mạnh tổng hợp, thế và lực của đất nước, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân mới có nguồn lực để đầu tư củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh của đất nước; tăng cường được sức mạnh của khối đoàn kết dân tộc, thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân vững chắc; tạo được sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế... Đây là những yếu tố có vai trò và ý nghĩa quyết định đối với việc bảo vệ Tổ quốc XHCN.

Xây dựng là một phương thức hữu hiệu để bảo vệ Tổ quốc. Phát huy vai trò xây dựng để bảo vệ Tổ quốc, nêu cao trách nhiệm mọi lực lượng trong bảo vệ trong xây dựng đất nước; khắc phục tụt hậu về kinh tế là một trong những phương thức bảo vệ chế độ XHCN quan trọng nhất; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống những biểu hiện “tự diễn biến”, "tự chuyển hóa" trong nội bộ và tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tham nhũng là ngăn chặn, đẩy lùi, đi đến triệt tiêu những “nhân tố tự huỷ” ngay trong lòng chế độ là một trong những phương thức bảo vệ Tổ quốc có hiệu quả nhất để giữ bản chất chế độ XHCN. Xây dựng các yếu tố của CNXH, làm cho nó phát triển vững chắc,thể hiện rõ tính ưu việt và tiến bộ của CNXH, không để đất nước đi chệch định hướng XHCN chính là một mục tiêu quan trọng của bảo vệ Tổ quốc XHCN.

Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở nước ta hiện nay đang diễn ra trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Hội nhập quốc tế trước hết và cơ bản là hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời là hội nhập trên tất cả lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Hội nhập quốc tế chính là một hình thức phát triển cao của hợp tác quốc tế nhằm đạt được một mục tiêu hoặc lợi ích chung nào đó.Đâylà quá trình liên kết, gắn kết giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ với nhau thông qua việc tham gia các tổ chức, thiết chế, cơ chế, hoạt động hợp tác quốc tế vì mục tiêu phát triển của bản thân mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đó và nhằm tạo thành sức mạnh giải quyết những vấn đề chung mà các quốc gia, các lực lượng xã hội cùng quan tâm.

Hội nhập kinh tế quốc tếcủa nước ta đã và đangphát triển sâu, rộng trên nhiều cấp độ, đa dạng về hình thức,bằng việcký kết nhiều hiệp định thương mại song phương, đa phương thế hệ mi; xuất, nhập khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế và sự phát triển của đất nước.Trong hội nhập quốc tế thì hội nhập kinh tế là trọng tâm, hội nhập các lĩnh vực khác tạo điều kiện thuận lợi cho hội nhập kinh tế và góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, củng cố quốc phòng, bảo đảm an ninh quốc gia.

Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế nhằm củng cố môi trường hòa bình, tranh thủ tối đa các điều kiện quốc tế thuận lợi để phát triển đất nước nhanh và bền vững, nâng cao đời sống nhân dân; giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN; bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc; tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia, nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của đất nước; góp phần tích cực vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.

Trải qua 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, tư duy lý luận, nhận thức và chỉ đạo thực tiễn của Đảng về mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN đã phát triển toàn diện và sâu sắc hơn, góp phần đưa sự nghiệp đổi mới giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.

XỬ LÝ TỐT MỐI QUAN HỆ GIỮA XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Đất nước ta đang bước vào giai đoạn tiếp tục đổi mới cả về chiều rộng và chiều sâu mạnh mẽ hơn, toàn diện, triệt để hơn và hội nhập sâu rộng hơn, ở một tầm cao có tính bước ngoặt nhằm thúc đẩy đất nước phát triển nhanh và bền vững. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, bên cạnh những thuận lợi là cơ bản, đã và đang đặt ra những yêu cầu mới và đứng trước không ít khó khăn, thách thức cả về kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng và an ninh, đối ngoại.

Để tiếp tục nhận thức và xử lý tốt mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế hiện nay,sau đây:

.

Khi đất nước đang hội nhập quốc tế sâu rộng thì mối quan hệ giữa đối tác – đối tượng càng trở nên đa dạng, phức tạp và có những hình thức thể hiện mới trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Cần có cách nhìn biện chứng về đối tác – đối tượng để xác định những hình thức thích hợp trong hợp tác và đấu tranh. Không được mơ hồ, mất cảnh giác để đất nước bị bất ngờ, thậm chí bị bất ngờ chiến lược, nhưng cũng không được cứng nhắc trong nhận thức, xử lý các tình huống để mất cơ hội phát triển kinh tế - xã hội. Đề phòng sự thỏa hiệp có hại cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, nhất là trong điều kiện các nước lớn có sự điều chỉnh chiến lược, đặt lợi ích quốc gia – dân tộc lên trên hết. Không để đất nước "bị kẹt giữa hai làn đạn" và trở thành "chiến trường" để các nước lớn thực hiện các chiến lược, giải quyết mâu thuẫn.

Bảo vệ và xây dựng đất nước là gì

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm tàu hộ vệ tên lửa Lý Thái Tổ. (Ảnh: TTXVN tháng 5-2016)

Hội nhập quốc tế là quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh; kiên định lợi ích quốc gia, dân tộc; chủ động dự báo, xử lý linh hoạt mọi tình huống, không để rơi vào thế bị động, đối đầu về kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao.Thực hiện nền quốc phòng hòa bình, tự vệ theo nguyên tắc "bốn không": Không tham gia liên minh quân sự; không đi theo nước này chống nước khác; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ nước ta; không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực; tuỳ điều kiện để hợp tác quân sự với các nước.

.

Thực hiện kết hợp kinh tế, văn hóa, xã hội với quốc phòng và an ninh trong từng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của cả nước và trên từng địa phương, chú trọng vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng trong việc quy hoạch và phát triển các vùng kinh tế, các ngành công nghiệp, lấy hiệu quả kinh tế gắn với yêu cầu bảo đảm quốc phòng - an ninh làm cơ sở cho những chủ trương cụ thể. Khắc phục triệt để những sơ hở, thiếu sót đã từng xảy ra trong việc kết hợp phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường quốc phòng - an ninh tại một số địa bàn, nhất là địa bàn chiến lược, trọng yếu về quốc phòng - an ninh.

Thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với cơ cấu lại nền kinh tế, coi đây vừa là tiền đề, vừa là hệ quả của hội nhập kinh tế quốc tế, là giải pháp có tính quyết định để nâng cao nội lực nhằm tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức của giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế mới. Xử lý thỏa đáng mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng nền kinh tế có khả năng tự chủ cao, ứng phó được với những biến động kinh tế quốc tế; giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, an ninh kinh tế, giữ định hướng XHCN.

.

Tiếp tục hiện thực hóa tư duy mới của Đảng về mối quan hệ giữa quốc phòng, an ninh và đối ngoại trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Thực hiện tốt phương hướng, nhiệm vụ hoạt động đối ngoại trong tình hình mới. Trên cơ sở vừa hợp tác, vừa đấu tranh, hoạt động đối ngoại nhằm phục vụ mục tiêu giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao đời sống nhân dân; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN. Tuân thủ các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia đi đôi với chủ động, tích cực tham gia xây dựng và tận dụng hiệu quả các quy tắc, luật lệ quốc tế và tham gia các hoạt động của các cấu trúc khu vực và quốc tế; chủ động đề xuất sáng kiến, cơ chế hợp tác trên nguyên tắc cùng có lợi; củng cố và nâng cao vai trò trong cộng đồng khu vực và quốc tế, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.

.

Để hiện thực hóa quan điểm của Đảng về mối quan hệ giữa xây và bảo vệ Tổ quốc XHCN trong điều kiện hội nhập quốc tế, một trong những vấn đề đặt ra là thể chế hóa quan điểm của Đảng về mối quan hệ này thông qua hệ thống luật pháp, chính sách, chế tài phù hợp nhằm giải quyết đúng đắn mối quan hệ này. Xây dựng cơ chế phù hợp để các ngành, các cấp, mọi tổ chức và lực lượng thực hiện có hiệu quả việc kết hợp chặt chẽ giữa kinh tế với quốc phòng, an ninh và quốc phòng, an ninh với kinh tế.

Tiếp tục quán triệt và tổ chức thực hiện tốt chiến lược bảo vệ Tổ quốc, chiến lược quân sự, chiến lược quốc phòng, chiến lược an ninh và các chiến lược chuyên ngành khác nhằmbảo vệ đất nước; giữ nước từ sớm, từ xa, từ khi nước chưa nguy, bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh của thời đại. Xây dựng, củng cố lòng tin chiến lược với các nước, nhất là các nước láng giềng, các nước lớn, bạn bè truyền thống, tạo thế và lực mới cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Xác định rõ một số tình huống quân sự, quốc phòng, đồng thời dự kiến các tình huống có thể xảy ra, phù hợp với thực tiễn, đủ cơ sở để xác định quyết tâm, chủ động phòng ngừa, không để bị động, bất ngờ về chiến lược và sẵn sàng đối phó thắng lợi trong mọi tình huống./.

Thiếu tướng. GS. TS. Nguyễn Văn Tài

_____

Đảng Cộng sản Việt Nam:, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, H, 2021, t.1, tr.91.